1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Olympic Việt Nam và hành trình tới SEAGAMES 2011mừng ít, lo nhiều

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi GDTLA04, 05/06/2011.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. boy_bachkhoa

    boy_bachkhoa Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/03/2002
    Bài viết:
    468
    Đã được thích:
    1
    Thời Tavares thì Minh Hiếu chưa lên tuyển thì pải....nếu e nhớ ko nhầm thì Minh Hiếu bắt đầu ăn cơm tuyển từ thời Colin Murphy
  2. muaxuanbackinh

    muaxuanbackinh Moderator box bóng đá VN

    Tham gia ngày:
    09/07/2003
    Bài viết:
    8.057
    Đã được thích:
    4.141
    Ý của bdnuocnam là ở giai đoạn sau Minh Hiếu dù xuất hiện và nổi lên thì vẫn bị đè xuống để Hồng Sơn đá.

    Giai đoạn trước 1995 tôi không biết Văn Cao, nhưng người thật sự cầm trịch cho tuyển VN là Võ Hoàng Bửu trong sơ đồ 5-3-2. Bửu là người có đầu óc tổ chức và chuyền bóng làm nhịp rất tốt, 2 mũi tiền vệ con thoi tổ chức tấn công là Hồng Sơn (phải) và Hữu Đang ( trái).

    Về đạo đức và tư cách thì rất nhiều người- trong đó có tôi- cho rằng Hiếu là thằng sống tử tế và quân tử hơn Hồng Sơn nhiều. Chưa nói tới những xì xầm về chuyện bán độ thì Sơn bị đánh giá thấp ở việc cầm đầu nhóm Thể Công , gây áp lực nhiều tới việc tuyển quân lên tuyển và chia rẽ, bè phái. Tuy nhiên về chuyên môn thì rất khó đánh giá rạch ròi. Dưới mắt tôi thì Hiếu có lối chơi toàn năng và hiện đại hơn Sơn , trong khi Sơn tài hoa và tinh quái hơn. Nếu đá với sơ đồ 4-2-3-1 bây giờ thì Hiếu mới là mẫu cầu thủ nên được ưu tiên đá giữa như Minh Phương, trong khi Sơn có thể sắm vai của Tấn Tài., Vũ Phong. Không phải bỗng dưng mà năm 1997, ông Murphy muốn dùng Văn Sỹ làm thủ lĩnh hàng tiền vệ và kéo Sơn nhô cao lên đá hỗ trợ cho Huỳnh Đức ở hàng tiền đạo , kèm theo lời giải thích là Sơn hay nhưng cách đá thì hay phá vỡ chiến thuật và đội hình.

    Hiếu đúng là thời Murphy mới lên tuyển.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Quên mất, nếu nói về vị trí tiền vệ tấn công của giai đoạn ấy thì vị trí xuất sắc nhất là Lư Đình Tuấn của Cảng Sài Gòn. Năm 1995 ông Weigang đã mang cả bộ 3 của Cảng Sài Gòn là Hoàng Bửu- Quan Huy- Lư Đình Tuấn lắp vào hàng tiền vệ, tuy nhiên Quan Huy k bằng Hữu Đang, còn Tuấn bị chấn thương mới lành. Quan Huy cũng được đi SEAGAMES nhưng giờ chót bị gạt khỏi danh sách thi đấu để lấy suất cho Huỳnh Đức, trước đó bị kỷ luật
  3. bdnuocnam

    bdnuocnam Moderator box bóng đá VN

    Tham gia ngày:
    15/12/2008
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    613
    Nghe tin Hà Minh Tuấn không thể cùng U23 VN tham dự Seagame tới vì chấn thương cũng hơi buồn . Trong khi Đình Tùng mà so với Hà Minh Tuấn chẳng khác gì mang đá vôi sánh với ngọc quý .

    Qua trận đấu giao hữu Nhật - Việt thì theo quan điểm của riêng tui , lão Goetz này chỉ là 1 HLV tầm thường chứ chẳng phải là 1 HLV xuất sắc hay tài ba nhất trong số các HLV ngoại mà TVN có như tuyên bố của VFF . Đòi hỏi phải thắng 1 nhà đương kim Châu Á như Nhật là 1 đòi hỏi quá đáng , nhưng một thế trận xem được và để hy vọng thì TVN vẫn chưa đáp ứng được . Tui không phải là 1 người quá khó tính , nhưng những gì thu được qua trận đấu là rất đáng buồn

