1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hình ảnh về những hòn đảo chưa trở về với đất mẹ.

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi thatvovan, 22/06/2011.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Đá Hoa Lau

    [​IMG]

    Một chú mực ở rạn san hô

    [​IMG]
    Cá bò cạp, con này chắc có bà con gần với cá mặt quỷ

    [​IMG]

    Hải tiêu Trường sa nổi tiếng với hành động “tự ăn não mình”. Nó sẽ bắt đầu quá trình kì lạ này sau khi gắn vào một cục đá.

    Loài hải tiêu trông giống thực vật - Ascidiacea



    Hải tiêu là loài động vật trông giống như thực vật, phân bố trên khắp các đại dương: Từ vùng ngập nước thủy triều (nước lợ) đến vùng dưới biển sâu hàng nghìn mét đều thấy dấu vết của nó. Hải tiêu bám vào vỏ đáy tàu dày đặc, ảnh hưởng đến tốc độc chạy tàu, tốn xăng dầu, nó bám đường ống ngầm làm tắc ống. Nhưng phần đuôi của hải tiêu nonlại có sợi xương sống, dấu hiệu của động vật cấp cao, người ta liệt hải tiêu vào loài động vật có xương sống. Hải tiêu có tác dụng quan trọng trong việc nghiên cứu nguồn gốc động vật có xương sống trong quá trình tiến hóa.
    Hình dạng của hải tiêu giống như quả cà, có khi giống bông hoa, trông rất giống một ấm pha trà. Nếu lấy ngón tay chọc vào nó, nó sẽ phun ra một dòng nước rất mạnh, sau đó đang từ từ thế đứng thẳng, nó rũ xuống mềm như bông.
    Hải tiêu là loài động vật sống tại chỗ, bên ngoài bọc một lớp vỏ Cellulose bảo vệ và làm khuôn hình dạng. Đây là hiện tượng duy nhất của giới động vật. Chính vì vậy gọi là hải tiêu (tiêu là vỏ bao). Nhờ ống dẫn nước vào ra qua mang để hấp thụ ôxy, qua đường ruột để hấp thụ dinh dưỡng và những sinh vật nhỏ trong nước.
    Có hải tiêu khi sinh sản từ thân mọc ra một mầm non, mầm này lớn dần lên rồi rời khỏi thân mẹ phát triển thành một cơ thể mới. Đó là mầm sinh thực của hải tiêu. Có hải tiêu lại sinh sản hữu tính, khi đó, hải tiêu lưỡng tính, trứng và tinh trùng không chín đồng thời nên không thể tự thụ, đành phải "đi lại" với con hải tiêu khác.
    Hải tiêu non rất giống con nòng nọc, mắt, não và đuôi rất phát triển, ở giữa có một sợi xương sống. Mặt lưng của sợi xương sống có một ống thần kinh đi thẳng đến tận đầu mút của thân, họng có mang và hải tiêu non có thể tự do bơi lội. Sau vài giờ, đầu mút của thân mới dần dần lồi ra hút bám vào vật thể khác. Tiếp đó đuôi héo đi, rồi mất hẳn, cuối cùng chỉ giữ lại một đốt thần kinh. Biến thái từ nhỏ đến lớn của hải tiêu ngược hẳn với chiều tiến hóa nên động vật học gọi là hiện tượng biến thái ngược.

    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    Hỏi bác Sanleo í, bác ấy còn bảo Đá này chưa bao giờ thuộc về đất mẹ nữa là
  2. hoalongtrang

    hoalongtrang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2008
    Bài viết:
    2.667
    Đã được thích:
    1.100
    Trong số những nước chiếm giữ đảo, chỉ có tỉnh Đài Loan là láo nhất. Tỉnh này vừa nhỏ lại vừa xa tít mù, vậy mà cũng dám đòi ngồi vào mâm của các anh lớn. Chung quy cũng tại chúng ta làm kinh tế tồi, nước nghèo quân chưa mạnh nên bị lũ cáo cầy giỡn mặt![r37)]
    Tuy nhiên, theo chiến lược chia rẽ kẻ thù, chúng ta cần quan tâm mỗi chú bẩn Hoa lục trước, tỉnh Đài Loan tính sau!
  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Đá Hoa Lau-Trường sa

    [​IMG]

