1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tên Quan Thánh đổi ra Quán Thánh khi nào, vì sao?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi CoDep, 16/09/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Cách đây 2 chục năm trước, tôi còn ở Việt Nam thì có Đền Quan Thánh
    ở gần Hồ Tây, bên sườn có đường Quan Thánh chạy qua lên Bưởi.
    Nay bỗng thấy tên đền đổi là Đền Quánh Thánh, và tên phố đổi là Phố
    Quán Thánh.
    *
    Bà con có ai biết tên này đổi từ năm nào, và vì sao lại đổi không?
    Tên thật của đền và của phố là gì? Tên đó sự tích thế nào?
    *
  2. atlas02

    atlas02 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/10/2011
    Bài viết:
    1.255
    Đã được thích:
    843
    Tôi chưa ra hà nội bao giờ nhưng dựa vào chút kiến thức tôi cũng biết đền đó chưa bao giờ đổi tên, nó vẫn là đền quán thánh từ trước tới giờ một trong Thăng Long tứ trấn của Hà Nội. Người ta gọi là đền Quan Thánh là gọi nhầm vì đền này không thờ Quan Vũ nên không thể gọi là đền Quan Thánh.
    Đền này là Quán vì theo phong tục Việt nam Chùa thờ Phật, Đền thờ thần còn Quán là thờ thánh. Đây là vị Thánh của Đạo giáo nên gọi là Quán là chính xác nhất, tên trước của nó là Trấn Vũ Quán được xây dựng từ thời nhà Lý Thờ Huyền Thiên Chân Vũ và vị thần Kim Quy giúp An Dương Vương xây dựng Cổ Loa Thành.
    Huyền Thiên Chân Vũ hay còn gọi là Chân Vũ Đại Đế là vị thần tối cao của Đạo giáo Trung Quốc chỉ đứng sau Tam Thanh, ông chuyên trừ Ma Quỷ, bảo vệ dân làng. Truyền Thuyết kể lại rằng ông là hoàng tử con vua nhưng vì muốn tu đạo thành tiên nên bỏ nhà trốn lên núi Võ Đang tu luyện mẹ ông đi sau nắm áo ông khuyên nhủ quay về. Vì quyết chí tu hành đã rút gươm cắt đứt vạt áo thề quyết lòng tu tập. Khi tu luyện vì nhịn ăn nên dạ dày và ruột kêo réo ông bực mình nên lấy gươm mổ bụng rút dạ dày và rượt quăng đi sau dạ dày và ruột biến thành Quy và xà trở thành bộ hạ của ông trên con đường trừ diệt ma quỷ.
    Đền Trấn Vũ ở hướng bắc thành Thăng Long. Theo Phong Thủy hướng bắc thuộc hành Thủy tượng trưng là màu đen ( Huyền Vũ) nên trong Quán có pho tượng Chân Vũ bằng đồng đen do ông trùm trọng tạc năm 1667 tượng có cả Quy và xà là hai tùy tướng của ông khi trừ diệt ma quỷ
  3. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Gọi nhầm, in bảng tên phố nhầm, và in trên báo nhầm là Quan mấy chục năm nay rồi.
    Vả lại, trong wikipedia thì chữ nho cũng nhầm là chữ Quan, có thấy đổi ra Quán đâu?
    Quan tiếng Hán có nghĩa là Quan Sát, là Nhìn, Ngắm, Coi, Trông.
    Quán tiếng Hán có nghĩa là Nhà, Trụ Sở, Hội Quán thì khác hẳn.
    *
    Còn chữ Hán cũng là Chân Vũ Quan, sao lại nói là Trấn Vũ Quán?
    Chân là Chân thật, Chân chính, không giả.
    Trấn là Trấn Trị, Thị Trấn.
    Hai chữ Chân và Trấn khác hẳn nhau, vì chữ Trấn có chữ Chân là một bộ phận của nó
    làm cho nó có âm "ân" làm sao mà gọi lẫn lộn lung tung thế?
    *
    Kiến thưc của bạn về lích sử, văn học, và văn hoá rất đàng nể phục,
    nhưng bạn không biết chữ Hán, và bạn không từng ở Hà Nội, nên bạn không
    trả lời đúng câu hỏi, và không trả lời được thoả đáng.
    *
    Bây giờ trẻ con đẻ ra ở Hà nội, chừng 3 chục tuổi trờ xuống,
    chưa từng bao giờ biết Hà Nội đã từng có tên Quan Thánh, vì
    có lẽ đó là lúc nó đã bị đổi ra Quán Thánh rồi. Lịch sử đã bị xoá.
    *
  4. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    box lịch sử văn hóa giờ đìu hiu quá, post bài mới cũng ít có người comment
    tôi muốn tìm một sân chơi riêng về mảng lịch sử văn hóa mà cũng ko biết làm sao
  5. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Theo sách Hà Nội - di tích lịch sử văn hóa và danh thắng của Doãn Đoan Trinh, mục Đền Quán Thánh, trang 556-557 và vài tài liệu khác thì:

