1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Su-30K Việt Nam versus Su-35S Trung Quốc

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi predatorx, 21/11/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. predatorx

    predatorx Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/09/2012
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Thông tin mấy ngày nay TQ sắp mua Su-35S, đó là mối họa hay chỉ là đòn gió của Nga để bán vũ khí ?

    Em lập bài này mong các bác pro so sánh Su-30K Việt Nam sắp mua với Su-35S Trung Quốc sắp mua, và phân tích tại sao Việt Nam ta chưa mua Su-35S hoặc tại sao Nga lại bán Su-35S cho Trung Quốc mà không sợ ăn cắp

    Khám phá sức mạnh của Su-30KN

    Su-30K/KN là bước phát triển đột phá mang đến thành công cho ngành hàng không quân sự Nga trong việc xuất khẩu các biến thể Su-30 sau này.

    (ĐVO) Theo một số nguồn tin Nga, Việt Nam đang bày tỏ sẵn sàng mua tất cả 18 tiêm kích đa năng Su-30K đang được sửa chữa và nâng cấp lên chuẩn Su-30KN tại nhà máy số 558 ở Belarus với mức giá hấp dẫn.

    Để cung cấp thông tin chi tiết tới bạn đọc, Đất Việt xin giới thiệu bài viết về sơ lược sự phát triển của Su-30K và tính năng chiến đấu của bản hiện đại hóa Su-30KN.

    Được phát triển từ dòng tiêm kích đa năng thế hệ thứ tư Su-27, các biến thể mới của tiêm kích đa năng Su-30 có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, được nhiều quốc gia trên thế giới ưa chuộng và đưa vào trong biên chế. Trong đó, có Su-30K, bản xuất khẩu đầu tiên của Su-27PU hai chỗ ngồi. Tiêm kích này có cấu hình đối không mạnh mẽ hơn so với Su-27PU mà Không quân Việt Nam đang biên chế hai chiếc.

    Ban đầu, khái niệm về tiêm kích đa năng Su-30KN bắt nguồn từ chương trình nâng cấp sâu các máy bay chiến đấu - đánh chặn tầm xa Su-30. Công việc được bắt đầu thực hiện từ ngày 9/11/2001, khi Irkutsk phối hợp với Văn phòng thiết kế Sukhoi Russkaya Avionika và Không quân Nga phát triển giải pháp nâng cấp tiêm kích đa năng Su-30K lên chuẩn Su-30KN với chi phí hiệu quả.

    Cũng trong năm 2001, chiếc Su-30KN đầu tiên mang số hiệu 302 đã đượcIrkutsk đưa vào thử nghiệm với những đặc điểm bổ sung, giúp máy bay này có khả năng chiến đấu toàn diện, gồm tấn công hiệu quả các mục tiêu trên biển và dưới mặt đất bằng cả vũ khí thông thường và các loại vũ khí dẫn đường chính xác cao, có khả năng tấn công mục tiêu cả ngày lẫn đêm, trong mọi điều kiện thời tiết.

    [​IMG]
    Mẫu thử nghiệm máy bay Su-30KN số hiệu 302.​

    Su-30KN được Irkutsk bổ sung thêm các thiết bị, khí tài mới, gồm: máy tính xử lý mới, kênh mở rộng cho hệ thống kiểm soát vũ khí, màn hình hiển thị buồng lái AMLCD và radar nâng cấp N001 tiêu chuẩn mới. Theo các chuyên gia quân sự Nga, Su-30KN có thể so sánh với loại máy bay tấn công chiến thuật F-15E Strike Eagle và F/A-18F của Không quân Mỹ.

    Dự án nâng cấp Su-30K lên chuẩn KN sau đó đã mở đường cho việc hiện đại hóa hàng loạt các máy bay chiến đấu của Không quân Nga gồm 2 giai đoạn:

    Giai đoạn một, nâng cấp Su-30 có thể bắn được các tên lửa không đối hải Kh-31A, Kh-31P và Kh-29T cũng như bom dẫn đường KAB-500. Ngoài ra, điểm nổi trội là máy bay đã được bổ sung tên lửa không đối không tiên tiến R-77 (RVV-AE).
    Giai đoạn hai, Su-30KN tục được tăng cường thêm khả năng không chiến bằng việc thay thế anten PLPK-27 bằng một anten mảng pha hoạt động theo từng giai đoạn với tính năng kiểm soát chùm tia quét điện tử bằng kỹ thuật số. Điều đáng nói, các hệ thống điện tử tích hợp vào máy bay sau khi nâng cấp chỉ nặng thêm 30 kg. Ngoài ra, sau khi nâng cấp lên chuẩn Su-30KN, tất cả các tùy chọn nâng cấp theo yêu cầu của khách hàng vẫn có thể được tích hợp thêm đáp ứng yêu cầu chiến thuật riêng của mỗi quốc gia.

