1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nghĩ gì trận tập kích chiến lược B52_1972 vào Bắc Việt Nam?

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi hayhoi, 27/12/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hayhoi

    hayhoi Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2011
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    6
    Một trận có ý nghĩa sống còn với vận mệnh dân tộc Việt Nam.
    Một thử thách ngàn cân treo sợi tóc.

    Một trận tập kích đã có tính toán từ trước, mà ngay cả chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiên đoán.
    Cuộc tập kích ồ ạt với lực lượng không lực hùng mạnh và tân tiến nhất thế giới lúc bấy giờ, là con át chủ bài của Mỹ. Mỹ đinh ninh rằng Hà Nội, Hải Phòng cơ quan đầu não của kháng chiến sẽ chỉ còn một đống gạch vụn hoang tàn.
    Trận tập kích như bóng ma hủy diệt bao trùm lấy thủ đô kháng chiến.
    Sự tàn khốc mang tính hủy diệt có thể so sánh với việc đánh bom nguyên tử xuống Nhật Bản mấy chục năm trước.

    Sự khủng khiếp còn thể hiện ở chỗ: rất bí mật, đánh từ hai phía như gọng kìm, ta gọi là đánh phủ đầu, hủy diệt. Tuy nhiên nhờ bao ngày đêm trinh sát điện tử không mệt mỏi mà các chiến sĩ Việt Nam đã bắt được các tín hiệu ma quái đó cách hàng ngàn km, từ những tín hiệu vô nghĩa, yếu ớt, rời rạc đó mà đã phán đoán ra kế hoạch khủng khiếp đó, chứ không phải là do ai báo cả. Đó quả là một thách thức khủng khiếp cho trí lực Việt Nam và cả loài người nói chung.
    Có lẽ khi trong những giây phút nguy cấp nhất thì các giác quan trở nên nhạy bén hơn bao giờ hết, đó là điều không ai có thể nghĩ ra.

    Trong trận đánh nếu không vạch nhiễu kịp thời, nếu không có sự cảm tử của các phi công Việt Nam trước bao làn tên mũi đạn, thì dân tộc Việt Nam đi về đâu. Bao nhiêu năm tháng cực kỳ gian khổ, bao hy sinh đau thương sẽ là con số không.
    Dân tộc Việt Nam sao lại phải chịu những thách thức sinh tử như thế.
    Sự thách thức con người lên đến tột đỉnh, ngoài sức tưởng tượng với bất cứ ai trên trái đất này.
  2. quehuongtoivietnam45

    quehuongtoivietnam45 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/07/2012
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    234
    Đồng chí này lập topic này để làm gì. Không hiểu
  3. boyhoabinh1992

    boyhoabinh1992 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2011
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    đồng chí vào đây để làm gì . không hiểu
  4. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    đồng chí này chuyên pam
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    đồng chí này chuyên pam
  5. thanhvy6

    thanhvy6 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2011
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    313
    Bài viết của Thiếu Long Texas, rất chất lượng:



    Hùng ca Điện Biên Phủ trên không và những thế cờ chiến lược
    (Kỷ niệm 40 năm đại thắng Điện Biên Phủ trên không)

    Trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, cả Việt Nam và thế giới đã chứng kiến kỳ tích thời đại Hồ Chí Minh: Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không". Trong lịch sử chiến tranh giữ nước thời hiện đại, dân tộc Việt Nam luôn phải chống lại kẻ thù xâm lược có nền kinh tế và quân sự phát triển cao hơn, có khoa học kỹ thuật và công nghệ cao hơn, có thế và lực mạnh hơn gấp nhiều lần, và trận quyết chiến Điện Biên Phủ trên không, chống lại chiến dịch Linebacker II của không quân Hoa Kỳ cũng không ngoại lệ.

