1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cảnh đẹp Nam Định

Chủ đề trong 'Nam Định' bởi LamCauMoi, 10/04/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. LamCauMoi

    LamCauMoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    342
    Đã được thích:
    0
    Cảnh đẹp Nam Định

    Chùa Cổ Lễ



    [​IMG]




    Từ Hà Nội đi về hướng Phủ Lý chừng 110km là đến chùa Cổ Lễ nằm cạnh đường quốc lộ 21B. Chùa Cổ Lễ hiệu Thần Quang Tự là một công trình văn hóa kiến trúc Phật giáo thuộc thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Chùa được xây dựng từ thế kỷ 11 thời Lý Thần Tôn, thờ Phật và đức thánh tổ Nguyễn Minh Không. Ngôi chùa hiện nay do Hòa thượng Quang Tuyên tạod dựng vào năm 1920 và được trùng tu nhiều lần.

    Du khách đến tham quan chùa Cổ Lễ thích phong cách kiến trúc chùa độc đáo. Trước chùa có tháp Cửu Phẩm Liên Hoa 12 tầng (đế tháp đặt trên lưng một con rùa lớn đầu quay vào chùa), cao 32m, có 8 mặt, dựng năm 1926. Chính điện được thiết kế theo kiến trúc hài hòa giữa phong cách truyền thống và hiện đại. Chùa Cổ Lễ hiện còn lưu giữ được một số cổ vật quý giá như tượng đức Phật bằng bạch đàn cao 4m, sơn son thếp vàng, trống đồng thời Lý, và đặc biệt là chùa có một quả đại hồng chung cao 3,2m, đường kính 2,2m, thành dày 8cm, nặng 9 tấn, đúc vào năm 1936. Miệng chuông có họa tiết hình cánh sen, thân có họa tiết hoa lá, sông nước và một số văn tự bằng chữ Nho. Quả chuông này chưa được đánh một lần nào nhưng dân gian truyền miệng khi đánh lên thì cả tỉnh và một vài vùng lân cận sẽ nghe được tiếng ngân của đại hồng chung này.

    Trước chính điện là một phong cảnh non nước hữu tình. Dưới những tán cây rợp bóng mát chen lẫn nhiều quả núi nhân tạo, đường dẫn vào chính điện là hai chiếc cầu cong xuyên trong lòng hai quả núi đá lớn. Hơi chếch về bên phải là cây tháp Cửu Phẩm Liên Hoa với 8 mặt, 12 tầng, cao 32 m gồm 98 bậc thang xoắn ốc, tương truyền rằng tín đồ phật tử, khách hành hương lên đến bậc thứ 98 này, sờ tay vào bức tượng trên đỉnh tháp thì cuộc sống sẽ luôn gặp may mắn.

    Chùa Cổ Lễ được xếp hạng là "Di tích lịch sử văn hóa" là "Danh lam thắng cảnh quốc gia". Du khách có thể tham quan chùa quanh năm nhưng nên về đây vào dịp khánh hội (lễ tưởng niệm người xây dựng chùa) từ 13 đến 16 tháng 9 âm lịch hàng năm, để có dịp xem những nghi thức văn hóa cổ truyền giàu tính nhân văn như lễ rước Phật, đấu vật, đánh cờ người..., đặc biệt là được xem cuộc thi bơi chải truyền thống trên dòng sông uốn lượn quanh chùa.

    Đến với chùa Cổ Lễ, du khách không chỉ được ngắm cảnh chùa cổ kính, thiên nhiên bao la hòa cùng nhịp sống con người mà còn được thưởng thức nhiều đặc sản quê hương như bánh gai Nam Định, nem Hải Hậu, bánh trứng Xuân Thủy... những thứ có thể làm quà cho người thân và bạn bè.

    (Nguồn: http://www.suutap.com)
  2. LamCauMoi

    LamCauMoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    342
    Đã được thích:
    0

