1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những giai thoại..."trời ơi" trong lịch sử

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi vaputin, 13/07/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Giai thoại về "cô Ba xà bông"

    Một ông kỹ sư hoá quen với Va mỗ đoan chắc rằng hương thơm dùng trong xà bông Cô Ba có tên là Baranol, ngày xưa nhập khẩu từ Nhật. Ông này còn nói là xà bông Cô Ba thua xà bông ngoại về chất cầm mùi nên mùi thơm không giữ được lâu.

    Va tui không hiểu biết gì ba cái hóa mùi hóa màu nên không biết ông kia nói vậy có đúng không nhưng cũng chép lên đây để các chuyên gia xác định thử. Tìm trên gúc thì có một số thông tin như sau:

    http://www.thegoodscentscompany.com/data/rw1057001.html

    Va mỗ cũng tìm được một công ty khác sản xuất xà bông Cô Ba nhưng hương liệu thấy ghi là Baganol

    http://www.exporters.com.vn/shop/Or...CO)/35675/product/0/14243/Co-Ba-Bar-Soap.html




    [​IMG]
  2. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Giai thoại về "cô Ba xà bông"

    Công ty xà bông Việt Nam có thể tồn tại trước mọi yếu tố ngoại lai nhưng lại không thắng nổi áp lực nội địa. Sau năm 1975, nhà nước mới trưng thu một phần cơ sở của Hãng Xà bông Việt nam để trở thành Nhà máy hợp doanh Xà bông Việt Nam thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ. Nghe đồn năm sau, 1976 ông Trí buộc phải hiến toàn bộ nhà máy để được đi định cư nước ngoài.

    Trong những năm bao cấp công ty này chả có ngoại tệ để nhập hương liệu nên không sản xuất xà bông Cô Ba mà chỉ sản xuất bột giặt và xà bông đá.

    [​IMG]

    Cảnh mua bán tại một quầy hàng mậu dịch Nhà nước thời bao cấp.

    Năm 1995, đơn vị này trở thành công ty Phương Đông thuộc Bộ Công nghiệp.

    Tháng 7/1995, công ty Phương Đông liên doanh với tập đoàn Proter & Gamble lập một nhà máy mới ở Bình Dương. Safeguard chính thức giết chết Cô Ba

    Một thời quá khứ ngang dọc vang danh của nhà kỹ nghệ và doanh nhân nổi tiếng Việt Nam nay chỉ còn là ký ức.
  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Nhân đang nói về xà bông


    Đời ông chủ


    Điểm sáng đáng ghi nhận nhất trong tiến trình phát triển kinh tế Việt Nam hơn 30 năm qua là sự ra đời của Luật doanh nghiệp, người dân đã được quyền kinh doanh những gì luận pháp không cấm.


    Tuy nhiên, trước khi có cột mốc đáng nhớ ấy, nhiều ông chủ doanh nghiệp VN đã trải qua lắm gian nan, lặn lội tìm cách "bung ra" trong chiếc áo cơ chế chính sách bắt đầu chật chội. Với họ, đời ông chủ cũng "ba chìm, bảy nổi, chín lênh đênh"...
    Kỳ 1: Khởi sự từ xà bông không tên
    [​IMG]
    Ông Trịnh Thành Nhơn - Ảnh: H.Đ. Luật doanh nghiệp ra đời mở ra cơ hội làm ăn cho tất cả người dân, người dân được quyền kinh doanh những gì pháp luật không cấm. Đó là điểm sáng đáng ghi nhận nhất trong tiến trình phát triển kinh tế VN hơn 30 năm qua.

    Tuy nhiên, trước khi có cột mốc đáng nhớ ấy, nhiều ông chủ doanh nghiệp VN đã trải qua lắm gian nan, lặn lội tìm cách “bung ra” trong những chiếc áo cơ chế chính sách chật chội.
    Sau năm 1975, cuộc cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh như một cơn gió lốc đã quét qua cuộc đời của nhiều ông chủ doanh nghiệp tư nhân. Có những “cây cổ thụ” đã bị đánh bật gốc trong cơn lốc ấy, nhưng cũng có đám cỏ non vừa mới nhú, mềm mại uốn cong theo chiều gió và lớn lên.
    Trong giới doanh nhân VN, tên ông Trịnh Thành Nhơn - tổng giám đốc Công ty hóa mỹ phẩm quốc tế ICC (Khu công nghiệp Đồng An, Bình Dương) - của ngày hôm nay không được nhắc đến nhiều bằng thời ông ngang dọc thị trường Nam Bắc với nhãn hiệu kem đánh răng Dạ Lan cách nay 20 năm.
    Nhưng ông Nhơn bảo Dạ Lan không phải “người tình đầu” trong cuộc đời làm kinh tế của ông. Trước đó, ông đã cho ra đời một loại xà bông không nhãn hiệu, khi từ khe cửa sổ be bé của nhà mình ông nhìn thấy cả một thị trường rộng lớn bên ngoài. Ông gọi đấy là giai đoạn đấu tranh thầm lặng để giành lấy quyền kinh doanh cho mình.