    Song lực lượng phòng không nhân dân của Việt Nam đã đánh bại chiến tranh công nghệ cao, chiến tranh điện tử quy mô lớn của Mỹ. Chiến thắng này đã đi vào lịch sử Việt Nam như một "Điện Biên Phủ trên không". Hà Nội sau ngày đó đầy ắp tiếng cười, đã trở thành "Thành phố vì hòa bình" trong lòng bè bạn năm châu.

    Từ trước đến nay đa số bạn đọc Việt Nam và quốc tế chỉ biết Điện Biên Phủ trên không như một trận đại thắng chói lọi, một bản hùng ca vang dội của quân dân Hà Nội và miền Bắc Việt Nam, nói lên ý chí quật cường của dân tộc. Còn bản chất chính trị, những vấn đề hậu trường, những nước cờ chính trị đầy bản lĩnh và trí tuệ, ý nghĩa thực chất, tính chất chính trị của nó, những gì phía sau nó thì các tài liệu giáo khoa, các giáo trình lịch sử công khai, các tuyên bố chính thức, các thông cáo báo chí từ cả hai phía Việt - Mỹ và quốc tế đều hiếm khi đề cập tới.

    Phần lớn các tài liệu sách báo từ cả hai chiến tuyến đối địch và quốc tế đều chỉ tập trung miêu tả trận đánh và luận về khoa học kỹ thuật, về quân sự. Nghĩa là chỉ thấy phần "quân luận" chứ chưa có nhiều phần "chính luận" về Điện Biên Phủ trên không, và các vấn đề liên quan về cuộc chiến tranh Mỹ - Việt trong giai đoạn này.

    Diễn biến chiến dịch và các trận chiến, các chiến thuật quân sự của hai bên đều đã được nhiều nơi ghi chép và phân tích tỉ mỉ, kỹ càng. Do đó người viết không đề cập tới những vấn đề mang tính chuyên môn quân sự đó trong bài tham luận này. Bài viết này chủ yếu phân tích về bản chất và các vấn đề chính trị, những vấn đề liên quan đằng sau và chung quanh Điện Biên Phủ trên không.

    Khái quát sơ lược

    Ngày 18 tháng 12 năm 1972, quân đội Hoa Kỳ tiến hành chiến dịch Linebacker II, nhằm tàn phá miền Bắc Việt Nam với trọng tâm chiến lược ở thủ đô Hà Nội. Ý đồ của Bộ quốc phòng Hoa Kỳ là tấn công dồn dập bằng pháo đài bay chiến lược B-52 thay vì các máy bay ném bom chiến thuật và mục đích là dùng sức mạnh và biện pháp không hạn chế đánh thẳng vào các trung tâm đầu não của Việt Nam.

    Chiến dịch này còn được giới dân sự Mỹ gọi là "The December Raids" (Cuộc bắn phá tháng 12) hoặc là "The Christmas Bombings" (Dội bom lễ Giáng sinh), một số người còn ví von gọi là "The nightmare before Christmas" (Cơn ác mộng trước Giáng sinh). Tại Việt Nam, sự kiện này ban đầu được gọi giản dị là "cuộc chiến 12 ngày đêm", ngay sau đó một số báo Pháp đưa tin về việc này, đã ví trận thắng này như trận thắng Điện Biên Phủ ở trên không trung. Từ đó khái niệm "Điện Biên Phủ trên không" được báo chí Việt Nam thấy hay nên sử dụng đến nay.

    Ý định của Hoa Kỳ là sử dụng lực lượng không quân chiến lược với B-52 làm nòng cốt ném bom rải thảm để hủy diệt thủ đô của Việt Nam và đưa chiến sự lan ra cả Hải Phòng, Thái Nguyên và các mục tiêu khác ở Bắc Việt. Tổng thống Nixon của Mỹ tràn đầy tự tin vào sức mạnh không quân vô địch của Mỹ, đã nói: "Chúng ta sẽ đánh bom cho họ về thời kỳ đồ đá" (We're going to bomb them back into the Stone Age). Ông ta còn cao giọng lạc quan, đại ý: Các bạn phi công chỉ cần bay đủ độ cao, hỏa lực địch bắn không tới, các bạn chỉ cần bay thật cao và ấn nút là đủ, đó là tất cả những gì các bạn cần làm, bay cao - bấm nút - rồi về nhà ăn Noel, đây sẽ là một chiến dịch dễ nhất trong binh nghiệp của các bạn.

