1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếng nói của người Việt mình ngày xưa có giống như bây giờ không?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi denva80, 15/09/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. denva80

    denva80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/03/2008
    Bài viết:
    1.116
    Đã được thích:
    0
    Ngày xưa thì người Việt mình vẫn nói như bây giờ có phải không các bác, hay là như thế nào? Từ khi có chữ quốc ngữ thì có thay đổi gì không?[r32)]
  2. tlspace

    tlspace Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2008
    Bài viết:
    736
    Đã được thích:
    0
    Đôi khi cũng hay tự hỏi thế này :D, đợi các cao nhân vào trả lời :)
  3. ZARG

    ZARG Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/06/2003
    Bài viết:
    5.974
    Đã được thích:
    12
    Chẳng khác gì, tiếng Việt giờ là ký âm lại lời nói của chúng ta hàng ngày.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    3. Tiếng Việt ở giai đoạn dùng "chữ quốc ngữ"

    Từ đầu thế kỉ 20 về sau, tiếng Việt dần dần được dùng trong mọi thể loại văn học, mọi địa hạt văn hoá, khoa học, kĩ thuật. Nó phát triển thành ngôn ngữ văn học toàn diện(1). Đây là giai đoạn hiện đại của tiếng Việt.
    Ở giai đoạn này, sự phát triển của tiếng Việt diễn ra mạnh và nhanh, cùng một đà với quá trình biến đổi sâu sắc của xã hội Việt Nam trải qua cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách thực dân, đặc biệt dưới sự lãnh đạo của **********************.
    Đó cũng là sự phát triển đã diễn ra với một lợi khí mới về chữ viết: "chữ quốc ngữ".
    Chữ quốc ngữ là một thứ chữ được xây dựng theo nguyên tắc ghi âm, bằng chữ cái Latin(2). Loại chữ này đã được dùng phổ biến từ rất lâu, ở châu Âu. Đến thế kỉ 17, một số giáo sĩ phương Tây(3) đem nguyên tắc ấy dùng vào việc ghi âm tiếng Việt, tạo ra một thứ chữ thuận lợi hơn đối với mục đích truyền đạo. Điều kiện quyết định sự thanh công của việc ghi âm như vậy là cách phát âm về cơ bản giống nhau giữa các địa phương. Điều kiện ấy đã có ở thế kỉ 17. Quả vậy, tiếng Việt trên toàn đất nước, như chính bản thân chữ quốc ngữ của thời kì này đã ghi lại, đã có, tự bấy giờ, một trình độ thống nhất rất cao(4).




    http://edu.go.vn/e-tap-chi/tin-bai/3/112/129/1433/khai-quat-ve-lich-su-tieng-viet.html
  4. canhbuomden

    canhbuomden Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2007
    Bài viết:
    750
    Đã được thích:
    0
    thế ngày xưa các k ụ nói tiếng việt nhưng lại ghi chép bằng chứ hán thì cũng mệt nhỉ, coi như có thêm 1 ngoại ngữ. như kiểu bọn Sin, phi bây giờ
    thế mới biết xưa các k ụ còn học ngoại ngữ giỏi hơn bây giờ.
  5. Langtu2212

    Langtu2212 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/05/2007
    Bài viết:
    1.208
    Đã được thích:
    0
    có chứ !!!!
    Mỗi một thời ngôn ngữ cũng thay đổi dần. Ngay đến một danh từ dùng để chỉ 1 nhóm người cũng có sự thay đổi theo thời gian. Ví dụ thời các cụ lịch sự gọi là "gái bán hoa", hay "ả hát cô đầu", sau đó thời bao cấp gọi là fò, là con bóng, con bớp, ngày nay thì gọi là "gái mại dâm", gọi là ****, v.v....
    =))
  6. cool_dcs

    cool_dcs Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/10/2006
    Bài viết:
    954
    Đã được thích:
    0
    Hic, chữ viết chỉ là cách ghi lại tiếng nói thôi bạn ơi. Ngày xưa chả ai coi chữ hán là ngoại ngữ cả, còn tiếng Việt hiện đại mới có từ thế kỷ 17.
  7. phanvthuan