    Chùa Phổ Minh
    [​IMG]
    Chùa Phổ Minh ở thôn Tức Mạc, xã Lộc Vượng ngoại thành Nam Ðịnh, cách Hà Nội khoảng 94 km, cách thành phố Nam Ðịnh 4 km về phía Tây Bắc.
    Ngôi chùa nguyên được xây dựng từ thời Lý đã được vương triều Trần mở rộng vào năm 1262. Ðây là nơi tu hành tụng niệm của các quan lại, quý tộc cao cấp nhà Trần, được bố trí theo kiểu nội công ngoại quốc và thể hiện rất rõ dấu ấn sự hoà đồng của ba tôn giáo Nho - Phật - Lão, tam giáo đồng nguyên.
    Trong chùa có nhà Thuỷ Tạ, có hồ sen, có nhiều cây cổ thụ xum suê. Trước cửa chùa có đỉnh đồng nặng trên 7 tấn, có chuông lớn khắc chữ "Phổ Minh đỉnh tự". Chùa vốn có một vạc lớn ở trước cửa (vạc Phổ Minh), là một trong bốn báu vật "An Nam tứ đại khí", nay không còn nữa. Trong chùa có tượng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn, tượng Trúc Lâm tam tổ (Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang) và gần 60 tượng Phật, Thánh khác dược sơn son thếp vàng rất đẹp. Qua nhiều lần tu sửa đến nay quy mô của chùa đã bị thu hẹp nhiều so với trước. Tuy vậy kiến trúc đời Trần ở đây còn lại khá nhiều: 96 chân tảng đá chạm hoa sen, nhiều đôi sóc đá, hai đôi rồng chạm đá trước bái đường.
    Ðặc biệt còn có cây tháp được xây dựng trước cửa bái đường vào năm 1305. Ðây là loại tháp hình hoa sen có 13 tầng cao 21 mét. Bệ và tầng một xây bằng các phiến đá xanh trang trí tinh vi, các tầng trên xây bằng gạch, trên cùng là bút tháp bằng đá. Tháp có hình chóp, đáy vuông, mỗi cạnh dài 5,2 mét. Các tầng tháp đều có mái cong ở 4 phía. Trọng lượng tháp nặng khoảng 700 tấn trên một tiết diện nhỏ 30 m2 tại vùng chiêm trũng nhưng vẫn đững vững suốt 7 thế kỷ qua. Trước đây chùa có khoảng trên 100 pho tượng nay chỉ còn 50 pho, trong đó có nhiều pho mang tính nghệ thuật cao.
  3. LamCauMoi

    LamCauMoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    342
    Đã được thích:
    0

    Chùa Phổ Minh
    [​IMG]
    Chùa Phổ Minh ở thôn Tức Mạc, xã Lộc Vượng ngoại thành Nam Ðịnh, cách Hà Nội khoảng 94 km, cách thành phố Nam Ðịnh 4 km về phía Tây Bắc.
    Ngôi chùa nguyên được xây dựng từ thời Lý đã được vương triều Trần mở rộng vào năm 1262. Ðây là nơi tu hành tụng niệm của các quan lại, quý tộc cao cấp nhà Trần, được bố trí theo kiểu nội công ngoại quốc và thể hiện rất rõ dấu ấn sự hoà đồng của ba tôn giáo Nho - Phật - Lão, tam giáo đồng nguyên.
    Trong chùa có nhà Thuỷ Tạ, có hồ sen, có nhiều cây cổ thụ xum suê. Trước cửa chùa có đỉnh đồng nặng trên 7 tấn, có chuông lớn khắc chữ "Phổ Minh đỉnh tự". Chùa vốn có một vạc lớn ở trước cửa (vạc Phổ Minh), là một trong bốn báu vật "An Nam tứ đại khí", nay không còn nữa. Trong chùa có tượng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn, tượng Trúc Lâm tam tổ (Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang) và gần 60 tượng Phật, Thánh khác dược sơn son thếp vàng rất đẹp. Qua nhiều lần tu sửa đến nay quy mô của chùa đã bị thu hẹp nhiều so với trước. Tuy vậy kiến trúc đời Trần ở đây còn lại khá nhiều: 96 chân tảng đá chạm hoa sen, nhiều đôi sóc đá, hai đôi rồng chạm đá trước bái đường.
    Ðặc biệt còn có cây tháp được xây dựng trước cửa bái đường vào năm 1305. Ðây là loại tháp hình hoa sen có 13 tầng cao 21 mét. Bệ và tầng một xây bằng các phiến đá xanh trang trí tinh vi, các tầng trên xây bằng gạch, trên cùng là bút tháp bằng đá. Tháp có hình chóp, đáy vuông, mỗi cạnh dài 5,2 mét. Các tầng tháp đều có mái cong ở 4 phía. Trọng lượng tháp nặng khoảng 700 tấn trên một tiết diện nhỏ 30 m2 tại vùng chiêm trũng nhưng vẫn đững vững suốt 7 thế kỷ qua. Trước đây chùa có khoảng trên 100 pho tượng nay chỉ còn 50 pho, trong đó có nhiều pho mang tính nghệ thuật cao.
  4. Twins_of_VIP

