1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhật Bản Trong Chiến Tranh Thái Bình Dương

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Malogs, 08/06/2011.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. MDvn

    MDvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    862
    Đã được thích:
    0
    Đọc đoạn này lại nghĩ tới quan hệ VN-TQ hiện nay.
  2. maxnguyen1992

    maxnguyen1992 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/10/2010
    Bài viết:
    912
    Đã được thích:
    512
    nhìn bán đảo đông dương mà thấy tiếc ghê, nếu không có pháp giờ bán đảo đông dương đã là của người Việt Nam rồi, ôi cũng là tại ý trời.
  3. bunny121

    bunny121 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2008
    Bài viết:
    2.609
    Đã được thích:
    1.014
    xin lỗi anh, anh bị mắc bệnh tưởng có phải không ? Không có Pháp thì còn chẳng có cái được gọi là bán đảo Đông Dương đâu. Nước thì nghèo nàn lạc hậu, u tối, đóng cửa bên ngoài, không Pháp thì sẽ có Anh, Nhật hay Mỹ thay thế mà thôi.
  4. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.909
    Đã được thích:
    3.060
    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 st1\:-*{behavior:url(#ieooui) } /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Decoux khoe, sau khi gửi điện báo cáo về Pháp, đã được hội đồng bộ trưởng ở Vichy “hoan nghênh và khuyên thận trọng”. ngày 27/7, bộ thuộc địa gửi điện cho Decoux, bày tỏ “hoàn toàn tán thành” chủ trương cứng rắn của quan toàn quyền mới nhậm chức đứng đầu xứ ĐD thuộc Pháp.


    Dĩ nhiên, Decoux vấp phải sự phản ứng dữ dội của Nhật. ngày 30 tháng 7, thiếu tướng Nishihara về Tokyo, giao lại công việc cho đại tá Sato. Nếu như trước kia toàn quyền Brevie tiếp xúc với Nishihara “khiêm tốn, lễ phép” và toàn quyền Catroux nói chuyện với tướng Nishihara “khoan thai, từ tốn, nhã nhặn” thì lần này Đô Đốc Decoux vấp phải một nhân vật đối thoại cấp thấp hơn, tức đại tá Sato, như chính Decoux thừa nhận là: “một mẫu người điển hình của bọn quân phiệt Nhật cục cằn, thô lỗ và đầy tham vọng”. ngay trong phiên họp đầu tiên ngày 2 tháng 8 năm 1940 tại phủ toàn quyền ở Hà Nội, Sato đã nhấn mạnh:



    “sáng kiến liên minh phòng thủ Nhật-Pháp do tướng Catroux đề ra là một sự hợp tác về quân sự, cần phải thực hiện ngay để giải quyết sự cố TQ. Việc quân đội Thiên Hoàng vận chuyển trên lãnh thổ Đông Dương là linh hồn của tinh thần hợp tác này”.


    Decoux tiết lộ, ngay trong buổi họp hôm đó, đại tá Sato đã cố tình lấn lướt, không chỉ đòi cho quân đội Nhật Bản “đi nhờ” qua lãnh thổ Bắc.Kỳ mà còn đòi sử dụng các sân bay, tự do di chuyển và vận chuyển vũ khí, đạn dược, lương thực, tử quyền áp dụng các biện pháp an ninh bảo vệ cho quân đội Nhật Bản.


    Đến lượt toàn quyền Decoux chơi con bài “trì hoãn” như Catroux đã sử dụng:


    - việc này quá lớn, phải do 2 chính phủ Pháp – Nhật thương lượng với nhau, tôi chỉ là người thừa hành của chính phủ.
    Lập tức ngay trong buổi chiều ngày 2 tháng 8, tại Tokyo có cuộc tiếp xúc giữa bộ trưởng ngoại giao Nhật Matsuoka và đại sứ Henry, đại diện cho chính phủ Pháp. Cuộc đàm phán kéo dài tới 30 tháng 8 mới đạt được “thỏa thuận ba điểm” ký tắt tại Tokyo giữa đại diện hai chính phủ Pháp – Nhật:


    1. Chính phủ Nhật Bản long trọng cam kết tôn trọng chủ quyền của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ Đông Dương thuộc Pháp.
    2. Chính phủ Pháp cam kết tạo một số điều kiện thuận lợi cho quân đội Nhật hoạt động tại Bắc.Kỳ nhằm giúp Nhật Bản nhanh chóng kết thúc xung đột kéo dài tại Trung Quốc.
    3. Hai chính phủ Nhật Bản và Pháp ủy quyền cho Bộ Tư Lệnh Quảng Châu của Nhật Bản và Bộ Tư Lệnh quân đội Pháp tại Đông Dương thảo luận chi tiết và cùng ký kết một hiệp định quân sự liên quan tới vấn đề này.