    Trong quá trình nâng cấp từ Su-30K lên chuẩn Su-30KN, Irkutsk đã chú trọng đến việc thích nghi cho máy bay có thể hoạt động trong những điều kiện thời tiết bất lợi, cả ngày lẫn đêm và môi trường gây nhiễu mạnh, điều này cực kỳ quan trọng trong các cuộc chiến tranh hiện đại ngày nay.
    Khi nâng cấp, Su-30KN được trang bị hệ thống quản lý vũ khí SUV-30K có thể đảm bảo triển khai mở rộng trang bị nhiều loại vũ khí mới. Máy bay cũng có radar với khả năng lập bản đồ mặt đất, cho phép phát hiện các mục tiêu trên mặt đất/mặt nước và tấn công trong bất kỳ điều kiện thời tiết, bất kể ngày đêm. Đồng thời, hệ thống định vị của máy bay GPS A-737-010 có thể làm việc với các tín hiệu từ hệ thống GLONASS (Nga) và NAVSTAR (Mỹ). Ngoài ra, các đồng hồ số trên máy bay được thay thế bằng hai màn hình hiển thị màu đa chức năng 5x5 inch MFI-55...


    [​IMG]
    Su-30KN cất cánh.

    Sau khi nâng cấp, các nhiệm vụ mà Su-30KN có thể đảm nhận gồm:
    + Tạo và duy trì được ưu thế trên không khi tham gia tấn công các mục tiêu trên không và chống lại các mục tiêu mặt đất, mặt nước.
    + Sử dụng vũ khí có độ chính xác cao, vô hiệu hóa hệ thống phòng không của kẻ thù bằng tên lửa chống radar, và tiêu diệt các đơn vị hỗ trợ cho không quân đối phương bằng vũ khí không đối đất không điều khiển và có điều khiển.
    + Tấn công mặt biển để tăng cường hỗ trợ cho hải quân, tiêu diệt chiến hạm riêng lẻ và nhóm tàu chiến từ ngoài tầm bắn của các hệ thống phòng trang bị trên tàu chiến kẻ địch.
    Để thực hiện nhiệm vụ tấn công trên không, tấn công mặt đất/mặt biển, Su-30KN có thể sử dụng các loại vũ khí, gồm:

    Một pháo bắn nhanh một nòng 30 mm GSh-1 với cơ số đạn 150 viên.
    Tên lửa không đối không dẫn đường bằng radar bán chủ động R-27R1, R-27ER1.
    Tên lửa không đối không tầm trung dẫn đường bằng hồng ngoại R-27T1, R-27ET1.
    Tên lửa không đối không tầm ngắn dẫn đường hồng ngoại R-73E .
    Tên lửa không đối không tầm trung RVV-AE với đầu tự dẫn radar chủ động.
    Tên lửa chống bức xạ (chống radar) tầm trung Kh-31P tầm bắn 110 km.
    Tên lửa chống tàu tầm trung Kh-31A với đầu dẫn radar chủ động, tầm bắn 50 km.
    Tên lửa không đối đất tầm trung Kh-59ME dẫn đường truyền hình, tầm bắn 115 km.
    Tên lửa không đối đất tầm ngắn Kh-29T (TE) dẫn đường truyền hình, tầm bắn 30 km.
    Bom có điều khiển KAB-500 và KAB-1500 tầm bắn 5 km và 8 km tương ứng, cùng với nhiều loại bom và rocket không điều khiển khác như S-8KOM, S-13 và S-25OFM.
    Ưu thế không chiến

    Khi phát triển Su-30KN, nhà sản xuất đã trang bị cho nó khả năng chiến đấu đa năng. Tuy nhiên, trên thực tế khả năng chiến đấu số một của nó là không chiến và tiến công mặt đất, nhiệm vụ đánh biển chỉ là thứ yếu và chỉ thực hiện trong trường hợp cần thiết.