    Đền Quán Thánh, có người gọi (nhầm) là Quan Thánh, tức Chân Vũ quán hay đền Trấn Vũ, là một trong tứ trấn thiêng liêng của thành Thăng Long xưa kia. Tương truyền được lập từ khi vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long (1010).

    Đền hiện nay tọa lạc ở góc đường Quán Thánh cắt đường Thanh Niên. Từ cổng đền nhìn về phía tây ta thấy vườn hoa Lý Tự Trọng, đường Thụy Khuê và Hồ Tây.

    Đền xây vào đời Hậu Lê, trên đất phường Thuỵ Chương, huyện Vĩnh Thuận, phía nam hồ Tây; nay thuộc phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, có tên là Huyền Thiên Trấn Vũ Đại đế quán, đến năm 1823 vua Minh Mạng đổi ra là Trấn Vũ quán, năm 1842 dưới thời vua Thiệu Trị đổi ra tên hiện nay.

    Tên chữ Hán đắp nổi trên cổng là "Chân Vũ quán" nhưng "đền Trấn Vũ" có lẽ là cái tên được nhiều người biết đến nhất, dù không còn đạo sĩ nữa.



    Người Hà Nội đã quáquen với lời ru :


    Gió đưa cành trúc la đà
    Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.


    Hơn nữa, đền Trấn Vũ cũng nổi danh là ngôi đền thiêng trấn ở phía Bắc, một trong “Thăng Long tứ trấn” của đất kinh kỳ. Tương truyền rằng đền được xây dựng từ thời vua Lý Thái Tổ, tức đã gần nghìn năm.


    Ban đầu đền nằm bên trong tường thành, đến năm 1474 khi mở rộng hoàng thành, vua Lê Thánh Tông đã cho di chuyển đền ra một vị trí bên cạnh hồ Tây có thế đất “Quy Xà” (Rùa - Rắn, những linh vật sống gần nước) của huyện Vĩnh Thuận, thời sau đổi là huyện Thọ Xương.


    Thực ra tên của ngôi đạo quán này không được ghi trong cuốn sách cổ nào cho đến tận giữa thế kỷ 17, khi Đạo giáo được khôi phục, và đền Trấn Vũ được tu sửa mở rộng, đúc tượng khổng lồ. Ngày nay vẫn lưu truyền những câu thơ của Trần Thiện Chánh về địa thế mới của đền Trấn Vũ:


    Mặt hướng hồ Tây một quán xưa
    Ngàn năm linh tích tiếng còn đưa
    Hoa chen quanh bến sen giương kiếm
    Lá rụng vào sông trúc thủ bùa…


    Hai bên cửa phía trong đền có chữ Tẫn nhập, Huyền xuất (vào cửa Tẫn ra cửa Huyền). Theo các nhà nghiên cứu thì đây là chữ lấy trong sách Đạo đức kinh: Huyền Tẫn chi môn thi vị thiên địa (cửa Huyền Tẫn là gốc của trời đất).

