1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhật Bản Trong Chiến Tranh Thái Bình Dương

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Malogs, 08/06/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.909
    Đã được thích:
    3.060
    hôm nay, em xin mạn phép mở 1 topic để post cuốn sách mà em đọc cảm thấy rất hay và muốn chia sẻ cùng các bác, những ai chưa đọc. các phần sẽ được update sau
    à, trong topic của em lưu ý:
    không chửi bới đá đểu lẫn nhau
    không đem chính trị vào topic >:)>:)>:)
    nếu post reply trong topic của em, trong trường hợp chữ ký có hình quá to, xin vui lòng tắt dùm em nhá, em cám ơn
    ai có thêm tư liệu hoặc chỉnh sửa mà cho là đúng, xin vui lòng dẫn nguồn cụ thể (Sách, truyện tranh, kiếm hiệp...)
    >:)>:)>:)
    nếu có vấn đề, mong mod xử lý hộ
    =======================

    Nhật Bản Trong Chiến Tranh Thái Bình Dường
    Lời giới thiệu

    Ngày 2/9 năm 1945, lễ tiếp nhận đầu hàng của Nhật được tổ chức trên tàu tuần dương Mỹ Missuri cắm neo trong vịnh Tokyo.
    Trong khoảng thời gian từ 15 tháng 8, khi vua Nhật tuyên bế trên đài chấm dứt mọi hoạt động quân sự, đến ngày 2/9 khi đại diện Nhật Bản ký bản hiệp định đầu hàng các lực lượng Đồng Minh chống Phát Xít, đã có hơn 100 tướng lĩnh và các nhân vật Nhật Bản tự sát. Sau lễ đầu hàng, tất cả những nhân vật có trách nhiệm đều bị bắt giữ chờ ngày xét xử trước tòa án quốc tế. suốt một thời kỳ dài hàng chục năm, những công trình nghiên cứu hoặc những hồi ký về cuộc chiến tội lỗi do Nhật gây ra đều được viết từ các nước thắng trận.

    Mãi tới năm 1953, cựu sĩ quan tham mưu cấp đại tá Hattori Takushiro mới cho ra mắt cuốn “Dai Toa senso zenshi”, trung văn dịch là: “Đại Đông Á Chiến Tranh Toàn Sử”, tiếng Nga là: “Nhật Bản trong những năm chiến tranh 1941-1945”. Cũng trong thời gian này một số nhà sử học khuynh hướng mác xít và dân chủ tiến bộ, tập hợp trong hiệp hội sử gia Nhật tuần tự cho ra mắt xuất bản pho sử 4 tập: “Taiheiyo senso-shi” (Thái Bình Dương chiến tranh sử), tập 1 xuất bản năm 1953, tập cuối năm 1957. đến năm 1968 một giáo sư khoa sử trường đại học Tokyo hoàn thành công trình nghiên cứu do nhà xuất bản tư nhân Iwanami Shotten ở tokyo đồng thời xuất bản bằng tiếng Nhật và Anh, mang tên “Chiến Tranh Thái Bình Dương”, đề cập sâu và rộng đến giới quân phiệt hiếu chiến.

    Trong nhiều năm qua, tại VN cũng như nhiều nước khác, đã có những cuốn sách về cuộc chiến này, nhưng phần lớn chỉ dựa vào tài liệu của Mỹ. cuốn sách này được biên soạn chủ yếu từ các nguồn sử liệu của chính Nhật Bản, cùng với những hồi ký của nhiều nhân chứng lịch sử các nước có liên quan, nhằm cung cấp cho bạn đọc nhiều tư liệu đa chiều về cuộc chiến tranh do các thế lực quan phiệt Nhật gây ra từ 1937 đến 1945.
    Dĩ nhiên, viết về cuộc chiến kéo dài suốt mười lăm năm đòi hỏi 1 công trình nghiên cứu hàng ngàn trang giấy. trong khuôn khổ hạn hẹp, nhiều phần chỉ có thể lược dịch hoặc lược thuật, riêng những phần có liên quan tới Việt Nma, người dịch cố gắng biên soạn kỹ hơn.
    [12h40p ngày 08 tháng 06 năm 2011]
    DepTraiDeu thích bài này.
  2. thienbasl

    thienbasl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2008
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    ?????????????????????????????
    tiếp đê...
  3. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.909
    Đã được thích:
    3.060
    báo cáo các thủ trưởng, em phải gõ trong sách nên chỉ buổi tối mới làm được, mong các thủ trưởng thông cảm nhé [:D][:D][:D]
    ráng update hàng ngày. update trang 1 để không bị phân tán bài viết.
  4. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.909
    Đã được thích:
    3.060
    Trên chặng đường gây chiến
    Nhật Bản là 1 nước thuộc miền Đông Bắc Châu Á, gồm hơn 6800 hòn đảo lớn nhỏ trong khu vực TBD. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 300 đảo có diện tích lớn hơn một Km vuông, lớn nhất là đảo Honshu ở miền Trung, chiếm hơn 60% diện tích và có gần 80% dân số cả nước.