    [​IMG]
    Máy bay Mỹ bay cả đàn vào không kích miền Bắc Việt Nam

    Đây là một cuộc đụng đầu lịch sử giữa một bên là dân tộc Việt Nam ngàn năm văn hiến, một thủ đô Thăng Long - Hà Nội bất khuất, ngạo nghễ, một bên là sức mạnh áp đảo bách chiến bách thắng của lực lượng không quân tinh nhuệ nhất hành tinh và với những máy bay chiến lược hiện đại, tối tân nhất thế giới thời bấy giờ.

    Phía Hoa Kỳ do hai tướng John Dale Ryan (Thành viên của Bộ tổng tham mưu Liên quân Hoa Kỳ - JCS, cố vấn cao cấp của Bộ quốc phòng Hoa Kỳ và Hội đồng An ninh Quốc gia, lập nhiều chiến công thành tích trong Thế chiến II) và John W. Vogt Jr (nguyên Tư lệnh lực lượng Đồng minh ở mặt trận Trung Âu trong Thế chiến II, Tổng tư lệnh Không quân Hoa Kỳ ở châu Âu) chỉ huy. Phía Việt Nam chủ yếu do ba tướng Văn Tiến Dũng, Phùng Thế Tài, Lê Văn Tri chỉ huy. Hầu hết toàn bộ quân dân Hà Nội và nhiều tỉnh thành miền Bắc đều tham chiến, trong đó một bộ phận không nhỏ nữ binh và lão binh (bạch đầu quân - lính đầu bạc).

    Không chỉ có miền Bắc chống lại chiến dịch Linebacker II của Mỹ, mà đồng bào miền Nam cũng góp sức chống lại chiến dịch này bằng những trận đánh để "rửa hận cho miền Bắc". Ngay từ những ngày đầu đế quốc Mỹ đánh bom miền Bắc, đông đảo cán bộ đảng viên và quân dân miền Nam đều cảm thấy khó chịu, trăn trở, phê bình nhau: "Tại sao giặc Mỹ hỗn láo đánh miền Bắc mà ta trừng trị kém như vậy?"

    Nhưng do thực lực của quân kháng chiến miền Nam lúc đó vẫn đang trong quá trình phục hồi, xây dựng, hoàn thiện lại kể từ chiến dịch Mậu Thân, không còn mạnh như trước Mậu Thân 1968, và lục quân Mỹ vẫn còn đầy đủ ở đây, nên miền Nam lúc đó không dễ mở những chiến dịch quân sự lớn, mà chủ yếu đánh du kích. Tuy nhiên, các lực lượng biệt động, dân quân - tự vệ Sài Gòn đã có những trận đánh vào Biên Hòa, Tân Sơn Nhất, một số nơi có Mỹ-ngụy ở Sài Gòn, để phục thù cho đồng bào miền Bắc.

    Trong 12 ngày đêm xâm lược không phận và tung hoành trên vùng trời Hà Nội, lực lượng không quân thiện chiến của Mỹ đã ném xuống hơn 36.000 tấn bom. Không quân Mỹ đã được lệnh dội bom vào các khu vực dân sự; nhà cửa, bệnh viện, nhà máy, trường học, nhà thờ, chùa chiền v.v. để khủng bố tinh thần Việt Nam. Những đợt tấn công này đã gây thương vong cho hàng chục ngàn dân lành, phá hủy hoàn toàn hàng ngàn nhà dân và hàng trăm trường học, bệnh viện, rạp hát, chùa miếu, nhà thờ, đền thờ, di tích lịch sử.... Tại Hà Nội, khu phố Khâm Thiên hoang tàn nhất, bị phá hủy hoàn toàn.