    Về vũ khí, Su-30KN được trang bị chủ yếu với hàng loạt các loại tên lửa không đối không như loại R-27, R-73 và R-77 để đánh chặn các mục tiêu trên không. Đặc biệt là tên lửa không đối không tiên tiến R-77 với tầm bắn xa 90 km (bản R-77M1 tầm bắn tới 175 km) sẽ giúp máy bay không chiến ngoài tầm nhìn.

    Ngoài ra, việc trang bị bộ khí tài ngắm bắn tiên tiến cùng với radar lập bản đồ mặt đất cho thấy, Su-30KN được ưu tiên cho nhiệm vụ đánh chặn và tiến công các mục tiêu dưới đất.

    [​IMG]Ưu thế của Su-30KN là khả năng không chiến, đánh đất.

    Xét một cách tổng quát, Su-30KN là khá hiện đại. Tuy không thể bằng được loại Su-30MK2 mà Không quân Việt Nam đang sử dụng chuyên cho chiến trường không - biển, nhưng so với các loại MiG-21, Su-22 và Su-27PU đang có trong biên chế thì Su-30KN có khả năng vượt trội.

    Hơn thế, một số lượng lớn MiG-21 và Su-22 của Việt Nam đã quá già nua và cần được thay thế. Vì vậy, nếu được tăng cường bổ sung bằng Su-30KN để dần loại bỏ những máy bay lỗi thời sẽ là ưu tiên hợp lý.

    Su-30KN sẽ thực hiện nhiệm vụ đánh chặn trên không và hỗ trợ lục quân, trong khi Su-30MK2 tiến công trên biển, hỗ trợ hải quân. Khả năng chiếm ưu thế trên không khi phải đối mặt với các loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của Su-30KN sẽ giảm được được gánh nặng mà số máy bay MiG-21, Su-22 đang phải thực hiện.

    Các thông số cơ bản
    Tải trọng cất cánh (thông thường/tối đa) 24.780/30.450 kg.
    Dự trữ nhiên liệu (thông thường/tối đa) 5.270/9.400 kg.
    Tải trọng hạ cánh cực đại 21.000 kg.
    Tầm bay cực đại với nguồn nhiên liệu bên trong 3.000 km.
    Tầm bay khi được tiếp nhiên liệu trên không 5.200 km.
    Trần bay 16.700m.



    Sức chiến đấu của Su-35S Trung Quốc định mua của Nga

    Với máy bay tiêm kích đa năng Su-35, hãng Sukhoi đã nhìn thấy tương lai trước mắt của mình trên thị trường máy bay chiến đấu thế giới. Khi mà các máy bay thế hệ 5 được coi là “khó sử dụng” thì các khách hàng đã sở hữu các loại máy bay thế hệ 3 và 4 đang nhắm tới một sản phẩm chuyển tiếp đó chính là Su-35.

    Sukhoi có kế hoạch đến năm 2020 sản xuất hơn 200 máy bay chiến đấu đa chức năng Su-35. Máy bay này sẽ đặt nền tảng cho khả năng khai thác sử dụng các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của các khách hàng tiềm năng. Khối lượng xuất khẩu chủ yếu của Su-35 dự kiến sẽ được chuyển giao trong giai đoạn 2013-2020. Việc cung cấp các máy bay Su-35 được dự định giành cho các nước Đông Nam Á, châu Phi, Trung Đông và Nam Mỹ.


    [​IMG]Trung Quốc dự định mua 48 trong tổng số 200 chiếc SU-35 do Nga sản xuất

    Trong số các khách hàng tiềm năng đầu tiên của Su-35 đáng chú ý có Trung Quốc, Libya và Venezuela. Trong đó, Libya đã đạt một thỏa thuận sơ bộ để mua 12 chiếc Su-35 máy bay chiến đấu. Venezuela đang đàm phán để mua 24 chiếc. Theo dự kiến, triển vọng của việc Trung Quốc mua máy bay chiến đấu đa chức năng Su-35 sẽ trở nên rõ ràng hơn sau cuộc họp của Ủy ban liên chính phủ Trung Quốc-Nga về hợp tác quân sự, dự kiến vào cuối tháng 11.