    Tướng Nishihara lại được cử làm đại diện quân đội thiên hoàng đàm phán với tướng Martin, tổng tư lệnh quân đội Pháp tại ĐD. Ngay trong phiên họp đầu tiên, Nishihara đưa ra yêu sách:


    1. Quân đội Nhật được toàn quyền sử dụng 5 sân bay ở Bắc.Kỳ
    2. Tổng số quân đưa vào Bắc.Kỳ là 30000 binh sĩ.
    3. Khi cần thiết, quân đội Nhật Bản từ Quảng Đông có thể đổ bộ vào hải Phòng để từ đó tiến lên Lạng Sơn, đánh quân TQ tại Quảng Tây.
    4. Quân đội Nhật thường trú hoặc qua lại lãnh thổ Bắc.Kỳ được hưởng mọi ưu tiên ưu đãi về tiếp tế lương thực; phương tiện vận chuyển, các doanh trại đóng quân hoặc tạm trú quân, các viện quân y để điều trị vết thương hoặc chữa bệnh.


    Vừa liếc mắt nhìn điều khoản thứ 1, tướng Martin mỉm cười:


    -toàn bộ xứ Bắc.Kỳ chúng tôi chỉ có 5 sân bay là Gia Lâm, Bạch Mai, Cát Bi, Kiến An và Tông. Các ông dùng tất cả thì còn đâu cho máy bay chúng tôi cất và hạ cánh?

    riêng điều khoản “đổ bộ vào Hải Phòng rồi tự do di chuyển trên Bắc.Kỳ với đủ mọi ưu đãi”, tướng Martin đề nghị có thêm thời gian nghiên cứu. cuộc họp kéo dài đến 19 tháng 9. Nishihara chịu nhương bộ đôi chút, bằng cách chỉ đòi hoàn toàn sử dụng hai sân bay lớn nhất là Gia Lâm và Cát Bi, nhưng Pháp phải cho Nhật xây thêm một sân bay nữa ở Kép (phía Bắc thị xã Bắc Giang). Còn Pháp sử dụng 3 sân bay nhỏ hơn, ở Bạch Mai, Kiến An (Hải Phòng) và Tông (Sơn tây). Nishihara đồng ý, trước mắt số quân đổ bộ vào Hải Phòng là 6000 lính, nhưng đòi hỏi “bản hiệp định quân sự này phải được ký trước 24h ngày 19 tháng 9 năm 1940”, bởi vì một sư đoàn bộ binh Nhật đã dàn sẵn ở biên giới giáp Bắc.Kỳ, và hạm đội Nhật cũng đã tiến vào vùng biển gần Hải Phòng, chỉ chờ lệnh cấp trên là hành động.


    (còn tiếp)
    (59)
    DepTraiDeu thích bài này.
  5. Odyssey_Dawn

    Odyssey_Dawn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/03/2011
    Bài viết:
    326
    Đã được thích:
    0
    Có cái này cũng nên nhắc 1 tí Trước thế chiến thứ 2, Hạm đội Nhật tiêu diệt trọn hạm đội rất mạnh của đế quốc Nga tại vịnh Đối Mã! Còn sau đó thì khỏi nói

    Như vậy ta có thể kết luận: Công nghệ đóng tàu hải chiến tại châu Á, cường quốc số 1 (đáng theo học tập để vận dụng vào nền quốc phòng cho Việt Nam) chính là Nhật.
  6. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.909
    Đã được thích:
    3.060
    Rõ ràng, đây là một tối hậu thư bằng miệng, dồn Pháp vào chân tường. trong phiên họp chiều 19 tháng 9, khi mới nghe Martin trình bày xin lùi lại vài ngày nữa để chờ ý kiến cuối cùng của chính phủ Pháp ở Vichy, Nishihara vụt đứng dậy, không thèm bắt tay Martin như trước, bỏ ra về sau khi đóng sầm thật mạnh cánh cửa phía sau lưng.


    Cũng trong ngày 19 tháng 9, ngoại trưởng Matsuoka thông báo với đại sứ Pháp Henry, dù đạt được thỏa thuận hay chưa đạt được thỏa thuận về quân sự với bộ tổng tư lệnh quân Pháp, quân đội Nhật Bản vẫn tiến vào Bắc.Kỳ qua cửa ải Lạng Sơn và đổ bộ lên Hải Phòng ngày 22 tháng 9 năm 1940, “mong phía Pháp thông cảm, đừng cản trở, để tránh đổ máu vô ích”.


