1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia Hồi Giáo

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 11/05/2013.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Kho vũ khí khổng lồ hội tụ tại Thổ Nhĩ KỳTriển lãm Công nghiệp quốc phòng lần thứ 11 đang diễn ra tại Thủ đô Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ là nơi hội tụ tinh hoa cộng nghệ trong lĩnh vực chế tạo vũ khí toàn cầu.


    Với sự góp mặt của 781 công ty chế tạo vũ khí từ 82 nước trên khắp thế giới, triển lãm năm nay sẽ được tổ chức trong vòng 4 ngày, với kỳ vọng thu hút được số lượng lớn khách tham quan cùng với những hợp đồng mua bán vũ khí trị giá nhiều chục triệu USD.

    [​IMG]
    Khách tham quan khu trưng bày xe bọc thép của một công ty chế tạo vũ khí Thổ Nhĩ Kỳ.



    [​IMG]
    Súng trường bắn tỉa tầm xa do công ty chế tạo vũ khí của Cộng hòa Azerbaijan tại triển lãm.



    [​IMG]
    Tên lửa phóng từ chiến đấu cơ của Đức thu hút được khá đông sự chú ý tại triển lãm Công nghiệp quốc phòng quốc tế lần thứ 11.



    [​IMG]
    Hệ thống tên lửa phòng thủ di động do công ty EUROSAM chế tạo góp mặt tại triển lãm.



    [​IMG]
    Mô hình chiến đấu cơ của Boeing.



    [​IMG]
    Mô hình chiến hạm thế hệ mới do một công ty của Italy đưa tới tham dự triển lãm năm nay.



    [​IMG]
    Trải nghiệm cảm giác trên chiếc xe bọc thép Mercedes-Benz.



    [​IMG]
    Súng radar trang bị trên xe tăng được một công ty chế tạo của Thổ Nhĩ Kỳ đưa tới góp mặt tại triển lãm.



    [​IMG]
    Những thông tin cơ bản về chiến đấu cơ F-16 cải tiến được một đại diện của Thổ Nhĩ Kỳ giới thiệu chi tiết cho khách tham quan.



    [​IMG]
    Trực thăng chiến đấu đa năng T129 được phát triển bởi công ty chế tạo vũ khí TAL của Thổ Nhĩ Kỳ. Dựa vào kiểu dáng chiếc máy bay, dễ dàng nhận thấy cỗ máy chiến tranh này có thể tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày đêm cùng sức hủy diệt kinh hoàng dựa vào hệ thống vũ khí khủng lắp bên dưới các cánh phụ và trước mũi.



    [​IMG]
    Các loại súng trường tấn công uy lực hàng đầu thế giới cũng góp mặt tại triển lãm.



    [​IMG]
    Mô hình chiến đấu cơ của Pháp.



    [​IMG]
    Hệ thống súng trường tấn công ra đời dưới liên minh Đức - Thụy Sỹ thực sự gây ấn tượng mạnh với người xem.



    [​IMG]
    Súng bắn tỉa Phần Lan.



    [​IMG]
    Súng lục Áo tại triển lãm.



    [​IMG]
    Xe tăng ALTAY do công ty OTOKAR của Thổ Nhĩ Kỳ đưa tới giới thiệu tại triển lãm.



    [​IMG]
    Pháo hạng nặng được một công ty của Thổ Nhĩ Kỳ nghiên cứu chế tạo.



    [​IMG]
    Toàn cảnh triển lãm Công nghiệp quốc phòng lần thứ 11.


    Bật mí dự án siêu cơ thế hệ 5 Thổ Nhĩ Kỳ tự sản xuất

    (Soha.vn) - “Siêu cơ” thế hệ năm TFX cùng với F-35 sẽ là những chiến đấu cơ thế hệ 5 canh giữ bầu trời Thổ Nhĩ Kỳ kể từ năm 2020.


    Hiện nay, các quốc gia hàng đầu của thế giới đang cố gắng để tạo ra loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm cho riêng mình. Dự án chiến đấu cơ thế hệ năm của một số nước (như Mỹ, Nga…) đã đến giai đoạn bay thử nghiệm hoặc xa hơn, còn một số nước thì vẫn nằm trên các bản vẽ thiết kế.
    Là một trong những nước đối tác tham gia chương trình phát triển F-35, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ luôn “ấp ủ” tham vọng tạo ra cho riêng mình loại chiến đấu cơ thế hệ năm để có thể “sánh vai” cùng các cường quốc.
    Cách đâu một vài năm, truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ và quốc tế rộ lên thông tin rằng đến năm 2020, Thỗ Nhĩ Kỳ sẽ bắt đầu sản xuất máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm cho riêng mình. Tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia, để tự tạo ra được loại chiến đấu cơ thế hệ mới với công nghệ hiện đại là điều không hề dễ dàng nếu không muốn nói là quá khó khăn khi mà các kỹ sư Thổ Nhĩ Kỳ chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

    [​IMG]
    Dự án tiêm kích-bom thế hệ năm TFX.