    Twins_of_VIP Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    0
    Kiến Trúc Ðộc Ðáo Của Phủ Giày
    Từ Nam Định, qua những cánh đồng xanh mướt, xen lẫn rặng thông ngút ngàn đến huyện Vụ Bản, rẽ phải, đoạn đường ngắn dẫn ta đến với quần thể di tích văn hóa Phủ Giày. Cấu trúc Phủ Giày gồm Tiên Hương, phủ Vân Cát, lăng chúa, đền thờ Lý Nam Đế, chùa Linh Sơn... các di tích mang tính chất thờ thần linh nông nghiệp.
    Phủ Tiên Hương và phủ Vân Cát nằm ở bìa làng trong khoảng không gian vừa thoáng đãng lại vừa gợi lên trong lòng du khách sự trầm mặc. Trước khi bước vào tiền sảnh của Phủ Tiên Hương ta gặp một giếng tròn mang ý nghĩa tự thủy để tự phúc. Giữa giếng là một ụ đất làm nơi cắm cờ. Qua khoảng sân rộng, du khách gặp hệ thống nghi môn trụ. Đình trụ có gắn hình lân. Tiếp đó là ba phương đình dàn hàng ngang bao gồm Phương du Nhà bia và trống, Nhà bia và chiêng. Mỗi tòa đều bố trí hai tầng với tám mái cong cân xứng. Từ Phương du đi xuống, qua hai hệ thống bậc đá xen giữa và bốn con hổ hướng đầu chầu phủ. Vượt qua nơi này, du khách không khỏi ngỡ ngàng khi gặp một đường bao lát đá ôm lấy hồ bán nguyệt. Phía trước hồ có một bức bình phong to lớn bằng đá thiết kế theo kiểu cuốn thư sừng sững trong không gian. Bức thư đá mang những nét hoa văn khá công phu, đậm nét bản sắc dân tộc. Nối hai bên là hàng lan can đá từng quãng bổ trụ, phía trong có hai cầu nước lát đá với hai con rồng cuồn cuộn hướng lên chầu vào cửa phủ.
    Khác với Tiên Hương, phủ Vân Cát nằm trong không gian ấm cúng. Mùa hoa gạo nở, phủ Tiên Hương chìm trong màu hoa đỏ thắm của cây gạo. Đi sâu hơn, khách hành hương gặp Ngũ Môn, nơi đặt những tấm bia đá cổ. Trên năm cổng là năm tòa lầu, ba tòa giữa kết thành Tam Sơn. Trên nóc trụ là những con phượng kiểu đá lật mang đậm nét phong cách kiến trúc truyền thống. Nối liền với Ngũ Môn là Nghi Môn của đền thờ Lý Nam Đế (bên phải) và Tam Quan của chùa (bên trái). Điện chính gồm ba lớp. Tòà Tiền Bái bảy gian rực rỡ sơn son thiếp vàng, với nét chạm khắc hổ phù công phu, hình rồng được tạc ở nhiều tư thế sống động. Bên cạnh long, ly, quy, phượng còn có họa tiết cành tùng, cành trúc, cành mai, thanh tao, cành trúc quân tử. Tất cả những chi tiết đó liên kết lại trong một công trình kiến trúc vừa thể hiện tính cộng đồng của dân tộc vừa thấy được mong muốn hướng tới "chân, thiện, mỹ" của cha ông ta. Bấy nhiêu thôi cũng đủ để minh chứng sự tài hoa, điệu nghệ của người thợ thành Nam. Ngoài ra, trong phủ Vân Cát còn bảo tồn nhiều sập, nhang án, bài vị, ngai, kiệu từ đầu thế kỷ XVIII.
    Cùng với hai phủ, lăng bà Liễu Hạnh được xây vào năm 1938, năm giữa cánh đồng thôn Tiên Hương trên một gò đất cao với năm vòng tường bao bọc. Hướng chính của cửa lăng là hướng tây, các phía còn lại đều có cửa, các cửa đều có bổ trụ, mỗi mặt tường có bốn cột đồng trụ vuông cao bằng nhau, hai cột chính có khắc câu đối ở ba mặt, hai cột phía ngoài có khắc câu đối ở hai mặt. Trên cùng là lăng mộ xây hình bát giác với đồ hình bát quái, chung quanh có đường viền làm nổi bật 60 búp sen.
    Hội tụ tất cả những giá trị văn hóa đã ra đời và tồn tại qua nhiều thế kỷ, di tích Phủ Giày góp phần làm phong phú thêm kho tàng nghệ thuật kiến trúc truyền thống Việt Nam.




    "Ai Công Hầu ai Khanh Tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai. Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế"
  5. Twins_of_VIP

