1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ở VN, tổng bí thư và thủ tướng ai to hơn ? Cụ thể là to hơn như thế nào ?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi sinhlytubiet, 18/10/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vuhuynh

    vuhuynh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    72
    Chưa lần bầu cử nào mà tôi tự giác đi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình cả, lần nào cũng bị tổ trưởng dân phố vào tận nhà gọi, có lần còn bị loa réo đích danh tên để nhắc nhở. Vì nhức óc, mệt người mà tôi đành phải ra nhét bừa tờ giấy nào đó vào thùng phiếu cho yên chuyện. Vậy bảo sao mà tỷ lệ cử tri đi bầu ở Việt Nam vẫn cứ cao ngất ngưởng. Đúng là chính quyền không dí lưỡi lê vào đít dân thúc họ đi bầu cử, nhưng chính quyền cứ thử thôi không vào tận nhà gọi từng người xem, tôi đồ rằng chỉ có vài bác về hưu là tự giác đi bầu cử. Chưa bao giờ, chưa lần nào tôi gặp một người dân bình thường mà lại thiết tha với cái việc bầu cử cả.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Chưa lần bầu cử nào mà tôi tự giác đi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình cả, lần nào cũng bị tổ trưởng dân phố vào tận nhà gọi, có lần còn bị loa réo đích danh tên để nhắc nhở. Vì nhức óc, mệt người mà tôi đành phải ra nhét bừa tờ giấy nào đó vào thùng phiếu cho yên chuyện. Vậy bảo sao mà tỷ lệ cử tri đi bầu ở Việt Nam vẫn cứ cao ngất ngưởng. Đúng là chính quyền không dí lưỡi lê vào đít dân thúc họ đi bầu cử, nhưng chính quyền cứ thử thôi không vào tận nhà gọi từng người xem, tôi đồ rằng chỉ có vài bác về hưu là tự giác đi bầu cử. Chưa bao giờ, chưa lần nào tôi gặp một người dân bình thường mà lại thiết tha với cái việc bầu cử cả.
  2. yongfu

    yongfu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/12/2010
    Bài viết:
    763
    Đã được thích:
    0
    Người ta đang nói về những khái niệm như Chính trị, Hệ thống chính trị là gì, hay Nhà nước, Chính phủ, Đảng ,... và ai cũng biết rằng đó là lý thuyết. Tư nhiên có vài tay tào lao xông vào ném đá bừa rằng đó chỉ là lý thuyết, còn thực tế thì blah blah blah thế này thế nọ.

    Xin thưa, tui cho rằng không ai đang chém gió ở đây không biết về những cái blah blah blah đó. Nhưng nói gì thì nói, người ta cũng cần biết cái lý thuyết (cái lẽ ra phải nên) nó ntn trong mối tương quan với thực tế (cái lẽ ra không nên). Lẽ nào khi ai đó không làm theo 1 lý thuyết đúng đắn thì cái lý thuyết đó bị vứt bỏ luôn rồi?

    Liệu có nên thắc mắc rằng cũng chính vì quan niệm dốt nát đó nên sau khi Ngô Đình Diệm bị ám sát một cách bẩn thỉu thì Hội đồng tướng lãnh chẳng biết làm gì để điều hành đất nước, rồi tay chỉnh lý Nguyễn Khánh cũng chẳng chỉnh được cái gì, cho đến khi Nguyễn Văn Thiệu lọt vô cái bãi lầy đó; làm VNCH sụp đổ?
  3. quyensg

    quyensg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2005
    Bài viết:
    737
    Đã được thích:
    0
    Ở VN nghe giang hồ đồn rằng toàn bộ quyền hành đều do Bộ Cực Tham hay Bộ Cực Thâm gì đó lanh đạo mà cầm đầu đám này là ngài tổng bí thư. Còn thủ tướng chỉ là người thi hành lệnh thôi nên tổng bí thư to nhất nhưng thủ tướng lại là người ra mặt
  4. atlas02

    atlas02 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/10/2011
    Bài viết:
    1.255
    Đã được thích:
    843
    thời Ngô Đình Diệm cũng làm được cái cóc khô gì, ông ta đâu có nắm được quân đội trong tay. Chưa kể ông ta còn dành rất nhiều ưu đãi cho anh em bà con họ hàng và Những người theo đạo Công Giáo làm nhân dân miền nam rất bất mản. chưa kể ông ta với đạo luật 10/59 còn giết rất nhiều người và trả thù cộng sản tàn bạo. Dân chúng miền nam đâu có ai ủng hộ anh em nhà ổng. Vì thế trong cuộc đảo chánh anh em ông ta không được ai che chở và ăn hai phát head shot về với tòa thánh roma.
    Một vị lãnh đạo không được quân đội, nhân dân hoặc thế lực bên ngoài ủng hộ thì kết cục duy nhất là cái chết. Trước có Ngô Đình Diệm, sau có Gadafi
  5. thanhtrung87us