    Chỉ cần làm đúng, không cần làm tốt!

    Sau năm 1975, cả gia đình ông Nhơn sống nhờ vào cửa hàng bán xà bông ở chợ Bình Tây, TP.HCM. Hàng hóa, trong đó có xà bông, hết sức khan hiếm. Đang là sinh viên năm 3, ông Nhơn còn tính cả chuyện chạy ra Bắc kiếm hàng về cho người chị bán kiếm sống.
    Nhưng rồi ông nghĩ nhiều chủ hãng xưởng đã bỏ đi, sao mình không lấp vào thị trường? Nghĩ là làm. Ông gom góp 3.000 đồng, dẹp một góc trong nhà, kiếm ba cục gạch và một thùng phuy, mời ông thợ cả người Hoa của một hãng xà bông sang giúp. Thế là xưởng sản xuất xà bông không tên ra đời năm 1976.

    Hàng làm ra không có chợ để bán. Thị trường của ông Nhơn là mấy hợp tác xã và công ty thương nghiệp của nhà nước. Ký hợp đồng rồi chẳng cần lo cạnh tranh, cứ cắm đầu sản xuất.
    [​IMG]
    Một buổi "đánh đêm" - làm thêm giờ - ở cửa hàng số 1, Hợp tác xã tiêu thụ phường 10, Q.5, TP.HCM năm 1978. Ảnh: ĐINH TIẾN MẬU

    Nhưng làm cứ trốn chui trốn nhủi, ngày nào cũng nơm nớp lo sợ cơ quan quản lý thị trường ghé đến, chi cục đo lường sang kiểm tra, ủy ban phường qua hỏi thăm… Thành phẩm bán cho hợp tác xã được xem là hợp pháp, nhưng nguyên vật liệu lưu thông trên đường về xưởng lại là bất hợp pháp. Ông Nhơn mua dừa từ Mỹ Tho, Bến Tre, cho vào mấy cái bịch nilông nho nhỏ khi đi qua các trạm kiểm soát, vẫn chưa hết run khi đặt chân về đến nhà. Ngày ấy, xà bông của ông Nhơn bán cho ngành thương nghiệp với giá do ủy ban vật giá duyệt. Để cho ra 1kg xà bông cần bỏ 7-8 đồng vốn, trong khi ủy ban chỉ duyệt giá bán 3,6 đồng, thế là các hãng sản xuất xà bông ăn gian nguyên liệu, tung ra thị trường những hàng kém chất lượng.
    Hãng của ông Nhơn không là ngoại lệ. “Nhiều cán bộ nhà nước bảo với tôi họ chỉ yêu cầu tôi làm đúng, không cần tôi làm tốt. Nhưng với các qui định tréo ngoe như vậy, tôi làm đúng sao được. Nếu hàng làm đúng chất lượng, lỗ tụi tôi biết kêu ai bây giờ?” - ông Nhơn nhớ lại.
    Khát vọng được sản xuất

    Công việc kinh doanh ngày càng mở rộng, ông Nhơn sắm thêm máy móc, tuyển thêm công nhân. Mỗi ngày ông sản xuất đến 5 tấn xà bông, có ngày lên đến 10 tấn.

    Năm 1979, một đoàn thanh tra bất ngờ xuất hiện, kiểm kê cả cửa hàng ở Bình Tây lẫn xưởng ở nhà. Ông thầm nghĩ chắc đến lúc phải chia tay với hãng xà bông này rồi, nhưng bất ngờ ông nhận ra một thành viên trong đoàn là “lính” của ông thời hoạt động học sinh - sinh viên ngày xưa. “Thầy trò” nhận ra nhau, “trò” xúi “thầy” làm đơn xin phường xét lại. Ông Nhơn mừng quýnh, làm ngay. Vậy mà đoàn thanh tra cũng ở trong nhà ông cả tháng trời để canh giữ tài sản.