    Twins_of_VIP Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    0
    Kiến Trúc Ðộc Ðáo Của Phủ Giày
    Từ Nam Định, qua những cánh đồng xanh mướt, xen lẫn rặng thông ngút ngàn đến huyện Vụ Bản, rẽ phải, đoạn đường ngắn dẫn ta đến với quần thể di tích văn hóa Phủ Giày. Cấu trúc Phủ Giày gồm Tiên Hương, phủ Vân Cát, lăng chúa, đền thờ Lý Nam Đế, chùa Linh Sơn... các di tích mang tính chất thờ thần linh nông nghiệp.
    Phủ Tiên Hương và phủ Vân Cát nằm ở bìa làng trong khoảng không gian vừa thoáng đãng lại vừa gợi lên trong lòng du khách sự trầm mặc. Trước khi bước vào tiền sảnh của Phủ Tiên Hương ta gặp một giếng tròn mang ý nghĩa tự thủy để tự phúc. Giữa giếng là một ụ đất làm nơi cắm cờ. Qua khoảng sân rộng, du khách gặp hệ thống nghi môn trụ. Đình trụ có gắn hình lân. Tiếp đó là ba phương đình dàn hàng ngang bao gồm Phương du Nhà bia và trống, Nhà bia và chiêng. Mỗi tòa đều bố trí hai tầng với tám mái cong cân xứng. Từ Phương du đi xuống, qua hai hệ thống bậc đá xen giữa và bốn con hổ hướng đầu chầu phủ. Vượt qua nơi này, du khách không khỏi ngỡ ngàng khi gặp một đường bao lát đá ôm lấy hồ bán nguyệt. Phía trước hồ có một bức bình phong to lớn bằng đá thiết kế theo kiểu cuốn thư sừng sững trong không gian. Bức thư đá mang những nét hoa văn khá công phu, đậm nét bản sắc dân tộc. Nối hai bên là hàng lan can đá từng quãng bổ trụ, phía trong có hai cầu nước lát đá với hai con rồng cuồn cuộn hướng lên chầu vào cửa phủ.
    Khác với Tiên Hương, phủ Vân Cát nằm trong không gian ấm cúng. Mùa hoa gạo nở, phủ Tiên Hương chìm trong màu hoa đỏ thắm của cây gạo. Đi sâu hơn, khách hành hương gặp Ngũ Môn, nơi đặt những tấm bia đá cổ. Trên năm cổng là năm tòa lầu, ba tòa giữa kết thành Tam Sơn. Trên nóc trụ là những con phượng kiểu đá lật mang đậm nét phong cách kiến trúc truyền thống. Nối liền với Ngũ Môn là Nghi Môn của đền thờ Lý Nam Đế (bên phải) và Tam Quan của chùa (bên trái). Điện chính gồm ba lớp. Tòà Tiền Bái bảy gian rực rỡ sơn son thiếp vàng, với nét chạm khắc hổ phù công phu, hình rồng được tạc ở nhiều tư thế sống động. Bên cạnh long, ly, quy, phượng còn có họa tiết cành tùng, cành trúc, cành mai, thanh tao, cành trúc quân tử. Tất cả những chi tiết đó liên kết lại trong một công trình kiến trúc vừa thể hiện tính cộng đồng của dân tộc vừa thấy được mong muốn hướng tới "chân, thiện, mỹ" của cha ông ta. Bấy nhiêu thôi cũng đủ để minh chứng sự tài hoa, điệu nghệ của người thợ thành Nam. Ngoài ra, trong phủ Vân Cát còn bảo tồn nhiều sập, nhang án, bài vị, ngai, kiệu từ đầu thế kỷ XVIII.
    Cùng với hai phủ, lăng bà Liễu Hạnh được xây vào năm 1938, năm giữa cánh đồng thôn Tiên Hương trên một gò đất cao với năm vòng tường bao bọc. Hướng chính của cửa lăng là hướng tây, các phía còn lại đều có cửa, các cửa đều có bổ trụ, mỗi mặt tường có bốn cột đồng trụ vuông cao bằng nhau, hai cột chính có khắc câu đối ở ba mặt, hai cột phía ngoài có khắc câu đối ở hai mặt. Trên cùng là lăng mộ xây hình bát giác với đồ hình bát quái, chung quanh có đường viền làm nổi bật 60 búp sen.
    Hội tụ tất cả những giá trị văn hóa đã ra đời và tồn tại qua nhiều thế kỷ, di tích Phủ Giày góp phần làm phong phú thêm kho tàng nghệ thuật kiến trúc truyền thống Việt Nam.




    "Ai Công Hầu ai Khanh Tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai. Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế"
  6. Twins_of_VIP

    Twins_of_VIP Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    0
    Nói thêm về Lễ hội Phủ Giày, một trong 5 lễ hội lớn của đất nước

