1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

hỏi ý nghĩa của một câu trong "Những lời răn của Khổng tử"

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi vianhyxem, 23/11/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13

    Bạn tập nâng tạ chắc chắn bạn sẽ khỏe, có cơ bắp. Bạn bị bong gân, phải biết cách chữa bong gân. Hai cái này đều đúng. Nhưng bong gân là do tập tạ. Cả cuộc đời cứ lo nâng tạ, rồi cố cho không bong gân. Bận rộn cả đời. Thế có cách tập khác để nâng cao sức khỏe hay hơn thì sao ta không tập, vừa khỏe vừa không bong gân. Không phải cái đúng nào cũng lấy làm kim chỉ nam được. Có nhiều cái đúng chỉ dùng ở quy mô nhỏ. Còn kim chỉ nam thì dùng xuyên suốt toàn cục. Bạn Thedoem post bài nhưng không phản biện đúng ý chính tôi đã post, cho nên tôi nêu lại. Nếu bạn có ý định phản biện lại thì bạn hãy phản biện chuyện: giữa hai cái đúng, ta chọn cái đúng nào.

    Tôi viết mọi thứ rất từ tốn, chưa từng dùng từ "ấu trĩ" với Khổng giáo ở bài post nào. Tôi phân tích những suy nghĩ và logic mà tôi nhìn nhận thấy. Ngược lại tôi thấy một số bạn ủng hộ đạo Khổng ở đây thì ăn nói không được nho nhã cho lắm.
  2. TheDoEm

    TheDoEm Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/05/2011
    Bài viết:
    1.350
    Đã được thích:
    32
    Đúng - Sai : người thông minh sẽ chọn được hướng đúng để làm theo .
    Đúng - Đúng hơn : người tinh tế sẽ chọn đúng hơn để tâm đắc .

    Nhưng Đúng - Đúng hơn là do bạn Uli quyết định ? Bạn chỉ quyết định được cho riêng bản thân bạn thôi , bạn Uli ạ , bạn không thể quyết định được cho vô số người khác . Cũng như các bạn khác trong Topic này , thấy thuyết B , C , D nào đấy đúng hơn và học theo thì cứ học , và họ chỉ có quyền quyết định cho họ chứ đâu có quyền quyết định cho kẻ khác . Để rồi phỉ báng tùm lum vào cái thuyết của kẻ khác mà không phân biệt đúng sai .

    P/S : Tôi dùng 2 từ " ngu " và từ " ấu trĩ " là tôi nhắc lại lời của các bạn phía trên . Tôi không hề hướng từ " ngu " và từ " ấu trĩ " vào bất kể một ai trong Topic này .
  3. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Tôi nghĩ bạn đã hiểu đúng ý bài post của tôi. Nhưng có một ý sai khi bạn viết "bạn chỉ quyết định được cho riêng bản thân bạn thôi, bạn Uli ạ" vì tôi chưa hề viết một chữ nào ép buộc người khác, quyết định cho người khác. Tôi chỉ đặt câu hỏi "tại sao cái kia hay hơn mà bạn không chọn"? Câu ấy đâu có nghĩa là tôi ép bạn chọn Phật giáo, bỏ đạo Khổng. Đó là một lời gợi ý. Nếu bạn có lí do vì sao bạn thấy đạo Khổng hay hơn đạo Phật thì bạn có thể trình bày về cái sự hay hơn của đạo Khổng. Đây là chỗ trao đổi cơ mà.

    Và đó cũng là tinh thần tự nhiên tự tại của những người nghiên cứu tôn giáo, mọi thứ đều có nhân duyên, ngay cả những người truyền bá Thiên Chúa giáo cũng vậy, họ cũng nói không phải ai ai cũng có nhân duyên làm con chiên của Chúa và Chúa không hề ép tất cả mọi người theo mình. Người theo đạo thì họ coi sự lựa chọn phần lớn nhờ cơ duyên, phần nhỏ còn lại do mình quyết định, nhưng không ai nói sự quyết định ấy là do "thông minh", vì trí huệ của con người thật là nhỏ bé.