    Trong rất nhiều tình huống khi cầu thủ Việt nhận bóng thì luôn có 2 đến 3 cầu thủ Nhật chơi áp sát nhưng ngược lại khi cầu thủ Nhật nhận bóng thì không có nhiều cầu thủ Việt chơi áp sát như thế . Đây chính là cách bố trí cự ly đội hình rất thiếu khoa học của Goetz dẫn tới việc rất khó hỗ trợ và bọc lót cho nhau kể cả khi phòng thủ lẫn khi tấn công ... Đơn giản nhìn vào pha bóng Trọng Hoàng tạo ra sẽ thấy , chỉ 1 mình Trọng Hoàng tự biên , tự diễn nói cho dễ hiểu một chút là bằng chính nỗ lực cá nhân của Trọng Hoàng , chứ chắng thấy 1 cầu thủ khác nào tới hỗ trợ ... Nhưng ở pha bóng nâng tỷ số lên 0-2 trong trận chung kết lượt đi AFF cup 2008 giữa Thái - Việt sẽ thấy sự khác biệt rất rõ . Khi Tấn Tài tranh bóng cùng 1 cầu thủ Thái thì ngay lập tức Việt Thắng có mặt hỗ trợ , được bóng rồi bức tốc đi , khi Việt Thắng xâm nhập vòng cấm địa của Thái thì Công Vinh xuất hiện hỗ trợ , bàn thắng đến là diều không phải bàn . Nhưng qua pha bóng đó chúng ta sẽ thấy Việt Thằng đã hỗ trợ cho Tấn tài , còn Công Vinh hỗ trợ cho Việt Thắng nhanh như thế nào là nhờ cách bố trí cự ly đội hình rất hợp lý ... Không chỉ riêng 1 pha bóng đó mà trong suốt trận đấu với Nhật , TVN vẫn chưa thấy sự liên kết hỗ trợ cho nhau mà chỉ chuyền cho hết trách nhiệm , thậm chí "bắn thẳng bóng" vào chân của nhau khi cầu thủ Nhật chơi áp sát . Đó là lý do tại sao 2 hay 3 đường chuyền thì TVN lại bị mất bóng . Đây mới nói về cự ly đội hình , chiến thuật .

    Ngay cả 2 lượt trận với Qatar và trận giao hữu vừa qua ... Tui vẫn chưa thấy bất kỳ 1 phương án tiếp cận cầu môn đối phương khả dĩ nào của TVN mà mang đậm nét của Goetz . Tất cả đều mang đậm dấu ấn cá nhân hơn là nhờ tài thuật từ Goetz .

    Nếu mang tỷ số thua sát nút Nhật 0-1 mà cho đó là sự thành công thì quả thật là rất đáng tiếc . Ngay cả hàng phòng ngự cũng thế , rất nhiều lần để tiền đạo Nhật dùng tốc độ phá bẫy việt vị 1 cách rất dễ dàng và còn phạm lỗi rất tệ hại dẫn đến những quả đá phạt trực tiếp ngay trước khu 16m50 trực diện khung thành ... Đây là chuyện cực kỳ nguy hiểm . Và đây cũng chỉ là 1 trận giao hữu mang nặng tình giao hảo , bằng hữu hơn là 1 trận đấu giao hữu vì danh dự . Tui nói ra đây vì biết có nhiều trận đấu giao hữu nhưng vì danh dự nên đá rất rát như Đức - Hà Lan ; Việt - Thái hay Anh - Đức ... Nhưng nó đã cho thấy ít nhiều đến viễn cảnh đen tối sau này của TVN .

    Luyện binh chọn tướng tháng ngày
    Ngẫu nhiên mời tới Quan Đông so tài .
    Ngẩn ngơ ngồi trước màn hình
    Hoa Đào khoe sắc , tả tơi Sen Vàng
    Buồn thay trống trận thu quân
    Lòng người tự mãn , nịnh thần khua môi
    Nhớ xưa vận " cầu" cao bay
    Cùng Hùm đua sức , cùng Rồng chọi nanh
    Giờ đây lâm cảnh khốn cùng
    Sao ta chịu giữ phận hèn thế kia ?!
    Chong đèn - buồn ngắm hào kiệt xa
    Rồng đây ! đâu phải giống ao hồ nhỏ
    Cưỡi sấm , bay cao , gầm vang ... phải thế nào !?
  4. bothangjun

    bothangjun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2007
    Bài viết:
    837
    Đã được thích:
    281
    Giữ cự ly đội hình, tranh chấp chủ động là việc mà HLV đội tuyển phải dạy cho tuyển thủ quốc gia à bác ... Hì, đúng là bình loạn viên có khác ... [:D]
  5. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.942
    Đã được thích:
    17.451
    chứ ý bác là sao??? hay tuyển việt nam ta đã đạt đẳng cấp đức, ý, cầu thủ hoàn toàn ý thức được vị trí, trách nhiệm của mình trên sân, hlv chỉ việc đề xuất đội hình và chiến thuật thi đấu, thả vào sân rồi chiến ???
  6. boy_bachkhoa