    Sò khổng lồ

    Phát hiện vỏ sò khổng lồ

    TTO – Ông Nguyễn Văn Tài ở ấp Đông, xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước (Long An) vừa quyết định bỏ ra 5 triệu đồng để mua lại một mảnh vỏ sò khổng lồ mà nhân viên của mình nhặt được trên vùng biển Vũng Tàu.
    Phát hiện vỏ sò khổng lồ
    Vỏ sò “khủng” này có kích thước: dài 60cm, rộng 43cm, nơi dày nhất lên tới 10cm và nặng tới 25kg.
    Theo ông Tài, mảnh vỏ sò nói trên được tìm thấy trong quá trình doanh nghiệp của ông khai thác cát gần phao số 0 - cách Vũng Tàu khoảng 10km. Vỏ sò có hình dáng rất đẹp, còn nguyên vẹn không bị sứt mẻ.
    Những ngày qua, có rất nhiều người dân địa phương tìm đến nhà ông Tài để chiêm ngưỡng mảnh vỏ sò khổng lồ này. Nhiều bậc lão nông địa phương nói đây là lần đầu tiên trong đời họ mới nhìn thấy vỏ sò lớn như thế.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Ông Tài và vỏ sò khổng lồ – Ảnh: V.TR
    Con sò "khổng lồ" trên không là gì với giống sò khổng lồ ở HS và TS, chúng có thể nặng hơn 200 kg với bề dài 120 cm và có tuổi thọ trung bình trong tự nhiên là 100 năm hoặc hơn.

    Sò khổng lồ một thời được đánh bắt ồ ạt ỡ khu vực Palawan (giáp với TS)

    Chợ sò khổng lồ

    [​IMG]


    Vỏ sò dùng đựng nước giải khát ở đảo Basilan
    [​IMG]
  4. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]
    CÁ DƠI (Scolopsis; cg. cá choi choi, cá sạo hai chấm, cá sạo hai sọc), chi cá xương ở biển, họ Cá sạo (Pomadasyidae). Thân hình bầu dục dài, dẹt bên, phủ vảy lược tương đối lớn; vây lưng có 10 tia gai cứng, vây hậu môn có 3 tia cứng, vây đuôi xẻ 2 thuỳ. Là cá đáy và tầng gần đáy, phân bố ở độ sâu 10 - 40 m, chất đáy là bùn và cát mịn. Thức ăn chủ yếu là động vật giáp xác.


    [​IMG]

    Cá ngựa "ông uống bà khen"

    [​IMG]

    Cá dao cạo biển, quý hiếm, có trong sách đỏ
  5. DragonPhoenix

    DragonPhoenix Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    676
    Đã được thích:
    13
    Các bạn post hình lên TTVOL chú ý giùm : làm ơn resize lại chứ hình quá to, quá nặng, load trang này lâu quá, định "chơi xỏ" ai đây ?
  6. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Đá Hoa Lau

    [​IMG]
    Vích

    [​IMG]
    Cá ngựa Pygmy (đố thấy được em)

    [​IMG]

    Cá bống Gô bi mình trong veo
  7. Hoa_Vu.nw

    Hoa_Vu.nw Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Bài viết:
    837
    Đã được thích:
    27
    Thế này nhé,còn nhớ mấy năm trước Tung cẩu đưa đường yêu sách lưỡi bò của nó ra LHQ không,khi đó Việt Nam và Malay bảo nhau đưa ra bản đồ về hải phận về vùng vượt quá 200 hải lí của mình,cùng nhau lên tiếng chửi Trung cẩu và hai bản đồ của hai nước đưa ra không có tranh chấp với nhau ở khu vực Trường Sa :-w.So we are friends

    p/s: đảo An Bang năm 1991 hải quân nhân dân Việt Nam đã kiên cường đánh trả hải quân Malay trong 7 ngày đêm,và chúng ta đã bảo vệ thành công,từ đó Malay không có hành động bén mảng đến nữa,hai bên giữa nguyên hiện trạng cho đến nay.Kiểu như Phi với Vịt cũng thoả thuận thế rồi
  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Đá Hoa Lau

    Tuy ngày nay Việt Nam không còn tranh chấp Đá này nữa nhưng Va mỗ xin giới thiệu tính đa dạng về mặt sinh học của khu vực TS thông quá đảo này. Đây là một trong một số đảo còn được bảo tồn sinh thái tốt nhất ở TS và quan trọng là người ta đã chụp dược rất nhiều ảnh dưới nước tại đây.

    Các đảo ta giữ cũng giàu có như thế nhưng các đảo này ngày càng bị ô nhiễm và tàn phá

    [​IMG]
    Cá măng con

    [​IMG]
    Cá mập búa
    [​IMG]

    Một công trình nghiên cứu sinh vật biển chỉ ra, cấu tạo kỳ lạ của cá mập đầu búa là đặc điểm siêu việt giúp chúng có thể quan sát với góc nhìn rộng tới 360 độ.

    Trước đây, các nhà nghiên cứu đã tranh luận nhiều về cái đầu hình búa của loài cá này đang gây khó khăn hay thuận lợi cho thị giác của chúng.

    Cụ thể vào năm 1948, nhà động vật học Gordon Walls, trưởng nhóm tiến hóa thị lực của các loài có xương sống đã đưa ra giả thuyết vị trí mắt của cá mập đầu búa hạn chế thị lực của nó.