    Tôi chỉ so sánh một chút với những người theo Khổng giáo, họ thì không có được cái tinh thần tự nhiên tự tại ấy, thường dễ sôi sục mong muốn tất cả mọi người đi theo đường lối Khổng giáo của mình. Cho nên hay sinh ra nóng nảy. Người theo Khổng giáo có thể thăm thầy mỗi năm, họ thực hiện đủ các lễ nghi cần có với lòng tôn kính thầy. Người theo đạo có thể vài ba năm về thăm thầy một lần, họ không thực hành các lễ nghi mà có khi chỉ nói những câu chuyện về trời đất, uống trà, tình hình thời sự,... với thầy giáo như chưa từng có sự xa cách nào. Tôi lấy ví dụ này để minh họa cho hai cái đúng cụ thể, hai cách thăm này chẳng có cái nào sai cả. Nhưng tôi thì không dám nói là mình "thông minh" chọn cách thứ hai, mà là tôi cảm nhận cách thứ hai đẹp hơn.
  4. Anxiety

    Anxiety Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    12.185
    Đã được thích:
    13
    Chẹp, hóa ra ý ULI là ng theo Khổng giáo là ng siêng đi thăm thầy, còn thăm thầy ít siêng thì là ng theo đạo Phật. [-( Tôi tưởng ai ở gần hoặc có sẵn số phone của thầy cô thì sẽ thăm hoặc sẽ phone chứ, hóa ra là tùy vào việc họ theo Khổng giáo hay theo đạo Phật à?

    Mà vì Khổng giáo không dẫm đạp lên đạo Phật (và ngược lại) nên sẽ có những ng vừa học (cái tốt của) Khổng giáo, vừa theo (cái tốt) của đạo Phật, chứ có phải là hễ theo A là không theo B đâu, hai thứ này có loại trừ nhau đâu!
  5. TheDoEm

    TheDoEm Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/05/2011
    Bài viết:
    1.350
    Đã được thích:
    32
    Ngay từ đầu tôi đã dẫn lời rồi :" tư tưởng, xã hội phát triển luôn kế thừa có chắt lọc từ những cái có sẵn. " . Bạn Uli nên để ý đến 2 từ CHẮT LỌC nhé !
  6. traveltour0

    traveltour0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2008
    Bài viết:
    390
    Đã được thích:
    1
    Chắt lọc.
    OK, vậy theo bạn thì có những quan điểm nào của Khổng Tử mà bạn nghĩ rằng không phù hợp với thực tế nữa, cần loại bỏ ? (hoặc ít ra cũng cần tạm thời loại bỏ ở hiện tại). Những cái hay cái tốt thì các bạn "sùng" Khổng Tử đã kể nhiều rồi, mình muốn nghe những mặt tiêu cực của nó.

    P/S: muốn nghe thật lòng chứ ko có ý gì [:D]
  7. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Bạn Anx nên hiểu cái một năm và cái vài ba năm kia theo nghĩa bóng một chút chứ không nên hiểu theo nghĩa thống kê. Một năm thể hiện tính đều đặn, tuân thủ các phép tắc mà người theo Khổng giáo thường coi trọng rất nghiêm ngặt. Nếu tôi nhớ không nhầm thì Khổng tử có xuất bản cái gì đó như là nghi lễ trong cung đình, lạy bao nhiêu vái, chào bao nhiêu câu v.v... Còn cái vài ba năm thì cũng là tượng trưng cho sự thất thường, không định kì, tiêu biểu cho tính nhân duyên của người theo đạo.

    Câu hỏi sau của bạn Anx là hợp lý, nó là một vấn đề khi ta đứng trước sự lựa chọn hai cái đúng. Như tôi đã post ở post đầu thì Khổng giáo có ngay cái "trái với" đạo Phật ở những từ và cụm từ tôi bôi đỏ, và do đó là có sự dẫm đạp lên nhau ở một vài điểm, rất tiếc là điểm căn bản. Còn ở những điểm không căn bản khác thì lại không dẫm đạp lên nhau, ví dụ như tôi theo đạo Phật, khi đến thăm thầy giáo thì tôi vẫn có thể thực hiện một vài lễ nghi thông lệ, tức là tôi có pha trộn phối hợp một chút đạo Khổng. Nhưng tôi không coi sự lễ nghi ấy là kim chỉ nam, là nội dung quan trọng để thể hiện nội dung tới thăm.