    Gần ¾ lãnh thổ Nhật là núi, cao nhất là ngọn núi lửa đã tắt, núi Phú Sĩ (Fujiyama), cao hơn 3776 mét so với mặt biển. hơn 60 núi lửa khác vẫn đang hoạt động. vùng đồng bằng và ven biển đất đai phì nhiêu để chăn nuôi và trồng trọt không nhiều. tài nguyên thiên nhiên thì hiếm.

    Trước chiến tranh TG lần 2, nếu bán đảo Đông Dương thuộc Pháp diện tích hơn 749500 km2, có khoảng 25 triệu dân thì quần đảo Nhật Bản với diện tích 378000 km2 có tới 78 triệu dân. Từ mấy ngàn năm trước, nhân dân Nhật liên tiếp nhiều thế hệ không chỉ cần cù, cật lực mà còn phải gan góc dũng cảm đối phó với khí hậu khắc nghiệt và chống chọi với nhiều thiên tai: động đất, bão biển…, từ cha truyền con nối, đã tạo nên 1 truyền thống hiên ngang, bất khuất.

    Những đảo lớn tập trung đông dân cư như Hokkaido ở miền Bắc, Honshu ở miền trung, Sikoku và Kyushu ở miền Nam không những chia chắt lãnh thổ Nhật thành từng vùng mà còn tạo ra nhiều “anh hùng nhất khoảng” cát cứ các vùng riêng biệt. trải qua nhiều cuộc xung đột và thông tính lẫn nhau, đến TK19 triều đại Meiji (Minh Trị) mới đánh bại được lãnh chúa cuối cùng của thể chế các võ tướng, thống nhất nón sông, tập trung quyền lực tối cao trong một triều đình.
    [​IMG]

    cũng trong thời gian này, các nước tư bản phát triển ở phương Tây như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Hà Lan, Mỹ đua nhau đi tìm đất đai thuộc địa từ Châu Mỹ, Phi đến Châu Á. Toàn bộ khu vực Tây, Nam, Đông Á đều biến thành thuộc địa của các nước Phương Tây. Lục địa Trung Hoa rộng lớn cũng bị xâu xé, nhất là các vùng trù phú ven biển, trở thành nước: “nửa thuộc địa, nửa phong kiến”. riêng vương quốc Nhật Bản nhờ chính sách khôn khéo của Minh Trị, tuy có phải nhượng bộ ít nhiều nhưng vẫn tồn tại như 1 quốc gia độc lập “hối hả tìm đường phát triển”.

    theo nhà sử học Nhật Takushiro Hattori “nhờ chính sách phục hưng của triều đại Minh Trị, Nhật đã thoát khỏi tình trạng biệt lập kéo dài suốt ba trăm năm, phát triển mạnh trên con đường từ một vương quốc phong kiến tới một quốc gia tư bản hiện đại”. tuy nhiên, cũng ngay trong triều đại Minh Trị, truyền thống tự tin, tự trọng, tự lực, tự cường của người Nhật dần dần bị một số “nhà tư tưởng” đầu óc bành trướng, cải hóa thành tự kiêu, tự đại. một nhà sử học khác là Saburo Ienaga, giáo sự trường đại học Tokyo sau WW2 nêu dẫn chứng: “từ TK 19, một nhà tư tưởng Nhật là Sato Nobuhiro (1769 - 1850) đã nêu 1 định lý cực kỳ dân tộc chủ nghĩa cực đoan:”Nhật Bản thiết lập, tổ chức toàn thế giới””. trong cuốn Kondo Hisaku có thể được coi là “chiến lược bành trướng thế lực bí mật”, Sato Nobuhiro đề xuất chủ trương đánh chiếm, thông tính rồi phân chia toàn bộ trái đất thành một loạt “Tỉnh, Châu, Quận” của Nhật Bản. chiến lược này chủ yếu nhằm thôn tính nước Trung Hoa rộng lớn, bước đầu là xâm chiến Mãn Châu vì đây là mảnh đất “dễ đánh, dễ chiếm giữ,” nhằm tạo bàn đạp, sau đó quân đội Nhật sẽ chiếm đóng toàn bộ Trung Hoa. Giáo sư Saburo Ienaga nhận xét: “chiến lược bành trướng này là cơ sở tư tưởng cho khái niệm Khối Thịnh Vương Chung Đông Á sau này”.