    Đó là chưa kể đến việc cần phải nắm bắt được xu hướng phát triển công nghệ đặc biệt là công nghệ hàng không điều mà nhiều đại gia như Mỹ, Nga đã phải rất nỗ lực mới có thể đạt được. Giai đoạn từ nay đến năm 2020, Thổ Nhĩ Kỳ cần phải phân tích các khả năng có thể xảy ra, mặc dù trong những hoàn cảnh nhất định, giai đoạn này có thể dài hơn.
    Trong năm 2010, Tập đoàn công nghiệp hàng không Thổ Nhĩ Kỳ (TAI - Turkish Aerospace Industries) đã bắt đầu soạn thảo dự án chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ năm có tên là TFX (không nên nhầm lẫn với dự án chế tạo tàng hình cơ F-111 trước đó của Mỹ).
    Trong vài tháng, dựa trên các dự án phát triển máy bay chiến đấu thế hệ mới hiện có đồng thời so sánh các dữ liệu giữa chúng, một đội ngũ chuyên gia của Tập đoàn này đã xây dựng một “bức tranh lớn” về loại chiến đấu cơ thế hệ mới của Thổ Nhĩ Kỳ.
    Đến cuối năm 2010, TAI đã giới thiệu với Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ 6 mô hình máy bay chiến đấu thế hệ mới khác nhau và ngay sau đó, hợp đồng để phát triển và xây dựng một máy bay chiến đấu thế hệ mới đã được ký kết giữa quân đội và TAI.

    [​IMG]




    [​IMG]




    [​IMG]


    Động cơ có thể được xem như là vấn đề cốt lõi nhất trong dự án phát triển máy bay chiến đấu thế hệ 5 của Thổ Nhĩ Kỳ. Thực tế mà nói, các công ty Thổ chưa “đủ trình” để có thể tự nghiên cứu chế tạo ra loại động có thế hệ năm trang bị cho TFX. Chính vì vậy mà quân đội Thổ đang rất nỗ lực trong việc đàm phán với Nga cũng như các nước Châu Âu để có được các động cơ cho máy bay thế hệ mới. Hiện chưa có thông tin chính xác về số lượng động cơ trang bị cho máy bay nhưng nhiều khả năng đó sẽ là một tiêm kích-bom một động cơ.
    Về cấu trúc khí động học của máy bay, dường như không có nhiều thay đổi so với các máy bay chiến đấu hiện tại trên thế giới, đặc biệt là ở cánh, mũi và khoang hút khí của động cơ. Bản vẽ 3D của TFX làm người ta liên tưởng đến các tàng hình cơ thế hệ 5 của Mỹ như F-35, F-22 của Mỹ cũng như T-50 của Nga vì chúng có nét giống nhau ở hình dáng bên ngoài.

    [​IMG]




    [​IMG]




    [​IMG]




    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu thế hệ năm F-35 và F-22 của Mỹ.


    Mặc dù hệ thống điện tử của TFX không thể cạnh tranh được với các “đồng sự” nước ngoài, song với sự phát triển của nền công nghệ điện tử Thổ Nhĩ Kỳ, TFX có thể sẽ được hệ thống điện tử thế hệ 4. Trong tương lai gần, Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn có khả năng bắt đầu làm việc với các hệ thống điện tử hiện đại, chẳng hạn như radar với ăng-ten mảng pha hoạt động theo từng giai đoạn…
    Đã có bằng chứng cho thấy các chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ đang rất nỗ lực trong việc tạo ra khả năng bảo vệ hoàn hảo cho TFX. Máy bay sẽ được phủ ở bên ngoài một lớp hợp chất bảo vệ đặc biệt từ Bo (chẳng hạn như Nitrua Bo (BN) có thể sử dụng để chế tạo vật liệu có độ cứng như kim cương) mà không làm tăng đáng kể trọng lượng máy bay. Trong đất Thổ Nhĩ Kỳ chứa hơn 70% dự trữ Bo, do đó mà chi phí cho loại vật liệu này sẽ rẻ hơn nhiều so với khi sử dụng các loại vật liệu hỗn hợp khác.
    Có rất ít thông tin nói về “gươm và giáo” của TFX. Các chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ chưa đưa ra quyết định cuối cùng về việc sẽ trang bị nhưng loại vũ khí nào cho tiêm kích-bom thế hệ năm TFX. Rất có thể nó sẽ được trang bị các loại bom và tên lửa không đối không hiện có. Cũng giống như F-35, tất cả hệ thống vũ khí sẽ ẩn trong thân để hạn chế đến mức thấp nhất độ bộc lộ trước radar đối phương.

    [​IMG]
    Tàng hình cơ thế hệ năm T-50 của Nga.


