1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc chiến bản quyền Super League: VPF&VTV vs AVG&VFF

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi BlueSea96, 29/12/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Reddman4ever

    Reddman4ever Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2003
    Bài viết:
    10.486
    Đã được thích:
    1.163
    VPF mà không nhẩy vào vụ này thì khoảng 10 năm nữa VN sẽ có một nhà tài phiệt bóng đá.
  2. sole_husband

    sole_husband Moderator

    Tham gia ngày:
    02/04/2003
    Bài viết:
    6.285
    Đã được thích:
    2.244
    Tự nhiên tôi nghĩ ông này là quân của AVG hoặc VFF, nhưng có lẽ AVG thì đúng hơn.
    Bác nào đồng ý thì nhấn "cảm ơn" nhé!
  3. tontot

    tontot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2003
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    29
    Đồng chí hatrang này tham gia topic VPF VFF từ những ngày đầu mà

    Có khi nào là chú đại diện AVG bị bác Kiên chửi thẳng trong hội nghị liên đòan không ?
  4. bochet

    bochet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    1.003
    Đã được thích:
    3
    mình nghĩ hatrang có khi có quan hệ với VFF thì hợp lý hơn. :) sozy bạn hatrang vì đoàn mò nhé,

    Ai thắng, ai thua trong cuộc chiến truyền hình? Kỳ 2: Chưa kết thúc, nhưng VPF đã thắng "Cuộc chiến" Thư mục: V-League . Ngày gửi: Thứ sáu, 10:20, 24/2/2012 . ... phản hồi

    • [​IMG]
    • [​IMG]

    Khi kết luận thanh tra được công bố, ngay lập tức, xuất hiện một luồng thông tin cho rằng VPF đã quá đà khi gây chuyện ầm ĩ về hợp đồng VFF-AVG. Nói cách khác, người ta cho rằng VPF đã thua trong “cuộc chiến” này. Thực tế là ngược lại.
    VPF có tạo "bánh vẽ"? 10:03, 24/2/2012 [​IMG]
    VFF yêu cầu trao giấy thanh lý hợp đồng cho Thanh Trung 09:21, 24/2/2012 [​IMG]
    Ông Nguyễn Trọng Hỷ: “Không nên đưa chuyện đại hội sớm ra dọa” 22:51, 23/2/2012

    Từ buổi họp báo bất thường của AVG

    Sau khi có kết luận thanh tra, bầu Kiên cho biết AVG có mời gặp mặt vào ngày 20-2. Tuy nhiên, cuộc gặp đã không diễn ra đúng lịch mà được dời sang sáng hôm sau, thay vào đó là buổi họp báo khá đột ngột của AVG vào chiều 20-2. Tại sao AVG lại họp báo mà không đợi đến khi gặp VPF? Tại sao giữ im lặng suốt mấy tháng trời trước sự “hùng hổ” của VPF nhưng lại đúng lúc kết luận thanh tra đem lại “phần thắng” cho mình thì AVG lại gặp báo chí để “thanh minh” về tính chất của bản hợp đồng? Phải chăng, chính kết luận của thanh tra đã khiến AVG từ chỗ “thắng”, trở thành “thua”? Rõ ràng, trong buổi họp báo hôm đó, đại diện của AVG đã có những phát ngôn thể hiện không ít sự bực bội trước các câu hỏi gay gắt về những điểm bất lợi của bản hợp đồng đó với bóng đá Việt Nam.

    [​IMG] Cuộc họp giải quyết về bản quyền truyền hình giữa VFF - VPF dưới sự chủ trì của lãnh đạo Tổng cục TDTT và Bộ VH-TT&DL. Ảnh: Quang Thắng
    Cũng cần phải nhắc lại, trước khi “cuộc chiến” bắt đầu, AVG kiên quyết không chịu gặp VPF, nhưng ngay khi có kết luận thanh tra, họ lại chủ động mời bầu Kiên. Bất ngờ hơn, trong buổi gặp sáng 21-2, các lãnh đạo VPF lại rất mềm mỏng, chẳng đá động gì đến hợp đồng, chỉ nhắc nhở AVG 2 điều kiện: ưu tiên phủ sóng VTV và nâng giá bản quyền lên để các CLB có thêm doanh thu. Chẳng có lý do gì để AVG phản đối 2 đề nghị hết sức khôn ngoan ấy của VPF, bởi điều đó có lợi cho bóng đá Việt Nam từ người xem truyền hình đến các đội bóng.

