1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xin list các bản nhạc không lời, êm dịu giúp thư giãn

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi Redtulips, 20/09/2012.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. AnhCaPhom

    AnhCaPhom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2011
    Bài viết:
    2.111
    Đã được thích:
    0
    Vừa xem Ghost rider trên Star movies xong thì bác đố:))

    Bác đố tay nào kho khó tý, chứ bà cừu Dolly với ông Willie, Kenny gạo cội nổi tiếng quá rồi, tôi ít nghe country cũng biết[:P]. Vừa nãy lục lọi post mấy bài có nghe Willie hát bài gì đó mà không ra hơi, vẫn gần 5 triệu lượt xem. Bác này nhừ quá rồi.

    Ok here we go. Last ride, now:))

    [YOUTUBE]wOBo8Afqha8[/YOUTUBE]
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Về thống kê thì đúng thật, có thế KD mới cho nhảy lầu mà kết thúc cuộc đời oan trái. Nhưng TP bản tính ko háo sát, ân oán phân minh, sống cuộc đời nam tử hán đúng chất. Còn giết lắm là do "ngộ sát" thôi, ai bẩu cứ quây ông, chơi kiểu chó đàn. Cuộc đời TP cũng giống như cô ****, sinh ra đã tội nợ, do hoàn cảnh đưa đẩy, toàn bị cho vào thế nên để sống và chờ cơ hội báo thù mới phải vậy, cũng là nhắm mắt đưa chân thôi. TP và **** không có lỗi gì sất[:P]

    Thôi để chắc ăn tôi chọn kiểu Lệnh Hồ Xung vậy. Cũng nam tử hán đại trượng phu, nốc rượu được, lãng tử được, tán gái được>:)
  2. AnhCaPhom

    AnhCaPhom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2011
    Bài viết:
    2.111
    Đã được thích:
    0
    Ối giời ơi có đâu mà phọt hả bác? Ở VN tổ chức 1 buổi giao hưởng có mà lỗ chổng vó, vé mời còn ít đi nữa là tự mua vé. Thỉnh thoảng 1 năm cũng cắc bụp được vài phát, nhưng phải chờ mấy anh như Toyota, Heineken, Vietnam Airlines.., đứng ra tổ chức, tài trợ thì mới có show.

    Mà á, dân mình đi xem hòa nhạc lôm côm buồn cười lắm. Áo phông còn lịch sự, thậm chí quần đùi vào Nhà hát Nhớn:)) Có lần bọn VNA mời Tokyo Symphony Ôi chết cha biểu diễn ở nhà hát Nhớn HN. Tôi có đi xem, thừa vé cho cả mấy đứa trong vp. Lúc xem ngồi cạnh 1 thằng em trong vp, nó cứ tý toáy... cắn hạt dưa. Tôi nhắc khéo: Đừng cắn nữa, để anh tập trung nghe. Nó liền lẻn ra mấy băng ghế sau ngồi, rồi lại lách nhách nhai tiếp. Tôi nhìn quanh, thấy người như nó cũng không phải ít, lại có 1 số người ngủ, người bỏ về sớm, bó tay. Mà show này dàn giao hưởng ngon, lại vé mời, thế mà nhà hát còn trống đến 1 nửa. Tình hình chung bi đát thế ai dại gì mà tổ chức hả anh? Nhạc hàn lâm ở ta vẫn ít người nghe lắm>:P

    Anh hay nghe giao hưởng là tốt đấy, tốt cho cái tư tưởng, đẹp cho cái tâm hồn[:D] Anh nghe bản Symphony số 7 Leningrad chưa? Bài này đình đám thế giới mà tôi nghe mấy lần chả cảm được gì nhiều. Anh có kiên nhẫn bỏ 1:23' nghe liền tù tì không? Thử xem dư lào nhé:))

    [YOUTUBE]maOgxgyFljE[/YOUTUBE]

    Để cho đỡ mông lung trừu tượng thì đây:

    BẢN GIAO HƯỞNG ANH HÙNG CỦA THẾ KỶ 20

    Năm 1941, một mùa thu Nga đặc biệt quyến rũ trang điểm cho các công viên thành phố Leningrad bằng “vàng lá và đồng đỏ”. Thế nhưng, những tiếng gầm của đại bác đã xua chim bay đi hết. Phố xá đổ nát với các cửa sổ mở toang như những con mắt trống rỗng.
    Người chết nằm giữa quảng trường.
    Lửa rực cháy ngoài ngoại ô. Xe tăng phát xít đang tiến gần tới Leningrad. Có người nhạc sĩ đi giữa thành phố tan hoang với lòng đau thương căm giận. Đó là Shostakovich - một cây đại thụ của nền âm nhạc hiện đại. Như mọi người dân Leningrad (ngày nay là Petersburg) ông cũng đi đào công sự, làm người lính cứu hỏa trên mái nhà. Tuy nhiên, vũ khí của ông chính là âm nhạc. Sáng ngày 17.9.1941, Shostakovich nói trên đài phát thanh thành phố: “Hai giờ trước đây tôi đã hoàn thành hai chương đầu tiên của bản giao hưởng số 7”.
    Tình hình mặt trận ngày một nguy kịch. Từ Cung điện Mùa đông, Hội đồng quân sự mặt trận Leningrad có lệnh buộc Shostakovich sơ tán về Kuibushev. Giao hưởng hoàn thành tại đó trong một đêm tuyết rơi đầy, với lời đề tựa của Shostakovich: “Tặng thành phố Leningrad”.
    Ngày 23.9.1942, bản giao hưởng “Leningrad” được công diễn ở Matxcơva. Báo động phòng không giữa buổi hòa nhạc. Đạn nổ đầy trời. Âm nhạc vẫn cứ bay lên. Không một ai rời khỏi chỗ. Shostakovich mạnh hơn Hitler! Và tại Leningrad bị phong tỏa có 15 nhạc sĩ ngồi lắng nghe, xúc động lặng người. Họ thề rằng phải biểu diễn bản giao hưởng “của mình” đó ở đây, chính Leningrad này! Và họ đã thực hiện được điều tưởng như không thể đó vào năm 1942 ở thành phố đang ngắc ngoải giữa vòng vây xiết chặt của quân thù.
    Giao hưởng số 7 là một tác phẩm 4 chương đồ sộ, phức tạp, cần không ít hơn 100 nhạc công. Vậy mà tất cả họ chỉ có 15 người. Nhạc trưởng K.Eliasberrg gần chết đói phải cáng vào bệnh viện. 28 nhạc công dàn nhạc giao hưởng đã hy sinh trong chiến đấu. Những người khác thì kiệt sức, hình hài như những bóng ma vật vờ trong các tầng hầm đổ nát, lạnh lẽo, hay trong các ngõ hẻm của phố vắng đầy tuyết. Tình hình cực kỳ bi đát. Lập tức có lệnh của cục chính trị mặt trận Leningrad điều động gấp các nhạc sĩ từ tiền tuyến, hạm đội về.
    Bắt đầu những buổi diễn tập, một việc bây giờ chẳng dễ dàng gì. Đôi tai tinh tế đã bị thương tổn vì những tiếng bom nổ gần chát chúa, các ngón tay mềm mẫn cảm chai cứng vì cầm lựu đạn, vì đào bới trong gạch ngói, tuyết lạnh… Đói, rét, bệnh tật và cái chết lảng vảng ở khắp nơi. Bởi thế, các buổi hòa nhạc được truyền qua làn sóng điện làm cho nhiều người lính Đức quanh “thành phố chết” choáng váng, kinh hoàng. Năm 1963, có hai kỹ sư từ CHLB Đức đến Leningrad tìm K.Eliasberg chỉ để nói với ông rằng cái ngày nằm trong chiến hào bao vây Leningrad, họ được nghe Beethoven vọng ra từ “thành phố chết”, họ chợt hiểu rằng: Thành phố này là bất khả chiến bại. Và họ hẹn nhau, nếu còn sống sau chiến tranh sẽ trở lại đây tìm người chỉ huy dàn nhạc mà lòng quả cảm của ông làm họ thán phục.
    Ngày 2.7.1942, phi công quân sự Litvinov vượt qua lưới lửa phòng không phát xít, chở tổng phổ bản giao hưởng số 7 đến Leningrad. Và đúng chủ nhật 9.8.1942, ngày Hitler định tổ chức buổi đại tiệc ở khách sạn Astoria của Leningrad bị chiếm đóng, bản giao hưởng “Leningrad” của Shostakovich vang lên trong gian lớn Hội khuyến nhạc thành phố như biểu tượng cho tinh thần bất khuất, lòng dũng cảm tuyệt vời và niềm tin chiến thắng quân thù của Leningrad.