    Trong khi các nhà thiết kế Thổ Nhĩ Kỳ đã cố gắng để đưa ra các khái niệm về máy bay chiến đấu thế hệ mới, một báo cáo mới về dự án TFX đã đến từ Italy. Vào tháng 02 năm 2012, một nhà sản xuất máy bay của Ý đã bày tỏ mong muốn tham gia vào dự án phát triển của máy bay mới TFX.
    Theo báo cáo, người Itali đã đưa ra một số “gợi ý” về khái niệm máy bay chiến đấu thế hệ mới, và cũng có thể cung cấp một loạt các công nghệ đã được sử dụng trong việc phát triển và sản xuất máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon cho TFX. Báo cáp cũng cho rằng sự hợp tác này sẽ giúp rút ngắn thời gian phát triển và thử nghiệm máy bay mới.
    Không chỉ Ý mà ngay cả Hàn Quốc và Brazil cũng đã đề xuất tham gia dự án. Cả hai quốc gia cũng quan tâm đến việc tạo ra máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm cho riêng mình và muốn đóng góp một số “ý tưởng” cho dự án mới của Thổ Nhĩ Kỳ.
    Tuy nhiên, điều thú vị đã xảy ra, đó là, không phải Ý, cũng phải là Hàn Quốc hay Brrazil mà SAAB của Thụy Điển mới chính là công ty mà TAI lựa chọn để làm “trợ lý” cho mình. Thụy Điển đã bày tỏ sự quan tâm và đã đưa ra thỏa thuận với phía Thổ Nhĩ Kỳ để cung cấp một số công nghệ liên quan đến dự án và cũng sẽ tham gia vào việc thiết kế của máy bay chiến đấu tương lai TFX.
    Như vậy cùng với dự án máy bay chiến đấu thế hệ năm đang thực hiện cùng với Mỹ, Không quân Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có hai loại chiến đấu cơ thế hệ mới vô cùng hiện đại canh giữ bầu trời. Đó là F-35 và T-FX. Ngoài ra, nước này còn có những chiến đấu cơ rất thiện chiến F-16 (phiên bản nâng cấp). Theo truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ, máy bay chiến đấu TFX sẽ được đưa vào phục vụ vào khoảng năm 2020. Dự kiến, Không quân Thổ Nhĩ Kỳ sẽ trang bị ít nhất 250 chiến đấu cơ mới.

    Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ tung thiết kế máy bay tàng hình-TFX

    Ba thiết kế tiềm năng cho khái niệm máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến TFX của Thổ Nhĩ Kỳ vừa được giới thiệu lần đầu tiên ở triển lãm Công nghiệp Quốc phòng Fair ở thủ đô Istanbul.


    Tạp chí Cất cánh Toàn cầu của Anh hôm 9/8 vừa tiết lộ hình ảnh bản vẽ mô phỏng về 3 thiết kế khái niệm máy bay chiến đấu tàng hình tiềm năng trong chương trình TFX (Dự án thiết kế khái niệm máy bay chiến đấu nội địa) do Thổ Nhĩ Kỳ phát triển để dự định thay thế cho những chiến đấu cơ lỗi thời F-4 và F-16 trong tương lai
    Theo các nguồn tin, hiện nay, giai đoạn thiết kế ban đầu của chương trình đang được xúc tiến làm việc và sẽ kết thúc vào cuối năm nay.

    [​IMG]
    Ba bản vẽ đồ họa về máy bay chiến đấu tàng hình TFX lần đầu tiên được Thổ Nhĩ Kỳ tiết lộ ở triển lãm quốc phòng Istanbul.

    Các hình ảnh mô tả một máy bay có thiết kế một động cơ, một thiết kế tương tự nhưng có thêm cánh vịt ở phía trước và một thiết kế 2 động cơ, những thiết kế này được cho là chịu ảnh hưởng từ các cuộc thảo luận giữa lực lượng không quân Thổ Nhĩ Kỳ và hãng Công nghiệp Hàng không Thổ Nhĩ Kỳ (TAI).
    TAI nói rằng, những thiết kế TFX ban đầu sẽ được đánh giá lại theo các yêu cầu của không quân trong một nhà máy, với một báo cáo được đệ trình bởi thứ trưởng ngành công nghiệp quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối tháng 12/2013.
    Trong năm 2012, TAI đã nhận được một hợp đồng để thực hiện tham gia làm việc cùng nhà sản xuất Saab của Thụy Điển trên dự án tiêm kích tàng hình mới TFX.

    [​IMG]
    Cũng giống như thiết kế truyền thống của các máy bay tàng hình khác, tất cả vũ khí của TFX đều được đưa vào các khoang vũ khí trong thân.

    Theo các kế hoạch hiện tại, dự án TFX có thể cho kết quả tốt bằng một chuyến bay đầu tiên của máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến do Thổ Nhĩ Kỳ xây dựng vào năm 2023.
    Các thiết kế máy bay chiến đấu tàng hình mới của TFX sẽ có khả năng bay hành trình với tốc độ cao, khả năng siêu cơ động, linh hoạt và có bán kính chiến đấu rộng.
    Về cơ bản, theo các bản vẽ thiết kế của TFX, máy bay đều có vẻ bề ngoài khá giống với kiểu thiết kế của máy bay chiến đấu tàng hình F-22 của người Mỹ.