    Mảnh đất Vụ Bản được biết đến với hai lễ hội xuân nổi tiếng khắp nước là chợ Viềng và lễ hội Phủ Giày. Phiên chợ Viềng diễn ra ngày mùng 8 tháng Giêng âm lịch. Những ngày đầu tháng 3 âm lịch người ta lại tìm đến Vụ Bản vì lễ hội Phủ Giày.
    Phủ Giày vốn nổi tiếng bởi quần thể di tích gồm 20 công trình, trong đó có các loại hình kiến trúc như phủ, đình, đền, chùa, lZng, miếu... Trong số này có Vân Cát và LZng Mẫu được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử vZn hóa. Trung tâm thờ tự của quần thể di tích Phủ Giày là đền thờ bà chúa Liễu.
    Tương truyền rằng tiên nữ Quỳnh Hoa con gái Ngọc Hoàng, trong hội quần tiên do sơ ý đánh vỡ chén ngọc (ngọc trản) mà bị trời đày xuống trần gian (vào khoảng đời Thiên Hựu, nZm 1557). Xuống trần gian Quỳnh Hoa đầu thai vào nhà họ Lê ở miệt cửa biển đất Nam Định. Lớn lên nàng là sự hội tụ mọi vẻ đẹp thiên thần và nhân thế. Đến nZm 18 tuổi, do duyên tiên mà nàng kết hôn cùng Đào Lang, con nuôi Trần Công. Ba nZm thiên nhân hợp khí nàng sinh được một trai, một gái. Rồi Giáng Tiên về thiên quốc. Nhưng nàng không nguôi thương con, nhớ chồng. Ngọc Hoàng đành cho nàng xuống trần và phong là Liễu Hạnh công chúa. Sắp xếp yên bề gia thất xong nàng vân du thiên hạ, dùng phép thần thông mà gia ơn cho người thiện và trừng trị kẻ ác tà. Trong tín ngưỡng dân gian đã đưa thánh Mẫu hội cùng Tản Viên Sơn Thần, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử thành Tứ bất tử trong tín ngưỡng của mình.
    Đến lễ hội Phủ Giày, khách thập phương ấn tượng nhất là màn xếp chữ Nho theo kiểu đại tự, thể hiện những mong ước, ý nguyện của cả cộng đồng. Nội dung chữ được thay đổi theo lễ hội hàng nZm, nhưng các nội dung chính được xếp là Mẫu nghi thiên hạ, Quốc thái dân an, Thiên hạ thái bình... Tích của màn xếp chữ được dân gian truyền lại như sau: Bà Phùng Thị Ngọc Đài quê ở xã Hồng Hà, bên phía Bắc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Bà là người đẹp người, đẹp nết, giỏi giang nhưng lại long đong về đường tình duyên. Sau này gặp chúa Trịnh Tráng, cuộc sống của bà rất sung sướng. Trong một lần ở Kinh đô bà đi xem đắp đê thấy có những tốp người rất nghèo đói, mũ nón, áo quần rách rưới, phải húp cháo để đắp đê. Bà đến hỏi và biết rằng họ là những người dân Thiên Bản (tên huyện Vụ Bản trước đây). Bà thấy động lòng và mách với họ cách gặp chúa. Sau đó bà tìm cách bố trí để trong chuyến vi hành của chúa Trịnh sẽ đi qua nơi những người làng Thiên Bản đang lao động. Hôm sau chúa Trịnh Tráng đi vi hành và gặp những cảnh như vậy mới đến hỏi han và biết rằng ở Thiên Bản có đê sông Đào rất lớn cũng đang bị vỡ, ngập lụt, dân đói khát, phải bỏ nhà, bỏ cửa để lên đắp đê ở kinh đô. Nhân đây bà Phùng Thị Ngọc Đài cũng tác động thêm để chúa Trịnh Tráng cấp lương Zn, quần áo và miễn không phải phu dịch trong nhiều nZm để lo đắp đê ở quê. Khi ấy bà mới dặn lại những người dân là được như thế là nhờ bà chúa Liễu. Bà nhờ những người phu khi về Thiên Bản thì vào Phủ Giày để lễ tạ. Khi về đến Thiên Bản, họ chưa về nhà mà vào ngay Phủ Giày, mang theo cả cuốc, thuổng để chầu lễ. Bà Ngọc Đài biết chuyện và rất cảm động. Sau này bà cách điệu, dùng các gậy hoa dài, có trang trí để làm lễ và gọi là "hoa trượng hội" tức là kéo chữ ở Hội Phủ Giày.
    Ngày nay, "hoa trượng hội" có sự tham gia của khoảng 300 - 400 nam thanh, nữ tú, Zn mặc đồng phục, thắt đai lưng, đầu, chân quấn xà cạp, cầm gậy có gắn ngù hoa. Gậy dài 4 m được làm bằng cây tre đực thẳng và cuốn giấy màu trang trí. Trước khi vào kéo chữ, phu hội rước kiệu lên Phủ Thông hoặc vào Phủ Giầy để xin chữ. "Hoa trượng hội" do một tổng cờ chỉ huy. Tổng cờ là người được phủ đó ủy quyền và được bầu chọn kỹ lưỡng. Đó phải là người cao tuổi, vóc dáng đẹp, biết chữ Nho, biết điều hành và có uy tín trong làng. Theo lệnh của tổng cờ, phu hội chạy vào những vị trí đã định trước theo nét chữ, cứ thế đến khi hình thành xong các chữ thì phu hội ngồi xuống lấy thân mình làm nét chữ, gậy hoa ngả xuống làm nền chữ, kết thành hình chữ Nho rất đẹp mắt.
    Lễ hội Phủ Giày là một bảo tàng sống, dựng lại các giá trị vZn hóa của cha ông ta trước đây để con cháu ngày nay được biết, gìn giữ và phát huy. Bắt đầu từ nZm 2002, Bộ VZn hóa - Thông tin xếp lễ hội Phủ Giày vào 5 lễ hội lớn của đất nước. NZm 2003 là nZm thứ 9 liên tiếp Nhà nước cho phép tổ chức lễ hội Phủ Giày để phát huy những giá trị vZn hoá của dân tộc. Lễ hội Phủ Giày chính thức khai mạc vào 8 giờ 30 phút sáng 3/3 âm lịch, nhưng du khách từ khắp mọi nơi đã về đây từ trước đó hàng tuần để vãn cảnh chùa và cầu may.