    Rất nhiều người khóc trong buổi hòa nhạc. Họ khóc vì không có cách nào khác bày tỏ cảm xúc của mình. Họ khóc vì đã sống qua tất cả những gì mà bây giờ được âm nhạc tái hiện với một sức mạnh nghệ thuật ghê gớm. Họ khóc cho những người thân đã chết của mình. (Trong 900 ngày đêm bị phong tỏa, hơn một triệu người Leningrad đã chết).
    Khi kết thúc những hợp âm cuối cùng, K.Eliasburg nâng bản tổng phổ lên đầu. Snetniskova, cháu gái 9 tuổi, tặng ông một bó hoa nhỏ - điều kỳ diệu ở Leningrad năm 1942. Tất cả đứng dậy vỗ tay. Đại tướng Govorov chỉ huy mặt trận Leningrad bước lên sân khấu. Ông nói: “Hôm nay chúng tôi cũng biểu diễn rất thành công cùng các bạn”. Những người ngồi trong nhạc viện không biết rằng khi người chỉ huy dàn nhạc vung cây gậy lên, thì trên những cao điểm Pincovsky, pháo binh của tập đoàn quân số 42 do thượng tá Vichia, một nghệ sĩ piano tài năng chỉ huy cũng bắt đầu “Bản giao hưởng lửa” của mình. “Dàn nhạc” gồm nhiều trung đoàn pháo binh tầm xa hạng nặng. Chơi bè trầm là các đại pháo của hải quân. Lệnh của tướng Govorov: Không cho pháo binh phát xít lên tiếng trong buổi biểu diễn bản giao hưởng “Leningrad”! Và quân thù đã câm lặng suốt thời gian bản giao hưởng vang lên. Trong cả lịch sử âm nhạc, đây là chuyện chưa từng có.
    Mùa hè năm 1942, máy bay đã đưa tổng phổ giao hưởng “Leningrad” đến Iran, qua Iraq, Ai Cập sang bờ tây Phi châu, sau đó bằng tàu thủy vượt qua các bãi mìn trên đại tây dương tới Mỹ. Tất cả các nhạc trưởng lỗi lạc nhất của Mỹ tranh nhau quyền được là người biểu diễn đầu tiên bản giao hưởng huyền thoại này. Nhạc sư Toscanini gửi một bức điện cho Shostakovich. Và vấn đề đã ngã ngũ, vận may rơi vào người chỉ huy dàn nhạc vĩ đại. Ông già 79 tuổi đã đóng cửa 3 ngày liền nghiên cứu tổng phổ mà thường thường ông chỉ cần 1 ngày.
    Ngày 19.7.1942, giao hưởng Leningrad dưới sự chỉ huy của Toscanini đã vang lên ở New York và được truyền đi khắp lục địa Mỹ. Thành công thật là vang dội. Toscanini điện cho Shostakovich từ New York: “Tôi muốn nhân danh cá nhân chúc mừng ông, người đại diện vĩ đại của một đất nước vĩ đại!”. Báo chí Mỹ viết: “Sau cái vung tay cuối cùng của Toscanini, mỗi người có mặt trong phòng hòa nhạc đều quay người sang bên cạnh và nói: Quỷ dữ làm sao có thể chiến thắng nổi một dân tộc sáng tạo được thứ âm nhạc đẹp như thế này! Giao hưởng Leningrad cho chúng ta sức mạnh tinh thần và niềm hy vọng rằng một thế giới đang đến. Shostakovich không chỉ nói nhân danh người Nga vĩ đại, mà nhân danh cả nhân loại!”…
    Trong mùa thu năm 1942, giao hưởng số 7 của Shostakovich đã được biểu diễn hơn 60 lần trên toàn nước Mỹ. Hàng triệu người Mỹ đã nghe bản giao hưởng anh hùng được viết bằng máu trái tim. Sau đó máy bay quân sự đã đưa tổng phổ bản giao hưởng đến Thụy Điển. Đại sứ Liên Xô trao nó cho nhạc sĩ Dovrovrin, người ngày xưa chơi Appassionata của Beethoven cho Lenin nghe. Ông là người đầu tiên đã biểu diễn Giao hưởng “Leningrad” ở Thụy Điển cùng với dàn nhạc thành phố Gotheburg. Chiến tranh thế giới kết thúc, giao hưởng “Leningrad” vang lên ở thủ đô của nước Đức phát xít.
    65 năm đã trôi qua từ khi chủ nghĩa phát xít Đức bị tiêu diệt, giao hưởng “Leningrad” của Shostakovich vẫn vang lên trên tất cả các sân khấu hòa nhạc lớn nhất thế giới và sẽ còn tồn tại mãi chừng nào trên trái đất này còn âm nhạc. Nó là đài kỷ niệm bằng âm thanh thời đại chúng ta. Hiếm có tác phẩm âm nhạc nào vừa mới ra đời đã thành huyền thoại như nó. Giao hưởng “Leningrad” của Shostakovich là bản “Giao hưởng anh hùng của thế kỷ 20” bởi nó thổi bùng từ trong trái tim chúng ta lòng dũng cảm và tự hào, niềm tin vào sự toàn thắng của cái thiện mỹ.
  3. vuhuynh