    Đoàn thanh tra đi, ông Nhơn khởi động lại việc sản xuất. Chưa kịp mừng, ông bí thư phường xuống lệnh yêu cầu ông ngưng hợp đồng cung ứng cho công ty thương nghiệp, tất cả sản phẩm phải chuyển sang bán cho hợp tác xã phường.

    Ông Nhơn nghe mà như sấm nổ bên tai. Hàng mới giao được hai ngày, kho của phường hết chỗ chứa. Cầm cự được nửa tháng, ông Nhơn quyết định thuê xe chở đi bán. Xe vừa ra khỏi phường thì bị phát hiện và tịch thu toàn bộ.

    Đầu năm 1980, ông Nhơn bị phường gọi lên, bảo qui mô hãng của ông lớn quá, phải “phát triển” lên thành xí nghiệp đời sống của phường. Phường cấp cho ông cái nhà, kêu ông chuyển hết nguyên liệu, lao động, máy móc... vào đấy sản xuất.

    Phường cử người làm giám đốc, ông được giao phụ trách kỹ thuật. “Ngay từ đầu tôi đã thấy không ổn. Mấy ổng chẳng hiểu gì về sản xuất kinh doanh gì cả, tôi làm thế này mấy ổng cứ chỉ đạo làm thế khác. Hai bên cứ lo cãi nhau thì làm ăn gì được” - ông Nhơn lắc đầu. Các mối bỏ nguyên liệu thấy ông Nhơn “làm cho nhà nước” đều lảng đi hết. Xí nghiệp hoạt động eo sèo được hai năm thì giải tán, ai trở về nhà nấy. Bước ra khỏi cổng phường, vốn liếng ông Nhơn cũng bay sạch.

    Đến năm 1989, với sự ra đời của nghị quyết 16, cánh cửa cho tư nhân làm kinh tế mở ra. Khát vọng về việc được bận rộn, được sản xuất, được bắt mạch thị trường trỗi dậy trong ông. Ông thành lập doanh nghiệp Sơn Hải, và nổi đình nổi đám với kem đánh răng Dạ Lan vào đầu thập niên 1990.

    Bây giờ mỗi lần gặp khó khăn, những hình ảnh gian nan làm ăn buổi đầu lại hiện lên trong ông. Ông hỏi ngày xưa khó khăn thế vẫn đeo đuổi được, bây giờ chính sách đã mở ra hơn ngàn vạn lần, chẳng lẽ khó khăn không giải quyết được? Và ông bước tiếp.
    NHƯ HẰNG
  4. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]

    Cửa hàng bán xà phòng Liên Xô và khăn mặt, Hà Nội 1991.

    [​IMG]

    Cục xà bông Liên xô, thời đó quý như... vàng. Từ một nước xuất khẩu xà bông, người Việt Nam có lúc lại đi nhặt nhạnh thu gom từng cục xà bông đá xứ người gửi về cho gia đình.
  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Xà bông thời bao cấp

    [​IMG]

    Xà phòng hiệu “ Mộc Lan” “ Hoa Hồng” “ Bạch Lan”, hàng do nhà máy sản xuất xà phòng Hà nội sản xuất những năm 1970 cho tới những năm sau giải phóng.




    [​IMG] Attached Images [​IMG] [​IMG]
  6. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Bức thư thời bao cấp gửi người bố đi xuất khẩu lao động ở Liên Xô hoặc Đông Âu


    (khổ quá, Pho mát Tây lại tưởng xà phòng,ĐEM GIẶT MÃI CŨNG KHÔNG RA BỌT....)




    [​IMG]
  7. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Giai thoại về Chị Tư Chị Ba

    Sẵn giai thoại Cô Ba, Va mỗ xin kể tiếp một giai thoại gọi là "Chị Tư Chị Ba". Giai thoại này có liên quan đến tên một hòn đảo trong quần đảo Trường sa.Đảo Ba Bình (tên quốc tế: Itu Aba, tên Trung Quốc: 太平島, Thái Bình Đảo) (toạ độ: 10° 23’ Bắc, 114° 22’ Đông) là hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa hiện đang thuộc sự kiểm soát của Đài Loan. Chiều dài đảo là 1470m, chiều rộng 500m, có độ cao trung bình 2,8m. Đảo có chu vi 2,8km, diện tích 43,2ha và có một vòng đá san hô bao chung quanh. Trên đảo có mọc các loại cây dừa, chuối, đu đủ, cây cọ cao khoảng 7m và nhiều bụi rậm.