  2. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ 'trình làng' xe bọc thép tối tân Tulpar

    (Soha.vn) - Công ty công nghiệp quốc phòng Otokar của Thổ Nhĩ Kỳ, đơn vị đang phát triển và sản xuất loại xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ mới Altay, đã bất ngờ "trình làng" một mẫu xe chiến đấu chở quân cực kỳ tối tân BMP Tulpar.


    Tulpar nghĩa là "con ngựa có cánh" hay "ngựa bay", xe được trang bị một tháp pháo mô đun điều khiển từ xa Mizrak 30.
    Ngoài BMP Tulpar, công ty Otakar còn giới thiệu thêm 2 loại xe bọc thép mới là Ural và Corba II.
    Mô đun tháp pháo Mizrak 30 kết hợp với bệ phóng của 2 tên lửa chống tăng LUMTAS đặt trên xe bọc thép Arma 8x8 của Thổ Nhĩ Kỳ.

    [​IMG]
    Tháp pháo Mizrak 30 trên xe bọc thép Arma 8x8.

    Một số hình ảnh về xe bọc thép Tulpar:

    [​IMG]




    [​IMG]




    [​IMG]




    [​IMG]


    Hình ảnh về xe bọc thép Ural và Corba II:

    [​IMG]
    Xe bọc thép Ural​




    [​IMG]
    Ural và BMP Tulpar​




    [​IMG]
    Xe bọc thép Corba II​




    [​IMG]
    Xe bọc thép Corba II​


    Hé lộ chi tiết về "siêu xe bọc thép" mới của Thổ Nhĩ Kỳ

    (Soha.vn) - Hãng công nghiệp quốc phòng Otokar của Thổ Nhĩ Kỳ, đơn vị đang phát triển và sản xuất loại xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ mới Altay, vừa chính thức "trình làng" một mẫu xe chiến đấu chở quân mới, có tên là BMP Tulpar cùng một tháp pháo mô đun điều khiển từ xa Mizrak 30.


    Một số thông tin chi tiết về mẫu xe chiến đấu chở quân BMP Tulpar mới vẫn chưa được Otorka tiết lộ. Tuy nhiên, người ta cho rằng, chiếc xe này sẽ được trưng bày ở triễn lãm Hội chợ Công nghiệp Quốc phòng quốc tế lần thứ 11 (IDEF 2013) ở thủ đô Istanbul từ ngày 7-10/5/2013.

    [​IMG]
    BMP Tulpar theo tên Thổ Nhĩ Kỳ có nghĩa là con ngựa có cánh trong cuốn sử thi Manas nổi tiếng.​


    BMP Tulpar theo tên Thổ Nhĩ Kỳ có nghĩa là con ngựa có cánh trong cuốn sử thi Manas nổi tiếng. Xe có trọng tải vào khoảng 30 tấn và được thiết kế theo kiểu mô-đun. Do vậy, tùy thuộc vào từng cấu hình vũ khí được lựa chọn mà tải trọng có thể là 25, 35 hoặc tới 40 tấn.
    BMP Tulpar được trang bị tháp pháo vũ khí điều khiển từ xa Mizrak 30, trong đó gồm 01 pháo tự động cỡ nòng 30 mm, súng máy đồng trục 7,62 mm và 4 tên lửa dẫn đường chống tăng tiên tiến LUMTAS do công ty Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ phát triển.

    [​IMG]
    Mô đun tháp vũ khí điều khiển từ xa Mizrak 30 trông gần giống như thiết kế tháp pháo trên loại xe chiến đấu chở quân tương tự BMP Puma của Đức.​


    Theo nhận xét của các chuyên gia quân sự, mô đun tháp vũ khí điều khiển từ xa Mizrak 30 trông gần giống như thiết kế tháp pháo trên loại xe chiến đấu chở quân tương tự BMP Puma của Đức và rõ ràng, có lẽ BMT Tulpar là một sản phẩm thiết kế dưới sự hợp tác của người Đức, hoặc do Thổ Nhĩ Kỳ tự thiết kế theo ý tưởng từ xe Puma.
    Ngoài BMP Tulpar, công ty Otakar còn giới thiệu thêm 2 loại xe bọc thép mới là Ural và Corba II và mô đun tháo pháo Mizrak 30 kết hợp với bệ phóng của 2 tên lửa chống tăng LUMTAS đặt trên xe bọc thép Arma 8x8 của Thổ Nhĩ Kỳ.

