1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn nào rành giáo lý Đạo Phật giải đáp giùm mình mấy câu:

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi nguyenquochoang_arc, 08/08/2012.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. atta_zitra

    atta_zitra Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2011
    Bài viết:
    966
    Đã được thích:
    14
    Thế nào gọi là thành chính quả vậy bác?
  2. nguyenquochoang_arc

    nguyenquochoang_arc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2005
    Bài viết:
    3.655
    Đã được thích:
    1
    Chắc là khi diệt được hẳn dục vọng :D
  3. cool_dcs

    cool_dcs Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/10/2006
    Bài viết:
    954
    Đã được thích:
    0
    Niết bàn là một điều không thể hiểu được :).
    M nhớ là khi đạt đến cõi niết bàn thì con người sẽ ko phải luân hồi nữa, không chịu quy luật của nhân quả nữa. Niết bàn cũng là khi con người tận diệt được tham, sân, si.
  4. nguyensg32

    nguyensg32 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/04/2011
    Bài viết:
    674
    Đã được thích:
    0
    Người có đạo là cũng như đi "Tu" .
    Tu là tiếng Tầu (Hán ) dịch ra tiếng Việt Tu=Sửa
    Các nhà tu kia mới sửa phần vị nhưng chưa sửa được phần thị (tiểu tu)
  5. changtraidentumuathu

    changtraidentumuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2010
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Ăn thịt cá là chuyện bình thường. Có gì đâu mà phải thắc mắc. Thi thoảng em còn thấy các thầy ý chén thịt chó mắm tôm ầm ầm có chết ai đâu, nhìn mà thèm nhỏ rãi ra được. Hizzzzzzzzzzzzz
  6. embuon2811

    embuon2811 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/04/2006
    Bài viết:
    1.946
    Đã được thích:
    1
    Người ta nói Tu là tu ở tâm. Chứ ăn chay ko mà thành chánh quả thì trâu bò thành chánh quả từ lâu rồi.
    Còn nhu cầu ******** của sư. Do tu ở tâm nhưng sinh lý vẫn hoạt động nên sư phải ăn nhiều 1 số món từ đậu tương hoặc giá đỗ như đậu phụ, sữa đậu nành, hoặc 1 số món làm giả từ váng đậu cũng là đậu tương để giảm ham muốn. Rồi các món từ đậu, các bạn có ở SG thì biết các món chè đậu 3 màu, chè bà ba, các loại chè hoặc các loại canh đều làm từ đậu rất ngon. Chính những thực đơn đấy làm cho sư vừa có thể no bụng vừa có thể giảm nhu cầu sinh lý.
  7. vuhuynh

    vuhuynh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    72
    Mình không rành về Triết học Phật giáo, nhưng có biết đến một quan điểm ở đâu đó (tôi quên mất rồi) cho rằng Tự do tối thượng chính là Niết bàn.

    Tự do tối thượng là gì? Câu trả lời khá đơn giản, và ở ngay trong định nghĩa về tự do : Tự do tối thượng là không phụ thuộc vào bất cứ cái gì. Và cũng chính cách hiểu này bỗng chốc khiến ta thấy rằng chẳng thể tìm đâu ra cái gì đó có được Tự do tối thượng. Mọi thứ thực tồn đều chịu sự tác động qua lại của một cái gì đó, do đó mọi thứ đều liên quan đến nhau. Mà đã có quan hệ, có liên quan thì không thể có được Tự do. Trong thực tế thì ta đều thấy rõ, mọi vật trong tự nhiên và ngay cả Tự nhiên đều hoạt động trên nguyên tắc Áp đặt và Chịu áp đặt. Ví dụ như lửa áp đặt giá trị của nó lên nước, và chịu sự áp đặt trở lại của nước. Con người áp đặt giá trị của mình lên thế giới thực tại, và cũng chịu sự áp đặt của thế giới thực tại. Nguyên tắc Áp đặt - Chịu áp đặt là nguyên tắc chung bất biến, nó là thứ đảm bảo cũng như có thể coi như tiêu chí hàng đầu để mọi vật được tồn tại. Đó là đạo luật khắt khe, nguyên sơ và tối cao. Áp đặt và Chịu áp đặt ở trong một hình thế đối xứng, và không phải lúc nào cũng hài hòa với nhau. Ở nơi mỗi cá nhân, có lúc Áp đặt thắng thế, và ngược lại. Trạng thái cân bằng của hai xu hướng đó được gọi là Cân xứng, là cơ sở đầu tiên để hình thành quan niệm về Hoàn hảo nơi Nhân loại. Đến lượt chúng Cân xứng và Hoàn hảo là những viên gạch đầu tiên để hình thành lên cái Đẹp trong quan niệm của con người. Ở đây tôi chưa nói tới thế nào là đẹp, mà đang định nghĩa cái Đẹp là gì - đối tượng nghiên cứu của Mỹ học. Về vấn đề cái Đẹp, chúng ta sẽ quay lại sau.

