1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao tiếng Việt được xếp vào nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi vaputin, 30/08/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Ngày tớ càng có cảm giác tiếng Việt với tiếng Thái tiếng Lào gần nhau hơn là tiếng Miên.
    Bác nào học về ngôn ngữ học vào chỉ giáo tại sao tiếng Vệt không được xếp vào nhóm ngôn ngữ Tày-Thái vậy?
  2. vieetvnam

    vieetvnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2007
    Bài viết:
    628
    Đã được thích:
    1
    Tiếng Kinh (Việt) nhà mình thuộc hệ ngôn ngữ Nam Á, nhánh Môn - Khơ me, nhóm Việt Mường, em thì lại thấy nghe tiếng mình với tiếng Thái chẳng giống nhau chút nào[r2)]. Sự thật thì tiếng Việt với tiếng Thái khác nhau đến tận gốc rễ luôn, chẳng có dây mơ rễ má gì với nhau cả, tiếng Thái thuộc hệ ngôn ngữ Thái, nghĩa là 2 tiếng này khác nhau ở cấp độ cao nhất trong thang phân chia tiếng nói của con người[:D]. Tiếng gần nhất với tiếng Việt là tiếng Mường, rất nhiều từ trong tiếng Việt cổ được tìm thấy trong tiếng Mường, ít gần gũi hơn là các tiếng của nhiều cộng đồng dân tộc tại miền núi, Tây Nguyên ... hầu như đều thuộc cùng 1 ngữ hệ là ngữ hệ Nam Á, thậm chí nhiều tiếng trong số đó còn thuộc cùng 1 nhánh ngôn ngữ trong ngữ hệ Nam Á, rõ ràng là cùng chung 1 nguồn gốc.

    Tóm lại mức độ khác nhau giữa tiếng Kinh và tiếng Thái cũng giống như là sự khác nhau giữ tiếng Kinh với tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng phổ thông Tàu hay tiếng Mông Cổ, đều là khác ở cấp độ ngữ hệ@-)
  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Chính các bợn Miên nhận xét nghe người Việt nói giống như người Thái nói (vì có thanh điệu) trong khi đó tiếng Môn và tiếng Khmer thuộc loại không thanh điệu
    l
  4. hinattvn

    hinattvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Tiếng Việt thuộc nhóm Môn-Khme vì gốc dân tộc thì họ hàng với mấy anh Môn và Khme, nhiều từ cơ bản thì giống nhau (như số đếm, con vật, đồ dùng hàng ngày, cây cối, địa điểm; từ chỉ hành động, tính chất hay dùng nhiều...)

    Nhưng tiếng Việt cũng có lịch sử giao tiếp nhiều với tiếng Tày-Thái (nguời Tày, Nùng, Thái, nước Âu Việt, vùng Vân Nam) và tiếng Hán nên cũng ảnh hưởng qua lại. Tiếng Việt, Thái, Hán và cả Quảng đều có dấu má, nhiều từ cũng mượn qua mượn lại. Thế nên người ngoài nghe giọng lên xuống thì tiếng Việt tiếng Thái có phần gần giống nhau hơn là so với tiếng Khme.

    Tiếng Việt thuộc hệ Nam Á, tiếng Thái thuộc hệ Nam Thái. Nhiều nhà ngôn ngữ nói rằng giữa chúng có quá nhiều điểm chung nên muốn gộp chung vào thành hệ phương Nam.
  5. haiCANSA

    haiCANSA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2008
    Bài viết:
    296
    Đã được thích:
    0
    Bác có thể chỉ ra một số từ chung hoặc phát âm gần giống nhau không vì em có nghe nhưng không tìm được từ nào phát âm "gần gần" giống tiếng Việt ở tiếng Khơme cả
  6. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Về số đếm, người Thái hay chế diễu người Khmer là chỉ biết đếm đến năm
    Thật vậy:
    1 muôi
    2 bi
    3 bây
    4 buôn
    5 po ram
    6 po ram muoi (5+1)
    7 po ram bi (5+2)
    8 po ram bây (5+3)
    9 po ram buôn (5+4)
    10 đóp

