1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cho hỏi kinh nghiệm đi dậy tiếng anh!

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi vietdoan20062006, 22/11/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vietdoan20062006

    vietdoan20062006 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2006
    Bài viết:
    5.751
    Đã được thích:
    7
    tình hình là tuần sau e có đi dậy tiếng anh miễn phí cho các bạn sinh viên, mà e thì chưa có kinh nghiệm gì về dậy học
    cũng đã vài lần đứng xem các thầy dậy các bạn
    e dậy lớp cơ bản, thấy theo giáo trình cũng tương đối dễ
    các bác cho e xin chút kinh nghiệm ko vì e còn bỡ ngỡ lắm
    thanks các bác nhiều
  2. bluetea

    bluetea Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/06/2001
    Bài viết:
    7.905
    Đã được thích:
    6
    Thì lên đứng lớp, buổi ban đầu chào hỏi, làm quen, giới thiệu tên (bằng tiếng Anh).
    Buổi sau là hết bỡ ngỡ
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Nếu kiếm đuợc version Teacher's book của cái giáo trình em dậy nữa thì cứ bám theo đó mà làm.
  3. yongfu

    yongfu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/12/2010
    Bài viết:
    763
    Đã được thích:
    0
    Tội nghiệp mấy đứa nhỏ.

    Thông lào tiếng Anh là 1 chuyện. Truyền đạt được lại cho người khác là 1 chuyện khác. Trừ khi bác có khiếu.

    Sát bên nách rồi còn chỉ gì nữa. Hên xui luôn đi.
  4. Anxiety

    Anxiety Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    12.185
    Đã được thích:
    13
    Nhìn vào mắt người đối diện.

    Nếu chưa có kinh nghiệm đọc mắt họ, thì hỏi xem họ có hiểu không.

    Nếu chưa có kinh nghiệm đọc mắt họ, khi họ gật đầu bảo là Có hiểu, thì đừng tin, mà thử kiểm tra lại bằng một câu ví dụ, một bài tập nhỏ, bằng cách yêu cầu họ nói lại xem họ hiểu cái gì đấy.

    Theo văn hóa học tập của ng Việt, những người càng không hiểu thì càng thường xuyên gật đầu bảo là "hiểu rồi." Cho nên người đi dạy không được chủ quan cho rằng:
    - hễ mình mà hiểu thì khi mình giảng thì chúng nó cũng hiểu, hoặc
    - mình đã hỏi là có hiểu không mà chúng nó bảo hiểu cho nên là chắc chắc là chúng nó đã hiểu.

    Khi bạn có kinh nghiệm, bạn có thể biết được 1 người hiểu hay không hiểu, hiểu đc tới đâu, vì sao không hiểu, khúc mắc từ đoạn nào. Nhưng bạn chỉ có thể làm được điều đó khi:
    - bạn giỏi chuyên môn và bạn hiểu vấn đề kỹ càng, rõ ràng, và
    - bạn có kinh nghiệm người học thường mù mờ phần nào, và
    - bạn giỏi chuyên môn để hiểu được vì sao mà người ta mù mờ đúng phần đó (mà không phải là phần khác), và
    - bạn có hiểu biết chung về sự học, sự dạy, và về con người.

    Tóm lại, tất cả bắt đầu từ chuyên môn giỏi và sự kiên trì, nếu bạn thiếu 1 trong 2 thứ đó thì bạn đừng nên bắt đầu thử dạy dỗ ai làm gì. Dạy học là tạo một dấu ấn trong tri thức người đó. Tạo một dấu ấn tiêu cực thì gây tổn hại rất nhiều hơn là không tạo gì hết. Chưa kể là tạo cả dấu ấn cảm xúc trong lòng người học nữa. Cảm xúc tiêu cực thì càng gây ra nhiều tổn hại nữa.
  5. Salut_damour

    Salut_damour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/01/2012
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    0
    Hay nhỉ. Đã đi dạy thì phải nắm rõ cái gì mình dạy cho nên bạn đừng có đặt vấn đề sự hiểu biết ra đây, không nắm bắt được cái mình dạy thì đừng có mà đi dạy học. Còn những cái nằm ngoài bài viết thì không phải quan tâm, học sinh hỏi cái biết thì nói là biết không biết thì thảo luận. Là thầy giáo quan trọng nhất là giảng xong cái của mình thì kích thích tư duy của học sinh, tạo cho nó ý định muốn học, muốn nghĩ và muốn làm, cần sự thân thiện để cùng chúng nó trao đổi, cần sự hấp dẫn ở cái nội dung, cái tư duy thầy phải hiểu tường tận để rao giảng một cách thao thao bất tuyệt cho học sinh đã quá cổ lỗ, còn gây tâm lý căng thẳng. Những ai đưa cuộc sống vào trong bài giảng thì luôn gây ấn tượng cho học sinh. Khi tôi học đại học có một cô giáo dạy kinh tế mỗi năm luôn dành ra một tiết cuối cùng của cô để nói chuyện và trao đổi với học sinh về sự thành đạt của một con người, còn vô số những kinh nghiệm truyền đạt lại, giờ nhắc lại chả ai quên nổi
  6. Anxiety