    thanhtrung87us Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2011
    Bài viết:
    379
    Đã được thích:
    1
    Nói vậy hóa ra ca ngợi họ Ngô, vì nếu trong điều kiện loạn lạc của Miền Nam thời ấy, lại gặp đủ bất lợi như anh nói ở trên, mà họ Ngô vẫn dẹp được đám cướp Bình Xuyên, đám quân Cao Đài, Hòa Hảo, vây ráp mấy ông Cộng sản đến khổ, phế chuất Bảo Đại, rồi lập lên Việt Nam Cộng Hòa, giữ ngôi tổng thống gần một thập kỷ thì quả là thành tích đáng nể.
  6. kyoko211

    kyoko211 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/02/2009
    Bài viết:
    651
    Đã được thích:
    7
    Chuẩn này! Mình 1 mình đi bầu cho cả nhà luôn. Tính như thế là tỉ lệ cử tri đi bầu có 25% (mà 25% bị ép buộc), nhưng tỉ lệ phiếu thì lại 100%.
    Nếu tính tỉ lệ cử tri đi bầu (theo số người đi bầu chứ ko phải số phiếu), tỉ lệ này khoảng 30% ở VN thôi mà 90% trong số đó bị thúc ép đi cho kì đc, ko thì gọi điện réo rắt, oải lắm.
  7. yongfu

    yongfu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/12/2010
    Bài viết:
    763
    Đã được thích:
    0
    atlas ở #84,

    Ý em nói trong post đó là sự dốt nát về hệ thống chính trị, nhà nước thời hậu Ngô Đình Diệm; chứ không có bàn về VNCH của NĐD.
  8. atlas02

    atlas02 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/10/2011
    Bài viết:
    1.255
    Đã được thích:
    843
    đám Cao Đài Hòa hảo và Bình Xuyên chỉ là một đám ô hợp. Thời Nguyễn Bình còn ở Miền nam khi Việt Minh bị Tây bố ráp rất dử mà cũng dẹp yên được đám này. Năm 1954 toàn bộ lực lượng tinh nhuệ nhất của Vêệt Minh tập kết ra bắc nên Ngô Đình Diệm mới có cơ hội. Ông ta dẹp được đám này cũng là giai đoạn đầu những năm 1956 khi mà còn được Mỹ ủng hộ. Sau này những năm 61-63 khi mà ông ta làm Mỹ bực mình, làm các tướng ghét và làm nhân dân căm thù thì hậu quả là ăn head shot thôi. Cứ ông Tổng Thống Ngụy nào làm Mỹ bực mình thì ông ấy tiêu sớm. Nguyễn Văn Thiệu sở dĩ trụ được 10 năm chỉ vì ông ta biết nghe lời người Mỹ và kết quả là có ngày 30-4
  9. thanhtrung87us

    thanhtrung87us Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2011
    Bài viết:
    379
    Đã được thích:
    1
    Chả biết chỗ bác sao, chứ quê em người ta khoái bàn chính trị lắm. Tuy trình độ không cao, hiểu biết, không nhiều nhưng họ rất quan tâm. Ngay như mấy bà bán rau ngoài chợ, hay mấy bác xe ôm trong lúc vắng khách cũng tụm lại nói chuyện nhiệm kỳ này ông Tổng bí thư ra sao, ông Thủ tướng thế nào, quốc hội họp hành cái gì... Trong mấy kỳ đại hội đảng và bầu cử quốc hội, nhất là mấy phiên chất vấn bộ trưởng thì thôi rồi, đi đâu cũng thấy người ta nói chuyện: ngoài vỉa hè, quán nước, trên bàn nhậu, trong bữa cơm gia đình... Khen có, chê có, chửi bới có; nhưng tựu chung thì dân mình để mắt đến các vị lãnh đạo nhiều, chứ không hề thờ ơ. Như thế là rất tốt, dân mình ý thức được quyền làm chủ của mình hơn, giám sát chính quyền tốt hơn, không đến nỗi nhét bừa lá phiếu vào hòm cho xong chuyện.

    Cũng chẳng tốn công sức là bao mà nó còn là nghĩa vụ công dân, mỗi lá phiếu như viên gạch xây nên tòa thành quốc gia. Ở bất kỳ cuộc bầu cử nào cũng có một lượng nhất định cử tri không tán thành ứng cử viên và người trúng cứ. Nhưng nếu đông đảo cử tri trong xã hội đã chọn thì đó là sự lựa chọn chung. Còn nếu vẫn cảm thấy khó chịu và không chấp nhận thì cá nhân đó có thể lựa chọn xã hội khác để sống cho thoải mái, vì ở đây không ai giống như anh cả.

    Cho nên, đã là công dân thì nên đi bỏ phiếu. Nếu quan tâm đến chính trị thì bỏ phiếu theo sự nghiên cứu của mình; nếu không quan tâm và cảm thấy cuộc sống thế này là được rôi, không có ý kiến gì thì cứ bầu cho vị nào thấy "đường được" là xong; còn nếu không tán thành thì cứ gạch hết, phiếu không hợp lệ cũng k sao. Chứ đừng ỳ ra ở nhà 1 mình một kiểu không giống ai, ngại chết đi được.
  10. kyoko211

    kyoko211 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/02/2009
    Bài viết:
    651
    Đã được thích:
    7
    Rất nhiều người ở lì ở nhà, thúc mãi mới đi bầu, bạn ạ.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này