    Đấy chính là “cú ra đòn” hiểm của VPF và AVG đối diện với nguy cơ “tung cờ trắng”.

    Nhưng vì sao?

    VPF thắng ngay từ lúc bắt đầu

    Với ngồn ngộn thông tin đa chiều trên các phương tiện truyền thông, những ai quan tâm đến “cuộc chiến” này đều dễ bị cuốn theo diễn biến của sự việc mà bỏ qua một số chi tiết khác quan trọng.

    Đầu tiên, cần phải thấy rằng, những ông bầu của VPF đều là những doanh nhân sừng sỏ mà nói theo ngôn ngữ dân gian là “đầu có đến mấy thứ tóc”. Cũng xin nhớ rằng, Chủ tịch VPF là bầu Thắng, từng là đại biểu Quốc hội, tức người làm luật, Chủ tịch Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam, nổi tiếng về sự cẩn trọng trong hành động. Chắc chắn một điều là các ông bầu - doanh nhân đó nắm rõ luật trong lòng bàn tay. Họ dư sức biết rằng, hợp đồng VFF-AVG làm sao có thể vi phạm pháp luật được khi trên VFF còn có Bộ chủ quản. Làm gì thì làm, phải có sự thông qua của cấp trên thì VFF mới dám đặt bút ký.

    Biết là hợp đồng không sai nhưng sao VPF vẫn cứ nhấn mạnh vào các yếu tố pháp luật? Tại sao họ liên tục tuyên bố một cách cứng rắn về việc sẽ kiến nghị lên những cấp cao hơn, thậm chí là đưa vụ việc lên đến Thủ tướng Chính phủ. Một bản hợp đồng dân sự như vậy, nếu có sai, chỉ cần ra tòa là đủ.

    Phân tích đến đây, chúng ta có thể nhận ra được bản chất của các phản ứng từ VPF. Việc kiến nghị về tính pháp lý của hợp đồng thực tế chỉ là “hư chiêu”. Mục đích chính của VPF là gây ra một sự kiện để buộc các bên liên quan phải công khai một phần nào đó chi tiết của bản hợp đồng. Chắc chắn là các ông bầu VPF cũng đã có trong tay bản photo của hợp đồng nhưng họ không thể công bố được vì như thế là phạm luật. Bằng việc khuấy tung dư luận, rốt cuộc thì hợp đồng VFF-AVG cũng được dư luận biết đến thông qua kết luận thanh tra.

    VPF chỉ cần bấy nhiêu đó thôi. Hay nói cách khác, VPF đã thắng ngay từ lúc bắt đầu “cuộc chiến” khi đặt VFF lẫn AVG vào thế bị dư luận soi xét. VPF “ra đòn” bằng những tuyên bố của bầu Kiên mà về mặt pháp luật thì chẳng có cớ gì để nói là ông này sai cả. Điều khôn ngoan của các ông bầu VPF là chỉ đứng trên quan điểm của mình mà phát ngôn. Họ có quyền làm điều đó và dư luận, ngay lập tức, bị cuốn theo.

    VPF đã thắng như thế nào?

