1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có nên coi nghề giáo viên là nghề dịch vụ bình đẳng như các nghề dịch vụ khác không ?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi traveltour0, 24/11/2012.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13

    Đang thảo luận về đề tài Khổng tử bên kia, chợt thấy có topic này hơi liên quan nên Uli tớ vào góp vài ý kiến.

    Phương tây cũng có dạy làm người nhưng họ không bôi đậm, gạch chân cụm từ này như phương ta. Như ví dụ bạn Anx đã nêu, người thầy giáo đó muốn tác động tới tính tình của học sinh. Chữ "tác động" theo tôi hiểu mang tính chất phụ giúp, ảnh hưởng tới ai đó một cách lan tỏa và gián tiếp. Nếu là một giáo viên Việt Nam, yêu cầu dạy làm người bao gồm uốn nắn, chỉ ra cái gì đúng cái gì sai, đưa học sinh vào nề nếp, nói chung là đòi hỏi mạnh hơn "tác động" rất nhiều.

    Điều này cũng có lí do của nó vì các nước phương Tây có một hệ thống nhà thờ song song với trường học để "dạy làm người", giáo trình là kinh thánh, thầy giáo là linh mục. Cho nên gánh nặng của giáo viên ở nhà trường phương Tây đã giảm đi quá nửa.

    Ở Việt Nam thì ở tất cả các giai đoạn không có hệ thống chuyên "dạy làm người" song song với hệ thống dạy kiến thức, do đó thầy cô phải ôm đồm thêm phần này. Bất cập trong việc phân công lao động này ngày càng rõ nét kể từ khi xã hội chuyển sang phổ cập giáo dục. Nếu như thời kì phong kiến, số lượng người đi học ít, thầy giáo không cần lao động quá nhiều, số lượng thầy giáo ít, thu nhập được hỗ trợ từ chính tổ chức dân làng và thầy cũng có ruộng nhà thầy để sinh sống, việc dạy kiến thức kiêm dạy làm người có vẻ tạm ổn. Cũng trong thời kì này, ta thấy Khổng giáo là giáo trình chính cho việc dạy làm người ở Việt Nam. Thứ nhất là nó dễ hiểu, ngắn gọn, có thể thực hành ngay mà ngươi dạy không phải nghiên cứu quá sâu. Người học thì từ khi để chỏm ba đào đã có thể ê a học các bài học này.

    Nhưng khi Việt Nam bước sang thời kì hiện đại thì việc phổ cập giáo dục đã khiến cho thời lượng lao động của giáo viên hơn hẳn so với thầy đồ nho thời xưa. Với một lớp cấp 1 có sĩ số 50 - 60 học sinh, riêng việc truyền tải kiến thức cho đã mất rất nhiều thời gian chứ nói gì đến việc dạy làm người. Và do đó giáo trình dạy làm người ngày càng thu nhỏ. Ngày trước thời của tôi thì đỡ hơn, lớp 20-30 người, học hành thì chẳng ai ép kiến thức nhiều như giờ, thầy cô giáo có thể dành nhiều thời gian cho từng học sinh hơn.

    Nhưng hiện nay với hệ thống dạy làm người song song ở Việt Nam chưa được xây dựng lại một cách quy mô. Trước đây tôi có viết một bài ở box Thảo luận là Thái lan có hệ thống trường phật giáo từ cấp 1 đến cấp đại học, chạy song song với trường phổ thông để dạy làm người. Cho nên về bề mặt thì thầy cô Việt Nam vẫn phải ôm chữ "cao quý" thêm nhiều thời gian nữa, còn về cơ chế vận hành thì ngày càng không kham nổi.
  2. localcool

    localcool Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/02/2008
    Bài viết:
    632
    Đã được thích:
    1
    Thực ra tôi thông cảm cho họ chứ không chê họ lèm bèm. và tôi thấy cái khía cạnh hài hước và đểu giả của xã hội ở chỗ: chưa chắc những người đó đã cần một cái danh hão bằng đồng tiền cho cuộc sống mà họ rât thiếu thốn và xứng đáng được hưởng nhiều hơn, nhưng người ta cứ bắt họ phải nhận cái thứ đó để bù cho đồng lương chết đói :))

    Bới vì họ cũng đâu có ngu đần và cũng cần sống như ai, chẳng qua là phải cắn răng mà chịu đựng cái sự áp chế xã hội này thôi, chứ báu bở gì cái danh, cái mác [r24)]
  3. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Theo tôi nghĩ thì những điều bạn viết ở trên giờ ai ai cũng nhận thức được cả, nhưng quá trình nó đã tiến triển xa hơn các mức mà tôi bôi đỏ ở trên:

    - Xã hội đã từng đểu giả như bạn nói, nhất là thời kì Việt Nam mới mở cửa. Nhưng giờ nhiều thầy cô đã trả đũa lại sự đểu giả ấy, họ dạy cho học sinh ở lớp vừa đủ bằng đồng lương chết đói, sau đó họ bắt học sinh đi học thêm và bố mẹ học sinh phải trả tiền học thêm đúng giá thị trường.
    - Người ta, kẻ trả đồng lương chết đói là Nhà nước. Ở đây có một chỗ không hoàn toàn trùng khớp giữa "xã hội" và "người ta". Hiện nay cơ chế trả lương cũng như xã hội hóa giáo dục của Nhà nước chưa ngang bằng kịp với thực tế xã hội.
    - Thầy cô giáo giờ không còn báu bở gì cái danh, cái mác. Sự việc đã tiến xa hơn mức không báu bở, thể hiện qua gạch đầu dòng thứ nhất tôi viết.

    Vậy thì nói thật ra là ván bài đã lật ngửa với tất cả các bên. Chỉ còn mỗi cái nút thắt ở chỗ ông Nhà nước thôi.
  4. 01041992

    01041992 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Bài viết:
    201
    Đã được thích:
    0
    làm đc đều này thì ấy phải lên bộ hỏi, xem các bác ý có đồng ý thay đổi giáo trình ( giáo trình tư tưởng cho sinh viên + giảng viên ) cho các trường, ngành sư phạm . song rồi đợi lớp giáo viên già xuất ngũ bớt đi thì mới ok đc
    ( song song với việc ấy thì phải làm luật với quan niệm xã hội nhé. ) . ^))^
    ăn sổi thì bảo bộ gd mở thêm thị phần cho các bác trường tư nhảy vào hốt bạc ( rồi từ từ mà chia ).
  5. Anxiety

    Anxiety Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    12.185
    Đã được thích:
    13
    À, tôi viết lại cho dễ hiểu tình huống thôi, chứ không có ý bảo là bạn local (bạn là ng tôi quote à?) không thông cảm cho họ gì cả.

    Sự việc có thể đc viết lại theo ý bạn (local?) theo 2 cách:
    - Người làm nghề giáo mà còn đc muốn hưởng danh "cao quý" thì đừng lèm bèm đòi tiền, hoặc
    - Người trả tiền cho giáo viên (VD cha mẹ học trò) mà chưa trả tiền xứng với công sức giáo viên thì đừng có quên thể hiện sự tôn trọng đối với 1 nghề "cao quý", với những người "cao quý." (Đừng có vừa k thèm trả tiền vừa k thèm tôn trọng giáo viên.)

    Còn bài trên thì bạn nói thêm 1 ý là: Thay vì trả tiền mặt thì xã hội (nhà nước / cha mẹ học trò) lại lươn lẹo gắn mác "cao quý" cho nghề này rồi trốn trả tiền.

    Tôi không có ý gì bất đồng cả, 2 lần quote bài bạn (phải không?) đều chỉ để tán thưởng cách đặt vấn đề / góc nhìn nhận của bạn thôi.

    @ULI: Mấy giáo viên xấu bụng thì còn lấy giá cao hơn mức công sức họ bỏ ra ở những lớp dạy kèm nữa ấy chứ.
  6. kyoko211

    kyoko211 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/02/2009
    Bài viết:
    651
    Đã được thích:
    7
    Theo tớ thì thế nào là nghề cao quý? Đó là nghề mà người ta vô cùng cần nó phục vụ, và nếu không có nó thì sẽ gay go lắm lắm cho cuộc đời người ta.
    + Không có nghề giáo viên thì kiến thức không thể truyền thụ được, văn minh tụt lùi => đó là lí do tại sao nó gọi là "cao quý".
    + Không có bác sĩ, y tá thì người có bệnh chắc chỉ đi cầu đảo mà khỏi => cao quý
    + Không có công nhân vệ sinh thì thành phố ngập ngụa rác và con người sớm ung thư => đối với dân thành phố, công nhân vệ sinh xứng đáng là nghề cao quý.
    + Không có nhà hàng, quán bar thì người ta hàng ngày vẫn tự nấu ăn được => nghề này cũng bình thường thôi.
    + Không có tiếp viên hàng không, chả sao cả, con người sống mấy nghìn năm mà có biết tiếp viên hàng không là cái gì đâu => nghề này cũng quá bình thường.
    + Không có bộ đội thì đất nước có nguy cơ bị xâm lược, mà mất nước thì mất hết => nghề cao quý.
    Chúng ta không thể đem so sánh tiền lương với thu nhập gì đó để xét cao quý. Ông Thanh Bạch mỗi năm kiếm hơn 900 triệu nhưng nếu bảo nghề MC với tấu hài của ổng cao quý hơn mấy ông nông dân nhọc nhằn làm ra hạt gạo thì hoàn toàn sai. Nhưng ông Thanh Bạch đem lại lợi nhuận lớn hơn các ông nông dân kia nên được thu nhập cao hơn. Thế thôi!
  7. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Theo như những gì chúng ta đang bàn luận ở đây thì nghề giáo có hai công việc : dạy kiến thức và dạy làm người. Như bạn viết ở trên thì chỉ riêng việc dạy kiến thức đã là cao quý rồi. Ok, ta gắn huy hiệu "cao quý" lên ngực thầy cô ngay đây.