    [​IMG]
    Xe bọc thép Ural

    Dữ liệu về 2 xe bọc thép Ural và Cobra II chưa được công bố thậm chí còn thấp hơn. Ural có trọng lượng chiến đấu khoảng 5,5 tấn. Trong khi đó xe bọc thép chiến đấu thế hệ thứ năm Cobra II do chi nhánh công ty Cobra của Otokar phát triển, nhưng nó có một trọng lượng chiến đấu lớn hơn nhiều (lên đến 11,34 tấn) so với xe Cobra thế hệ trước (6,3 tấn). Chủ yếu trọng lượng xe bị tăng lên do tăng mức độ bảo vệ đạn đạo và vỏ thép. Cobra II được trang bị một động cơ diesel AM General GEP SCCS 400 công suất 250 mã lực với hộp số tự động Allison 2550.

    [​IMG]
    Xe bọc thép Cobra II​

    Trung Quốc "mượn" đặc nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ để tự khoe mình

    Nhân sự kiện lính đặc nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành tập trận, báo chí TQ đã có sự so sánh sức mạnh của lực lượng này với đặc nhiệm của mình.







    [​IMG]
    Không được đánh giá là một trong số những lực lượng đặc nhiệm hàng đầu trên thế giới những cả Thổ Nhĩ Kỳ và TQ đều có điểm chung khi đang nỗ lực xây dựng một đội quân đặc nhiệm xứng tầm với sức mạnh của một quốc gia có tiềm lực.​




    [​IMG]
    Trên trang quân sự mil.cnr có đưa ra lời bình luận: Họ (lính đặc nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ) có những bài tập kỹ năng chiến đấu trong điều kiện khắc nghiệt hết sức giống chúng ta...​




    [​IMG]
    Báo chí TQ chỉ ra rằng giáo án huấn luyện của lực lượng đặc nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều điểm tương đồng với giáo án đào tạo lính đặc nhiệm của nước này.​




    [​IMG]
    Đối với việc trang bị vũ khí, do TQ đang nỗ lực tự cung cấp vũ khí cho lính đặc nhiệm thì lính Thổ Nhĩ Kỳ đang trông cậy vào những thiết bị, khí tài đến từ Mỹ và các quốc gia khác ở Châu Âu.​




    [​IMG]
    “Các kỹ năng chiến đấu khác nhau, như hành quân trên vùng sơn cước, ngụy trang, phục kích, di chuyển qua hẻm núi bằng cầu treo,.. được họ thực hiện hết sức thuần thục giống như cái cách mà lực lượng đặc nhiệm của chúng ta được đào tạo“, trang mạng “huanqiu“ của TQ đánh giá.​




    [​IMG]
    Ảnh cận lính đặc nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ tham gia huấn luyện chiến đấu trong
    điều kiện khắc nghiệt được so sánh với sức mạnh của đặc nhiệm TQ.​




    [​IMG]
    Vẫn biết mọi sự so sánh là khập khiễng, nhưng xem ra báo chí TQ đã rất khôn khéo khi lựa chọn đối tượng để mà so sánh. Trên thực tế đặc nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ chưa bao giờ được đánh giá cao trong khu vực cũng như trên thế giới.​




    [​IMG]
    Theo truyền thông TQ thì tố chất của lực lượng đặc nhiệm nước này rõ ràng tốt hơn các quốc gia khác rất nhiều. Do lý do giữ bí mật, lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc luôn hành động âm thầm, các động thái giữ kín, không công khai với dư luận. Những năm gần đây, cùng với việc giao lưu quân sự với bên ngoài liên tục tăng lên, lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc ngày càng lộ mặt.​




    [​IMG]
    Tân hoa xã từng nhiều lần dẫn trích lời báo chí TQ khi khẳng định rằng nước này đang dần dần tổ chức thường xuyên các cuộc diễn tập và huấn luyện liên hợp giữa lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc với các nước. Hoạt động huấn luyện/diễn tập liên hợp đã góp phần tích cực nâng cao trình độ xây dựng tổng thể cho lực lượng đặc nhiệm của Trung Quốc.​




    [​IMG]
    Luyện tập dù gian khổ bao nhiêu vẫn khác xa thực chiến.​

  3. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Boeing chào hàng Ả-rập Xê-út mẫu máy bay F-15SA