    Tại sao đảo này có cái tên cổ quái không Tây, không Tàu mà cũng không ta: Itu Aba?



    Đây là lời ông Vương Hồng Sển kể trong tác phẩm HƠN NỬA ĐỜI HƯ. Xuất bản năm 1992.Trang 338, 339.


    "Về điển tại sao gọi hải đảo Trường Sa là Iles Itu Iba.
    Còn một giai thoại chót xin nói cho luôn kẻo quên, và để nhớ buổi nhàn hạ thời còn làm trên Dinh Thống Đốc hay Dinh Phó Soái ở Sài Gòn. Việc này có liên quan đến hải đảo Trường Sa.


    Đảo này tên riêng gọi là Itu Iba, và khi đánh điện tín mật mã từ Nam ( Sài Gòn ) ra đó thì đề trên dây thép “Phước à ITu” Tức khắc Sở Điện Tín gửi ngay ra đó vì tên “Phước” là tên riêng để gọi Thống Đốc Nam Kỳ, cũng nhu khi có điên tín đề “ITu à Phước” thì nhà dây thép biết ngay và đem ngay đến Dinh để nhân viên trong Dinh dịch lại ra tiếng thông thường dâng lên thượng cấp.
    Một hôm, đến phiên tôi gác Sở, ngày gần Tết, lối hai mươi lăm, hai mươi sáu tháng Chạp ta, “lon-ton” [1] đưa vô bàn tôi một điện tín vàng mật mã, dịch ra thì biết mấy ông lính ma-tà ngoài đảo Itu ISa, vì bắt vích lấy trứng luộc ăn mãi ngán quá nuốt không vô, nên nhân dịp cận Tết, gửi điện tín mật xin gửi ra cho họ:
    Năm bộ bài tứ sắc để giải buồn, ít ký-lô lạp xường và ít ký-lô hạt dưa đỏ để cắn chơi.”


    Mấy lời đó tôi hiểu được nhưng có mấy mã số tôi dịch hoài mà không hiểu nghĩa. Cái gì mà:
    H comme Henri. A comme Albert. M comme Maurice.” Nên nhớ lúc ấy dùng toàn Pháp văn, nên ba số trên dịch là HAM. Tạm hiểu như vậy, nhưng đoạn sau điện tín viết :
    D comme Denis. Z comme Zebus. U comme Ulysse.” Ráp lại là DZU. HAM DZU.
    Tôi đọc mà không hiểu chi cả. May sao ông Đốc Phủ Bá là ông xếp của tôi, thấy tôi bối rối, ghé đến xem điện tín. Ông và tôi bàn luận một lúc mới biết là mấy ông ngoài đảo thèm ăn món cá mặn phơi khô thường bán ở tiệm chạp-phô của mấy chú Ba nhưng thay vì dùng tiếng « cá mặn » họ viết « ham dzu », tức « hàm dũ » theo tiếng Nam làm tôi bối rối mất một lúc.
    Tôi có lên làm việc hai tuần lễ trong Dinh Toàn Quyền ở Đà Lạt — thời ông Decoux – tại đây tôi hỏi một chuyên gia Pháp về Mật mã :
    « Tại sao đặt tên hải đảo Trường Sa là ITu IBa ? »
    Ông chuyên gia Pháp cười, trả lời bằng tiếng Việt :
    « Khi đặt tên cho đảo để dùng trong mật mã, người Pháp có bổn phận chọn tên đặt tên đảo là Chị Tư, Chị Ba theo tên hai người hầu của ông ta. Vì ông ta nói giọng Pháp, Chị Tư Chị Ba nghe ra là ITu IBa. »
    Tài liệu này tôi không đảm bảo là đúng nhưng cũng phải chép ra đây để người thức giả giảo nghiệm lại."


    Ông Vương Hồng Sển nghe bảo thế nhưng vẫn bán tín bán nghi nhưng để kiểm tra lời ông "chiên da" kia thì cũng khó, đành chép lại để mong để "người thức giả giảo nghiệm lại."