    Muốn biết VPF thắng gì thì chỉ cần quay lại nguyên nhân của “cuộc chiến”. Từ việc phải chi “bồi dưỡng truyền hình”, thông qua “cuộc chiến” này, gần như toàn bộ các trận đấu của V-League đều được THTT mà các CLB chẳng tốn đồng nào nữa. Trước áp lực của VPF và dư luận, đặc biệt là sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng, AVG bắt buộc phải “gồng mình” để phủ sóng đầy đủ các trận đấu với mục tiêu “phục vụ người hâm mộ”. Đấy là lý do mà đề nghị thứ nhất của VPF trong buổi gặp AVG sáng 21-2 là phải “ưu tiên phát sóng lên VTV”.

    Chiến thắng kế tiếp của VPF chính là kiểu gì thì AVG vẫn phải nâng số tiền trả cho bản quyền. Không lúc này thì lúc khác nếu như họ vẫn tiếp tục giữ hợp đồng trong 20 năm. VPF chẳng còn đả động đến tính chất pháp lý của hợp đồng, họ chỉ yêu cầu AVG những điều có lợi cho bóng đá Việt Nam mà chắc chắn, nếu từ chối thì AVG sẽ phải hứng chịu sự chỉ trích của dư luận. VPF đẩy AVG vào cái thế: nếu muốn tiếp tục hợp đồng thì phải điều chỉnh.

    Đấy là nguyên nhân khiến AVG phải tổ chức buổi họp báo đột ngột ngày 20-2. Trước khi gặp VPF, dường như AVG đã cảm thấy mọi thứ tuột khỏi tầm tay mình.

    Chiêu PR thượng hạng

    Khi phía AVG và VFF án binh bất động thì các vị lãnh đạo VPF làm việc như “điên cuồng” trong suốt thời gian “cuộc chiến”. Những doanh nhân bận trăm công ngàn việc ấy tự nhiên đủ thời gian gặp gỡ với giới báo chí theo những cách hết sức… chân tình.

    Bầu Kiên là “chủ xị” nhưng như đã có một kịch bản từ trước, thi thoảng bầu Thắng và bầu Đức vẫn có những phát biểu lúc thì ôn hòa, lúc thì gay gắt để gia tăng độ “nóng” trên các mặt báo. Thậm chí, ở đoạn sau của “cuộc chiến”, đến lượt Trưởng ban kiểm soát Lê Tiến Anh cũng gởi “tâm thư” cho báo chí. Người ta đồn rằng, việc VPF mất kiểm soát ở 3 vòng đấu đầu tiên của Super League nhưng rồi lại đưa mọi thứ trở nên “êm ru” ở 3 vòng tiếp theo cũng là một phần trong kịch bản của một kế hoạch “PR thượng hạng” đã được lập trình từ lúc nào không biết.


    Nguồn: Hồ Việt - Sài Gòn Giải Phóng Online »
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Mình thấy trong vụ này, VTC đang ngậm bồ hòn, rất hăng hái ngay từ đầu nhưng cuối cùng cũng ko thấy ăn được j ngon nghẻ.
  5. sole_husband

    sole_husband Moderator

    Tham gia ngày:
    02/04/2003
    Bài viết:
    6.285
    Đã được thích:
    2.244
    VTC đứng ngoài và đổ lỗi cho AVG ngăn cản tác nghiệp là được rồi. Có truyền trực tiếp thì cũng chả béo bở gì ít ra cho đến lúc này.
    VTV và các đài địa phương có đội bóng tham gia giải phải làm vì nghĩa vụ chính trị, chứ thực ra chưa chắc đã muốn đâu.
    Bầu Kiên đến giờ vẫn thủ vững, công cường. Việc đội bóng của mấy ông chủ xị thi đấu kém cỏi càng làm người ta ít có lý do để phàn nàn.
  6. jesuisbanal