    vuhuynh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    72
    @AnhCaPhom

    Tôi không thể nghe hết bản nhạc được anh ạ! vì.... mạng [r37)] Mới nghe được một ít, nhưng tôi cũng có một xíu cảm nhận:

    Nếu không có đoạn bè lớn đàn dây lúc mở màn, tôi không hề biết có chút chiến tranh nào ở khúc dạo đầu. Tiếng fluite nghe thanh thoát và "thản nhiên" quá [:D] Ấy! đúng ra thì tôi chưa thấy bản giao hưởng nào "thản nhiên" cả, mà thường thì chúng̀ xúc cảm rất "tự nhiên" mới đúng, tôi viết "thản nhiên" có lẽ là do đọc bài viết ở bên dưới. Mới nghe có vậy, nên tôi chỉ có thể nói vậy [:D] còn đâu, sẽ phải tìm đĩa về "ngâm" thì mới dám nói tiếp [:D]

    Chủ nghĩa Anh hùng ca của riêng nước Nga nó... hay thật - y như kiểu trong khi cả thế giới nháo nhào, còn người mugic chỉ khẽ nhún vai một cái [:D] "Khẽ nhún vai" - bình dị, bình thản, bình tĩnh.... như thể nói vậy là đủ rồi, như thế là đủ [chết] rồi. Miêu tả như vậy về nước Nga, về người Nga cũng mới chỉ là thấy sự việc, cái ẩn giấu bên trong nét "thản nhiên" đó mới quý giá.

    Mà, nói về nhạc Nga hay nhạc Châu Âu là phải nói đến accordeon [:D]

    [Youtube]ic4PQ-tnwJw[/Youtube]
  4. Redtulips

    Redtulips Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2008
    Bài viết:
    3.766
    Đã được thích:
    175
    Giọng của Roger ngọt thật! :x

    Bài này nghe Michael Bolton hát hay hơn bác này: :x

    [YOUTUBE]ymEwF1oIW8A[/YOUTUBE]

    Vâng. :) Câu hỏi [bản nhạc] nào khiến em thư giãn thì em cho rằng 2 phạm trù ấy thật sự là không đồng đẳng. Trong cuộc sống có âm nhạc mà anh. :) Và cả câu "thích" cái nào hơn cũng vậy. Tuy nhiên, tạm gác qua một bên những "tính toán" triết học ấy thì em có thể trả lời là; tùy, cứ hễ cái nào làm mình thư giãn thì mình thích và không thể nói cái nào hơn cái nào cả. Tất nhiên, nếu đặt trong môi trường chân không thì có thể thấy các bản nhạc êm đềm luôn mang lại sự thư giãn, còn cuộc sống thì không phải luôn luôn. :)

    @thanksanyway_bn cảm ơn Thanhks nhé! Không hiểu sao, khi nghe Adele, Mây cứ cảm giác như đang nghe nhạc của những người da đen hồi thế kỷ 19 ấy. ~X [:P] Cũng phải thừa nhận là Adele có một chất giọng đầy nội lực! :D

