1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

hỏi ý nghĩa của một câu trong "Những lời răn của Khổng tử"

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi vianhyxem, 23/11/2012.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Đọc hai câu này của Khổng Tử tôi nghĩ đến những việc ngoài đời liên quan đến bạn bè tôi. Theo đó tôi thấy tình huống "làm nên" và "đầy đủ" là tình huống dễ "nhớ có thầy" và "nhớ có bạn" hơn là lúc thất cơ lỡ vận. Bạn thử nghĩ mà xem, nếu hôm nay bạn thất nghiệp, liệu bạn có dũng khí đến thăm thầy giáo nhân ngày 20/11 và báo cáo thầy là em đang thất nghiệp. Tương tự lúc bạn đói khổ bạn có muốn tụ tập bạn bè. Cho nên tôi thấy hai câu này không có gì là tinh túy, nó giải quyết một trường hợp mà tôi cho là dễ. Với một người theo đạo Phật, khi tâm ý của họ đã rời xa những thước đo về thành đạt và danh vọng thì thành đạt hay thất bại cũng là bình thường, thân tâm ổn định, tự tại như không, và vì thế họ vẫn nhớ có thầy, nhớ có bạn trong mọi hoàn cảnh. Tuy nhiên, cách nhớ của người theo đạo Phật sẽ khác cách nhớ của người theo Khổng giáo.

    Tại sao một điều mà người theo đạo Phật cho là dễ dàng thì trong thế giới Khổng giáo lại phải cho là một việc khó khăn? Ấy là vì ngay từ đầu cái không gian mà Khổng tử tạo dựng cho một con người nó đã đi từ việc coi trọng những thứ khiến người ta phải mải miết theo đuổi suốt đời, mà những thứ này khi người ta say đắm chúng (thành đạt và danh vọng) thì người ta dễ quên thầy, quên bạn.

    Tôi xin ví von như thế này:
    - Đạo Phật giống như một môn dưỡng sinh giúp người ta thanh tịnh và khỏe mạnh từ bên trong
    - Khổng giáo dạy người ta cách nâng tạ thật khỏe. Sau đó Khổng Tử kê thêm ngay sau bài tập tạ ấy một bài thuốc chữa bong gân. Bà con nào thấy bài tập tạ cũng đúng, bài thuốc chữa bong gân cũng đúng mà quên cái logic vì sao lại bong gân thì thật là đáng tiếc.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Đọc hai câu này của Khổng Tử tôi nghĩ đến những việc ngoài đời liên quan đến bạn bè tôi. Theo đó tôi thấy tình huống "làm nên" và "đầy đủ" là tình huống dễ "nhớ có thầy" và "nhớ có bạn" hơn là lúc thất cơ lỡ vận. Bạn thử nghĩ mà xem, nếu hôm nay bạn thất nghiệp, liệu bạn có dũng khí đến thăm thầy giáo nhân ngày 20/11 và báo cáo thầy là em đang thất nghiệp. Tương tự lúc bạn đói khổ bạn có muốn tụ tập bạn bè. Cho nên tôi thấy hai câu này không có gì là tinh túy, nó giải quyết một trường hợp mà tôi cho là dễ. Với một người theo đạo Phật, khi tâm ý của họ đã rời xa những thước đo về thành đạt và danh vọng thì thành đạt hay thất bại cũng là bình thường, thân tâm ổn định, tự tại như không, và vì thế họ vẫn nhớ có thầy, nhớ có bạn trong mọi hoàn cảnh. Tuy nhiên, cách nhớ của người theo đạo Phật sẽ khác cách nhớ của người theo Khổng giáo.

    Tại sao một điều mà người theo đạo Phật cho là dễ dàng thì trong thế giới Khổng giáo lại phải cho là một việc khó khăn? Ấy là vì ngay từ đầu cái không gian mà Khổng tử tạo dựng cho một con người nó đã đi từ việc coi trọng những thứ khiến người ta phải mải miết theo đuổi suốt đời, mà những thứ này khi người ta say đắm chúng (thành đạt và danh vọng) thì người ta dễ quên thầy, quên bạn.