    Tuy nhiên, đó chỉ là một chuyện vui vì cái tên Itu Abaer rồi Itu Aba đã có từ giữa thế kỷ 19 theo sách vở ghi lại là tên của đảo do những ngư dân Hải Nam nói với đoàn thám hiểm. "Widuabe" là cách phát âm 黃山馬峙, Hoàng Sơn Mã Trĩ của người Hải Nam. Điều này trái ngược hoàn toàn với cách giải thích rằng tên hòn đảo bắt nguồn từ tiếng Malaysia là "cái gì đây?" hay tiếng Indonesia có nghĩa là "người Cha".
    Tên gọi "đảo Thái Bình" được đặt theo tên con tàu của Đài Loan đến chiếm đóng đảo này năm 1946, còn tên gọi "Ba Bình" là tên của tiến sĩ Nguyễn Nhã đặt cho đảo.
  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Giai thoại về Chị Tư Anh Ba

    Chuyện cụ Sển là vào những năm 193X nhưng thực ra cái tên Itu Abaer rồi Itu Aba đã xuất hiện trước đó khá lâu. Thời cụ Sển còn chưa có ...Gúc nên khó kiểm tra chứ thời nay lên Gúc gõ cạch cạch vài cái là ra ngay:

    Như trong quyển
    Mer de Chine, Tập 1
    Tác giảAlexandre Le Gras

    Nhà xuất bản Imp. Administrative de P. Duiont, xuất bản 1865

    [​IMG]

    và quyển

    The seaman's guide to the navigation of the Indian Ocean and China Sea: including a description of the wind, storms, tides, currents, &c., sailing directions; a full account of all the islands; with notes on making passages during the different seasons
    Tác giảWilliam Henry Rosser, James Frederick Imray
    Nhà xuất bảnJ. Imray & Son, xuất bản 1867

    [​IMG]

    [​IMG]

    đã mô tả rõ ràng đảo Ba Bình và cái tên cúng cơm Itu Abaer. Các quyển này in năm 1865, 1867, lúc này người Pháp còn đang đánh vật với nghĩa quân Trương Định ở Nam kỳ thì lấy đâu ra thời gian ra TS mà chị Tư với chị Ba

    Tội nghiệp cụ Sển lại bị lão Tây "chiên da' tổ trác.

    Rõ ràng là cụ Sển cũng không chắc lắm về chuyện của mình, cụ muốn các bậc "thức giả" kiểm tra lại nhưng chuyện chị Tư chị Ba của cụ Sển lại được các bậc "thức giả" trích dẫn rất nhiều như một giai thoại đáng tin.

    Tuy giai thoại đó đọc rất...dễ thương nhưng nó không phải là sự thật lịch sử. Tuy vậy qua câu chuyện của cụ Sễn ta có thể thấy người Pháp thay mặt cho Việt Nam đã thực hiện chủ quyền trên quần đảo Trường sa như thế nào.
  9. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Giai thoại về Sứ thần Giang Văn Minh

    Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

    Giang Văn Minh (chữ Hán: 江文明, 1573 - 1638[1]) tự Quốc Hoa, hiệu Văn Chung, là quan nhà Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam. Ông được mệnh danh là vị sứ thần “Bất nhục quân mệnh” (Không để nhục mệnh vua) vì đã đối đáp thẳng thắn trước triều đình Trung Quốc và bị vua Minh Tư Tông hành hình vào năm 1638, thọ 65 tuổi.

    Cuộc đời và sự nghiệp

    Ông sinh năm 1573, tại làng Kẻ Mía, xã Mông Phụ, tổng Cam Giá, huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây trước năm 1945)[2], (nay thuộc xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây , Hà Nội. Ông từng đỗ đầu kỳ thi Hội, rồi thi Đình lại đỗ Đình nguyên Thám hoa khoa Mậu Thìn, năm Vĩnh Tộ thứ 10 (1628) đời Lê Thần Tông[3]. Khoa thi này không có ai đỗ Trạng nguyên hay Bảng nhãn, vì vậy ông là người đỗ cao nhất trong cả khoa thi[3]. Sau khi đỗ đạt, ông lần lượt được bổ nhiệm vào các chức vụ như Binh khoa đô cấp sự trung (1630)[3], Thái bộc tự khanh (1631)[3].
    Ngày 30 tháng 12 năm Dương Hòa thứ 3 (1637), ông và Thiêm đô ngự sử Nguyễn Duy Hiểu được vua cử làm chánh sứ cùng với 4 phó sứ là: Nguyễn Quang Minh, Trần Nghi, Nguyễn Bình và Thân Khuê dẫn đầu hai đoàn sứ bộ sang cầu phong và tuế cống nhà Minh[1]. Sau khi chết, ông được truy tặng chức Công bộ Tả thị lang, tước Vinh quận công[1].
    Giai thoại