    100% số nhà máy điện bị đánh phá, 1.500/1.600 công trình thủy lợi và gần 100 km đê xung yếu bị hư hại; Hầu hết cầu cống quan trọng và toàn bộ 6 tuyến đường sắt đều bị đánh hỏng; 3/6 thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên) và 23/30 thị xã, 96/116 thị trấn, 3.987/5.788 xã, 350 bệnh viện, gần 1.500 bệnh xá, 1.300 trường học bị tàn phá nặng nề; trong đó có 12 thị xã, hơn 300 xã, 10 bệnh viện, 11 ga xe lửa đầu mối bị hủy diệt hoàn toàn.

    [​IMG]
    Bệnh viện Bạch Mai bị phá hủy. Về sau trong sân bệnh viện có tấm bia mang chữ "Căm thù" để tưởng nhớ về sự kiện bi thương này và ghi nhớ tội ác chiến tranh xâm lược.

    [​IMG]
    "Mai trắng hồi sinh", bệnh viện Bạch Mai ngày nay.

    "Chim lửa" B-52 lợi hại ra sao?

    "Chim ưng lửa" B-52 có tên giao dịch là Boeing B-52 Stratofortress (Pháo đài chiến lược) là máy bay ném bom chiến lược phản lực được không quân Hoa Kỳ sử dụng từ Thế chiến 2. Do giá thành tốn kém (53,4 triệu USD mỗi chiếc) và số lượng khiêm tốn (lịch sử Mỹ tới nay chỉ có 744 chiếc được sản xuất), nên nó chỉ được dùng để thả các vũ khí quy ước trong các cuộc chiến tranh thực tế. Máy bay này là chiếc máy bay ném bom có tầm bay xa không cần tiếp nhiên liệu dài nhất, và mang được đến 27 tấn vũ khí.

    Với tầm bay cao, được bảo vệ bởi nhiều máy bay tiêm kích và hệ thống gây nhiễu điện tử hiện đại, có thể nói B-52 là một pháo đài bay không thể bị bắn trúng. Đặc biệt, nhiễu điện tử của không quân Mỹ như một bức màn chắn đã gây khó khăn lớn cho bộ đội phòng không. Như vậy, không quân Mỹ với "bửu bối" B-52 là một lực lượng vô địch thế giới và bất khả chiến bại trong thời điểm đó. Và chúng đua nhau bay "cả đàn" vào Hà Nội để thực hiện cuộc chiến tranh điện tử hủy diệt tàn bạo, muốn phá hủy thủ đô của nước Việt Nam thành bình địa, "đưa Bắc Việt Nam về thời kỳ đồ đá".

    [​IMG][​IMG]
    Dự thảo và sách đỏ về cách đánh B-52

    Trong chiến dịch Linebacker II, hãng thông tấn Associate Press (Mỹ) đã bình luận một cách đầy lo lắng: "Cứ theo tốc độ bị bắn rơi như thế này thì chỉ sau ba tháng, B-52 sẽ tuyệt chủng." và "Những thất bại trên là do lực lượng phòng không của Việt Nam đã biết khai thác triệt để các kẽ hở rất mờ nhạt trong hệ thống phòng thủ của B-52. Ngược lại, việc triển khai ồ ạt B-52 trong khoảng thời gian ngắn không cho phép chúng ta khắc phục những điểm yếu, dẫn đến B-52 bị các tên lửa đất đối không của Việt Nam tiêu diệt.".

    Đây là thất bại nặng nề và duy nhất của loại máy bay này trên chiến trường, dẫn đến việc thay đổi hoàn toàn chiến lược sử dụng B-52 trong các giai đoạn sau và chiến lược phát triển không quân nói riêng, và quân sự nói chung của Hoa Kỳ về sau này.