    Trong tấm bưu ảnh chụp năm 1922, cả đền Trấn Vũ lẫn hồ Tây đều chưa bị thu hẹp, ta có thể thấy rõ hai hàng lan can của bậc thang kéo từ cổng đền quét vôi trắng dẫn thẳng xuống bến nước rất đẹp. [​IMG] Trên ảnh có dòng chữ Pháp chú thích: "Chùa Phật Lớn, ven bờ Hồ Lớn" (Pagode du Grand Bouddha, sur les Bords du Grand Lac); như vậy nhà xuất bản đã nhầm đền ra chùa, nhầm tượng thần ra tượng Phật.

    Còn theo truyền thuyết, thì Thánh Trấn Vũ, vị thần được thờ tại đền Quán Thánh mang tính cách vừa là của Việt Nam, vừa là của Trung Quốc.

    Huyền Thiên Trấn Vũ là thần coi giữ phương Bắc, từng đầu thai làm con vua nước Tinh Lạc (Trung Quốc), lớn lên bỏ ngôi hoàng tử đến tu luyện trong hang ở Vũ Dương liền trong 42 năm, đã giúp người phương Bắc diệt trừ nhiều quỷ dữ, giúp dân đời Chu chiến thắng thần dịch hạch gây bệnh chết người hàng loạt, được Thượng đế phong là Đại Từ, Đại Bi, cuối cùng được phong là Huyền Thiên Trấn Vũ.

    Huyền Thiên Trấn Vũ sau đó sang nước Việt, giúp các vua Hùng ba lần đánh thắng giặc ngoại xâm. Đời Hùng Vương thứ 6, giặc Ân ở phương Bắc rất hung dữ đem quân xâm lấn đất nước Văn Lang.

    Quan quân vua Hùng đánh không nổi. Thần đã đầu thai vào một bà mẹ ở làng Phù Đổng bộ Võ Ninh, sinh ra cậu bé chẳng nói chẳng rằng, nhưng khi nghe tin sứ nhà vua đi truyền rao tìm người tài giỏi, đã tự nhiên bật thành tiếng xin sứ giả tâu lên nhà vua, xin vua cấp cho ngựa sắt nặng một nghìn cân và một cây roi sắt nặng một trăm cân.

    Khi nhận được ngựa sắt, roi sắt vua ban, thần đang từ là một cậu bé bỗng vươn lên thành chàng trai cao lớn dẫn đầu mấy vạn quân Nam xông lên đánh cho giặc Ân tan tành, giữ vững bờ cõi giang sơn. Sau khi đánh tan giặc, thần hóa phép ở núi Vệ Linh bay lên trời.

    Vua Hùng bèn phong thần là Đổng Thiên Vương và lập cho đền thờ cúng trọng thể.

    Theo truyền thuyết đó thì Huyền Thiên Trấn Vũ chính là Đức Thánh Gióng có công giúp vua Hùng dẹp giặc Ân mà nhân dân ta đang thờ cúng ở nhiều nơi.

    Cũng theo truyền thuyết vào đời Hùng Vương thứ 14, thần đã giúp nhân dân làng Bồ Đề cạnh sông Hồng trừ diệt con rùa yêu tinh từng tàn hại nhiều dân lành.

    Đến thời vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa để chống trả quân xâm lược Triệu Đà, có con gà trắng hóa tinh và quỷ ở vùng núi Thất Diệu thường đến quấy phá khiến nhà vua không xây được thành, thần nghe theo lời thỉnh cầu của thần Kim Quy đã giúp vua An Dương Vương trừ hết mọi tà ma, nhờ đó Loa Thành được xây nên vững chắc.

    Sau đó một thời gian, thần trở lại phương Bắc đầu thai làm con vua Tùy. Sang đời Đường, thần đã giúp vua Đường tiêu diệt con quỷ dữ thường gieo bệnh giết hại trẻ con Trung Quốc.