    Lần đầu tiên Trung Quốc tỏ ra quan tâm đến Su-35 là tại hội chợ vũ khí quốc tế MAKS-2007. Một số đoàn đại biểu Trung Quốc đã tiếp cận Hãng Sukhoi nhằm đạt được thỏa thuận mua máy bay này. Sau đó, đã có thông báo về việc các bên đã soạn thảo sơ bộ các điều khoản của kế hoạch mua Su-35 của Trung Quốc. Cần lưu ý rằng, ít nhất là trong tương lai gần, ngành công nghiệp sản xuất máy bay của Trung Quốc chưa có khả năng tạo chế tạo các máy bay tương tự như Su-35.

    Trong triển lãm máy bay quốc tế "Eyrshou Trung Quốc năm 2008", Tư lệnh Không quân Trung Quốc, đại tướng Celia Xu đã biết đến các máy bay chiến đấu Su-35. Ông này đã tỏ ra rất quan tâm đến tầm hoạt động, vũ khí trang bị và hệ thống điện tử của máy bay. Celia Xu đánh giá cao khả năng chiến đấu và tính năng kỹ chiến thuật của Su-35.

    Điểm đặc biệt về tính năng của máy bay là hệ thống điện tử mới dựa trên hệ thống thông tin điều khiển kỹ thuật số tích hợp hệ thống điện tử, hệ thống radar mới có khả năng phát hiện mục tiêu trên không từ xa, tăng khả năng theo dõi đồng thời nhiều mục tiêu một lúc (theo dõi 30 và tấn công 8 mục tiêu trên không; theo dõi 4 và tấn công 2 mục tiêu mặt đất), động cơ mới với lực đẩy tăng và vector lực đẩy thay đổi linh hoạt.

    [​IMG]Khả năng chiến đấu và tính năng kỹ chiến thuật của Su-35 rất được các nhà quân sự Trung Quốc quan tâm

    Su-35 có khả năng mang các thiết bi tấn công dẫn đường chống radar, chống tàu và tấn công hỗn hợp, các loại bom thông minh cũng như các loại vũ khí thông thường khác. So với thế hệ thứ tư, máy bay này giảm nhiều lần khả năng bị phát hiện bởi rada do được phủ một lớp vỏ hấp thụ radar và giảm số lượng các bộ cảm biến lộ. Máy bay có độ bền 6.000 giờ bay, thời hạn sử dụng là 30 năm.

    [​IMG]Su-35 có khả năng mang các thiết bi tấn công dẫn đường chống radar, chống tàu và tấn công hỗn hợp, các loại bom thông minh cũng như các loại vũ khí thông thường khác

    Lời khẳng định của Sukhoi:
    Sukhoi khẳng định Su-35S mạnh hơn các loại máy bay tương tự của nước ngoài về nhiều tính năng và "có thể đối đầu với F-22A của Mỹ".

    Thông cáo báo chí của Sukhoi đưa ra nhân dịp Su-35S bay lần thứ 500. Trong đó có đoạn: “Các tính năng tiềm tàng được đưa vào máy bay cho phép nó vượt qua mọi máy bay tiêm kích chiến thuật thế hệ 4 và 4+ như Dassault Rafale và Eurofighter, các biến thể cải tiến của F-15, F-16, F-18, F-35 và có thể đối đầu với máy bay tàng hình F-22A”. Đồng thời, Su-35S tốt hơn nhiều so với khả năng của các máy bay chiến đấu của Không quân Nga.
    Theo đó, tốc độ tối đa của Su-35S ở trần bay thấp là 1.400 km/h, tốc độ ở trần bay cao (18.000m) là 2.400 km/h. Radar của máy bay trong chế độ không đối không có thể phát hiện mục tiêu ở cự li 400 km; còn thiết bị định vị quang học đạt tới cự ly 80 km.
    Trong quá trình thử nghiệm, Sukhoi khẳng định các tính năng vượt trội của Su-35S là khả năng cơ động, linh hoạt siêu hạng, độ ổn định, khả năng điều khiển, hoạt động của hệ thống dẫn đường, thiết bị lắp trên máy bay và động cơ...