    Nhưng vào năm 1984, chuyên gia hàng đầu về cá mập Leonard Campagno đã phản bác lại bằng giả thuyết rằng, khoảng cách giữa hai mắt cá mập đầu búa làm cho nó có khả năng nhìn bằng hai mắt một cách chính xác.


    [​IMG]
    Bức màn bí mật về cá mập đầu búa đã được mở ra. Nghiên cứu chỉ ra cái đầu kì lạ đã giúp cho loại cá mập đầu búa nhìn tốt hơn được công bố trên tạp chí Experimental Biology.

    Hiện, bí ẩn này đã được giải quyết. Công trình nghiên cứu của tiến sĩ Michelle McComb, ĐH Florida Atlantic, Florida, Mỹ và đồng nghiệp chỉ ra, cái đầu hình búa giúp loại cá này khả năng nhìn hai mắt cùng lúc và có thể nhìn 360 độ.

    Họ đã cho nhiều loài cá mập khác nhau vào một bể cá lớn. Sau đó, họ đặt thiết bị cảm ứng trên da của những con cá mập để đo mức độ hoạt động của não. Cụ thể, họ kiểm tra xem các loại vật này liệu có phản ứng với chùm chiếu ánh sáng từ các địa điểm khác nhau xung quanh bể không. Làm như vậy họ sẽ đo được khoảng tầm nhìn của các loài cá mập.

    Các nhà nghiên cứu còn khám phá ra cái đầu búa đem lại rất nhiều lợi ích. Bằng cách bơi nghiêng sang một bên cá mập đầu búa có thể quan sát phía sau nó.

    Hơn thế nữa vị trí của mắt cho phép loại cá này nhìn được 360 độ mặt phẳng đứng, điều này có nghĩa là nó có thể nhìn thấy cả ở phía trên và phía dưới tại mọi thời điểm. “Cũng như phát triển khả năng săn mồi, đây là lợi thế của những con cá mập nhỏ trước những con cá mập săn mồi cỡ lớn” tiến sĩ McComb nói.

    Tiến sĩ McComb cho biết: “Nghiên cứu này đã xác nhận cá mập đầu búa có khả năng nhìn bằng hai mắt về phía trước. Điều này có nghĩa là chúng có thể tiến thẳng một cách chính xác về phía trước và đánh giá đúng khoảng cách, đặc biệt là đối với bất kỳ con mồi nào mà chúng săn tìm”.

    Khả năng nhìn bằng hai mắt xuất hiện khi vùng quan sát của hai mắt trùng nhau, cho phép loài vật nhận thức chính xác về độ sâu và khoảng cách, đặc điểm quan trọng đối với các loài đi săn.

    Nghiên cứu của nhóm tiến sĩ McComb còn chỉ ra rằng, mức độ chồng chéo giữa các vùng thị lực của hai mắt sẽ tăng theo chiều rộng của đầu.

    Cá mập chanh (Negaprion brevirostris) có tầm nhìn mỗi mắt đan nhau chỉ được 10 độ. Cá mập đầu búa hình sò (Sphyrna lewini) có một cái đầu tương đối rộng hơn, và tầm nhìn đan xen của hai mắt là 32 độ. Tuy nhiên cá mập đầu cánh (Eusphyra blochii) có tầm nhìn hai mắt là 48 độ bởi vì đầu của nó rộng gần bằng một nửa chiều dài thân. “Vì đầu cá mập đầu búa được mở rộng, nên mức độ tầm nhìn của nó càng rộng”, tiến sĩ McComb giải thích.

    Kết quả đã gây bất ngờ đối với các nhà nghiên cứu. Tiến sĩ McComb thú nhận: “Tôi đã tin rằng cá mập đầu búa không thể có khả năng nhìn bằng hai mắt vì hai mắt của nó ở hai phía ngoài của đầu. Tuy nhiên vị trí đôi mắt chính là chìa khóa để mở ra. Đôi mắt của cá mập đầu búa hơi hướng về phía trước, chính điều đó cho phép các vùng thị lực của mỗi mắt chồng lên nhau đáng kể”.

    McComb còn cho biết: “Nghiên cứu này xác nhận rằng, thị lực đóng một vai trò lớn trong quá trình tiến hóa của các cư dân kỳ lạ nhất đại dương. Đây là câu hỏi đã tồn tại cách đây 200 năm khi cá mập đầu búa được phát hiện”.


  9. ninjavn2007

    ninjavn2007 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2007
    Bài viết:
    853
    Đã được thích:
    219
    Vụ choảng với Malay mới nhỉ, các bác cho thêm thông tin đêy @-)
  10. tredangnga

    tredangnga Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/08/2009
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    5
    Cũng không hẳn là choảng nhau thật sự. Hải quân Malay vây đảo An Bang trong khoảng 11 ngày. Sau khi không đạt được mục đích đã rút lui.

Chia sẻ trang này