    Cái sự giao tiếp này cũng là từ khi tôi lớn lớn chút, có nghiên cứu đạo chút thì tôi bắt đầu hành xử như vậy. Trước đây khi tôi còn ngồi trên ghế nhà trường và khi mới đi làm, trong lòng vô cùng biết ơn thầy giáo, cứ đến nhà thầy là chúng tôi lại bắt đầu liệt kê thành tích của mình và mọi người. Tôi đoán là khi đó chúng tôi vẫn nghĩ sự thành đạt, danh vọng là món quà thể hiện cái "trí" mà thầy đã cho chúng tôi, chúng tôi muốn khoe để thầy vui. Nhưng nhiều năm qua đi, số người đến thăm thầy vơi đi vì có phải ai và lúc nào cũng thành đạt, danh vọng mãi được, chưa kể có khi ngộ ra cái sự thành danh ấy có nhiều yếu tố trớ trêu. Tôi nhớ là có một cô bạn ở khá gần nhà thầy giáo, đi bộ sang được, nhưng có nhiều năm cô ấy không qua thăm vì ti tỉ cái ngại. Như vậy chuyện này không liên quan gì đến có số và bốc máy lên gọi. Tôi nhìn nhận việc này sâu hơn thế.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Vâng, tôi cũng ngồi hóng sự chắt lọc từ đạo Khổng của bạn và mọi người đây. Tôi chỉ e là có những cái ngay từ đầu đã không thể chắt lọc nổi, vì nó là quan điểm mở màn, quan điểm định hướng của đạo Khổng.
  8. Anxiety

    Anxiety Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    12.185
    Đã được thích:
    13
    Ý bạn ULI, cho đến giờ, theo tôi hiểu, là thông qua VD về vụ 20/11 đi thăm thầy cô, thì có ý chê là Khổng giáo yêu cầu cái sự thể hiện bề mặt đầy đủ, thường xuyên, còn trong tâm thế nào thì chưa tính tới. Và ý bạn ULI, cho đến giờ, theo tôi hiểu, là thông qua VD về vụ 20/11, cho rằng đạo Phật khuyên rằng "khi nào lòng thích đi thăm thầy cô thì đi thăm, thế là hợp lý hơn là cứ đi cho đủ lễ." Vậy đã đúng ý bạn ULI chưa?

    Để phản bác lại cái ý rằng Khổng giáo yêu cầu nghi thức, hình thức, thói bề ngoài, mà ít chú trọng đến cái tâm (so với Phật giáo), thì theo những gì tôi hiểu biết về Khổng giáo, thì bạn ULI hiểu sai Khổng giáo rồi. Khổng giáo đúng là có quy định 1 số thứ hình thức, nhưng vẫn rất quan tâm cái thực chất. VD Khổng giáo có dạy rằng làm tôi thì phải biết trung với vua, sau đó mở ngoặc đơn bảo là vua tốt ấy, chứ hôn quân thì đừng có mà ngu mà đi trung thành với nó; rằng người nhỏ (vai vế) phải kính người lớn (vai vế), sau đó lại mở ngoặc đơn nói về sự chính danh, rằng hễ thằng lớn (vai vế) mà khốn nạn thì thằng nhỏ (vai vế) cũng chẳng việc quái gì phải kính trọng. Tóm lại, tôi phải trung với vua, mà vua cũng phải biết điều mà cố gắng làm vua tốt thì mới có bề tôi trung thành, chứ không phải thượng lên cái chức vua rồi thì mất dạy cỡ nào thì cũng đòi hỏi / mong muốn / mơ ước là bề tôi phải trung thành.