    Đến thời vua Lê Đại Hành, thần lại xuống đất Lỗ Lâm gần thành Long Đỗ giúp nhân dân trừ quỷ dữ.

    Khi bọn tướng nhà Tống là Hầu Nhân Báo và Tôn Toàn Hưng theo lệnh vua Tống đem quân sang cướp nước Đại Cồ Việt, thần đã dâng nước sông Nguyệt Đức (sông Cầu), sông Nhật Đức (sông Thương) lên cao tạo thành hào sâu ngăn cản.

    Thần còn hiện thành một vị tướng nhà trời cao 10 trượng, mặc chiến bào màu vàng, tay cầm ngọn giáo bằng vàng đứng trên đầu trước mặt quân Tống.

    Quan quân Tống trông thấy thế sợ quá hoảng hốt quay đầu vắt chân lên cổ tháo chạy. Quân Nam nhân cơ hội đó mãnh liệt truy kích quân giặc, giết chết chủ tướng giặc Hầu Nhân Bảo, bảo vệ toàn vẹn non sông.

    Sang đời Lý, đời Trần, thần còn xuất hiện nhiều lần giúp nhân dân diệt trừ quỷ dữ.

    Hiện trong Đền còn pho tượng đồng Huyền Thiên Trấn Vũ nặng gần 4 tấn, đúc năm 1.677 đời Lê Hy Tông.

    Quan Thánh, tức Quan Thánh Đế Quân, người TQ dùng để chỉ tức là Đại tướng quân Quan Vũ của nước Thục Hán thời đại Tam Quốc tức Quan Công, cùng với tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa du nhập vào VN, người Việt cũng thờ Quan Thánh từ nhiều thế kỷ, từ Bắc đến Nam, thờ Quan Thánh Đế Quân trong nhiều chùa, chung với Phật.

    Không có tài liệu nào nói rằng Đền Quán Thánh có thờ Quan Thánh cả, trong dân gian có người gọi nhầm là Quan Thánh, sau thành quen, thời Pháp thuộc đường Quán Thánh được gọi là route du Grand Bouddha (đường Phật Lớn), sau hoà bình lập lại, đã được sửa lại cho đúng là Quán Thánh.

    Như vậy tên đúng là Quán Thánh, còn Quan Thánh là dân gian gọi nhầm.
  6. atlas02

    atlas02 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/10/2011
    Bài viết:
    1.255
    Đã được thích:
    843
    tôi trả lời hoàn toàn thỏa đáng và chính xác câu hỏi của bác. tên của nó chính xác là quán thánh hay còn gọi là Trấn vũ quán. Còn về Huyền Thiên Chân Vũ thì ông có rất nhiều tên và Trấn Vũ cũng là một trong số các tên đó phiên âm theo kiểu của người Việt
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Trấn_Vũ
    Đây là nơi của đạo sĩ nên phải gọi là Quán. Còn cái tên Quan Thánh là tên do dân gian gọi nhầm đã rất lâu
  7. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Không bạn nào từng ở Hà Nội mà nhìn thấy bảng tên đường Quan Thánh
    lúc Bác Hồ, Bác Duẩn còn sống cả.
    Trẻ con đẻ sau, chỉ đươc đọc lịch sử mới, không biết chuyện cũ.
    Vì thế câu hỏi của tôi: "Lúc Nào" thì không ai trả lời được.
    Chữ Quan cũng không ai biết đọc.
    *
  8. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Mời các bạn coi tự điển chữ Hán: Wiktionary.org
    *
    館 (quán) - http://en.wiktionary.org/wiki/館
    *
    觀 (quan) - http://en.wiktionary.org/wiki/觀
    *
    Nhớ là phải coi ở đáy trang mới thấy âm tiếng Việt nhé.
    *
    Nếu bạn biết chút tiếng Anh, thì còn tìm hiểu được
    nhiều hơn nữa, nhưng môt chút như trên cũng đủ rồi.
    *
    Ai có bà con ở Ba Đình, Hà Nội trên 30 tuổi, có thể hỏi được chăng?
    *
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Mời các bạn coi tự điển chữ Hán: Wiktionary.org
    *
    館 (quán) - http://en.wiktionary.org/wiki/館
    *
    觀 (quan) - http://en.wiktionary.org/wiki/觀
    *
    Nhớ là phải coi ở đáy trang mới thấy âm tiếng Việt nhé.
    *
    Nếu bạn biết chút tiếng Anh, thì còn tìm hiểu được
    nhiều hơn nữa, nhưng môt chút như trên cũng đủ rồi.
    *
    Ai có bà con ở Ba Đình, Hà Nội trên 30 tuổi, có thể hỏi được chăng?
    *
  9. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]