    QĐND - Thứ Hai, 06/05/2013, 10:41 (GMT+7)
    QĐND Online – Hãng Boeing (Mỹ) vừa chào hàng Không quân Hoàng gia Ả-rập Xê-út mẫu máy bay F-15SA với hứa hẹn sẽ tạo ra bước ngoặt quan trọng trong việc thay đổi diện mạo cho lực lượng máy bay chiến đấu nước này.
    Hãng Boeing cho biết, F-15SA là biến thể mới nhất của dòng máy bay chiến đấu F-15. Đây là dòng máy bay tiêm kích chiến thuật 2 động cơ phản lực, hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết, được thiết kế để chiếm lĩnh và duy trì ưu thế trên không trong chiến đấu.
    Biến thể F-15SA đã được cải thiện đáng kể về hiệu suất hoạt động và tải trọng với việc bổ sung thêm 2 cánh phụ, đồng thời giảm chi phí bảo dưỡng, sửa chữa vòng đời thấp hơn so với các thế hệ trước.
    [​IMG]Dòng F-15 và các biến thể được đánh giá là một trong những máy bay có khả năng cơ động tốt nhất thế giới. Ảnh: worldtribune.com
    Trung tướng Mohammed Bin Abdullah Al-Ayeesh, Tư lệnh Không quân Hoàng gia Ả-rập Xê-út cho biết: "Chúng tôi mong muốn có được những tính năng tiên tiến của F-15SA để tiếp tục bảo vệ an ninh và ổn định của quốc gia".
    Việc bay thử nghiệm trên F-15SA đã được tiến hành từ đầu năm 2013. Không quân Hoàng gia Ả-rập Xê-út đã sử dụng thế hệ máy bay chiến đấu F-15S từ những năm 1990.
    Trung tướng C. D. Moore, người chịu trách nhiệm thông qua chương trình F-15SA của Không quân Mỹ cho hay: “F-15SA sẽ giúp hai nước thực hiện các mục tiêu an ninh quốc gia thông qua việc cải thiện khả năng hiệp đồng, huấn luyện chung và tương trợ lẫn nhau”.
    Tuy không phải kiểu máy bay tiêm kích có tốc độ bay nhanh nhất nhưng dòng F-15 và các biến thể được đánh giá là một trong những máy bay có khả năng cơ động tốt nhất thế giới.
    Về cơ bản, F-15SA vẫn giữ được các tính năng của dòng F-15 như tốc độ bay cực đại Mach 2,5 (3.018km/h), tầm hoạt động 5.600km với thùng nhiên liệu phụ, trần bay 20km. Với 4 giá treo đế trên cánh, 4 đế trên thân, 2 đế đầu chót cánh, F-15 mang được tối đa 7.300kg bom và vũ khí các loại gồm: 1 pháo M61 Vulcan 20mm Gatling gắn trong thân với 940 quả đạn, và tên lửa đối không tầm ngắn AIM-9, tầm trung AIM-7 và tầm xa AIM-120.
    Máy bay có thể trang bị hệ thống ra-đa mảng định pha chủ động AN/APG-63, AN/APG-70 hoặc AN/APG-63(V)2. Ngoài ra, thiết bị phòng thủ còn có bộ phân tích tín hiệu AN/APX-76 IFF, bộ ra-đa cảnh báo An/ALQ-128, ra-đa cảnh báo tiếp nhận AN/ALR-56, hệ thống phòng thủ bên trong ALQ-135 và bộ phát pháo sáng AN/ALE-45.
    Hiện, F-15 và các biến thể đang được sử dụng rộng rãi trong không quân các nước như Mỹ, Hàn Quốc, Ả-rập Xê-út, Israel, Nhật Bản, Hy Lạp…
    HỮU ĐÔ (theo Brahmand)

    Báo Trung Quốc ra sức tuyên truyền khả năng của JF-17 để bán hàng

    Thứ tư 01/05/2013 09:30
    (GDVN) - Bài báo tuyên truyền máy bay JF-17 sẽ trở thành trụ cột của Không quân Pakistan và mượn lời tướng Pakistan tuyên truyền cho tính năng tốt của JF-17.

    Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc dẫn bài viết từ tờ “Jane’s Defense Weekly” Anh phỏng vấn Khaled Mahmoud, phó chủ nhiệm chương trình JF-17 của Không quân Pakistan cho biết, Pakistan hiện nay đã có 2 phi đội JF-17 Thunder (hay còn gọi là FC-1 Kiêu Long).
    Theo bài viết đăng trên “Hoàn Cầu” báo của TQ, máy bay chiến đấu JF-17 Thunder có thể trang bị một loạt vũ khí tiên tiến như tên lửa ngoài tầm nhìn (BVR), tên lửa chống hạm; động cơ RD-93 đã thể hiện rất xuất sắc, JF-17 hầu như có thể đối kháng với Su-27 của Trung Quốc trong hoạt động diễn tập quân sự liên hợp giữa Trung Quốc và Pakistan.
    Theo bài viết, ở Pakistan, chương trình máy bay chiến đấu chiến dịch JF-17 hợp tác đầu tư với Trung Quốc có liên quan đến “danh dự dân tộc”, bản thân loại máy bay chiến đấu này cũng trở thành trụ cột của Không quân Pakistan trong mấy chục năm tới.
    Chuẩn tướng Khaled Mahmoud của Không quân Pakistan đã được chỉ định làm phó chủ nhiệm chương trình ngay từ khi bản vẽ máy bay chiến đấu này chưa được thực hiện.
    Ông Mahmoud cho biết: “Hai năm trước, chúng tôi chỉ có 1 phi đội JF-17 với 20 máy bay chiến đấu, nhưng hiện nay chúng tôi đã có hai phi đội như vậy. Hai phi đội này đều có thể tác chiến, nhưng, một phi đội trong đó có 2 chức năng: chức năng tân trang và huấn luyện tác chiến. Chúng tôi có kế hoạch thành lập phi đội thứ ba, nhưng công việc cụ thể còn chưa được xác định”.