    phanvthuan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    1.507
    Đã được thích:
    35
    - Câu hỏi của bạn chủ thớt là "tiếng nói của người Việt ngày xưa có giống như bây giờ không?".
    Theo mình được biết người Việt bao gồm nhiều tộc người được gọi là Bách Việt sống ở một vùng rất rộng ở phía nam sông Hoàng Hà (TQ), kéo dài xuống VN. Ban đầu, họ nói một số thứ tiếng như: Môn-Khmer, Việt-Mường, Tày-Thái, Mèo-Dao,... Sau này quá trình chia tách của lịch sử tiếp tục để hình thành nên các dân tộc và các ngôn ngữ như ngày nay. Vì thế không thể nói rằng tiếng nói của người Việt ngày xưa khác ngày nay vì có nhiều thứ tiếng khác nhau.
    - Nhưng ở đây có lẽ vấn đề bạn thắc mắc lại không phải như vậy, mà có lẽ vấn đề bạn thắc mắc là tiếng nói, ngôn ngữ của người Việt mà thực chất là dân tộc Kinh - một dân tộc thuộc tộc người Bách Việt. Dân tộc chiếm đa số tại VN ngày nay.
    Theo mình thì cách phát âm, từ ngữ không thay đổi, chỉ có sự thay đổi cách ký âm, ghi lại tiếng nói bằng ký tự. Từ xa xưa thì có kiểu chữ Đẩu, chữ Hỏa (?!?), rồi có thời gian dài là dùng chữ Hán, chữ Nôm, đến thế kỷ 17 thì do sự thuộc địa hóa nên dần dần chuyển sang dùng ký tự La tinh để ghi chép tiếng Việt. Thế rồi được sử dụng làm chữ Quốc ngữ. Về cơ bản thì như vậy. Bên cạnh đó thì theo thời gian, một số từ ngữ cổ sẽ bị mất đi, thay thế vào đó là những từ mới.

    Trên đây chỉ là quan điểm, hiểu biết cá nhân tôi.
    Hoangdun9 thích bài này.
  8. canhbuomden

    canhbuomden Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2007
    Bài viết:
    750
    Đã được thích:
    0
    đơn giản đi bạn ạ
    giờ còn việt nào ngoài việt nam nữa,
    ý của chủ topic là ngày xưa mình dùng hán tự nhưng vẫn nói tiếng việt như bây giờ hay là nói và viết chữ Hán, tiếng việt sau này mới có
    nhân tiện mình hỏi luôn, trên các văn bia hán tự thì các cụ nhà mình hành văn theo ngữ pháp Hán hay chỉ sử dụng chữ hán còn hành văn theo kiểu Việt Nam nhỉ? chẳng lẽ viết bằng chữ Hán, rồi có bản nôm dịch nghĩa để cho toàn dân hiểu à, kiểu như thơ đường mình học phổ thông, có phiên âm hán tự, rồi có dịch nghĩa bài thơ, cuối cùng mới là việt hóa theo thơ ý.
  9. nouveau

    nouveau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2005
    Bài viết:
    1.097
    Đã được thích:
    0
    Văn bia nói riêng và văn bản nói chung thì chắc phải đến đời Lê, Nguyễn mới dùng chữ Nôm một cách hoàn chỉnh.
    Trước đó cứ viết xuống là tiếng Hán hết.
    Đọc viết tức là đọc viết chữ Hán, tiếng Hán, nói chuyện thường ngày với nhau thì mới dùng tiếng Việt.

    Việc này cũng không có gì lạ, Châu Âu cũng có thời kỳ văn viết 100% dùng tiếng Latin.
  10. Anxiety

    Anxiety Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    12.185
    Đã được thích:
    13
    Tôi đoán là âm thanh ít nhiều có bị biến dạng qua thời gian.

    Tại 1 địa phương thì ít thấy, nhưng nếu xét là 1 nhóm người di cư sang vùng mới, giao lưu văn hóa với người bản địa, và vẫn giữ tiếng của mình, thì âm thanh mới đã khác biệt so với âm thanh người ở lại địa phương cũ phát ra.

    Từ vựng cũng vậy.

Chia sẻ trang này