    Đấy, tức là cái nghi lễ, cái hình thức kia tới sau, còn cái thực chất là cái quan trọng hơn, phải xét đến trước. Giả dụ bạn ULI theo Khổng giáo mà một ngày 20/11 nọ bạn có việc gia đình riêng rất buồn nên không thể lê chân đi thăm thầy cô, vì ngày ấy đúng là bạn đặc biệt buồn lắm, nhưng sự quý trọng thầy cô thì bạn ULI vẫn có thường xuyên TRONG LÒNG, thì bạn ULI đang không cư xử gì sai so với Khổng giáo cả. Cũng vậy, lỡ rủi có ng thầy nào của bạn ULI xấu bụng mà nghĩ rằng "ơ cái con ULI năm nay không đến viếng mình, nó thật là k biết đạo lý gì cả, k kể công ơn mình gì cả" thì chính ng thầy kia không xứng đáng để bạn ULI kính trọng rồi. Tóm lại, bạn ULI công kích cái thói lễ nghi hình thức của Khổng giáo, nhưng mà tôi thì biết là Khổng giáo nó đề cập đến cái nội dung trước, sau khi nội dung có rồi, thì nó mới vẽ râu ria thêm về cái sự hình thức. Bạn ULI chê râu ria (thứ không quan trọng) của nó thì cũng chẳng có nghĩa là cái nội dung chính của nó tệ.

    ===

    Riêng về việc bạn ULI chia sẻ trải nghiệm cá nhân về việc thăm thầy cô của các bạn, thì tôi có trải nghiêm khác. Chuyện này thì không mấy liên quan đến vụ Khổng giáo trên kia.

    Với tư cách là học trò, khi tôi thăm thầy cô tôi, tuy họ có hỏi "em có đang làm gì không" nhưng tôi có thất nghiệp cũng chẳng sao, vì ngay từ ngày đi học, tôi đã được chính họ dạy cho rằng kiến thức chỉ là 1 mặt của cuộc sống, sự thành đạt chỉ là 1 tiêu chí xh, còn họ thì lại mong sự an lành trong tâm hồn người quen (học trò) của họ hơn là những thành tích. Có những thầy cô mà tôi chưa bao giờ dám kể là tôi đã làm được gì (dù có những lúc tôi đạt được cũng nhiều thứ) vì tôi biết họ không trông đợi những thành tích, mà họ chỉ hỏi là mẹ tôi có khỏe không, rằng tôi có vui không, và khi tôi cứng người lại vì tôi không quen nói dối thì họ lại nhắc tôi rằng mỗi người sẽ sống theo cách riêng của mình, theo tốc độ riêng của mình, và chẳng việc gì phải vội vàng. Có người lại bảo rằng họ mừng khi tôi đến chơi cùng bạn trai của tôi vì giá trị của cuộc sống không nằm ở thành tích nghề nghiệp. (Thật ra, lúc ấy tôi vừa tốt nghiệp, nghề còn không có, nói gì là nghiệp.) Tóm lại, tôi e là trải nghiệm chúng ta khác nhau vì các thầy cô của chúng ta khác nhau. Tôi tìm thấy ở thầy cô tôi một sự hướng dẫn về tinh thần hơn là một mớ tri thức. Họ cũng san sẻ trải nghiệm sống, quan niệm sống cho (chúng) tôi hơn chỉ là truyền tri thức. Thế nên các cuộc gặp gỡ không mang tính chuyên môn, không nhằm báo cáo thành tích, mà chỉ để tìm hiểu về nhau như 2 con người, rằng em có khỏe không, đã hết confused chưa, đã hết fustrated chưa, đã tìm thấy peace chưa. Kết thúc những lần gặp gỡ không bao giờ là những câu như "khi nào cty khánh thành thì mời thầy nhé", "khi nào đám cưới thì mời cô nhé", hay "khi nào làm xong tiến sĩ thì báo cô nhé", mà là "hễ mình vui là mọi việc đều ổn, mà nếu có gì chưa ổn rồi thì chắc chắn cũng sẽ ổn."

    Tôi rất tiếc nếu bao quanh ai đó là 1 lực lượng đông đảo những người luôn hỏi han, quan tâm đến cái sự thành đạt về chuyên môn của nó. Đó chắc chắc là một áp lực lớn trong cuộc sống.