    Thái - Lào
    1- Nưng
    2 sòng
    3 sam
    4 si
    5 ha
    6 hốc
    7 chất
    8 bat
    9 cao
    10 sip


    1 (neung) 2 (song) 3 (saam) 4 (sii) 5 (haa) 6 (hok) 7 (jet) 8 (paet) 9 (kao) 10 (sip)
    Người Việt
    mười số đếm tách bạch ra như người Thái người Lào
  7. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    có một số như mấy số đếm... nhưng phần lớn là khác. So với tiếng Lào Thái thì số tiếng giống nhau có khi còn nhiều hơn

    Tham khảo một số từ cơ bản của nhóm Môn Khmer

    http://en.wiktionary.org/wiki/Appendix:Swadesh_lists_for_Austro-Asiatic_languages
  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    GS Nguyễn Tài Cẩn - Người soi rọi ngọn nguồn tiếng Việt

    GS Nguyễn Tài Cẩn - Người soi rọi ngọn nguồn tiếng Việt
    (Theo dantri.com.vn)


    Kỳ I: Những câu hỏi "muôn năm cũ"
    [​IMG]TS Nguyễn Tài Cẩn trong thời gian làm việc tại Nhật Bản.
    (Dân trí) - Tại sao người Việt đọc tiếng Hán mà cứ y như đọc tiếng Việt? Cách đọc Hán-Việt có từ bao giờ? Nó đã biến đổi ra sao qua bao nhiêu thế kỷ? Nguyễn Tài Cẩn muốn trả lời những câu hỏi "muôn năm cũ" ấy.

    Là người Việt Nam đầu tiên đỗ tiến sĩ ngôn ngữ học tại Liên Xô (cũ), ông trở thành giáo sư, rồi được tặng Giải thưởng ***********. Các công trình của ông nhằm giải quyết những vấn đề về ngữ pháp, ngữ âm tiếng Việt, về nguồn gốc và cách đọc Hán-Việt, về chữ Nôm, văn bản Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Hoa tiên, Thu dạ lữ hoài ngâm... Ông được mời đến giảng dạy tại Nga, Mỹ, Pháp, Nhật...

    Chọn hướng nào đây giữa tuổi xuân mơ mộng?

    Thuở nhỏ, tôi sống trong nhà bác tôi, cụ Cử nhân Nho học Nguyễn Văn Hạp, cùng ông nội tôi cụ Phó bảng Nguyễn Văn Chấn, tại khu Lục Bộ giữa Đại Nội, Huế. Hai phía tường nhà bác tôi giáp nhà cụ Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm, phụ thân BS Nguyễn Khắc Viện, và nhà cụ Phó bảng Phan Võ, phụ thân GS Phan Ngọc.

    Tôi vẫn nghe anh Nguyễn Văn Hường, con bác tôi, khen anh Nguyễn Tài Cẩn học giỏi lắm, mà lại đẹp trai, nước da trắng hồng, râu mép cạo nhẵn phớt xanh. Năm đầu, anh Cẩn học Trường trung học Thuận Hóa, một trường tư do ông Tôn Quang Phiệt mở, mời được nhiều thầy giỏi nổi tiếngvề dạy như Đào Duy Anh, Hoài Thanh... Năm sau, anh thi đỗ vào Trường Quốc học Huế, và rồi từ đó, năm nào anh cũng đứng đầu lớp, nhận học bổng toàn phần.

    Anh Cẩn học giỏi đều các môn, nhất là môn tiếng Pháp. Anh nuôi kỳ vọng viết văn... Tây! Một lần đến thăm thầy cũ Hoài Thanh, anh bộc bạch với thầy kỳ vọng ấy. Không ngờ thầy bảo:

    - Mình là dân An Nam, học tiếng Tây ở xứ "bảo hộ", làm sao có thể viết văn Tây hay bằng các ông, bà nhà văn Tây như ông Honoré de Balzac hay bà George Sand bên "chính quốc" được ?