    Vào thời điểm ông đi sứ, mặc dù nhà Mạc đã bỏ chạy ra Cao Bằng, nhưng nhà Minh vẫn áp dụng chính sách ngoại giao hai mặt (với cả nhà Hậu Lê và nhà Mạc) với mục đích để cuộc chiến tranh Lê-Mạc kéo dài[4]. Đoàn sứ bộ của Giang Văn Minh đến Yên Kinh (nay là Bắc Kinh) vào năm 1638.
    Đến khi triều kiến, Minh Tư Tông Chu Do Kiểm (tức hoàng đế Sùng Trinh) lấy lý do “Vì lệ cũ không có những quy định cụ thể cho việc sắc phong, do đó trong khi còn chờ tra cứu chỉ ban sắc thư để tưởng lệ” để ngăn trở việc công nhận sự chính thống của nhà Hậu Lê và bãi bỏ công nhận ngoại giao với nhà Mạc.
    Đồng thời, Chu Do Kiểm còn ngạo mạn ra cho sứ bộ một vế đối như sau:
    “Đồng trụ chí kim đài dĩ lục”" Nghĩa là:
    Cột đồng đến nay rêu đã xanh[5] Câu này có hàm ý nhắc tới việc Mã Viện từng đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, sau đó cho chôn một chiếc cột đồng với lời nguyền: "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt" (Cột đồng gãy thì Giao Chỉ - tức Đại Việt - bị diệt vong).
    [​IMG]

    Mộ Thám hoa Giang Văn Minh


    Trước sự ngạo mạn đó, Giang Văn Minh đã hiên ngang đối lại bằng câu:
    "Đằng Giang tự cổ huyết do hồng" [​IMG]

    Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh




    Nghĩa là:
    Sông Đằng từ xưa máu còn đỏ[5] Vế đối này vừa chỉnh, vừa có ý nhắc lại việc người Việt đã ba lần đánh tan quân xâm lược phương Bắc trên sông Bạch Đằng.
    Vào thời bấy giờ, câu đối này được xem là cái tát thẳng vào mặt hoàng đế nhà Minh trước đông đảo văn võ bá quan của Thiên triều và sứ bộ các nước. Vua nhà Minh bừng bừng lửa giận quên mất thể diện thiên triều, bất chấp luật lệ bang giao, đã trả thù bằng cách trám đường vào miệng và mắt ông, rồi cho người mổ bụng xem “bọn sứ thần An Nam to gan lớn mật đến đâu”. Sự việc này xảy ra vào ngày mùng 2 tháng 6 năm Kỷ Mão (1639). Nhưng Minh Tư Tông vẫn kính trọng ông còn cho ướp xác ông bằng bột thủy ngân và đưa thi hài ông về nước[5][6] Khi thi hài của ông về đến Kinh thành Thăng Long, vua Lê Thần Tông và chúa Trịnh Tráng bái kiến linh cữu ông[5] và truy tặng chức Công bộ Tả thị lang, tước Vinh quận công[1], ban tặng câu “Sứ bất nhục quân mệnh, khả vi thiên cổ anh hùng” (tức là Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ)[7].
    Sau khi thi hài được đưa về nước, Giang Văn Minh được chôn cất tại Đồng Dưa, thuộc xứ Gò Đông, thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm[7]. Trên cánh đồng này có một quán (hiện có dạng ngôi nhà) nhỏ là nơi linh cữu ông đã được quàn và gọi là quán quàn. Hiện nay, nhà thờ ông ở làng Mông Phụ đã được nhà nước Việt Nam xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa[5]. ‎
    Ở Hà Nội hiện nay có một con đường mang tên Giang Văn Minh, nối với phố Giảng Võ và phố Kim Mã, quận Ba Đình.[8]
    Tác phẩm