    [​IMG]
    Ba chiếc B-52B thuộc Không đoàn Ném bom 93 chuẩn bị cất cánh khỏi Căn cứ Không quân Castle, California, trong chuyến bay phá kỷ lục vòng quanh thế giới năm 1957.

    [​IMG]
    B-52 đang rải bom

    Sau chiến tranh xâm lược Việt Nam, phía Mỹ trang bị lại cho loại máy bay này, các máy bay B-52 được trang bị tên lửa hành trình và sẽ phóng tên lửa từ xa thậm chí không cần bay vào vùng trời mục tiêu. Tuy nhiên, hiệu ứng tâm lý gây choáng khi bị ném bom rải thảm đã bị quân dân Hà Nội đập tan, đã tan theo từng đợt B-52 rơi rụng. B-52 một thời được xem là niềm tự hào của người Mỹ và quân đội Mỹ. Tuy nhiên đối với nhân dân Việt Nam, đặc biệt là người dân Hà Nội, thì B-52 là một biểu tượng của tội ác.

    [​IMG]
    Phóng viên TTX Việt Nam ghi lại những hình ảnh của cuộc chiến 12 ngày đêm.

    Mối hận Khâm Thiên

    Trận bom rải thảm phố Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội đêm 26 tháng 12 năm 1972 đã làm chết 278 người, trong đó có 91 phụ nữ, 40 cụ già, 55 trẻ em; làm cho 178 cháu mồ côi trong đó có 66 cháu mồ côi cả cha lẫn mẹ; 290 người bị thương, 2.000 ngôi nhà, trường học, đền chùa, rạp hát, trạm xá bị sập, trong đó có 534 ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn. Ngôi nhà số 51 phố Khâm Thiên chỉ còn là một hố bom, 7 người sống trong ngôi nhà này không còn ai sống sót.

    Mảnh đất này trở thành một đài tưởng niệm với một tấm bia mang dòng chữ "Khâm Thiên khắc sâu căm thù giặc Mỹ" và một bức tượng bằng đồng tạc hình một người mẹ bế trên tay đứa con đã chết vì bom Mỹ, tượng được lấy nguyên mẫu từ chính chủ nhân của ngôi nhà bị hủy diệt này. Kể từ sau trận bom ấy, hàng năm, đến những ngày kỷ niệm trận bom, người dân trên phố, và nhiều nơi khác tới đây thắp hương tưởng niệm những người đã chết vì bom Mỹ.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Một góc phố Khâm Thiên sau trận ném bom của B-52 đêm 26 tháng 12 năm 1972

    [​IMG]
    [​IMG]
    Khâm Thiên sống lại. Khu phố Khâm Thiên ngày nay.

    Dư luận thế giới nghĩ gì?

    Chiến dịch ném bom vô nhân đạo của Hoa Kỳ đã bị phản đối vô cùng quyết liệt khắp thế giới, kể cả những nước đồng minh lâu năm, thân cận của Hoa Kỳ, dư luận nhiều nước gây áp lực để chính phủ của mình chính thức lên án cuộc ném bom. Báo Le Monde (Paris, Pháp) so sánh cuộc ném bom này với cuộc ném bom hủy diệt Guernica do Đức Quốc Xã thực hiện ở Tây Ban Nha. Tờ báo lớn nhất của Anh, the Daily Mirror, bình luận: "Việc Hoa Kỳ quay lại ném bom Bắc Việt Nam đã làm cho cả thế giới lùi lại vì ghê sợ".

    Các chính phủ Anh, Ireland, Ý và Thụy Điển đều lên tiếng. Một trong những phản ứng dữ dội nhất là của thủ tướng Thụy Điển Olof Palme, ông đã lên án cuộc ném bom là một tội ác chống loài người trên quy mô ngang với các tội ác diệt chủng của phát xít Đức tại trại tập trung Treblinka. Ông còn đích thân đến một cửa hàng tổng hợp để thu thập chữ ký cho một kiến nghị toàn quốc đòi chấm dứt ném bom, để gởi tới Nixon.