    "Ai Công Hầu ai Khanh Tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai. Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế"
  7. Twins_of_VIP

    Twins_of_VIP Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    0
    Nói thêm về Lễ hội Phủ Giày, một trong 5 lễ hội lớn của đất nước

    Mảnh đất Vụ Bản được biết đến với hai lễ hội xuân nổi tiếng khắp nước là chợ Viềng và lễ hội Phủ Giày. Phiên chợ Viềng diễn ra ngày mùng 8 tháng Giêng âm lịch. Những ngày đầu tháng 3 âm lịch người ta lại tìm đến Vụ Bản vì lễ hội Phủ Giày.
    Phủ Giày vốn nổi tiếng bởi quần thể di tích gồm 20 công trình, trong đó có các loại hình kiến trúc như phủ, đình, đền, chùa, lZng, miếu... Trong số này có Vân Cát và LZng Mẫu được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử vZn hóa. Trung tâm thờ tự của quần thể di tích Phủ Giày là đền thờ bà chúa Liễu.
    Tương truyền rằng tiên nữ Quỳnh Hoa con gái Ngọc Hoàng, trong hội quần tiên do sơ ý đánh vỡ chén ngọc (ngọc trản) mà bị trời đày xuống trần gian (vào khoảng đời Thiên Hựu, nZm 1557). Xuống trần gian Quỳnh Hoa đầu thai vào nhà họ Lê ở miệt cửa biển đất Nam Định. Lớn lên nàng là sự hội tụ mọi vẻ đẹp thiên thần và nhân thế. Đến nZm 18 tuổi, do duyên tiên mà nàng kết hôn cùng Đào Lang, con nuôi Trần Công. Ba nZm thiên nhân hợp khí nàng sinh được một trai, một gái. Rồi Giáng Tiên về thiên quốc. Nhưng nàng không nguôi thương con, nhớ chồng. Ngọc Hoàng đành cho nàng xuống trần và phong là Liễu Hạnh công chúa. Sắp xếp yên bề gia thất xong nàng vân du thiên hạ, dùng phép thần thông mà gia ơn cho người thiện và trừng trị kẻ ác tà. Trong tín ngưỡng dân gian đã đưa thánh Mẫu hội cùng Tản Viên Sơn Thần, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử thành Tứ bất tử trong tín ngưỡng của mình.
    Đến lễ hội Phủ Giày, khách thập phương ấn tượng nhất là màn xếp chữ Nho theo kiểu đại tự, thể hiện những mong ước, ý nguyện của cả cộng đồng. Nội dung chữ được thay đổi theo lễ hội hàng nZm, nhưng các nội dung chính được xếp là Mẫu nghi thiên hạ, Quốc thái dân an, Thiên hạ thái bình... Tích của màn xếp chữ được dân gian truyền lại như sau: Bà Phùng Thị Ngọc Đài quê ở xã Hồng Hà, bên phía Bắc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Bà là người đẹp người, đẹp nết, giỏi giang nhưng lại long đong về đường tình duyên. Sau này gặp chúa Trịnh Tráng, cuộc sống của bà rất sung sướng. Trong một lần ở Kinh đô bà đi xem đắp đê thấy có những tốp người rất nghèo đói, mũ nón, áo quần rách rưới, phải húp cháo để đắp đê. Bà đến hỏi và biết rằng họ là những người dân Thiên Bản (tên huyện Vụ Bản trước đây). Bà thấy động lòng và mách với họ cách gặp chúa. Sau đó bà tìm cách bố trí để trong chuyến vi hành của chúa Trịnh sẽ đi qua nơi những người làng Thiên Bản đang lao động. Hôm sau chúa Trịnh Tráng đi vi hành và gặp những cảnh như vậy mới đến hỏi han và biết rằng ở Thiên Bản có đê sông Đào rất lớn cũng đang bị vỡ, ngập lụt, dân đói khát, phải bỏ nhà, bỏ cửa để lên đắp đê ở kinh đô. Nhân đây bà Phùng Thị Ngọc Đài cũng tác động thêm để chúa Trịnh Tráng cấp lương Zn, quần áo và miễn không phải phu dịch trong nhiều nZm để lo đắp đê ở quê. Khi ấy bà mới dặn lại những người dân là được như thế là nhờ bà chúa Liễu. Bà nhờ những người phu khi về Thiên Bản thì vào Phủ Giày để lễ tạ. Khi về đến Thiên Bản, họ chưa về nhà mà vào ngay Phủ Giày, mang theo cả cuốc, thuổng để chầu lễ. Bà Ngọc Đài biết chuyện và rất cảm động. Sau này bà cách điệu, dùng các gậy hoa dài, có trang trí để làm lễ và gọi là "hoa trượng hội" tức là kéo chữ ở Hội Phủ Giày.
    Ngày nay, "hoa trượng hội" có sự tham gia của khoảng 300 - 400 nam thanh, nữ tú, Zn mặc đồng phục, thắt đai lưng, đầu, chân quấn xà cạp, cầm gậy có gắn ngù hoa. Gậy dài 4 m được làm bằng cây tre đực thẳng và cuốn giấy màu trang trí. Trước khi vào kéo chữ, phu hội rước kiệu lên Phủ Thông hoặc vào Phủ Giầy để xin chữ. "Hoa trượng hội" do một tổng cờ chỉ huy. Tổng cờ là người được phủ đó ủy quyền và được bầu chọn kỹ lưỡng. Đó phải là người cao tuổi, vóc dáng đẹp, biết chữ Nho, biết điều hành và có uy tín trong làng. Theo lệnh của tổng cờ, phu hội chạy vào những vị trí đã định trước theo nét chữ, cứ thế đến khi hình thành xong các chữ thì phu hội ngồi xuống lấy thân mình làm nét chữ, gậy hoa ngả xuống làm nền chữ, kết thành hình chữ Nho rất đẹp mắt.
    Lễ hội Phủ Giày là một bảo tàng sống, dựng lại các giá trị vZn hóa của cha ông ta trước đây để con cháu ngày nay được biết, gìn giữ và phát huy. Bắt đầu từ nZm 2002, Bộ VZn hóa - Thông tin xếp lễ hội Phủ Giày vào 5 lễ hội lớn của đất nước. NZm 2003 là nZm thứ 9 liên tiếp Nhà nước cho phép tổ chức lễ hội Phủ Giày để phát huy những giá trị vZn hoá của dân tộc. Lễ hội Phủ Giày chính thức khai mạc vào 8 giờ 30 phút sáng 3/3 âm lịch, nhưng du khách từ khắp mọi nơi đã về đây từ trước đó hàng tuần để vãn cảnh chùa và cầu may.