    jesuisbanal Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/08/2003
    Bài viết:
    3.157
    Đã được thích:
    466
    Ý Sole là ông nào, hatrang hay cái ông Lập gì viết cái bài hatrang quote. Nếu là ông Lập thì củ chuối, chẳng qua hatrang không quote hẳn mang ra đây không thì mình phân tích lại cho những lý lẽ của ông Lập "biết tí luật" đấy thành ra chẳng biết gì, chỉ vỗ ngực. Còn nói đến hatrang thì quân kiếc gì, dân Hải Phòng hoặc Nghệ nhân, cay cú cá nhân bầu Kiên nên cứ bài viết nào công kích bầu Kiên, từ những diễn đàn chả đâu vào đâu, đến những bài báo bị giật dây bởi AVG là thả vào thôi. Tham gia từ cái hồi trước khi vụ bản quyền này mà. Nhiều lúc sống đời cũng khổ, cay cú một người quá mức mà phải như thế, cũng một kiếp người...
  7. tontot

    tontot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2003
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    29
    Vụ này kéo dài càng lâu thì AVG càng mất uy tín

    AVG là đơn vị bán quảng cáo, bản quyền truyền hình, khách hàng sẽ băn khoăn liệu có bị ảnh hưởng gì không nếu một ngày nào đó AVG bị xử thua

    Doanh nghiệp của bác Kiên là ngân hàng, bác Đức là đồ gỗ, bác Thắng là gạch chẳng liên quan gì đến được/ thua của vụ tranh chấp nạy Kéo dài càng lâu các bác ấy, đặc biệt bác Kiên, càng được quảng cáo miễn phí
  8. hatrang1234

    hatrang1234 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2010
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    VTC và đại diện là thằng Vũ Quang Huy – P.giám đốc VTC, giám đốc VTC 3 là thằng vừa ẩu, vừa thiếu khá năng đánh giá phân tích những vấn đề phức tạp để đưa ra quyết định đúng, thể hiện rõ nét nhất qua chuyện tranh chấp BQTH.

    - Bản quyền đang tranh chấp, nhưng không có nghĩa là vô chủ, nhưng nó dám tuyên bố, VPF cho nó THTT là nó cứ truyền. Trong khi đó VTV khôn hơn trao đổi với cả 2 phía tranh chấp (mặc dù rất khó chịu với AVG). Nên dù kết quả thế nào thì VTV vẫn cứ đúng, còn VTC thì ngượng nên đến vòng 6 V-L VTC không dám THTT dù AVG sẵn sàng chấp thuận nếu VTC có đề nghị.
    - VTC chỉ nghe phía Kiên nổ mà vội cho đăng bài Thủ tướng dùng bữa chiều với nhóm Kiên VPF với mục đích rung dọa nhưng kết cục lại phải nhận kiểm điểm.
    - Hiện nay, nhóm Kiên VPF đang vận động các CLB mua quảng cáo của VTV để làm hợp đồng 76 tỷ. Kiên cũng chẳng dành chỗ nào dành cho VTC cả.

    Đúng là dại, nên phải ngậm bồ hòn làm ngọt là đúng thôi
  9. bochet

    bochet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    1.003
    Đã được thích:
    3
    Nói chung là dại, nhưng bác Kiên và các bác khác vpf cũng ghê gớm quá nên bị lừa là bình thuong. Thế mới biết để làm đại gia ngân hàng thì cái đầu nó phải thế nào. Bi giờ mì lại hơi thương các bác vff và avg rồi. Đúng là thắng làm vua thua làm giặc
  10. DragonPhoenix

    DragonPhoenix Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    676
    Đã được thích:
    13
    Pissss, cứ bỏ quách cái giải của AVG đi, 8 đội ra lập giải riêng chơi với nhau, cần ếch gì cái án ban forever của Fifa với VFF.

    Các ông bầu chỉ cần PR cho thương hiệu của mình trước rồi sau đó là kiếm tiền. Giải đấu ly khai cũng chẳng cần đông, 7-8 đội cũng đủ, nhưng mà chất lượng đỉnh cao, thì đảm bảo bán quảng cáo cho nhà đài rất ngon, khi đó, xem VFF-AVG làm gì :)).

    AVG càng cù nhà cù nhầy thì uy tín sẽ giảm thôi, bóng đá không có người xem là thứ gì ? là cái bãi cỏ trống hoác, hết !

Chia sẻ trang này