    Như đã nói ở trên, không thể tìm được cái gì có được Tự do tối thượng. Nhưng con người có khả năng Tự trị, thật ra nó thuộc về tự áp đặt chứ vẫn chưa thoát được Luật của tự nhiên, tức là áp đặt những giá trị mà nó cho rằng cần phải hướng tới lên chính bản thân nó (chủ thể và đối tượng là một). Bấy lâu nay ở con người vẫn tồn tại một ý chí thúc đẩy nó thoát khỏi Luật tự nhiên, và ý chí đó hướng con người tới sự Tự do tuyệt đối. Để có được tự do đúng nghĩa, con người nhận thấy bắt buộc phải từ bỏ những gì mà tự nhiên áp đặt lên nó - là cái bản năng tối tăm thưở sơ khai. Không những phải từ bỏ bản năng, con người còn phải từ bỏ cả nhận thức về thế giới mà nó có được thông qua các giác quan. Ta có thể hiểu rằng Tự do tối thượng là, đồng thời dẫn tới, trạng thái Không tuyệt đối, tĩnh lặng tuyệt đối. Chỉ có ở trạng thái Tự do tối thượng con người mới hiểu được thế giới thực tại như chính thế giới thực tại đang tồn tại. Đến lúc đó, con người không còn là con người nữa, nó chính là : Thực tại, Tự nhiên, Chân lý. Tất cả hòa làm một, và.... không là gì cả.

    Trong triết học cổ điển Đức, Immanuel Kant là mặt trời vĩ đại soi sáng nội tâm con người bằng phép Duy tâm biện chứng. Nhận định của ông về thế giới thực tại qua quan niệm Vật tự thân - con người vĩnh viễn không thể có được nhận thức đúng đắn về thế giới khách quan đang tồn tại - khiến thế giới thực tại trở nên một cái gì đó tuyệt nhiên không minh bạch và rất khó nắm bắt. Suy từ Kant, muốn tìm hiểu thế giới thực tại, con người chỉ có thể tự tìm hiểu chính nó, là thứ duy nhất mà nó nắm bắt được. Điều này trùng khít với phương pháp của Phật giáo : nội tâm và thân xác phải bất động, như một sự chối bỏ bất cứ tác động nào. Quan niệm của Kant về thế giới thực tại thoạt nhìn thì chẳng giúp ích gì chúng ta, nhưng nó là cái sâu xa được lập luận dựa trên chuỗi logic của xác tín, đáng để ta phải suy ngẫm. Nhưng đóng góp lớn nhất của ông là Đạo đức học và Mỹ học. Không có phân tích của Kant về Năng lực phán đoán, Năng lực phê phán, Năng lực phê phán phản tư thì câu nói của Karl Marx : "Hạnh phúc là đấu tranh" trở nên nghịch cảm.
  8. ragnarok830

    ragnarok830 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2012
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    câu hỏi của bạn chủ top khá là đơn giản thế mà các bạn toàn trả lời đi đâu không, chẳng đúng trọng tâm gì hết.
    1. về việc làm đồ chay giống đồ mặn việc này xảy ra vào thời chúa Nguyễn Hoàng vào định đô ở Phú Xuân ông và các hoàng thân quốc thích chúa NGuyễn về sau đều hâm mộ Đạo Phật và ăn chay, vì là hoàng đế nên không thể cho nhà vua ăn giống kiểu rau đậu bình thường được mà đồ ăn phải chế biến rất cầu kỳ, làm đồ chay mà giống y như đồ mặn để Hoàng gia ăn cho đở ngán, từ đó mới có kiểu đồ ăn này. Hiện nay những người nấu đồ chay ngon nhất là theo đạo Cao Đài vì đạo này cũng ăn chay thường xuyên và những người theo đạo này chuyên chế biến những món chay giống y như đồ mặn.
    Về nguyên tắc đạo Phật thì điều này không phạm giới; việc ăn chay là để ngăn sát sinh vì thế ăn chay giống đồ mặn là để ngăn sát sinh thì chẳng có vấn đề gì nhưng các thầy tu thì được khuyến cáo là không nên đòi hỏi và không nên ăn những đồ chay chế biến giống đồ mặn vì làm thế sẽ tạo cho tâm tư tưởng thèm khát đồ mặn và tâm còn đòi hỏi, còn tham muốn thụ hưởng đồ ăn ngon, quần áo đẹp. Điều này là giới luật mới cấm.
    2.Còn về Thủ Dâm đây là điều tuyệt đối cấm với các vị thầy tu vì giới luật ghi chép rất rõ: không được gian dâm với người khác, không được gian dâm với bản thân. Thủ dâm là hành vi gian dâm với bản thân của mình.
  9. nguyenquochoang_arc

    nguyenquochoang_arc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2005
    Bài viết:
    3.655
    Đã được thích:
    1
    Thế là các bác giai đành chia tay với các món ăn có nguồn gốc từ đậu?
  10. zorzo

    zorzo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/01/2006
    Bài viết:
    1.233
    Đã được thích:
    16
    Chế món chay theo hình thức đồ ăn mặn theo tớ có mấy lí do:

    - Phục vụ người bình thường thích ăn chay.
    - Nhà sản xuất đồ chay sáng tạo kiểu dáng vì mục đích thương mại.
    - Thay đổi hình thức trình bày chế biến cho phong phú đa dạng.

Chia sẻ trang này