    quan, quán (25n)


    • 1 : Xem, xem xét, xem ở chỗ rộng lớn gọi là quan. Như quan hải 觀海 xem bể, xem xét thiên văn gọi là quan tượng 觀象, xem xét dân tục gọi là quan phong 觀風, ngần ngừ không quyết gọi là quan vọng 觀望.
    • 2 : Cái hình tượng đã xem, như trang quan 壯觀 xem ra lộng lẫy lắm, mĩ quan 美觀 xem ra xinh đẹp lắm.
    • 3 : Tỏ ra cho người ta biết cũng gọi là quan. Như dung quan 容觀 dáng điệu của mình đã tỏ ra.
    • 4 : Ý thức. Gặp sự thương vui không động đến tâm gọi là đạt quan 達觀, nay ta nói lạc quan 樂觀 coi là vui, bi quan 悲觀 coi là thương, chủ quan 主觀 coi là cốt, khách quan 客觀 coi là phụ, đều theo một ý ấy cả.
    • 5 : So sánh.
    • 6 : Soi làm gương.
    • 7 : Chơi.
    • 8 : Một âm là quán. Xét thấu, nghĩ kĩ thấu tới đạo chính gọi là quán. Như nhất tâm tam quán 一新三觀 một tâm mà mà xét thấu cả ba phép, chỉ quán 止觀 yên định rồi xét thấu chân tâm, như Dịch Kinh 易經 nói quán ngã sinh vô cữu 觀我生無咎 xét thấu cái nghĩa vụ của đời ta mới không mắc vào tội lỗi. Đạo Phật có phép tu dùng tai mà xem xét cõi lòng, trừ tiệt cái mầm ác trở nên bậc Vô thượng, nên gọi là phép quán . Như Quan âm bồ tát 觀音菩薩, vì ngài tu bằng phép này, sáu căn dùng lẫn với nhau được, mắt có thể nghe được, nên gọi là Quán thế âm 觀世音.
    • 9 : Làm nhà trên cái đài gọi là quán. Như trên núi Thái sơn có cái nhà để xem mặt trời gọi là nhật quán 日觀, trong nhà vua, trong vườn hoa làm cái nhà cao để chơi cũng gọi là quán.
    • 10 : Các nhà thờ của đạo sĩ cũng gọi là quán.
    http://nguyendu.com.free.fr/langues/&h147.htm

    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Tên Quán Thánh hay Quan Thánh có từ lâu đời rồi. Bưu ảnh trên có từ cuối thế kỷ 19 hay đầu thế kỷ 20.
    Ngoài cổng đề 真武觀 Chân Vũ Quán hay Chân Võ quán theo ý của vua Minh Mạng cho đúng với tên của Chân Võ Tinh quân, vị thần trấn giữ phương bắc. Cũng vì có thể đọc là quan hay quán nên người xưa đã đọc nhầm từ Quán Thánh sang Quan Thánh, sau này các học giả đính chính lại. Trấn Vũ' là tên gọi tại Việt Nam của thần Chân Vũ, người Việt còn gọi là Trấn Võ, là một trong những vị thần được thờ phụng phổ biến tại Trung Quốc và các nước Á Đông. Vị thần này tượng trưng cho sao Bắc cực, và là một vị thần lớn của Đạo giáo thống trị phương Bắc, kiêm quản lý các loài thủy tộc nên cũng được coi là thủy thần hay hải thần.