    Bắt đầu từ 1 giờ sáng ngày 22 tháng 9, toàn thể Hải, lục, không quân Pháp tại Bắc.Kỳ được lệnh báp động. nhưng quá 12h trưa vẫn không thấy phía Nhật Bản có động tĩnh gì. 18h, một chiếc máy bay thám thính của Pháp hạ cánh xuống sân bay dã chiến Lạng Sơn, chở đặc phái viên của tổng tư lệnh Martin là thiếu tá Robert tới truyền đạt mật lệnh cho thiếu tướng Mennerat chỉ huy thành Lạng Sơn giữ nghiêm báo động sẵn sàng chiến đấu. tiếp đó, thiếu tá Robert tới trạm kiểm soát của Nhật ở Lạng Sơn nhờ giới thiệu tiếp xúc với cánh quân Nhật ở bên kia biên giới.


    Thiếu tá Robert nói:
    - bộ tổng tư lệnh quân đội Pháp ở ĐD hoan nghênh quân đội Nhật tiến vào Bắc.Kỳ. tướng Martin đã gửi báo cáo đệ trình đô đốc toàn quyền Decoux. Xin các ngài tạm chờ một thời gian ngắn nữa để chúng tôi bố trí sĩ quan liên lạc dẫn đường và thu xếp doanh trại làm nơi trú quân cho quân đội Nhật Bản.


    một sĩ quan Nhật không xưng họ tên theo phép lịch sự xã giao, cũng không bắt tay, trả lời ngạo mạn:
    -chúng tôi chỉ tuân theo mệnh lệnh cấp trên trực tiếp của chúng tôi.


    Robert cố gắng hỏi:
    -các ngài có thể cho biết qua nội dung mệnh lệnh đó?


    Vẫn câu trả lời lạnh lùng:
    -đây là mệnh lệnh quân sự, phải giữ bí mật.


    Thiếu tá Robert vội đáp máy bay về Bạch Mai báo cáo với tướng Martin. Theo nhận xét của Robert, binh lính Nhật ở bên kia biên giới đang ở vị trí xuất phát, có cả xe tăng. Tướng Martin cười nhạt:
    -bọn chúng chỉ hù dọa thế thôi. Nếu định làm thì thì không bao giờ bộc lộ công khai lực lượng như vậy.


    Dù sao, Martin vẫn phải đích thân lên gặp Decoux báo cáo tường tận. nghe xong, toàn quyền Decoux trầm ngâm suy nghĩ rồi hỏi lại tổng tư lệnh Martin:
    -ý kiến trung tướng thế nào?


    Martin đáp:
    Trong biên bản cuộc họp đã ghi rõ: mọi hoạt động phải được sự nhất trí của đôi bên. Nếu ta dung thứ cho một vi phạm đầu tiên thì coi như toàn bộ bản thỏa thuận không còn hiệu lực gì nữa.


    Decoux gật đầu:
    -tôi cũng nghĩ như vậy. nhưng liệu có đủ sức chống trả không?


    Martin phân tích:
    -nếu là một cuộc chiến tranh lớn, tôi không dám đảm bảo. nhưng đây chỉ cần ngăn chặn, kìm chân chúng lại, gây cho chúng một số thiệt hại, buộc chúng phải biết điều và chỉ tiến vào Bắc.Kỳ theo đúng ngày giờ do ta quy định. Phải cho chúng một bài học vỡ lòng để răn đe.


    Đô đốc Decoux tiễn tổng tư lệnh Martin đến tận thềm trụ sở phủ toàn quyền tại Hà Nội (trụ sở chính đặt tại Sài Gòn) rồi lên giường nằm ngủ sau một ngày chồ đợi căng thẳng. khoảng 12h đêm, chuông điện thoại đặt trên tủ nhỏ sát cạnh giường reo vang. Từ đầu dây, tiếng Martin vọng tới.


    -báo cáo Đô Đốc Toàn Quyền. bọn Nhật (Japs) đang tiến về phía Đồng Đăng.
    -nghĩa là chúng đã vượt qua biên giới?
    -vâng! Nhưng quân ta đang chặn chúng lại.
    -tốt! chúc may mắn!


    Trên tuyến Lạng Sơn – Thất Khê, Pháp bố trí 5 tiểu đoàn bộ binh. Giữ thành Lạng Sơn, bao gồm cả pháo đài rất kiên cố, hầm cố thủ chịu được bom tấn, có 1 tiểu đoàn bộ binh và 1 đại đội xe tăng loại nhẹ. Tại Lộc Bình, Na Sầm, Điềm He, Thất Khê mỗi nơi có một tiểu đoàn. Ngoài ra, còn có 2 tiểu đoàn dự bị đóng ở Đồng Mỏ cùng với một turng đội mô tô cơ giới.