    [​IMG]
    Thủ tướng Thụy Điển Olof Palme dẫn đầu đoàn biểu tình đòi Mỹ chấm dứt ném bom Việt Nam.

    Tại Mỹ, Nixon bị chỉ trích là "người đánh mất kiểm soát" (madman). Nhiều thành phần diều hâu từng ủng hộ cuộc ném bom trong chiến dịch Linebacker I hồi tháng 5 nay chất vấn cả sự cần thiết và tính tàn bạo nghịch thường của Linebacker II.

    Năm 1972 không chỉ có một cuộc chiến ở Việt Nam, mà còn có những "cuộc chiến trong cuộc chiến". Có "cuộc chiến trong lòng nước Mỹ", có "cuộc chiến trong lòng quân đội Mỹ", bao nhiêu người đã đào ngũ, trốn quân dịch, bắn giết nhau, lính bắn chết sĩ quan chỉ huy rồi bỏ trốn. Cuối năm đó còn có thêm "cuộc chiến trong lòng không quân Mỹ". Trong chiến dịch Linebacker II, 16 phi công đã gởi đơn khiếu nại lên Bộ chỉ huy xin không bay; 45 gia đình gởi thơ chất vấn về trạng thái tinh thần phi công. Nhiều nơi đã xảy ra binh biến, nổi loạn.

    [​IMG]
    Bất chấp những cuộc trấn áp (xả súng, thảm sát) tại đại học Kent và các thành phố ở California trước đó, nhân dân và sinh viên Mỹ vẫn xuống đường biểu tình đòi chính phủ chấp nhận ký vào hiệp định Paris.

    Sau này, ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger thừa nhận: "Các thế hệ tương lai có thể khó hình dung được cơn biến động trong nước mà chiến tranh Việt Nam gây ra.... Chính cơ cấu của chính phủ đã bị tan rã. Ngành hành pháp bị choáng váng. Cuối cùng, con em của họ và con em bạn bè của họ đã tham gia các cuộc biểu tình.... Sự kiệt sức là dấu ấn của tất cả chúng tôi. Tôi phải đi từ nhà tôi, vây quanh là đám người phản đối, đến tầng dưới của Nhà Trắng để được ngủ đôi chút".

    Đại tá quân đội Liên Xô Markov Lev Nicolayevich đã nhận xét về những trận đại chiến trên bầu trời Hà Nội như thế này: "Tôi đã nghiên cứu kỹ chiến lược chiến tranh của nhiều nước và thấy rằng, trên thế giới ít có cuộc chiến nào mà bên phòng vệ thắng bên tấn công, nhất là khi có sự chênh lệch quá lớn về tiềm lực quân sự, vũ khí trang bị như giữa quân đội Việt Nam và quân đội Hoa Kỳ, đặc biệt là “siêu pháo đài bay B-52”, mà người Mỹ khoe là không thể bị bắn hạ! Vậy mà Việt Nam đã đánh thắng rất giòn giã. Đó thực sự là cuộc chiến tranh của trí tuệ với trí tuệ, thông minh “chọi” thông minh, chứ không phải là cuộc chiến tranh thông thường!".

    Ai thắng?

    Sau trận đêm 26 tháng 12, số phận của chiến dịch Linebacker II đã được định đoạt, cường độ tập kích của B-52 giảm hẳn, B-52 dạt ra ngoại vi đánh Thái Nguyên và các mục tiêu hạng hai để tránh "tọa độ lửa" Hà Nội, Hải Phòng.... Tổng thống Nixon ra tín hiệu đề nghị nối lại đàm phán và ngày 30 tháng 12 đã ra lệnh chấm dứt chiến dịch ném bom, quay lại đàm phán tại Paris và chấp nhận phương án cũ của hiệp định Paris mà phía Mỹ trước đó đã từ chối ký kết.