    (09)
    DepTraiDeu thích bài này.
  5. maxttien

    maxttien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2011
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    1.222
    kể ra NHật cũng giỏi,Hải quân Nhật thời bấy giờ mới đầu chiếm ưu thế trước Mĩ nhưng sau đó do thiếu tài NGuyên phục vụ chiến tranh nên thất bại
  6. shep

    shep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2011
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    tiếp bác ơi
  7. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.909
    Đã được thích:
    3.060
    Sau Sato Nobuhiro hàng thập kỷ, một loạt “nhà tư tưởng” đua nhau cụ thể hóa phương châm chiến lược của bậc tiền bối. năm 1929, Ikezaki Tadakata viết: “mọi người đều biết rõ, Nhật bản là nước có dân số phát triển nhanh. Nạn “nhân mãn” là nguy cơ lớn của Nhật Bản, mỗi năm một tăng thêm. Chúng ta phải tìm lối thoát cho hàng triệu dân như thế nào? Các cường quốc phương Tây đã chia nhau từng vùng của trái đất. chỉ còn lại Châu Á.” Cũng trong năm đó, Ishiwara Kanji là một sĩ quan tham mưu cấp bậc trung tá, viết: “một kế hoạch chiến lương giải quyết vấn đề Mãn Châu và Mông Cổ là cơ sở để thay đổi vận mệnh Nhật bản. chúng ta chỉ có thể tồn tại bằng giải pháp Mãn Châu và Mông Cổ. Nhật phải bành trước ra hải ngoại để ổn định tình hình trong nước.” Ikezaki Tadakata cũng dự tính việc TQ sẽ phản ứng nếu Nhật tiến đánh Mãn Châu và Mông Cổ từ lâu đã phụ thuộc vào triều đình phong kiến Trung Hoa về nhiều mặt. tuy nhiên, Ikezaki Tadakata khẳng định: “chỉ 3 hoặc 4 sư đoàn bộ binh cùng với một ít pháo hạm trên sông cũng đủ đánh tan quân đội Trung Hoa”.

    [​IMG]
    hình ảnh Mãn Châu
    xem thêm: http://ttvnol.com/quansu/1190587

    Từ nhiều TK trước triều đại Minh Trị, vương quốc Nhật Bản đã có 1 thời kỳ dài là chư hầu của triều đình Pk Trung Hoa. Hồi đó, Nhật thường gọi TQ một cách tôn kính là “Đại Đường”. cũng trong thời kỳ đó, Cao Ly nằm trên bán đảo Triều Tiên đã là 1 nước phát triển về văn hóa, được coi như chiếc cầu chuyển tải Văn Minh TQ: ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật, tôn giáo, đạo lý, chính trị … vào Nhật Bản.

    Đến thời Minh trị, mối tương quan này hoàn toàn biến đổi. nhà nghiên cứu người Pháp Francois khẳngđịnh: “CHính Nhật hoàng và triều đại Minh Trị, cùng với sự phát triển của thể chế, giáo dục tư tưởng và nền công nghiệp đã tạo nên sự bành trướng ra ngoài biên cương Nhật Bản.”. Mối tương quan giữa TQ và Nhật bị phá vỡ bởi 2 lý do: Một, TQ bị phương tây đô hộ nhiều mặt, trong khi Nhật dù bị Mỹ ép phải “mở cửa” năm 1853 để các nước phương Tây tư do buôn bán với những điều kiện có lợi (khiến Nhật sau đó ngả theo khuynh hướng bảo hộ mậu dịch) vẫn là 1 quốc gia độc lập. trên cơ sở đó, Nhật có thể khắc phục được sự lạc hậu về công nghiệp và khoa học để đuổi kịp các nước phương Tây. Hai, TQ và Nhật có những khái niệm tương đồng về phục hưng, nhưng TQ dưới triều đại Quang Tự( 1861-1875) áp dụng chính sách “áp dụng song hành lấy tri thức phương Tây làm công cụ và tri thức phương Đông làm nền móng” thì Nhật nêu cáo khẩu hiệu “Phú Cường”, làm đất nước giàu mạnh để chống lại phương Tây. Trong khi đó các cường quốc phương Tây vẫn áp dụng những cấm đoán như nhau đối với cả TQ và Nhật. cho mãi tới năm 1911, những điều khoản hiệp định ký kết với các nước phương Tây buộc Nhật không được tự ý ân định thuế quan, trong khi tại TQ thuế quan và ngoại thương hoàn toàn nằm trong tay các nước phương Tây. Điều khác biệt là, triều đại Minh Trị, trên cơ sở là 1 quốc gia đợc lập, vẫn có điều kiện để các quan lại và các nha tư bản kết hợp với nhau trong các công ty tài chính kinh doanh lớn gọi là Zaibatsu. Mãi năm mươi năm sau Tương Giới Thạch và đồng đảng trong khoảng thập niên 1928-1937 tại Nam Kinh mới lập ra cái mà Mao Trạch Đông gọi là “Tư bản quan liêu”, nhưng cũng không thành công.