    Phía Nhật Bản có một sư đoàn bộ binh. Cuộc tiến công được ấn định vào lúc 23 giờ 45 phút. Như vậy, vẫn đúng như tối hậu thư đã báo, là quân đội Thiên Hoàng ngày 22 tháng 9 sẽ tiến vào Bắc.Kỳ, nhưng lại ở một thời điểm mà quân Pháp sau khi căng thẳng chờ đợi quá lâu, đang mệt mỏi lơ là cảnh giác, cho là “bọn Nhật” không tiến quân nữa thì Nhật Bản lại đột ngột tiến đánh trong thế bất ngờ.


    (còn tiếp… sắp đến hồi gay cấn, 2 băng xã hội đen sắp chém nhau to trên Thái Bình Dương, các đồng chí và các bạn chú ý lót mã tấu ngồi hóng)
    (62)
    DepTraiDeu thích bài này.
  7. bunny121

    bunny121 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2008
    Bài viết:
    2.609
    Đã được thích:
    1.014
    Trận chiến diễn ra cách đây đã hơn 100 năm và bạn rút kết luận từ nó ra cho hiện tại =))
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    xin phép được Spam tí, dạo này mình đang chơi Sudden Strike 2, phải nói là càng chơi càng thấy những khó khăn chồng chất của quân Nhật to lớn thế nào, mặc dù chỉ là game nhưng cũng khá thực tế : bầu trời bị quân đồng minh làm chủ, mặt biển đầy tàu Mỹ-Anh, thiết giáp thì vừa thiếu vừa mỏng như giấy, pháo thì toàn mountain gun (1 trò đùa), đến súng tiều liên cũng thiếu, súng phòng không thiếu nốt ! Xe cộ không có, toàn đi đất, cứ đấu súng với địch là bị pháo hạm Mỹ hay máy bay đến ném bomb, thương vong vô số, hơi tí là thắt cờ lên đầu Banzai, chỉ tổ chết sớm chứ làm cái gì! Cái xe tank Sherman mà người Đức chỉ cần 1 phát bắn là nổ tung óc thì đối với Nhật đó là tank hạng nặng. Tóm lại là, Nhật không có cơ hội thắng cuộc chiến mà họ đã phát động.
    PS: mình không gà, đã từng thắng 1 trận của Nga trước Đức mà chỉ mất 1 người.
  8. hieusuda1

    hieusuda1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/06/2009
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    15
    hạm đội nhật mà kéo sang biển đen đánh nga chắc cũng bị hạm đội nga tiêu diệt=))
  9. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Cái này thì không đúng rồi. Hạm đội Nhật có tiêu diệt được hạm đội Nga thật nhưng tầu của Nhật thua xa tầu Nga. Kiểu như tác chiến phi đối xứng vậy. Tầu của Nhật chỉ là mấy cái tầu phóng lôi đánh nhau ở biển gần nhà. Tầu của Nga toàn loại tuần dương hạm đi vòng quanh thế giới. Kiểu như Vịt mang Mol đi đánh nhau với tầu Mĩ hay TQ vậy.
    Thằng Nhật nó có truyền thống lấy yếu thắng mạnh rồi (và cũng ăn may nữa). Trước đó nó cũng dùng tầu nhỏ đánh tan hạm đội của nhà Thanh (TQ) toàn tầu to súng lớn mua của Tây (nhưng huấn luyện ít, tư duy chiến thuật cổ lỗ, không đủ đạn). Lúc đó được đánh giá đứng thứ 4 thế giới đấy.
    Sau này lại mang tầu sân bay (hoán cải mấy cái thiết giáp hạm và tầu vận tài) đánh hạm đội Mĩ chạy re kèn.
    Nhưng công nghệ của Nhật lúc đó chẳng là gì so với thế giới cả. Bác có học là học cách giải quyết vấn đề khi mình yếu hơn đối thủ của bọn quân phiệt, phát xít thôi. Nhưng đừng học mấy cái tính kiêu ngạo của bọn này. Cắn trộm được một phát mà đã tự coi mình là đỉnh của thế giới. Sau bị mấy đại ca vả lại cho vêu mõm.
    Nói chung là bọn có dã tâm đánh nước khác nó luôn tìm ra được điểm yếu của đối phương. Nên nhà mềnh tuy không đánh ai nhưng cũng phải có tinh thần cảnh giác cao độ. Cứ kiềm chế mãi dễ chủ quan lắm. Nó đánh bất ngờ là khó đỡ đấy.
  10. hoalongtrang

    hoalongtrang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2008
    Bài viết:
    2.629
    Đã được thích:
    1.001
    Theo mình thì ko phải "cũng giỏi" - mà là "quá giỏi".

Chia sẻ trang này