    Sau trận này, khí thế của quân dân Việt Nam ở cả hai miền Nam-Bắc dâng lên rất cao. Việt Nam là quốc gia đầu tiên trên thế giới đánh bại được "thần tượng B-52". Và sau năm 1975 đến nay, với khoa học kỹ thuật công nghệ quân sự thế giới tiên tiến hơn, cũng vẫn chỉ có 1 máy bay B-52 bị bắn hạ trong chiến tranh Vùng Vịnh 1991.

    [​IMG]
    Xác chiếc B-52D số hiệu 56-0605, mật danh Cobalt 02 bị bắn rơi tại hồ Hữu Tiệp (Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội), trong chiến dịch Linebacker II

    Trong khi đó, chiến dịch thất bại chua cay này đã làm đau đầu giới quân sự Hoa Kỳ. Đây là chiến dịch mà phía Mỹ đã chủ động lựa chọn được địa điểm, thời điểm, phương thức chiến đấu và đặc biệt là sử dụng được sở trường của mình để chống sở đoản của đối phương (trình độ khoa học công nghệ), một cuộc đấu mà đối phương sẽ không thể sử dụng sở trường chiến tranh du kích.

    Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, theo như nhiều tướng Mỹ đã thú thật trong hồi ký của họ sau này; Việt Nam hầu như luôn là phía quyết định đánh lúc nào và đánh tại đâu, du kích ********* giăng khắp nơi, nông thôn chỗ nào cũng có du kích, thành thị nơi nào cũng có biệt động - dân quân - tự vệ, và phía Mỹ bị động, bị Việt Nam gần như "dắt mũi" trong suốt cuộc chiến. Đây là lần hiếm hoi mà họ có thể quyết định đánh lúc nào và đánh ở đâu, nhưng họ vẫn không tránh khỏi kết quả đại bại.


    About ThieulongTexas
    [​IMG]
  6. BloggerNhanDan

    BloggerNhanDan Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/11/2012
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0
    muốn biết sự thật hay chỉ muốn nghe phét lác giống như bên quansuvc.net ? [:D]
  7. hayhoi

    hayhoi Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2011
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    6
    nếu Hoa Kỳ thắng giòn giã trong trận này thì người ta lại nghĩ khác, bởi vì họ thất bại trong chiến dịch mà họ đặt toàn bộ hy vọng này nên mới như vậy.

    Các phi công lái B52, những chiếc B52 khổng lồ, hiện đại nhất đó là niềm tự hào của người Mỹ, nay lại phải tan xương nát thịt lẽ nào họ không xót đau.

    Tuy nhiên, Việt Nam cho dù chịu hậu quả nặng nề, của chiến dịch hủy diệt nhưng vẫn làm thất bại được chiến dịch đánh nhanh thắng nhanh của Mỹ.

    Tóm lại, trận không chiến này là một cuộc thử thách sinh tử với cách mạng Việt Nam.
    Hay nói cách khác, để giành được nền độc lập thì người Việt Nam phải đánh đổi tất cả.
  8. hayhoi

    hayhoi Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2011
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    6
    Đây có thể nói là trận lớn tàn khốc thứ 3 đối với cách mạng Việt Nam trong cuộc chiến chống Mỹ sau trận Mậu Thân 1968 và trận thành cổ Quảng Trị cũng vào năm 1972.
  9. lanpurge

    lanpurge Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    4.955
    Đã được thích:
    481
    chẹp .. trận này dân thường chết là chính ... thằng mẽo oánh ngu bỏ xừ ... hù kiểu đó cũng ngu nốt ... ngu chi ngu rứa
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    chẹp .. trận này dân thường chết là chính ... thằng mẽo oánh ngu bỏ xừ ... hù kiểu đó cũng ngu nốt ... ngu chi ngu rứa
  10. thienbk_hl

    thienbk_hl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2012
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Tự hào dân tộc Việt Nam anh hùng!
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này