    [​IMG]
    (Marunouchi Headquarters for Mitsubishi zaibatsu, pre-1923)
    Đọc thêm về Zaibatsu:
    http://en.wikipedia.org/wiki/Zaibatsu

    (11)
    DepTraiDeu thích bài này.
  8. hinado

    hinado Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/09/2010
    Bài viết:
    2.245
    Đã được thích:
    1.563
    Lót dép ngồi hóng bác! ah bác lấy avata hình của em trong topic philippin chưa có Copyright nhá
  9. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.909
    Đã được thích:
    3.060
    khi đó, thắng lợi về mặt đối nội của Nhật đã kích thích sự bành trướng ra bên ngoài biên giới theo từng giai đoạn. từ năm 1874, một nhóm quân phiệt Nhật trong khi tiến hành “cuộc chiến trừng phạt” chống Đài Loan đã mở đường cho Nhật sáp nhập các đảo Ryukyu (Cửu Long) vào Nhật năm 1879. trước đó, cụ thể là năm 1876, Nhật đã ép Cao Ly phải mở cửa để Nhật ra vào buôn bán tự do trên Triều Tiên, y hệt như cách mà các cường quốc phương Tây đã buộc Nhật phải làm như vậy hơn 10 năm trước.

    sự cạnh tranh giữa TQ và Nhật trong việc kiểm soát Triều Tiên đã dẫn đến chiến tranh Trung Nhật năm 1894, kết thúc bằng hiệp định Shimonoseki năm 1895, trong đó Trung Quốc nộp cho Nhật đảo Đài Loan, Điếu Ngư Đài (Senkaku) và toàn bộ miền Nam Mãn Châu là bán đảo Quan Đông (Kwantung). Ngoài ra, Nhật được hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi trong nội địa TQ như các nước phương Tây đã đạt được đối với nhà Thanh.

    [​IMG]
    (Senkaku)​

    Trên bước đường vươn tới Quản Châu, Nhật đã vấp phải phản ứng của Nga hoàng. Lập tức, Nhật tìm cách giao hảo với vương quốc Anh để tạo thêm vây cánh năm 1902. đến tháng 2 năm 1904, Nhật tiến đánh Nga mà không hề báo trước, đẩy lùi quân đội Nga hoàng ra khỏi Mãn Châu. Năm 1905, Nhật tiêu diệt hạm đội của Nga từ Ban Tích đi sang viễn đông tại eo biển Đối Mã, Nhật gọi là Tushima, giữa bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản. Chiến thắng này của Nhật được Anh và Mỹ cổ vũ, dẫn đến hiệp ước Portsmouth (Lữ Thuận) được ký dưới sự “trung gian hào giải” của Mỹ. với hiệp định này, Nhật chính thức tự do buôn bán trên đất Nam Mãn Châu, chính thức bảo hộ Cao Ly, chiếm đóng một nửa phần lớn Sakhalin ở ngoài khơi Xibia (Siberi?) của Nga. Đến năm 1910, chế độ bảo hộ Cao Ly hoàn toàn bị Nhật bác bỏ, toàn bộ bán đảo Triều Tiên trở thành thuộc địa của Nhật.

    [​IMG]
    [​IMG]
    (trung tâm chỉ huy đạo quân Quan Đông)

    Cho tới thời điểm này, Nhật đã đuổi kịp các cường quốc phương Tây tại Châu Á, thực sự trở thánh 1 đế quốc thực dân. Trong WW 1 (1914-1918), Nhật liên minh với Anh, Mỹ chống lại Đức. Đức bại trận, Nhật được tiếp quản các thuộc địa Đức tại Châu Á như cảng Thanh Đảo, bán đảo Sơn Đông tên lãnh thổ Trung Quốc, các quần đảo Marian, Caroline, Marshall trong vùng biển Bắc Thái Bình Dương.