    boy_bachkhoa Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/03/2002
    Bài viết:
    468
    Đã được thích:
    1
    So sánh Hồng Sơn và Minh Hiếu rồi đánh giá ai hơn ai thì e rằng hơi khó, còn phụ thuộc vào lối chơi nữa. Minh Hiếu nổi danh với những cú chọc cho Tuấn Thành chạy trong thế trận phòng ngự-phản công của CAHN chứ tài dẫn dắt thế trận thì Hồng Sơn hơn Minh Hiếu. MH hơn HS ở khả năng sút xa và sút phạt còn HS thì hơn ở khả năng xử lý bóng. Còn 1 điều nữa là HS với Huỳnh Đức khá hiểu ý nhau...1 số trận MH đá thay HS nhưng khả năng phối hợp với HĐ kém.
    Cuối cùng là do MH kém may mắn do cùng lứa với HS
  7. P20

    P20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    5.619
    Đã được thích:
    203
    Nó ko phải cạ với nhau thì còn lâu nó mới chịu phối hợp>:)
    Đừng trách MH kém mà trách thì trách Tuấn Thành ko bằng Huỳnh Đức ấy[-X
  8. trananhvan

    trananhvan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2010
    Bài viết:
    263
    Đã được thích:
    0
    Từ trc đến giờ, mình vẫn thích nhất là cặp đôi Hồng Sơn & Huỳnh Đức

    Các bác cứ tự phịa, ở đâu ra chuyện Hồng Sơn bán độ?? Mà thấy các bác chê chú Đình Tùng quá, chứ mình thấy chú này tuy người nhỏ con nhưng là 1 trong những chân sút nội ghi nhiều bàn thắng nhất đó. Hà Minh Tuấn có triển vọng, nhưng chỉ dừng ở mức giải trẻ, chứ vào đá ở cấp độ V-League hay đội tuyển quốc gia là khác liền.

    Hoàng Bửu hồi xưa là chuyên gia đá phạt đền, khả năng lừa thủ môn đối phương của bác này là siêu. Văn Sĩ thì nổi tiếng với những pha đá phạt căng như sợi chỉ. Huỳnh Đức là tay săn bàn số 1 VN thời bấy giờ. Hồng Sơn có kĩ thuật và sự khôn khéo thuộc loại sư phụ. Đỗ Khải là lá chắn thép vững chắc của hàng thủ VN --> Lứa cầu thủ tài năng 1 thời của bóng đá VN, đều có điểm chung là họ luôn gắn sau tên mình chỉ duy nhất 1 câu lạc bộ (Bửu-Cảng SG, Sĩ-Nam Định, Đức-CAHCM, Sơn-Thể Công, Khải-Hải Quan)
  9. JannieDL

    JannieDL Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/12/2009
    Bài viết:
    2.598
    Đã được thích:
    1.941
    Hồng Sơn bán độ thì giới cầu thủ nó hay nói nhau, chứ thời thế hệ vàng, bóng đá bao cấp nhiều thứ thâm cung bí sử có bao giờ được công khai ? Y chang xã hội VN thời bao cấp thôi. Thế hệ vàng thời đó gần như ko có ai là ko dính những chuyện này, vì cơ cấu nó thế rồi.

    Hồng Sơn siêu phàm, Đỗ Khải thép, thế nhưng cứ ra ngoài ĐNA là bị dẫm đạp. Nói thật chứ hôm rồi lối đá của VN tự phát, gần như ko có tổ chức nhưng coi vẫn được hơn là thời thế hệ vàng siêu phàm đá với các đội châu lục.
  10. trananhvan

    trananhvan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2010
    Bài viết:
    263
    Đã được thích:
    0
    Trong đời ganh ghét, nói xấu nhau là điều bình thưòng. Quan trọng người nghe có nên nghe hết ko.

    Bác kiếm dc cái video của 1 trận đấu nào đó chứng tỏ Hồng Sơn thi đấu dưới sức mình đi thì hẵng nói. Tui chỉ biết ở trong sân cỏ thì HS luôn thi đấu rất fairplay, ít khi anh phạm lỗi thô bạo và cũng ít khi anh cãi vả xung đột với trọng tài.

    Bác phê phán cầu thủ ta đá dở, vậy bác đã khi nào ra sân lớn 11 người đá chưa, chạy dc 15-20ph là thở ko ra hơi chứ mà suốt ngày ngồi xem tv mà chê bai người khác

Chia sẻ trang này