    Anxiety Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    12.185
    Đã được thích:
    13
    Sao trong cùng 1 bài mà ý trên và ý dưới lại vả vào mặt nhau đôm đốp thế nhỉ?

    Ý trên là nhấn mạnh tầm quan trọng của kiến thức chuyên môn, của việc nắm rõ vấn đề mình dạy. Ý dưới là xem việc người đi dạy hiểu tường tận vấn đề là thứ quá cổ lỗ. Cuối cùng là bạn cổ súy cho việc nắm kiến thức chuyên môn hay là bạn cho rằng đó là thứ quá cổ lỗ?

    =(( Tôi tưởng ai cũng như tôi, từ khi học cấp 2 đã được nhiều thầy cô, liên tục trong nhiều giờ giảng, giảng bài có liên hệ đến thực tế cuộc sống, ***g ghép những chia sẻ, trải nghiệm, kinh nghiệm cuộc sống trong mỗi giờ giảng. Hóa ra có những bạn thiếu may mắn, đến tận bậc đại học mới có được 01 (một) giáo viên làm điều đó trong 01 (một) giờ học. =(( Thật ra, tôi thấy đi dạy mà thầy cô chỉ giảng đúng sách giáo khoa mới là khó đó. Vì thầy cô tôi giảng chút xíu là xong hết rồi. Nếu chỉ vậy thì mấy chục phút sau đó thầy trò biết làm gì cho hết giờ bây giờ? Chẳng lẽ ngồi yên ngó nhau trừng trừng? @-)
  7. vietdoan20062006

    vietdoan20062006 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2006
    Bài viết:
    5.751
    Đã được thích:
    7
    thanks các bác đã góp í,
    e cũng định đầu tiên là chỉ làm trợ giảng cho lớp bé bé trên chùa thôi nhưng mà lớp đó có 2 người đứng dậy rồi
    mà trên đó đang thiếu giáo viên cho lớp cơ bản gấp, và cũng khó sắp xếp những buổi khác nên e đã nhận lớp đó rồi
    em cũng đứng xem được vài buổi thì thấy kiến thức dậy cũng rất cơ bản, cái quan trọng là cách truyền đạt, đa số các bạn trong lớp là SV 20-22 tuổi, e quan niệm cứ nhiệt tình và chân thành thì chắc nên chắc các bạn í cũng có thể thông cảm cho e. 1 tuần e dạy 2 buổi sáng sớm, từ nhà e tới chùa cũng hơn 20km.
    Thực sự h e thấy hơi run run, nhưng vẫn muốn thử sức mình coi sao :D
  8. yongfu

    yongfu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/12/2010
    Bài viết:
    763
    Đã được thích:
    0
    Không có hiểu biết chuyên môn thì giáo viên dạy bằng cái gì hả trời? Nói về kiến thức, để dạy 1 GV cần khoảng 100; chứ biết 10 thì chưa chắc dạy được 1 một cách suôn sẻ. Hổng lẽ vác SGK ra biểu tụi nó học hết trong sách là xong.

    Bên cạnh chuyên môn, GV còn phải có cách truyền đạt kiến thức. Kỹ năng này được đào tạo bằng cả lý thuyết lẫn thực hành. Cụ thể SV sư phạm (ngoại ngữ chẳng hạn) phải học cách dạy 1 từ mới ntn là hay và đúng; thậm chí GV có 5-7 cách dạy 1 từ mới cho HS đỡ nhàm. Rồi phải kiến tập, thực tập đủ thứ mới có thể đứng lớp. Đó cũng là lý do tại sao SV xuất sắc của 1 ngành không phải sư phạm khi được giữ lại làm giảng viên phải được đào tạo thêm nghiệp vụ sư phạm.

    Giáo viên chuyên nghiệp, cũng như người làm trong tất cả các ngành khác, tất nhiên đòi hỏi 1 vốn sống nhất định để có thể liên hệ nội dung bài giảng với thực tế.