    @AnhCaPhom vâng, bài ấy nghe "khác" với mấy bài kia! :D
  5. vuhuynh

    vuhuynh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    72
    [rose]

    [Youtube]l4394HiEg9A[/Youtube]

    [rose]
  6. AnhCaPhom

    AnhCaPhom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2011
    Bài viết:
    2.111
    Đã được thích:
    0
    1 dân tộc cứu cả nhân loại, 1 mùa thu lịch sử, 1 triệu người chết, 1 bản nhạc vĩ đại và... 1 triệu đóa hồng[:D]

    [YOUTUBE]0_Z_F2q92-g&feature=related[/YOUTUBE]

    Take the Lead công nhận hay, xem lại vẫn khoái. Tango thật quyến rũ, say đắm lòng người[:P]

    [YOUTUBE]E6VvR3hkePI[/YOUTUBE]
  7. tphat2009

    tphat2009 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/08/2009
    Bài viết:
    3.456
    Đã được thích:
    4

    Antonio Banderas


    [YOUTUBE]ZSf2E2OXhAY[/YOUTUBE]
  8. Redtulips

    Redtulips Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2008
    Bài viết:
    3.766
    Đã được thích:
    175
    Hic, nhìn họ nhảy mà ngây ngất! :( Tango đúng là vũ điệu mê hoặc! :x
  9. atlas02

    atlas02 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/10/2011
    Bài viết:
    1.255
    Đã được thích:
    843
    nhắc đến bài triệu đóa hồng này là tôi lại thấy thú vị. Bài hát này nhạc sĩ sáng tác từ một câu chuyện có thật được nhà văn Pauxtoxki chép lại. câu chuyện về danh họa Piko pirosmani (1862-1918) yêu cô vũ nử margarita và anh chàng đã bán nhà để mua 1 triệu bông hồng tặng cô gái. Nhưng kết quả là sau giây phút xúc động cô nàng vủ nử nhận ra không thể sống ở vĩa hè và chỉ gặm hoa hồng cùng chàng họa sĩ được nên cô ta đã bỏ anh chàng đi theo một tay nhà buôn giàu có bỏ mặc anh chàng họa sĩ chết trong nghèo khổ.
    ------------------
    Triệu đóa hồng

    Xưa một chàng hoạ sĩ
    Có tranh và có nhà
    Bỗng đem lòng yêuquý
    Một nàng rất mê hoa

    Và chiều lòng người đẹp
    Để lấy tiền mua hoa
    Chàng đã đem bán hết
    Cả tranh và cả nhà

    Chàng đã mua hàng triệu bông hồng
    Ngoài cửa sổ cứ nhìn ta sẽ thấy
    Rằng người yêu có yêu thật hay không
    Khi bán nhà để mua hoa như vậy

    Sáng hôm sau thức dậy
    Nàng nhìn ra lặng người
    Tưởng đang mơ vì thấy
    Cả một rừng hoa tươi

    Nàng ngạc nhiên, đang nghĩ
    Ai đây chắc rất giàu
    Thì thấy chàng hoạ sĩ
    Đang tội nghiệp, cúi đầu

    Họ gặp nhau chỉ vậy
    Rồi đêm nàng đi xa
    Nhưng đời nàng từ đấy
    Có bài hátvề hoa

    Có chàng hoạ sĩ nọ
    Vẫn vợ không, tiền không
    Nhưng đời chàng từng có
    Cả một triệu bông hồng

    Chàng đã mua hàng triệu bông hồng
    Ngoài cửa sổ cứ nhìn ta sẽ thấy
    Rằng người yêu có yêu thật hay không
    Khi bán nhà để mua hoa như vậy.


    đây là bức tranh họa sĩ vẻ cô gái margarita ấy và ông họa sĩ
    [​IMG][​IMG]
    Họa sỹ Niko Pirosmani (1862- 1918)ảnh năm 1916 Ca sỹ- vũ nữ Margarita, người Pháp
  10. vuhuynh

    vuhuynh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    72
    Thích thật! mọi người cũng yêu tango.
    Trước, nhà văn hóa quận hay có nhảy, mình hay đứng cửa há hốc mồm, nhìn. [:D]

    À em Mây thích Michael Bolton, giống mình.

    [rose]

    [Youtube]bv5vMJKBAbo[/Youtube]

Chia sẻ trang này