    • Hoa Nghiêm tự bi: trên tấm bia của chùa Hoa Nghiêm ở thôn Vô Song, xã Đông Hà, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình có ghi người soạn văn bia năm Dương Hòa thứ 2 (1636) là Phúc Lộc hầu Giang Văn Minh, đỗ thám hoa khoa Mậu Thìn (1628), chức Đặc tiến kim tử Vinh lộc đại phu, Thái bộc tự khanh.[9]
    Tham khảo


    • Viện sử học (2007), Lịch sử Việt Nam, tập 4, NXB Khoa học xã hội
    Ghi chú


    1. ^ a b c d Văn miếu Hà Nội: Văn bia số 32
    2. ^ Kẻ Mía - đôi dòng tản mạn (Số 2 (15)/2006) Thứ năm, 18/05/2006
    3. ^ a b c d Đại Việt Sử Ký Bản Kỷ Tục Biên - Quyển XVIII: Kỷ Nhà Lê - Thần Tông Uyên Hoàng Đế (thượng)
    4. ^ Viện Sử học, sách đã dẫn, tr 106
    5. ^ a b c d e Giang Văn Minh: Vị sứ thần bất khuất
    6. ^ Mông Phụ - tên đất, tên người (14/11/2008)
    7. ^ a b Quán Sứ
    8. ^ Tên các đường phố, làng xã Hà Nội thế kỷ 19- 20 qua những lần thay đổi Phố Giang Văn Minh, tên mới đặt cho con đường từ phố Cát Linh - Kim Mã vào Núi Bò thôn Vạn Phúc (năm 1986). Đường Giảng Võ, đường phố mới mở trên cơ sở bức luỹ đất cũ, thuộc thôn Giảng Võ. Phố Kim Mã, đất làng Kim Mã, Vạn Phúc, Giảng Võ, Ngọc Khánh. Chỗ đầu phố, xưa kia là cửa ô Thanh Bảo, có bến ô tô Kim Mã.
    9. ^ Chùa Hoa Nghiêm và bài văn bia của Thám hoa Giang Văn Minh
  10. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Giai thoại về Sứ thần Giang Văn Minh

    Quán Sứ [​IMG] Quán Sứ, một ngôi nhà cổ nằm ven đường đất đỏ là nơi quàn thi hài của những anh hùng, liệt sĩ. Quán Sứ với mái ngói dày nặng có các cột vuông bằng đá ong chống đỡ. Vòm mái uốn cong như hình trăng khuyết. Địa điểm này liên quan đến một nhân vật mà nhân dân Đường Lâm hằng tưởng nhớ. Đó là Thám Hoa Giang Văn Minh. Nhà Lê sau khi trung hưng, sai Thám Hoa Giang Văn Minh đi sứ sang nhà Minh xin cầu phong (1673). Ông Minh vốn là người tiết tháo, luôn luôn giữ gìn quốc thể. Một hôm vua Minh ra cho ông một câu đối có ý khinh rẻ người Việt bằng cách nhắc lại chuyện Mã Viện dựng cột đồng có sáu chữ "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt":
    "Đồng Cổ chí kim đài dĩ lục"
    Nghĩa là "Cột đồng đến nay rêu đã xanh"
    Tức thì ông Thám Hoa ngạo nghễ đối lại:
    "Đằng Giang tự cổ huyết do hồng"
    Nghĩa là: "Sông Bạch Đằng từ xưa máu vẫn còn đỏ"
    Vua Minh tức giận sai mổ bụng sứ thần rồi cho ướp xác đưa về nước. Thi hài được rước đi qua làng Đường Lâm. Dân làng ra đón xác và xin vua cho được chôn sứ thần tại quê làng Đường Lâm. Vua phong cho ông tước "Công bộ thị lang minh Quận công" và khen rằng: "Đi sứ không làm nhục mệnh nước, thực là anh hùng thiên cổ" và chuẩn y cho ý nguyện của dân làng. Thi hài của Thám Hoa được quàn tại ngôi nhà quán sứ này trước khi chôn cất. Ngày 2 tháng 6 âm lịch là ngày lễ Giang Văn Minh. Về sau, nhà Quán Sứ còn được dùng làm nơi quàn các chiến sĩ trận vong.


    Nguồn: Bộ Văn Hóa Thông Tin

    http://www.lichsuvietnam.vn/home.php?option=com_content&task=view&id=924&Itemid=65

Chia sẻ trang này