    Sau lần đó, anh Cẩn chuyên tâm học tiếng Việt hơn. Rồi anh đâm ra mê làm thơ Việt! Hôm ấy, anh mạnh dạn đem một tệp thơ do anh mới "sáng tác" đến nhờ ông Nguyễn Đình Thư nhận xét. Năm 1942, trong cuốn Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh và Hoài Chân từng khen thơ Nguyễn Đình Thư: “Thể hiện một mối buồn âm thầm, lặng lẽ, thấm thía vô cùng, cái buồn không nước mắt, cái buồn của điệu Nam Bình trên sông Hương”.

    Đọc tệp thơ của anh Cẩn, "nhà thơ mới" Nguyễn Đình Thư liền vui vẻ động viên: "Có triển vọng đó!"

    Mấy hôm sau, tới thăm thầy cũ Đào Duy Anh, anh xin thầy cho biết ý kiến về tệp thơ kia, với hy vọng thầy cũng sẽ khen hay. Nào ngờ thầy chỉ lơ đãng đọc lướt qua, rồi chậm rãi nói:

    - Làm thơ, nếu quả có tài năng thiên phú như Hồ Xuân Hương, Tú Xương hay Tản Đà, Xuân Diệu... thì hãy làm! Chứ nếu không, thì chỉ... toi công! Làm cả nghìn bài, chưa chắc đã có một bài "sống sót" qua năm tháng! Lúc trẻ, mộng mơ nhiều, ưa nói những lời to tát, nhưng rồi, nửa đời nhìn lại, bỗng thấy... trắng tay! Còn nếu làm nhà học giả, thì chỉ cần thông minh, bền chí, có phương pháp tốt, có óc tìm tòi, ắt "kiến tha lâu đầy tổ", sẽ tới ngày có được những khám phá độc đáo với "tuổi thọ" khá cao.

    Lời khuyên chí lý của cụ Đào giúp anh Cẩn dứt khoát "hướng nghiệp" đời mình. Anh trở thành nhà Việt ngữ học, chứ không phải nhà thơ.

    Thơ Nguyễn Du sai ngữ pháp?

    Đầu những năm 1960, nghe nói có vị giáo viên văn trung học say sưa phân tích trước lớp về câu thơ Nguyễn Du trong Truyện Kiều: “Giếng vàng đã rụng một vài lá ngô”.

    - Cái gì đã rụng? - Vị giáo viên kia hỏi.
    - Thưa thầy, cái giếng.
    - Rụng cái gì?
    - Thưa thầy, lá ngô.

    - Cái giếng làm sao có lá để mà rụng? Vậy thì, giếng vàng làm sao có thể làm chủ ngữ cho động từ đã rụng? Câu thơ nói trên lẽ ra phải viết: "Một vài chiếc lá ngô đồng đã rụng bên bờ giếng dưới ánh nắng thu vàng".

    Vị giáo viên nhếch mép cười khoan dung, rồi nói tiếp: Nhưng, chúng ta không chê trách Nguyễn Du. Cụ khó tránh khỏi những hạn chế của thời đại Cụ! Cách đây hai thế kỷ, khi Nguyễn Du còn ngồi trên ghế nhà trường chưa có sách ngữ pháp tiếng Việt như các em hôm nay. Cụ đâu có cái cơ may được học ngữ pháp tiếng Việt một cách khoa học!

    Phải nói rằng, cho đến những năm 60 thế kỷ 20, vẫn còn không ít người muốn đem bộ khung ngữ pháp nước ngoài "đóng đinh bắt vít" vào tiếng Việt, để "phán" rằng câu nói hồn nhiên của các em học sinh "chiếc lá này xanh" cần phải chữa lại thành "chiếc lá này là xanh" mới đúng với cách viết trong tiếng Pháp "cette feuille est verte" hay cách viết trong tiếng Anh "this leaf is green"!