    Cái chúng ta đang bàn ở đây là chúng ta có chịu trả đủ tiền cho những người đang được chúng ta gắn cho huy chương "cao quý" không? Tôi thì trả lời là có. Còn bạn ? Bạn sẽ không thấy cô thầy cao quý nữa khi bạn phải trả học phí ngang giá thị trường? Lưu ý: giá thị trường do cung cầu quyết định.
  8. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Cũng lưu ý bạn Uli là VN chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường, hơn nữa còn phải xét đến di huấn của HCM để lại là "ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". Để tiện việc phân tích thì hãy nhìn thẳng vào cơ cấu tổ chức giáo dục, hiện được chia làm 2 thành phần: công và tư, nghĩa là có loại giaó dục theo tiêu chí nhà nước, trong đó có vấn đề về nhân đạo và nhân quyền, và loại theo xu hướng thị trường nghĩa là bất cứ ai có tiền đều có thể thuê mướn dịch vụ giáo dục theo tiêu chí của họ. Thế thì quá sòng phẳng đấy nhé. Chỉ e rằng giới nhà giáo không muốn thừa nhận sự sòng phẳng này, họ muốn "chân trong chân ngoài", tranh thủ được cả ngân sách NN lẫn đóng góp của người dân...Vì dụ như hệ thống trường chuyên, tôi đề nghị chuyển hệ thống này sang tư nhân.
  9. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Tôi đang không biết ở Việt Nam người ta cần phải có chính sách nhân đạo và nhân quyền với đối tượng nào? Theo tôi là phải nhân đạo với những người tài. Vì sao thế? À, tôi mới nhận thức ra điều này kể từ khi Ngô Bảo Châu giành được giải Fields, bao nhiêu kiểu ghen tị xuất đầu lộ diện. Tôi cũng thấy là người tài ở VN cứ trốn hết ra nước ngoài. Tôi cũng thấy Uyên Linh thì suýt bị loại ở Vietnam Idol năm 2010 và Hương Giang vẫn tiếp tục đi vào vòng trong ở Vietnam Idol 2012. Chỉ có thể nói một câu là Việt Nam là một dân tộc rất đáng chịu nghèo khổ, bởi vì mỗi người dân có ít thì thờ ơ, nhiều thì ghen tị với người tài. Tôi thấy người tài ở Việt Nam là cần đưa vào danh sách nhân đạo nhất.


    Thế còn hệ thống trường thường thì sao? Vẫn để trong phần bao cấp nhỉ b-(
  10. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tôi đã nêu vấn đề (và đã từng trải) về trường chuyên trước khi ông Ngô Bảo Châu đoạt Fields, mà nếu ông í không dây dưa với những việc chính trị và xã hội thì cũng chẳng ai có cớ gì để chỉ trích cả.

    Đã gọi là chính sách nhân đạo thì nó phải hướng đến những đối tượng chịu thiệt thòi nhất của xã hội (nên nhớ xã hội VN hiện nay là di sản của giai cấp công nhân, những thợ thuyền thời Pháp thuộc đã đổ xương máu gầy dựng nên đấy nhé), còn người tài trong xã hội, nếu họ biết được nguồn gốc xuất thân của mình thì trước sau gì họ cũng có trách nhiệm với nguồn gốc xuất thân của mình...

    Nước Mỹ phải cảm ơn nền giáo dục VN, vì đã chắt chiu ngân sách đào tạo nhân tài cho họ, lại còn cả một dòng chảy du học cùng bao nhiêu tiền bạc nữa

Chia sẻ trang này