    Ba tiêu chí trên không dành riêng cho người làm công tác giảng dạy mà có thể nói là dành cho tất cả người làm việc cho các ngành nghề: thạo kiến thức chuyên môn, thạo kỹ năng thể hiện (truyền đạt), kiến thức chung về cuộc sống.

    Hy vọng bác chủ top có chút năng khiếu giảng dạy nhể.
  9. Anxiety

    Anxiety Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    12.185
    Đã được thích:
    13
    Kiến thức cơ bản là thứ quan trọng nhất đấy bạn, đó là nền tảng để phát triển những cái khác. Theo giọng bạn nói thì bạn xem đó là thứ dễ ẹc, thứ đơn giản, thứ không ra gì, so với những kiến thức chuyên sâu.

    Nhiệt tình cộng với ngu dốt là thành phá hoại đó bạn.

    Tôi nhờ nhận đc sự giáo dục cơ bản kỹ lưỡng, bài bản, mà sau này học cái gì cũng dễ. Tôi lấy ví dụ cho bạn dễ hiểu nhé: Tôi học tiếng Anh kỹ, được dạy tỉ mỉ từng chi tiết, được dạy chính xác, không sai chuẩn tí gì, đến khi tôi học Pháp, Đức, Ý, TBN tôi chỉ cần đọc sách cũng tự hệ thống hóa kiến thức lại được, tôi biết tra tự điển, tôi biết cách nhận biết âm, tôi biết cả cách đánh giá xem giáo viên mình phát âm sai hay đúng. Tóm lại, tôi nhờ vào cái sự học tiếng Anh để dễ dàng "tấn công" vào các thứ tiếng khác. Ngược lại, những người đã lỡ xui rủi học nhằm mấy đứa thầy bà khốn nạn, ngu dốt và vô trách nhiệm dạy tiếng Anh thì họ bị sai từ ngay cơ bản. Ta giả sử một người mất 5 năm từ khi bắt đầu đến khi nói tiếng Anh được ở trình độ B2, thì chỉ những ai học đàng hoàng từ zéro mới đạt được điều đó trong 5 năm, còn những ai rủi ro học nhằm thầy bậy bạ thì có thể mất đến 15 năm mà chưa đạt quá ngưỡng trình độ A2. Và nếu muốn hoàn thành B2 thì cần mất thêm tầm 10 năm nữa. 25 năm đó gồm cả thời gian học đàng hoàng và thời gian chỉnh sửa lại những sai lầm cơ bản. Mà ai rảnh rỗi, ăn rồi ở không để mà đi học tiếng Anh tuần 3 buổi suốt 25 năm???

    Trí óc con người như một cái ngăn tủ. Nếu chưa học tiếng Anh thì tất cả các ngăn ngủ trống rỗng. Khi học được từ thầy giáo tốt thì thầy giáo giúp xếp từng bộ quần áo phẳng phiu vào từng ngăn tủ, theo một trật tự có lý, không xếp nháo nhào. Ngược lại, ai rủi ro học trúng thầy tởm lợm thì sau đó toàn bộ các ngăn tủ đều có quần áo, ngăn A thì 1 cái quần lót và 3 chiếc vớ, ngăn B thì 2 cái áo sơ-mi và 1 cái quần áo dài, ngăn M lại có 1 cái măng-sét và 1 lọ thuốc nhỏ mắt chưa dùng hết, ngăn K lại là 1 áo sơ mi và 1 cái quần dài. Tóm lại, kiến thức (áo quần) chật chỗ trong đầu người học (tủ) nhưng không được sắp xếp có thứ tự, lớp lang, đến khi cần dùng, người học nháo nhào mở tung mọi ngăn tủ để rồi nhặt nhạnh ra một bộ quần áo dị hợm kiểu như áo sơ mi hồng cánh sen mặc với quần áo dài lụa bóng màu cánh gián, cả bộ đồ không có chỗ để nhét điện thoại di động. Nếu nói là người học "trần truồng" thì không đúng, vì họ có mặc đồ, nhưng cái bộ đồ đó dị hợm, lung tung, gây phản cảm.

    Dạy 1 người đầu óc trống không tốn công 1, thì dạy 1 người đầu đã đặc nghẹt hầm bà lằng xắn cối trăm ngàn thứ từ vĩ mô trộn chung với vi mô thì công sức tốn tầm 100.