    Được đồng minh Mỹ đánh giá cao

    Chưa rõ thực lực Su-35 là bao nhiêu nhưng máy bay tiêm kích Nga được nhiều nước đánh giá cao. Đầu tháng 2/2012, Australia có cuộc họp của Uỷ ban Hợp nhất về Ngoại giao, Vũ khí và thương mại (JSCFADT) mà mục đích là đánh giá sự cần thiết phải mua F-35 cho Không quân. Kết luận của cuộc họp là: không nên mua F-35.
    Những người tham dự cuộc họp đưa ra bằng chứng là trận không chiến mô phỏng do RepSim chuẩn bị. Trong trận không chiến “diễn ra gần bờ biển Đài Loan vào năm 2018”, có 240 máy bay tiêm kích F-35 và một số lượng như vậy Su-35S. Theo số liệu của RepSim, các máy bay Nga bị tiêu diệt hoàn toàn nhưng vẫn có 30 F-35 “sống sót”.
    Họ cũng mô phỏng trận không chiến giữa 240 F-22 và Su-35S và giữa F/A-18 E/F và Su-35. Trong trận mô phỏng thứ nhất, 139 F-22 và 33 Su-35S còn nguyên vẹn. Trong trận mô phỏng thứ 2, toàn bộ Super Hornet bị bắn hạ.

    Hệ thống điện tử tích hợp hiện đại

    Su-35S được trang bị hệ thống fly-by-wire số hoàn toàn với 3 kênh tín hiệu, so với các biến thể Su-27/Su-30, máy bay không có đường kết nối cơ khí nào giữa thanh điều khiển với các cánh nâng bên ngoài.

    Hệ thống phần mềm điều khiển bay tích hợp sẽ kiểm soát hoàn toàn các hoạt động, điều chỉnh cánh nâng, động cơ đẩy vector cũng như giới hạn các động tác nhào lộn.

    Máy bay được trang bị thanh điều khiển HOSTA hiện đại, hệ thống điện tử hàng không được thiết kế trên cơ sở ứng dụng cho tiêm kích thế hệ 5.
    Su-35S được trang bị 2 động cơ 117S, được phát triển từ động cơ AL-31F, có lực đẩy tăng 16%, cung cấp lực đẩy thô 86,3kN, 142,2kN với buồng đốt hai lần.

    So với động cơ AL-31F hiệu suất, tuổi thọ của động cơ tăng từ 2-2,7 lần, khoảng thời gian cần sửa chữa từ 500 giờ lên đến 1.000 giờ, thời gian cần đại tu động cơ lên đến 1.500 giờ bay.

    Động cơ mới được trang bị hệ thống quạt mới, buồng đốt áp lực cao và áp lực thấp cùng với một hệ thống điều khiển số mới hoàn toàn.


    [​IMG]Động cơ đẩy vector đa chiều không đối xứng 117S mang lại cho Su-35S khả năng thao diễn vượt trội.

    "Mắt thần" của Su-35S là radar quét mạng pha điện tử Irbis-E, radar có đường kính 900mm. Đây là một radar hiệu năng cao đươc thiết kế riêng cho Su-35S. Irbis-E là sản phẩm của Viện nghiên cứu công nghệ Tikhomirov NIIP.

    Irbis-E là một radar quét mạng pha điện tử bị động, radar có khả năng quét góc 60 độ ở cả hai góc phương vị và độ cao, các thiết bị truyền động thủy lực cho phép radar xoay 120 độ. Radar cung cấp khả năng giám sát không đối không, đối đất, đối hải cùng lúc, lập bản đồ mặt đất với chế độ khẩu độ tổng hợp.
    [​IMG]Irbis-E là radar trang bị cho máy bay chiến đấu có phạm vi hoạt động lớn nhất hiện nay Ảnh: NIIP

    Irbis-E có khả năng phát hiện các máy bay tàng hình, phương tiện bay không người lái, tên lửa có diện tích phản hồi radar RCS 0.01m2 ở cự ly tới 90km.

    Radar có khả năng phát hiện và theo dõi 30 mục tiêu trên không có RCS 3m2 ở cự ly tới 400km, tham chiến với 8 mục tiêu cùng lúc.

    Không chỉ vậy, radar có khả năng lập bản đồ số độ phân giải cao, theo dõi và tham chiến với 4 mục tiêu mặt đất cùng lúc với phạm vi lên đến 400km mà không cần phải ngưng chế độ giám sát trên không. Radar phía trước được hỗ trợ bởi một radar phía sau để điều khiển các tên lửa đối không SARH, tầm bao quát về phía sau là 50km.

    Ngoài ra, radar Irbis-E còn được hỗ trợ bởi hệ thống tìm kiếm, theo dõi mục tiêu bằng hồng ngoại OLS-35.