    [​IMG]Máy bay chiến đấu JF-17 của Không quân Pakistan.Khaled Mahmoud còn cho biết, Pakistan hiện có khoảng 40 máy bay chiến đấu JF-17 đang hoạt động, lô cuối cùng cũng đang nằm trong giai đoạn lắp ráp cuối cùng. Khi nói đến tính năng điều khiển của JF-17, Mahmoud cho biết, Không quân Pakistan có khả năng tích hợp vũ khí cho máy bay, có thể mua vũ khí trên thị trường tự do và lắp ráp nó cho máy bay chiến đấu JF-17 và tiến hành sản xuất ở trong nước.
    Khi máy bay JF-17 vừa bắt đầu trang bị, nó chỉ mang theo vài quả tên lửa không đối không PL-5E và thùng dầu, nhưng hiện nay máy bay chiến đấu này có thể mang theo tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn DS-10, tên lửa chống hạm G-802A, pod điện tử và một số vũ khí dẫn đường chính xác loại thông dụng. Pakistan đang thích nghi với vũ khí kết hợp từ các nguồn khác nhau.
    Tướng Pakistan còn cho biết: “Động cơ RD-93 của máy bay chiến đấu JF-17 là động cơ có động lực mạnh. Trong hoạt động thử nghiệm liên tục 7.000 giờ, động cơ RD-93 không xảy ra bất cứ vấn đề nhỏ nào”.

    [​IMG]JF-17 ThunderBài báo còn cho biết, mặc dù Trung Quốc nghe nói đang tìm cách đổi động cơ cho máy bay chiến đấu JF-17, nhưng Quân đội Pakistan hầu như đang rất hài lòng với thỏa thuận hiện nay giữa các nhà thiết kế động cơ RD-93 của Trung Quốc và Liên Xô cũ, đồng thời coi đây là sự bảo đảm lượng nhu cầu động cơ của họ.
    Hiện nay, máy bay JF-17 đã có chức năng cảnh báo, phản ứng nhanh. Tướng Mahmoud cho biết, trên mặt đất, loại máy bay này có hệ thống nhận biết địch-ta (IFF), có thể trực tiếp “tấn công hiệu quả” đối với quân địch. Trong tình hình sắp xếp theo tiêu chuẩn, nó có thể mang theo 2 tên lửa PL-5E2, 2 tên lửa SD-10 và 2-3 thùng dầu phụ.
    Theo bài báo, loại máy bay này có khả năng mang theo 4 quả tên lửa SD-10, nhưng Không quân Pakistan vẫn quyết định tiến hành trang bị theo tiêu chuẩn hiện có. Tích hợp vũ khí số hóa là một khó khăn công nghệ, nếu đột phá được công nghệ này thì sẽ có tính linh hoạt mạnh hơn về lượng vũ khí mang theo.

    [​IMG]Máy bay chiến đấu Su-27 của Không quân Trung QuốcHiện nay, máy bay chiến đấu JF-17 còn chưa từng trải qua chiến đấu thực tế mà mới chỉ "vượt qua" được thử thách trong nhiều lần thử nghiệm. Tuy máy bay JF-17 chưa từng tham chiến, nhưng tướng Mahmoud lại cho rằng: “Chúng tôi có kinh nghiệm tác chiến với các loại máy bay chiến đấu khác nhau trong môi trường phức tạp”.
    Bài báo còn tuyên truyền rằng, khi tiến hành diễn tập quân sự với Không quân Trung Quốc, máy bay chiến đấu JF-17 của Không quân Pakistan có thể tiến hành đối kháng với máy bay chiến đấu Su-27 của Trung Quốc trong các hoàn cảnh khác nhau, đồng thời giành được "kết quả đáng mừng" - ý nói JF -17 của TQ sản xuất ngang ngửa với Su-27 do Nga chế tạo.
  4. Terminator_revenge

    Terminator_revenge Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    30/08/2012
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    13
    3 Nước mạnh nhất trong hội đồng Hồi Giáo là Pakistan (có bom hạt nhân), Iran và Thổ, điểm chung là đểu sử dụng vũ khí hạng nặng do Trung Quốc sản xuất nhiều nhất là Pakistan, Iran (súng bộ binh, tên lửa vác vai, tên lửa chống tăng, phòng không, pháo các loại, máy bay xe tăng tàu chiến và đặc biệt là tên lửa tầm xa...). Nay có thêm sự tham gia của Ai Cập và Saudi Arabia, Indo và Thổ nay cũng đã tích cực làm khách hàng quen của TQ, những quốc gia vốn trung thành với vũ khí của NATO, Nga.

    Saudi đàm phán mua tên lửa, đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc, Pakistan



    Saudi Arabia đang đàm phán với Trung Quốc để mua tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân DF-21.
    [​IMG]
    DF-21Đúng như các chuyên gia đã dự báo, việc Iran sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ dẫn đến cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân ở Cận Đông, và nó đã bắt đầu thực sự. Saudi Arabia đang đàm phán với Trung Quốc để mua tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân DF-21.