    Một so sánh khác (khác cái tủ quần áo) về cái sự học là thế này: Một người nọ đi bệnh viện (tức là liên lạc với giáo viên để xin giáo viên chữa cho cái sự mất căn bản của mình) và bác sĩ (giáo viên) hô là đau ruột thừa. "Bác sĩ" (giáo viên tham tiền) đè ra mổ ruột thừa, trong khi mổ thì bác sĩ tìm thấy một u lạ, thế là bác sĩ đóng ổ bụng lại sau khi cắt ruột thừa. Sau đó bác sĩ chờ bệnh nhân hơi hồi phục thì cho đi khám cái u kia, thọc cây vào bụng cắt đi 1 tí u để làm sinh thiết. Kết quả sinh thiết cho thấy đó là u lành, nhưng cần mổ. Vậy là 2 tuần sau "bác sĩ" đè bệnh nhân ra mổ để cắt khối u kia. Sau khi cắt xong thì cho đi khám lần nữa. Lần này lại phát hiện ra một khối u ác tính ở gần chỗ cũ. Thế là lại mổ. Kiểu đào đường, lấp đường ấy. Tầm 0,5-2 tháng thì mổ một lần. Mổ tầm 10 lần thì bệnh nhân chết. Lý do là vì: bệnh nhân bị mổ hoài, không có tgian đi làm để kiếm tiền trả viện phí, bệnh nhân đau thể xác mãi và không có tgian để lành vết thương cũ, bệnh nhân chạy tới chạy lui bệnh viện nên sinh tâm lý tiêu cực...

    Sửa sai phải sửa 1 lần chứ không phải cứ 2 tháng lại đi học ở 1 thầy mới, 1 trung tâm mới, rồi thầy mới đó, trung tâm mới đó lại sửa tới sửa lui, sửa một hồi thì nát bét cả kiến thức lẫn nhiệt tình sửa sai của người học. (Đừng tưởng người học có nhiệt tình sửa sai mà có thể sửa nổi. Trí óc, cũng như cái ổ bụng, bị mổ đi mổ lại quá nhiều lần sẽ nát bét ra, không còn khả năng lành lặn lại nữa.)

    Vậy cho nên thà không dạy gì còn hơn là dạy sai, dạy ẩu, vì hậu quả với người học là cực kỳ to lớn.

    Ở nước VN này có hàng chục triệu người từng đi học hơn 10 năm tiếng Anh (tính luôn 7 năm trung học) nhưng vẫn không hề nói năng được gì ngoài mấy câu thank you, hello, goodbye, yeah yeah. Đó là lỗi của những đầu óc ngu dốt? Hay là còn có sự góp công của lũ thầy bà khốn nạn?

    Làm học trò, mấy ai đủ khôn để chọn thầy giáo. Làm thầy giáo, lắm người đủ ác để không đủ khả năng mà vẫn cố tình nhận dạy.
  10. zorzo

    zorzo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/01/2006
    Bài viết:
    1.233
    Đã được thích:
    16
    An lại lên gân rồi.

    An đúng ở một điểm, là nếu giáo viên chuẩn thì sẽ làm học viên có kiến thức tốt. Nhưng từ đó để đưa ra kết luận là giáo viên chưa chuẩn làm học viên nát bét thì không hẳn.

    Thứ nhất: thế nào để đánh giá được chuẩn của giáo viên. Chuẩn VN chăng, hay chuẩn của Anh-Mỹ, hay của Sing? Nếu nếu học theo chuẩn của Úc thì liệu chuẩn của Canada có coi đó là nát bét không?

    Thứ 2, nếu không đạt được một mức chuẩn chất lượng cao nào đó (mà An phê duyệt - ví dụ thế) thì có vì thế mà học sinh nên nghỉ học không? Ở đây nó giống như tranh luận chuyện thức ăn hợp vệ sinh hay không í. Nếu chưa biết, hoặc biết thức ăn đó chưa hợp chuẩn EU chẳng hạn (có lẻ ở VN thì đầy) chả lẽ lại nhịn đói đợi hợp chuẩn vì sợ bị ung thư? Đang đi trong rừng mà hết nước, không lẽ chịu chết khát sau 3 ngày vì đợi mua được nước đóng chai chứ không chịu uống nước suối? Lúc đói lúc khát mấy ai đủ khôn để tìm cách đo đạc theo các tiêu chuẩn khoa học. Học cũng gần giống thế, khi không có được lựa chọn cao cấp như những tiêu chuẩn giảng dạy của Oxford mà British Council cung cấp, thì các bạn trẻ và nghèo được học đã là đáng quý rồi, còn hơn là thất học!

    Cuối cùng, để có được trình độ giáo sư, một người vẫn phải có lúc bắt đầu. Quan trọng là thái độ cầu tiến khi đó hơn là trình độ giáo sư.

Chia sẻ trang này