    Hế thống bao gồm, một bộ cảm biến hồng ngoại, máy đo xa kiêm chỉ thị mục tiêu laser và cuối cùng là một hệ thống quang-truyền hình.

    OLS-35 là một hệ thống có độ chính xác cao, sai số trượt mục tiêu (CEP) của hệ thống chỉ 5 mét, phạm vi hoạt động tối đa là 20km chống lại các mục tiêu trên không, 30km với các mục tiêu mặt đất, tầm phát hiện mục tiêu của hệ thống là 90km.

    Su-35S có một buồng lái hiện đại, máy bay được trang bị hai màn hình LCD độ phân giải cao kích thước 230x305mm, màn hình hiển thị HUD đa chức năng, hai kênh thông tin liên lạc mã hóa VHF/UHF, hệ thống chống nghẽn tín hiệu liên lạc giữa các máy bay và trạm chỉ huy mặt đất.

    Các hệ thống định vị dựa trên màn hình hiển thị bản đồ kỹ thuật số với khả năng định vị quán tính và định vị toàn cầu GLONASS.

    Su-35S được trang bị hệ thống đối phó điện tử ECM tích hợp, có thể tùy chọn hệ thống KNIRTI SAP-14. Hệ thống này được đánh giá tương đương với hệ thống ALQ-99E của Mỹ trang bị cho máy bay tác chiến điện tử EA-18 Growler.

    Phương án tương đương cho Su35S là hệ thống KNIRTI SAP-518 ECM, hệ thống chỉ thị mục tiêu quang điện tử gắn ngoài UOMZ Sapsan.


    Hệ thống vũ khí đầy uy lực

    Su-35S có tới 12 điểm treo vũ khí bên ngoài, tổng tải trọng vũ khí lên đến 8.000kg, các vũ khí ưu việt có thể kể đến như: Tên lửa không đối không tầm ngắn RVV-MD, biến thể nâng cấp của R-73M(AA-11 Archer), tên lửa được trang bị đầu dò hồng ngoại đa màu sắc, tầm bắn tối đa đến 40km, tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn RVV-SD, biến thể nâng cấp của R-77 (AA-12 Adder), tầm bắn tối đa lên đến 160km.

    [​IMG]
    Cận cảnh vũ khí một bên cánh của Su-35S.​


    Tên lửa không đối không tầm trung R-27AE(AA-10 Alamo), tầm bắn tối đa 130km, ngoài ra, Su-35S còn được trang bị tên lửa chống bức xạ Kh-31P, tên lửa chống hạm Kh-31A, tên lửa hành trình Kh-59ME/MK tầm bắn 285km, Kh-29T/L, bom có điều khiển và không có điều khiển. Cuối cùng Su-35S được vũ trang một pháo GSh-30, 30mm với cơ số 150 viên đạn

    Su-35S Đeo gần 30 loại "kiếm"

    Su-35 sẽ được thử nghiệm vũ khí chiến đấu gắn trên 12 giá treo. Có thể kể đến những vũ khí mà Su-35 sẽ sử dụng như tên lửa không đối không tầm ngắn/tầm trung/tầm cao (R-37), tên lửa không đối đất (K-28, Kh-25, Kh-38), tên lửa không đối hải (Kh-31), tên lửa chống radar, bom dẫn đường bằng laser/TV…


    [​IMG]
    Tốc độ, tầm bay vượt trội

    Trong số các máy bay của phương Tây, ngoại trừ F-15 và F-22 có khả năng thực hiện một cuộc đua tốc độ với Su-35S, các máy bay còn lại, thậm chí cả F-35 điều bị Su-35S cho “hít khói”.

    Su-35S đạt tốc độ tối đa Mach-2,25 tại độ cao lớn, Mach-1,4 tại độ cao thấp, thời gian tăng tốc từ 1.100km/h lên 1.300km/h chỉ trong vòng 8 giây, trần bay tối đa là 18km.

    Với tối đa nhiên liệu bên trong Su-35S có tầm hoạt động 3.600km, bán kính chiến đấu 1.580km, với hai thùng nhiên liệu gắn ngoài, tầm bay tối đa đạt 4500km, cùng với đó là hệ thống tiếp nhiên liệu trên không để tăng tầm bay.