    Tôi xin ví von như thế này:
    - Đạo Phật giống như một môn dưỡng sinh giúp người ta thanh tịnh và khỏe mạnh từ bên trong
    - Khổng giáo dạy người ta cách nâng tạ thật khỏe. Sau đó Khổng Tử kê thêm ngay sau bài tập tạ ấy một bài thuốc chữa bong gân. Bà con nào thấy bài tập tạ cũng đúng, bài thuốc chữa bong gân cũng đúng mà quên cái logic vì sao lại bong gân thì thật là đáng tiếc.
  2. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    xem ra việc như bây giờ cũng là lỗi do tớ vì đã mở đầu quá kịch liệt[:D]>:)b-(
  3. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    viết chữ ko dấu khó nhìn quá, thôi đừng có viết tốt hơn [:D]
    bác đọc sách Khổng Tử kiểu gì mà có vẻ lưu manh thế :))
    Đỏ: Bác Mai-cồ cũng nên lập ra cái đạo gì đó với xây cái miếu dựng cái tượng đi để dễ bề luận bàn :))
  4. Anxiety

    Anxiety Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    12.185
    Đã được thích:
    13
    Hóa ra có bạn vẫn xem Khổng giáo là tôn giáo, theo tiêu chuẩn chung???

    (Còn tiêu chuẩn riêng thì xếp Khổng giáo cạnh bánh Ritz cũng không sao, mỗi ng được quyền tự do trong suy nghĩ mà.)
  5. minh386

    minh386 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/12/2010
    Bài viết:
    2.171
    Đã được thích:
    5
    Có gì lủng củng đâu bác. Ý @Anxiety là Uli so sánh ko cùng hệ quy chiếu đó mà. Bánh ritz có là bánh vị hoa quả hay vị gì thì nó cũng là bánh thôi
    Ví dụ như thay vì so sánh độ dài của ruột 1 con gà (gia cầm) với ruột 1 con vịt ( cũng gia cầm) thì lại so sánh ruột của con gà ( bộ phận nhỏ thuộc con gia cầm) với chiều dài cả 1 con bò ( động vật có ti)

    P/S: Em cũng cóc quan tâm bánh ritz nó vị gì đâu [-( :P
  6. vicodo

    vicodo Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/05/2012
    Bài viết:
    1.162
    Đã được thích:
    3
    Các bạn tranh cãi thú vị, bổ ích nhỉ. Nói thật, hồi cấp 3 mình cũng có đọc qua Khổng Tử,... để lúc tán gái thì nói cho nó oai. Cuối cùng thì nhận ra mấy điều là:

    - Không phải cứ cố tỏ ra thích **** bay thì sẽ thành người bay ****.
    - Đọc Khổng Tử không hữu ích bằng đọc cô giáo Thảo, chú Kim...
    - Muốn tán gái thì cứ lao vào gái mà tán sẽ hiệu quả hơn là đọc điếc vớ vẩn tại mỗi gái một kiểu, mỗi giai một phong cách, chứ làm gì có công thức chung cho tất cả các giai tán tất cả các gái.

    Khi mình tập xe máy, cũng tìm đọc quyển sách hướng dẫn đi xe, phân tích lực, chuyển động nọ kia nghe rất hợp lý. Nhưng đọc xong chợt nhận ra là mình vẫn không biết đi xe. Sau phải lấy xe ra tự tập, xòe vài lần bắt đầu biết cách đi xe, rồi thì phóng nhanh, vượt ẩu, đánh võng, vỉa chân trống, lái xe bằng chân, quay xe bằng lốp... nhưng vẫn chưa biết cách bốc đầu. Sau phải hỏi 1 thằng biết cách bốc đầu rồi, nó bảo cách cho thì mới biết.