    Mỗi ngôn ngữ có những đặc điểm riêng. Lẽ ra họ phải xuất phát từ câu nói tự nhiên của người Việt để phân tích, khái quát hoá, tìm ra quy luật ngữ pháp, thì lại làm ngược lại, bê nguyên xi ngữ pháp nước ngoài áp đặt vào tiếng Việt!

    Thật ra, thơ Nguyễn Du rất đúng ngữ pháp tiếng Việt, nhưng sẽ không khớp với cái khung ngữ pháp tiếng Pháp hay tiếng Anh. Chớ nên làm chuyện ngược đời: Gọt chân người Việt cho vừa giày Tây đóng sẵn!

    Nhà ngôn ngữ học nổi tiếng Cao Xuân Hạo, khi còn sống, đã có lần cảnh báo: Những câu kiểu "dự án này được tài trợ bởi UNESCO", v..v... là tiếng Việt... "bồi"! Bởi lẽ, nếu cứ trượt dài theo cái đà đó, thì sẽ có lúc một chàng ngố xứ ta nói với người yêu: "Anh được yêu... bởi em"!

    Bắt chước ngữ pháp nước ngoài, chẳng tốn bao công sức! Khảo sát tỉ mỉ thực tế việc sử dụng muôn hình muôn vẻ tiếng Việt, để rồi từ đó, mày mò năm này qua năm khác, khám phá ra quy luật nội tại của ngôn ngữ đơn lập này, quả là một công việc gay go, vất vả hơn nhiều! Nguyễn Tài Cẩn, ngay từ đầu, đã đi theo hướng ấy.

    Về cuốn Ngữ pháp tiếng Việt: tiếng, từ ghép, đoản ngữ của Nguyễn Tài Cẩn, nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo nhận xét:"

    Cách đây 40 năm, bậc đàn anh của Việt ngữ học Nguyễn Tài Cẩn đã đem từ Liên Xô về lý thuyết âm tiết - hình vị, một lý thuyết có thể giúp giải quyết những vấn đề mà một ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt đặt ra cho ngôn ngữ học hiện đại, từ đó vạch ra con đường khắc phục "chủ nghĩa dĩ Âu vi trung" (coi châu Âu là trung tâm/europeocentrism). Tiếc rằng hồi đó không ai hiểu ông!"

    Cao Xuân Hạo là nhà ngôn ngữ học có uy tín quốc tế. Cho nên, lời đánh giá của ông về vai trò của "bậc đàn anh của Việt ngữ học Nguyễn Tài Cẩn" trong việc xây dựng ngữ pháp tiếng Việt là rất đáng tin.

    Sự "tài tình" của cách đọc Hán-Việt

    Một công trình khác của Nguyễn Tài Cẩn cũng mang lại cho bạn đọc trí thức nhiều hứng thú là cuốn Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán-Việt xuất bản năm 1979.

    Không ít người Việt Nam - trong đó có tôi - mê thơ Đường. Lớn lên trong gia đình Nho học, ngay từ thuở bé, tôi đã được học thuộc lòng hàng trăm bài thơ Đường như Đề đô thành nam trang của Thôi Hộ:

    Tích niên kim nhật thử môn trung
    Nhân diện đào hoa tương ánh hồng
    Nhân diện bất tri hà xứ khứ
    Đào hoa y cựu tiếu đông phong.

    Có thể nói, trong cả bài thơ thất ngôn tứ tuyệt bằng tiếng Hán ấy, về mặt ngữ nghĩa, chỉ có hai chữ (tích và thử) là hơi lạ lẫm đối với một người Việt chưa có dịp học qua chữ Hán; còn 26 chữ khác thì đều quen thuộc từ lâu. Hơn nữa, về mặt thanh điệu, đọc bài thơ lên, ta cảm thấy bằng, trắc hài hòa, êm tai, đúng niêm luật. Dường như không có khoảng cách 12 thế kỷ giữa nhà thơ Thôi Hộ và chúng ta!

    Nhà thơ Nam Trân, qua bút danh Tương Như, dịch rất sát nghĩa:

    Cửa đây, năm ngoái, cũng ngày này,
    Má phấn, hoa đào ửng đỏ hây.
    Má phấn giờ đâu, đâu vắng tá?
    Hoa đào còn bỡn gió xuân đây!

    Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du mượn ý hai câu thất ngôn cuối bài thơ Thôi Hộ để "sáng tạo lại" thành hai câu lục bát tuyệt hay:

    Trước sau nào thấy bóng người!
    Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông...

    Trong tiếng Việt, lớp từ Hán-Việt chiếm một tỷ trọng rất lớn, nhất là ở phong cách nghị luận, khoảng 60-70%. Mức độ phong phú của lớp từ này coi như vô hạn. Những thập niên gần đây, và cả từ nay về sau, khi cần, ta vẫn có thể mượn thêm những từ Hán mới.

    Một số nhà khoa học thông thạo chữ Hán, như GS Hoàng Xuân Hãn, đã làm phong phú thêm tiếng Việt bằng vô số từ Hán hiện đại như: định lý, định luật, đẳng thức, phương trình, nguyên tử, phân tử, điện tử... Trong các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, lớp từ Hán-Việt cũng rất lớn: duy vật, duy tâm, cương lĩnh, chính sách, chiến lược, sách lược, du kích, chính quy, tiến công, phòng ngự, công hàm, hiệp định...

    Tại sao cả một lớp từ "đông đúc" như vậy lọt sâu vào tiếng Việt, mà lại không làm thay đổi cấu trúc nội tại của Việt ngữ? Tại sao người Việt đọc tiếng Hán mà cứ y như đọc tiếng Việt? Cách đọc Hán-Việt có từ bao giờ? Nó đã biến đổi ra sao qua bao nhiêu thế kỷ?

    Nguyễn Tài Cẩn muốn trả lời những câu hỏi "muôn năm cũ" ấy.

    Hàm Châu (Còn nữa)
  9. sakura.

    sakura. Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2011
    Bài viết:
    367
    Đã được thích:
    0
    Thực tế là người Việt ngày xưa không cần học ngữ pháp vẫn nói được tiếng Việt như thường, hay các em bé chưa đi học cũng vậy chúng đâu cần biết đến ngữ pháp.

    Về nguồn gốc của tiếng Việt có nhiều ý kiến khác nhau nhưng ý kiến được nhiều nhà nghiên cứu lịch sử tiếng Việt nhất trí cho rằng tiếng Việt là một ngôn ngữ thuộc nhóm Việt-Mường nhánh Môn - Khơ me của họ Nam á. Về mặt từ vựng trong vốn từ của tiếng Việt có nhiều từ có nguồn gốc Môn - Khơ me các từ thuộc vào lớp từ cơ bản. Về mặt thanh điệu trong nhiều thứ tiếng ở Đông Nam á giữa thanh điệu và phụ âm đầu của âm tiết có liên quan với nhau: Phụ âm đầu tắc - vô thanh tương ứng với một thanh điệu cao và phụ âm đầu hữu thanh tương ứng với một thanh điệu thấp. Đồng thời cũng có sự tương ứng đều đặn giữa thanh điệu tiếng Việt với những cách kết thúc như trên nên có thể cho rằng tiếng Việt đã trải qua một quá trình phát triển từ không có thanh điệu tới một hệ thống thanh điệu như ngày nay. Ban đầu tiếng Việt không có thanh điệu, sau đó do biến đổi của các âm cuối âm tiết, tiếng Việt có ba thanh. Về sau do biến đổi các âm đầu, hệ thống ba thanh chuyển thành hệ thống sáu thanh như ngày nay.