    "Ai Công Hầu ai Khanh Tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai. Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế"
  8. LamCauMoi

    LamCauMoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    342
    Đã được thích:
    0
    Bãi tắm Thịnh Long
    [​IMG]
    Chỉ cách Hà Nội 160 km về phía đông nam, bãi tắm Thịnh Long thuộc huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định được coi là điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách vào kỳ nghỉ cuối tuần. Sự kỳ thú của bãi biển chính là bãi tắm đẹp, nước trong sạch, hàng phi lao dày, cao, xanh ngát...
    Mới chớm mùa du lịch, du khách đến Thịnh Long đã khá đông. Một du khách ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) đưa cả gia đình xuống đây tắm biển, nói: "Ban đầu nhà tôi định đi Sầm Sơn nhưng lại ngại xa. Chọn Thịnh Long chính vì vừa tắm biển lại được hưởng không khí trong lành, cảnh quan sạch sẽ".
    Từ Hà Nội du khách có thể đi bằng xe máy hoặc đi ôtô khách Giáp Bát - Thịnh Long chạy hai chuyến/ngày. Nếu đi bằng xe cá nhân, có thể kết hợp tham quan nhiều di tích lịch sử và điểm du lịch hấp dẫn ở Hải Hậu và Nam Định.
    Con đường từ thị trấn Cồn ra bãi tắm Thịnh Long gần 20 km được rải nhựa, uốn lượn qua những hàng thông và những đồng muối trắng. Ở đây có cả một mạng lưới dịch vụ lưu trú qua đêm rất đa dạng với những nhà nghỉ nhỏ hoặc "nhà vườn". Nhà nghỉ Công đoàn nằm cạnh rừng thông nhìn ra biển thu hút khá đông du khách. Ngoài 80 phòng khép kín chất lượng cao, còn có vườn hoa, cây cảnh, sân thể thao..., xen giữa các dãy nhà làm theo kiểu "nhà vườn" phù hợp cho từng gia đình có nhu cầu ở lại qua đêm hoặc nhiều ngày.
    Theo đánh giá của một số du khách tới Thịnh Long, giá cả ở đây rất rẻ, kể từ giá phòng cho đến giá các món hải sản tươi sống như cá chim, cá thu, vược, mực, tôm sú, tôm he, ghẹ, cua bể... Ông Vũ Ngọc Bang, Giám đốc Nhà nghỉ Công đoàn, nói: "Giảm giá dịch vụ để thu hút khách du lịch và phục vụ tận tình, chu đáo là mục tiêu số một của chúng tôi". Theo ông Bang, thời gian tới, khu du lịch Thịnh Long sẽ còn được khai thác thêm nhiều tiềm năng độc đáo khác để thu hút du khách, phát huy lợi thế sẵn có. Chẳng hạn như tổ chức cho du khách tham quan đồng muối và cách làm muối của diêm dân; một số ngành nghề như thuyền chài đi biển lưới cá, câu mực, lặn sò, dệt lưới... cũng sẽ được nhân rộng và đưa vào trong chương trình tham quan du lịch. Tuy vậy, theo ý kiến của ông, để khu du lịch này hoàn thiện hơn nữa, tỉnh Nam Định cần có chiến lược quy hoạch, đầu tư "mạnh tay" hơn vào các công trình quan trọng.
    Nguồn Thời báo kinh tế
    Chào thân ái và quyết thắng.
    Lâm cầu mới
  9. LamCauMoi

    LamCauMoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    342
    Đã được thích:
    0
    Bãi tắm Thịnh Long
    [​IMG]
    Chỉ cách Hà Nội 160 km về phía đông nam, bãi tắm Thịnh Long thuộc huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định được coi là điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách vào kỳ nghỉ cuối tuần. Sự kỳ thú của bãi biển chính là bãi tắm đẹp, nước trong sạch, hàng phi lao dày, cao, xanh ngát...
    Mới chớm mùa du lịch, du khách đến Thịnh Long đã khá đông. Một du khách ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) đưa cả gia đình xuống đây tắm biển, nói: "Ban đầu nhà tôi định đi Sầm Sơn nhưng lại ngại xa. Chọn Thịnh Long chính vì vừa tắm biển lại được hưởng không khí trong lành, cảnh quan sạch sẽ".
    Từ Hà Nội du khách có thể đi bằng xe máy hoặc đi ôtô khách Giáp Bát - Thịnh Long chạy hai chuyến/ngày. Nếu đi bằng xe cá nhân, có thể kết hợp tham quan nhiều di tích lịch sử và điểm du lịch hấp dẫn ở Hải Hậu và Nam Định.
    Con đường từ thị trấn Cồn ra bãi tắm Thịnh Long gần 20 km được rải nhựa, uốn lượn qua những hàng thông và những đồng muối trắng. Ở đây có cả một mạng lưới dịch vụ lưu trú qua đêm rất đa dạng với những nhà nghỉ nhỏ hoặc "nhà vườn". Nhà nghỉ Công đoàn nằm cạnh rừng thông nhìn ra biển thu hút khá đông du khách. Ngoài 80 phòng khép kín chất lượng cao, còn có vườn hoa, cây cảnh, sân thể thao..., xen giữa các dãy nhà làm theo kiểu "nhà vườn" phù hợp cho từng gia đình có nhu cầu ở lại qua đêm hoặc nhiều ngày.
    Theo đánh giá của một số du khách tới Thịnh Long, giá cả ở đây rất rẻ, kể từ giá phòng cho đến giá các món hải sản tươi sống như cá chim, cá thu, vược, mực, tôm sú, tôm he, ghẹ, cua bể... Ông Vũ Ngọc Bang, Giám đốc Nhà nghỉ Công đoàn, nói: "Giảm giá dịch vụ để thu hút khách du lịch và phục vụ tận tình, chu đáo là mục tiêu số một của chúng tôi". Theo ông Bang, thời gian tới, khu du lịch Thịnh Long sẽ còn được khai thác thêm nhiều tiềm năng độc đáo khác để thu hút du khách, phát huy lợi thế sẵn có. Chẳng hạn như tổ chức cho du khách tham quan đồng muối và cách làm muối của diêm dân; một số ngành nghề như thuyền chài đi biển lưới cá, câu mực, lặn sò, dệt lưới... cũng sẽ được nhân rộng và đưa vào trong chương trình tham quan du lịch. Tuy vậy, theo ý kiến của ông, để khu du lịch này hoàn thiện hơn nữa, tỉnh Nam Định cần có chiến lược quy hoạch, đầu tư "mạnh tay" hơn vào các công trình quan trọng.
    Nguồn Thời báo kinh tế
    Chào thân ái và quyết thắng.
    Lâm cầu mới
  10. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Tui thấy Nam định có hồ Truyền Thống là đẹp nhất!
    bác ơi.. đừng bảo em.... hay cãi

Chia sẻ trang này