    Với tư cách là thầy (cũng có lúc tôi dạy lại người khác), thì tôi chưa bao giờ quan tâm xem học trò tôi thành đạt về chuyên môn như thế nào, vì tôi biết ngoài năng lực chuyên môn thì còn cần nhiều kỹ năng sống để thành đạt về chuyên môn được, mà tôi chỉ quan tâm xem học trò tôi có vui hay không, có đủ sức khỏe để...nhậu rượu hay không. Hễ còn đủ khỏe để nhậu và đủ hào hứng để nhậu, nghĩa là cuộc sống người đó còn bình ổn, và đó chính là điều quan trọng nhất. Còn nếu chỉ nhậu vì buồn, thì cũng là một điều mừng, vì trong khi buồn thì đã tìm ra được 1 cách để giảm tải nỗi buồn (ít nhất trong ngắn hạn) để rồi sẽ gồng mình lên trở lại đối diện với đời trong dài hạn. Còn nếu buồn đủ để không muốn uống lẫn không muốn cố gắng gì nữa, thì, thật ra, thời gian cũng sẽ làm mọi việc bình ổn trở lại, không phải 3 năm thì 13 năm, mọi việc rồi sẽ ổn. Tôi nghĩ là chỉ những thầy cô cần quảng cáo danh tiếng cho mình thì mới cần biết xem học trò mình thành đạt cái gì (để ghi vô quảng cáo), chứ còn khi truyền kiến thức thì chỉ mong nó không cầm kiến thức đó đi làm điều gì có hại cho xh là mình đã mừng, cần gì là nó phải đúc ra vàng từ mới kiến thức đó.
  9. 01041992

    01041992 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Bài viết:
    201
    Đã được thích:
    0
    Đạo Khổng là đạo của ông Khổng.- nó có giá trị dinh dưỡng cao cho các triều đại phong kiến, trong việc quản lý, trói buộc con người bằng ý thức hệ - tự nó chói nó và đc ng khác chói dùm, trong khi tất cả đám đông còn lại thì ủng hộ . và đây là đạo của 1 người, 1 cá thể .
    Đạo Phật là đạo của ông Phật - là của một người, rồi đc các thế hệ đời sau củng cố và chắp vá thêm. cho nên áo cà sa bây giờ nhìn như áo cái baang .
    Đạo Hồi là đạo của người Hồi của đám đông...

    Võ đạo , là đạo cho những người sử dụng võ , cách dùng võ , vũ lực, liên quan đến lực thế nào cho đúng cách để đối phó với nhà ngoại và nhà nội . ngoại bản thân mình và nội bản thân mình...

    trà đạo...
    kiếm đạo...
    nhân sinh đạo ...
    ******** đạo :">...
    ...
    ttvn đạo ^))^ ( chém gió đạo :D)
    nhạc đạo... ^))^
    _________________
    còn non mà đọc đạo thì đọc đc chữ, thuộc chữ. lớn hơn thì hiểu đc ý, hơn tí nữa thì thấm đc ý ,hơn tí nữa thì dùng đc, sử dụng đc. hơn tí nữa thì hiểu đc cơ cấu vận hành bên trong của nó, vì sao nó lại thế....
    thì lúc ấy là lúc người ta đã "học" song một công thức, 1 chiêu thức , hay một j j đó. hoặc học song đc bao nhiêu % trong đó.

    Tầm sư hay tầm người yêu hay tầm.....hjkl cũng giống như câu cá, rất quan trọng chữ duyên ( sát cá ).
    và phải chả học phí vì cái chữ Tầm ( gửi ) ấy .
    Học đạo thì dễ hơn, vì nó giống học bơi( cs là biển cả mà), học bơi trên bờ và dạy lại những kẻ chưa biết đến bơi nó có tác dụng tốt như thế nào , dạy lại những kẻ chửa biết bơi ( hoặc không thể bơi đc- và nhiều khi những kẻ ko thể bơi đc này lại chính là đệ tử chân chuyền )
  10. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Ủa, sao bài của Anx lại bị ẩn bởi Ban quản trị nhỉ. Có admin to cực to đi dạo ở đây à?

Chia sẻ trang này