    Người ta chia quá trình phát triển tiếng Việt thành những giai đoạn phát triển khác nhau trong lịch sử. Giai đoạn đầu tiên được gọi là giai đoạn Môn - Khơme. Thời kỳ này cách đây 6 - 7 ngàn năm. Đây là thời kỳ tiếng Việt cùng các ngôn ngữ Môn - Khơme tách khỏi khối Nam Á nói chung. Sau giai đoạn Môn - Khơme, tiếng Việt chuyển sang giai đoạn tiền Việt - Mường, giai đoạn này là thời kỳ tiếng Việt cùng các ngôn ngữ thuộc nhóm Việt - Mường hiện nay tách khỏi khối Môn - Khơme, phần còn lại của khối ấy hiện nay là các nhóm ngôn ngữ Ka Tu, Ba Na, Kha Mú... người ta ước tính thời kỳ tiền Việt - Mường kéo dài từ 2 - 3 ngàn năm trước công nguyên đến thế kỷ I và II sau công nguyên. Đây là thời kỳ tiếng Việt có một quá trình phát triển rực rỡ với nền văn hóa Đông Sơn, nền văn minh sông Hồng của người Việt. Nhờ sự phát triển của thời kỳ này, tiếng Việt góp phần làm cho nhà nước Văn Lang phát triển một cách vững chắc. Nhờ giai đoạn phát triển này mà về sau , dân tộc ta dù trải qua một thử thách nặng nề và lâu dài nhất - một ngàn năm Bắc thuộc - đất nước ta vẫn đứng vững. Trong 10 thế kỷ ấy kẻ xâm lược thực hiện chính sách đồng hóa gắt gao và có hệ thống nhằm xoá đi bản sắc văn hóa của dân tộc, xoá đi tiếng nói của dân tộc. Nhưng nhờ tiếng Việt đã có một giai đoạn phát triển tiền Việt - Mường đầy bản sắc, tiếng nói của dân tộc ta vẫn tiếp tục vươn lên đáp ứng vai trò là công cụ giao tiếp và tư duy của dân tộc.
    Tiếp theo thời kỳ tiền Việt - Mường, tiếng Việt chuyển sang giai đoạn Việt - Mường cổ, đây là thời kỳ khối tiền Việt - Mường bắt đầu bị tách ra thành một bên là các ngôn ngữ Pọng, Chút, Mã liềng, Arem hiện nay và bên kia là tiếng Cuối, tiếng Mường và tiếng Việt hiện nay. Giai đoạn này ước từ thế kỷ thứ II đến quãng thế kỷ X, XI. Giai đoạn này là gia đoạn khó khăn nhất của lịch sử dân tộc nhưng người Việt đã là một cộng đồng dân tộc có cuộc sống vật chất và tinh thần ổn định, có nền văn hóa, có tiếng nói riêng và tương đối phát triển trong vùng. Suốt trong thời kỳ này người Việt luôn có ý thức dân tộc và tiếng Việt trong cộng đồng dân gian Việt có một sức sống mãnh liệt, đảm bảo cho sức sống dân tộc được trường tồn.
    Từ giai đoạn Việt - Mường cổ, tiếng Việt chuyển sanggiai đoạn Việt - Mường chung. Lúc này tiếng Việt và tiếng Mường hiện nay là một khối chung thống nhất, là ngôn ngữ của thời kỳ Đại Việt độc lập, xây dựng nền tự chủ. Giai đoạn này có từ thế kỷ XI - XIII hoặc XIV, thời kỳ này tiếng Việt bắt đầu vay mượn những gì mình chưa có từ tiếng Hán để làm phong phú cho ngôn ngữ dân tộc, đủ sức đáp ứng nhiệm vụ là ngôn ngữ của một dân tộc độc lập và phát triển. ở vị thế độc lập và tự chủ này, tiếng Việt - Mường chung tiếp nhận một cách ồ ạt tiếng Hán và tạo thành một lớp từ Hán - Việt và cùng với lớp từ này là một cách đọc chữ Hán của người Việt, gọi là cách đọc Hán - Việt. Nhờ cách ứng xử này ngôn ngữ của dân tộc phát triển một cách đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu xây dựng một thượng tầng kiến trúc nhà nước phong kiến tương xứng với các nhà nước khác trong vùng. Tuy nhiên do hoàn cảnh địa lý khác nhau, sự vay mượn tiếp xúc này có khác nhau ở đồng bằng có điều kiện tiếp xúc hơn do đi lại dễ dàng hơn. Chính sự khác biệt này cho phép tiếng Việt chuyển sang một giai đoạn phát triển mới, giai đoạn có sự khác biệt giữa đồng bằng và miền núi.