    Theo hiệp định Brest-Litovsk mà nước Nga Sô Viết ký với Đức là 1 dịp để Nhật viện cớ tham gia liên minh phương Tây, tiến vào đông Xibia (Siberia?) giúp bọn Bạch Vệ chống chính quyền Sô Viết hồi tháng 7 năm 1918. cuộc đổ bộ của Nhật lên vùng Vladivistok của Nga chỉ là tạm thời đóng quân trong 1 thời gian ngắn, tuy nhiên giới quân phiệt Nhật từ hành động này đã dự tính đến một cơ hội bành trướng trong tương lai.

    HIệp định Versailles năm 1919 chính thức công nhận việc chuyển giao cho Nhật toàn bộ các quyền lợi cũ của Đức ở Châu Á và khu vực TBD, trước sự ngỡ ngàng của những người theo chủ nghĩa dân tộc ở TQ, dấy lên phong trào yêu nước của các trí thức tiến bộ ************ rầm rộ chống Nhật ngày 4 tháng 5 năm 1919. tại Triều Tiên, một phong trào tương tự cũng đã bùng nổ ngày 1 tháng 3 năm 1919 và đã bị Nhật Bản đàn áp dã man. Từ đó trở đi, bán đảo Triều Tiên với hai mươi triệu dân năm 1938 và Đài Loan với gần 10 triệu dân trong cùng thời kỳ đã trở thành ngồn nhân lực của Nhật, bị coi là 2 tỉnh, cung cấp binh lính trong cuộc chiến TBD sau này (Francois Godement – La renaissance de L’Asie-Ed. Odile Jacob -1993 trang 81, 82, 83.).

    Theo giáo sư Nhật Saburo Ienage, tất cả một chuỗi hành động chiến tranh bành trướng này đã được nhiều “nhà chiến lương” chuẩn bị tư tưởng từ trước. giáo sư dẫn chứng: năm 1923, Ikezaki Tadakata là một cây bút chuyên về quân sự viết: “mọi người đều biết, Nhật là 1 nước dân số tăng hàng năm rất nhanh, vậy làm thế nào để tìm được lối thoát cho nguy cơ này? Các cường quốc Phương Tây đã xâu xé thế giới, Nhật chỉ còn lại Châu Á”. Tuy nhiên, các nhà “tư tưởng về chủ nghĩa bành trướng” thuộc phái dân sự như Ikezaki Tadakata chưa đủ để kích thích Nhật lao vào 1 cuộc chiến quy mô lớn. đến khi phái quân sự cùng tham gia truyền bá tư tưởng mới thực sự trở thành thảm hỏa. cũng trong năm đó, một sĩ quan tham mưu là trung tá Ishiwara Kanzi viết: “một kế hoạch giải quyết vấn đề Mãn Châu và Mông Cổ là cơ sở để thay đổi vận mệnh Nhật bản. Nhật nếu tồn tại được là nhờ có thên Mãn Châu và Mông Cổ. Nhật chỉ có thể ổn định tình hình trong nước bằng cách bành trướng ra hải ngoại”. năm 1930, Ikezaki Tadakata lại viết tiếp: “TQ là 1 dân tộc không thống nhất, Nhật có nghĩa vụ thần thánh giúp đỡ người TQ”. Trước mắt Ikezaki Tadakata là 1 viễn tưởng: “4 chủng tộc Nhật, Trung Hoa, Cao Ly, Mãn Châu sẽ thành lập một khối thịnh vượng chung, có phân công phân nhiệm rõ ràng: Nhật lãnh đạo về chính trị, phụ trách dẫn đầu về công nghiệp nặng; Trung Hoa cung cấp nhân lực lao động và phát triển công nghiệp nhẹ; Cao Ly cung cấp lúa gạo; Mãn Châu chăn nuôi gia súc”.

    Như vậy là từ năm 1930 các nhà tư tưởng Nhật đã hoạch định một khối thịnh vượng chung mang tên Đại Đông Á trong đó Nhật giữ vị trí lãnh đạo. kế hoạch này được thực hiện ráo riết từ năm 1931. (15)
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    thấy đẹp là múc, khỏi hỏi [:D][:D][:D]
    DepTraiDeu thích bài này.
  10. DKSH

    DKSH Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2011
    Bài viết:
    896
    Đã được thích:
    39
    hay.tiếp đi bác

Chia sẻ trang này