    Các chuyên gia quân sự châu Âu luôn lo ngại rằng, các máy bay chiến đấu hiện đại nhất của họ hiện nay đều không phải là đối thủ của Su-35S ở mọi chỉ số, thậm chí tiêm kích thế hệ 5 F-35 sẽ trở nên yếu thế khi mất đi khả năng tàng hình, gần như chắc chắn F-35 sẽ bị đánh bại trong một cuộc chạm trán với Su-35S.​

    Nguồn: tổng hợp các bài phân tích Internet
  2. maxttien

    maxttien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2011
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    1.222
    khoa [:D]
  3. cuchuoi_kt115

    cuchuoi_kt115 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2012
    Bài viết:
    4.231
    Đã được thích:
    2.113
    Thằng Ngộ nó khoe Hàng thế hệ 5:
    http://baodatviet.vn/Home/thegioi/T...he-he-thu-5-de-ran-de-My/20111/126389.datviet
    bây giờ lại đi mua 4+ của Ngố vậy là hàng của Ngộ là hàng thế hệ thứ m...ă...m.... măm.... gì??? . Đúng là Tung Cẩu:)):)):))
    Bạch Nga Đúng là con buôn thứ thiệt. gửi lời khen tới tay lái buôn này."Có tiền là có mội thứ của cải vật chất...."
  4. hoahongxanhxanh

    hoahongxanhxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2012
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    đơn giản thôi, mấy cái máy bay mà nó khoe cho thiên hạ thấy chỉ là cái vỏ thôi. có làm ăn được gì đâu. việc mua su 35 chứng tỏ điều này.
  5. hoangkeo6

    hoangkeo6 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2012
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Giờ mới biết thằng Nga là con buôn thứ thiệt à bác
  6. AK-74

    AK-74 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/06/2012
    Bài viết:
    743
    Đã được thích:
    182
    Nào là J-20, J-31 hay J-11 tốt nhất thế giới cuối cùng lại vẫn phải lọ mọ đi mua Su-35 của Ngố sao :)) Chắc là đem về copy ra J-35 quá :))
  7. SKVN

    SKVN Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2012
    Bài viết:
    3.522
    Đã được thích:
    2.884
    Nhà tớ thì thấy là Su-30KN không xơi được Su-35SK đâu :-"
  8. 3M-14E

    3M-14E Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2012
    Bài viết:
    995
    Đã được thích:
    265
    Tùy trường hợp chứ bác..Nếu Su-35 của Trung Quốc không được tranh bị tên lửa đối không ngoài tầm nhìn thì trong khi Su-30KN được trang bị thì ưu thế về radar của Su-35 hoàn toàn bị triệt tiêu
    Nga bán cho Trung Quốc Su-35 chứ chắc quái j vũ khí kèm theo đã ngon đấy[:P][:P][:P][:P][:P][:P][:P][:P][:P][:P][:P]
  9. SKVN

    SKVN Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2012
    Bài viết:
    3.522
    Đã được thích:
    2.884
    Tớ không phải dân trong ngành nên tớ phân tích đơn giản thôi.

    1. Mình có gì thì nó cũng có cái đấy. R-27ER/T, R-73E, RVV-SD là các món ăn chơi trong không đối không (cả BVR và WVR). Như vậy thì mình đâu có món nào để có lợi thế vượt trội so với nó?

    2. Su-35S(K) là bản xuất khẩu của 1 con 4++, trong khi Su-30KN chỉ là bản nâng cấp của 1 con thế hệ 4 (cứ cho là 4+ đi), như thế các tính năng của Su-30KN vẫn kém Su-35SK, đơn cử như cái món thrust vector ấy.

    3. Không liên quan lắm nhưng đám Su-27/30 nhà ta hướng về đánh biển đảo và chống tàu. Vì vậy tớ nghĩ là nhà ta sẽ hạn chế tối đa việc đối đầu trực tiếp giữa Su-27/30 của ta với Su-35SK của khựa (dựa vào 1 và 2 bên trên).

    Thế thôi [:D]
  10. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
    Nhà em cũng có suy nghĩ như bác , thứ nhất không thể cơ động như con SU-35 . Thứ nhì rada không thể ngon được như nó , Thứ ba quan trọng hơn cả là bây giờ Nga đang muốn nhờ sức tung cẩu để đè mèo . Cho nên chúng ta đừng nên tự biến mình thành đối tượng để cho bọn chúng dẫm đạp , Phải có bài toán của riêng mình các bác ah :-w[ Nước sông không phạm nước giếng , Thì kệ con mịe chúng mày muốn làm gì thì làm ]:-"
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này