    Giai đoạn đó được các nhà nghiên cứu lịch sử tiếng Việt gọi là giai đoạn Việt cổ. Lúc này là lúc tiếng Việt và tiếng Mường tách rời thành hai ngôn ngữ độc lập, tiếng Việt và tiếng Mường riêng. Người ta ước định rằng thời kỳ này kéo dài từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVI, là thời kỳ tiếng Việt đã hoàn chỉnh sự vay mượn tiếng Hán để có một lớp từ Hán - Việt và cách đọc Hán - Việt. Có lẽ lúc này các từ triều đình, thượng thư, công chúa, quân đội...không còn xa lạ với tiếng Việt và nhờ vậy, nó đã góp phần xây dựng nhà nước phong kiến vững mạnh. Ngược lại phần kia của tiếng Việt - Mường chung - tiếng Mường không biết đến hoặc biết rất ít đến lớp từ Hán - Việt nên nó giữ được diện mạo của tiềng Mường hiện nay.
    Tiếp theo giai đoạn Việt cổ, tiếng Việt phát triển sang giai đoạn Việt trung đại. Giai đoạn này ước chừng kéo dài từ thế kỷ XVI - XVII đến thế kỷ XIX. Thời kỳ này tiếng Việt đã có diện mạo của các vùng phương ngữ như ngày nay và đang phát triển dần về phương Nam theo con đường phát triển của dân tộc. Đây cũng là thời kỳ tiếng Việt bắt đầu có sự tiếp xúc với các ngôn ngữ phương Tây ( như Pháp, Bồ đào nha, Hà lan v.v... ) và người ta đã dùng chữ cái La tinh để ghi chép tiếng Việt ( từ điển Việt - Bồ La tinh của cha A. Đơ Rốt xuất bản ở Rôm năm 1651 ). Nhưng sự tiếp xúc này chưa có ảnh hưởng sâu rộng đối với cộng đồng đông đảo những người sử dụng tiếng Việt.
    Từ thế kỷ XIX, tiếng Việt bước sang thời kỳ hiện đại nhưng quá trình phát triển của tiếng Việt ở giai đoạn này cũng không đồng đều ở các mặt làm nên một ngôn ngữ. Có thể nói ngữ âm là phương diện phát triển nhanh nhất. Truyện Kiều của Nguyễn Du cuối thế kỷ XVIII về cơ bản có cách đọc giống với cách đọc của chúng ta ngày nay, chứng tỏ về mặt ngữ âm tiếng Việt đã tương đối phát triển, nhưng về những phương diện khác, tiếng Việt khác xa với trạng thái hiện nay.
    <?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com
  10. Amor

    Amor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/07/2002
    Bài viết:
    477
    Đã được thích:
    0
    Đoạn này buồn cười nhỉ. Tớ cũng có thể bảo Xuân Diệu sai ngữ pháp, lại đua đòi theo Tây nữa. Ví dụ rành rành:

    "Hơn một loài hoa đã rụng cành
    Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh
    Đã nghe rét mướt luồn trong gió
    Đã vắng người sang những chuyến đò."

    Ngữ pháp tiếng Việt không chỉ linh động, mềm dẻo hơn tiếng Tây, mà thực ra chính tiếng Tây họ cũng cho phép đảo vị ngữ lên trước trong nhiều trường hợp. Còn "Giếng vàng" chỉ là trạng từ chỉ vị trí thôi có gì đâu, nếu muốn đầy đủ chỉ cần cho thêm "Bên giếng vàng" là rõ ý ngay. Nhưng như thế lại không thành câu thơ. Vì thế mới nói, trong thơ câu cú ngữ pháp đều được linh động giản lược đi rất nhiều, Tây Tàu hay Việt đều cho phép như vậy. Không biết ông thầy kia vô tình hay cố ý "quên" điểm này đi để lấy le với học trò.

Chia sẻ trang này