1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguyên tắc đo của máy trắc địa?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi IlE, 29/07/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. IlE

    IlE Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2011
    Bài viết:
    271
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]

    Em muốn hỏi là người ta đo cái thông số gì (chiều dài, độ dốc...) và nguyên lý hoạt động ?
  2. dothimuoi

    dothimuoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/12/2008
    Bài viết:
    480
    Đã được thích:
    1
    môn này học trong ĐH các trường đào tạo kỹ sư XD, GT, Kiến trúc ko phải chuyên ngành ks trắc đạc thì cũng đâu 10 trình. Còn các trường đào tạo kỹ sư trắc đạc địa hình thì còn hơn nhiều, hỏi đây mà biết đo thì tài quá.
    Đây là máy toàn đạc điện tử, nó đo cao độ, chiều dài, từ đó để vẽ bình đồ, định đỉnh theo tọa độ, lên ga, phóng tuyến vvv
    nguyên lý hoạt động là từ các mốc chuẩn quốc gia (ở Hòn Dấu - HP) để triển khai ra các điểm khác.
  3. IlE

    IlE Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2011
    Bài viết:
    271
    Đã được thích:
    0
    Khó nhể? toàn từ chuyên môn. Có bác nào nói sơ cho em cái nguyên lý đo được không?
  4. Duatretoxac

    Duatretoxac Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    1.048
    Đã được thích:
    0
    Lượng giác + GPS
  5. tiemma

    tiemma Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2008
    Bài viết:
    580
    Đã được thích:
    0
    Nguyên lý đo xa như thế này:
    Một bác ngắm máy. Ta có đỉnh A của một tam giác vuông
    Một bác cầm mia (cây gỗ có khắc vạch đo sơn đỏ trắng để dễ nhận biết)
    Bác đứng máy ngắm lấy 2 điểm trên cây gỗ (xác định được chiều dài cạnh đối góc A
    Máy sẽ báo cho biết góc của A
    Từ góc A và cạnh đối góc A của tam giác vuông sẽ xác định được cự ly từ người cầm máy đến người cầm mia. Cứ thế làm mãi bao giờ đo xong thì thôi

    Đo cao cũng suy ra theo cách thức như vậy

    Máy ngày xưa là máy cơ, to, nặng, hoàn toàn phải ngắm chỉnh bằng mắt, đo thông số xong phải ghi lại, về rồi tính tính toán toán bình sai nữa. Nói chung là rất vất vả.

    Bây h máy toàn đạc điển tử (kinh vĩ, bình đồ đều nằm trong 1 cái) lại có máy tính có bộ nhớ, tự tính luôn làm rất nhanh, có thể làm lúc trời tối nữa
  6. Duatretoxac

    Duatretoxac Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    1.048
    Đã được thích:
    0
    Em còn thấy có máy laser thì dùng gương để đo xa. Máy ngày xưa còn phải bắn mốc, gửi mốc để định vị. Máy hiện đại bây giờ có GPS để nhận lưới toạ độ chuẩn quốc gia rồi.
  7. ZARG

    ZARG Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/06/2003
    Bài viết:
    5.974
    Đã được thích:
    12
    Nói chung lý thuyết là từ 1 điểm gốc, ngắm 2 điểm (trên mia) để xác đinh cự ly xa gần, độ chênh cao.

    Hiện tại đã có nhiều máy đo không cần mia, gương vẫn đo được khoảng cách bình thường. Dùng trong các trường hợp như đo xa đỉnh núi, vách núi mà người cầm mia không leo tới được thì máy vẫn xác định được khoảng cách từ máy đo đến điểm cần đo.
  8. Namdinh80

    Namdinh80 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2003
    Bài viết:
    5.673
    Đã được thích:
    2.328
    Ô thế à, mình trước nay cứ tưởng nó dùng gương xong bắn 1 tia và tính khoảng cách với thời gian. Không nghĩ dùng GPS, tệ thật, phải Gogle cái xem sao.
  9. fym

    fym Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2005
    Bài viết:
    9.317
    Đã được thích:
    6
    Xưa hình như mình học có 3-4 trình j đó, giờ chả biết thế nào, nhưng chắc vẫn thế, làm gì đến 10 trình nhỉ?
  10. dothimuoi

    dothimuoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/12/2008
    Bài viết:
    480
    Đã được thích:
    1
    giờ tớ cũng chả biết, nhưng hồi tớ học cách đây hơn 15 năm, trắc đạc thì có 4 trình thuyết và 3 tuần thực hành (cả ngày) đứng máy vác mia, cộng lại chả 10 trình à

Chia sẻ trang này