    Tuy vậy bên trong đền, ở trên cửa chính của bái đình, phần được xây dựng xưa nhất vẫn dùng ba chữ 鎮武館 chứ không sửa theo ý vua Minh Mạng. Như vậy hai chữ hán bác Codep nêu lên đều đúng và cần phải đọc là "Quán" chứ không phải "Quan".

    Ví dụ như trong "Thiệu Trị thánh chế đề Trấn Vũ quán thi chữ 觀 được dùng
    紹治聖製題鎮武

    Sách này thiếu nhan đề, tạm lấy bài đầu tiên làm nhan đề chính cho tập sách. Bộ sưu tập thơ đề vịnh quán Trấn Vũ của nhiều tác giả, gồm thơ của các vị thân vương, tiến sĩ, tú tài, cử nhân...: Thân vương Tùng Quốc công 親王從國公, Phương Đình Nguyễn tiên sinh 芳亭阮先生, Nhâm Thìn khoa nhị giáp tiến sĩ Nguyễn Thượng Hiền 壬辰科二甲進士阮尚賢, Ất Sửu khoa phó bảng Nguyễn Hoan 乙丑科副榜阮懽…

    http://lib.nomfoundation.org/collection/1/volume/1182/

    Chuyện chữ tác ra chữ tộ là phình phường[r2)]
  10. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Cám ơn bạn về chữ và âm Quan, Quán.
    *
    Chuyện sai đúng, hãy tạm gác lại, hay cho Quán là đúng
    Quan là sai tôi cũng chịu.
    *
    Bây giờ, có ai biết bảng tên đường Quán Thánh, thì từ
    lúc nào đổi Quan sang Quán không? Nhân dân gọi Quán ra
    Quan từ xưa, thì không rõ ràng, nhưng bảng tên đường
    mà đổi, thì cũng có giờ phút chứ? Không nhớ được giờ
    phút ai đổi, thì cũng phải có năm đổi bảng chứ. Nó đâu
    có thể từ từ tự viết thêm dấu Sắc vào được?
    *
    Ngoài bảng tên phố, các sách báo Hà Nội mấy chục năm
    qua, chẳng có bài nào có in tên Quan Thánh, Quán Thánh
    sao? Ví dụ tiểu thuyết Sống Mãi Với Thủ Đô đã in trước
    đây đã lâu, không biết có tên Quán Thánh không? Còn nhiều
    sách truyện khác nữa. Rồi sự kiện lích sử năm 1972, tên
    lửa Mỹ bắn vào phố Quán Thánh nữa. Lúc ấy nó tên là
    Quan Thánh, còn ghi chép ở đâu không, báo chẳng hạn?
    *
    Ngoài bảng tên phố, và sách báo có tên đền tên phố,
    chả lẽ người Hà Nội không ai nhớ đã từng có tên Quan
    Thánh là tên chính thức trên đường phố, trên sách báo,
    trên TV, trên vé bán xe điện, xe bus sao? Hay chỉ có
    mình tôi nhớ được lúc tôi chưa rời khỏi Việt Nam cách
    đây 3 chục năm trước? Xe điện đã mất rồi, nhưng nó từng
    đỗ ở Hàng Đậu, và ít nhất 1 chỗ nữa rồi mới dừng ở ngay
    cạnh đền. Còn Nhà Văn Hoá Thiều Nhi, còn gọi là Câu Lạc
    Bộ Thiếu Nhi Quan Thánh nữa? Có sổ sách cũ chứ! Thế thì
    bản in mới nhất có in tên Quan Thánh vào năm nào?
    *

Chia sẻ trang này