    Khi mình ra kinh doanh, tìm đọc sách dạy về làm giàu, nó bảo toàn những cái kiểu như muốn giầu thì phải tần tảo, phải thức khuya dậy sớm. Đúng thì đúng rồi, nhưng đó không phải là cuộc sống của mình thì ai mà làm được, mình ngoài công việc ra, mình vẫn còn phải gia đình, phải cảm xúc, phải hưởng thụ. Đến như hút thuốc là có hại cho sức khỏe, ai chẳng biết nhưng mình thích thì vẫn cứ hút. Cuối cùng thì hóa ra với mình không có khái niệm phải, ngoài 2 chữ phải thích. Những gì mình đạt được đến giờ đều là nhờ vào việc học hỏi kinh nghiệm từ những người bươn trải và đã được va vấp nhiều. Họ nói không văn hoa như sách, có khi còn thô lỗ, cục cằn, bậy bạ nhưng lại có giá trị thực tế hơn sách vở.

    Nói tóm lại, bạn nào muốn nên người thì nên tìm đọc tất cả những gì Vicodo đã viết, sẽ thấy bổ ích hơn đọc và tranh luận về Khổng Tử và một số thằng hủ nho khác. Nếu ngày trước Tần Thủy Hoàng không có cái vụ đốt sách chôn nho thì chắc đã chẳng có cái Vạn Lý Trường Thành của ngày hôm nay.
  7. TheDoEm

    TheDoEm Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/05/2011
    Bài viết:
    1.350
    Đã được thích:
    32
    Có nghĩa bạn Uli thấy 2 câu trên là đúng và đây là vấn đề dễ nhận ra và không có gì gọi là tinh túy ?

    Trong cuộc sống , có 4 mức : Sai - lưỡng lự Sai & Đúng - Đúng - Tinh túy . Nhận ra được cái đúng , biết nó là đúng để đặt nó làm kim chỉ nam là đã thành công rồi bạn ạ .
    Thuyết nho giáo chú trọng người ta về tu dưỡng đạo đức , ứng xử trong xã hội với nhau . Ứng xử một cách đẹp đẽ giữa người mang ơn - người có ơn , giữa con - bố mẹ , giữa trò và thầy ... Như vậy có sai không ?

    Nếu không sai ...
    Tại sao có người dám xổ toẹt vào cái thuyết nho giáo là sao ? Đành rằng , có dăm bảy loại đường học , nhưng không phải là vì ông theo con đường học A mà ông quay sang chửi cái thằng đang học đường B là ấu trĩ . Cũng như là bánh thì có dăm bảy loại bánh , không phải vì ông thích ăn bánh C mà ông được chửi thằng ăn bánh D là ngu đần, không biết thưởng thức .

    Mục tiêu cuối cùng của bất kì cái bánh nào với con người là ngon miệng và no , còn mục tiêu cuối cùng của đạo học là hướng đến Chân - Thiện - Mỹ .
  8. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    e cũng qua đây chơi nữa à, vui nhỉ, cám ơn em đã ủng hộ ý kiến của a:-*:-??;)). Mình nghĩ mọi chuyện đã ngã ngủ rồi, chủ thớt cũng nhận được câu trả lời rồi. Min khóa là vừa.
  9. minh386

    minh386 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/12/2010
    Bài viết:
    2.171
    Đã được thích:
    5
    Em thấy từ ngày bác lái sang không phận f69 thì anh em bên box GDQP và kĩ thuật quân sự nước ngoài đổ bộ vào đây cũng tương đối đấy nhỉ [r2)]
  10. diachiso

    diachiso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2007
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    0
    Đi lụa rồi có viết sách hướng dẫn cách đi đạp không?

    Nếu vicodo viết đủ hay, thì lại trở thành mấy ông kia đấy.

    Vạn lý trường thành thời Tần không phải là VLTT bây giờ, lên phương Bắc một chút, mà cũng chỉ là ghép lại từ nhiều đoạn đã xây từ thời Chiến Quốc.

    Vạn lý trường thành hiện nay xây qua rất nhiều đời vua... Không phải đời nào cũng tàn ác như vua Tần.

    Và vạn lý trường thành cũng chỉ là một trong các kỳ quan của nhân loại thôi.

    Không có học thuyết sai. Chỉ có con người áp dụng sai thôi.

    Ngay cả "chủ nghĩa + sản" từ khá lâu đã có nhiều ý kiến muốn cho rằng đây là một tôn giáo (+ sản giáo) cũng có lúc đúng.
    Mac là phật tổ, Lenin là bồ tát.

Chia sẻ trang này