    Trung Quốc đã đồng ý về mặt nguyên tắc với thương vụ này và sẽ xây dựng một căn cứ tác chiến cho các tên lửa mới của Saudi Arabia ở gần thủ đô Riyadh.

    Năm ngoái, đã xuất hiện thông tin không được xác nhận cho biết, Saudi Arabia đã ký hợp đồng để Pakistan cung cấp các đầu đạn hạt nhân lắp cho tên lửa cho họ.

    Đối thủ chủ yếu ở Cận Đông của Saudi Arabia theo dòng Hồi giáo Sunnite là Iran theo dòng Shiite đang tiến tới sở hữu vũ khí hạt nhân, bất chấp các biện pháp trừng phạt quốc tế.

    Ở Syria, ông Bashar al-Assad đang trấn áp quân nổi dậy Sunnite bất kể những la lối đáng sợ của Mỹ và châu Âu. Còn Saudi Arabia đang cung cấp cho quân nổi dậy Syria tiền bạc, vũ khí và chỉ chờ sự chấp thuận của Mỹ để xâm lược Syria.

    Hiện lực lượng tên lửa chiến lược của Saudi Arabia đã có các tên lửa đường đạn tầm trung DF-3 (CSS-2). Năm 1987, những người đàn ông rậm râu được bảo vệ hùng hậu đã đến thăm một căn cứ tên lửa chiến lược ở Trung Quốc. Chỉ một năm sau, tờ The Washington Post của Mỹ đăng bài báo cho hay, Trung Quốc đang đàm phán bán cho Saudi Arabia tên lửa DF-3. Trong khi đó, giữa hai nước vẫn chưa thiết lập quan hệ ngoại giao.

    Ngày 6/4/1988, đáp lại “những cãi cọ bất tận” của Mỹ và một số nước Cận Đông về thương vụ tên lửa với Saudi Arabia, ngoại trưởng Trung Quốc Tiền Kỳ Thâm đã tuyên bố rằng, “theo yêu cầu của vương quốc Saudi Arabia, chính phủ Trung Quốc đã cung cấp một số tên lửa phi hạt nhân đất đối đất”.

    Tên lửa đường đạn tầm trung DF-là “tên lửa chiến lược thế hệ 1 được phát triển ở Trung Quốc” và là tên lửa đầu tiên có khả năng mang một đầu đạn hạt nhân 1MT đi xa 2.800 km (biến thể cải tiến có tầm lên tới 4.000 km). Từ lãnh thổ Saudi Arabia, các tên lửa này có thể tấn công Iran, Iraq và Israel, thậm chỉ cả một số khu vực của Ấn Độ và Liên Xô.

    Trong cuộc chiến tranh Arab-Isael năm 1973, Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã tuyên bố rằng, để bảo vệ Israel, Không quân Mỹ sẽ tấn công vào “tất cả những chỉ sẽ bay đến Israel”. Tuyên bố đó làm các nước Arab và Cận Đông rất tức giận, khiến họ cấm vận dầu mỏ đối với Mỹ, dẫn đến cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973. Từ đó, các nước Arab đã hiểu rằng, họ sẽ không thể vượt qua Israel bằng quân sự vì Israel đã có các tiêm kích F-15 và tên lửa đường đạn Jericho II với tầm bắn hơn 1.000 km, đồng thời đã bắt đầu phát triển tiêm kích nội địa Lavi và có tin Israel đã có vũ khí hạt nhân.

    Saudi Arabia có tryền thống mua vũ khí phương Tây, trước hết là Mỹ, nhưng việc đàm phán mua vũ khí của họ luôn gặp sự chống đối của Israel. Quốc vương Saudi Arabia Fahd đã chán ngán những cuộc kiểm tra kiểm toán và điều trần bất tận ở Quốc hội Mỹ vốn luôn cản trở Saudi mua vũ khí Mỹ. Trong lúc tức giận bùng phát, vị quốc vương này đã nói rằng, “chúng tôi đang chi nhiều tiền để mua vũ khí Mỹ, nhưng đang vấp phải sự lạm dụng của Quốc hội Mỹ, và “đã cảm ơn” nước Mỹ vì “ân huệ” đó. Vương quốc Saudi đã bắt đầu tìm kiếm các nguồn cung vũ khí khác.

    Năm 1980, hai quốc gia khai thác dầu lửa lớn ở Cận Đông là Iran và Iraq bắt đầu cuộc chiến kéo dài 8 năm. Vấp phải sự đe dọa kép (từ phía Iran và Israel), Saudi Arabia đã thông qua đại sứ của mình ở Mỹ là hoàng thân Bandar yêu cầu Washington bán cho tên lửa đường đạn chiến thuật. Dù các tên lửa này chỉ có tầm bắn không quá 120 km, yêu cầu này đã bị Mỹ bác bỏ. Saudi chán ngán quay sang tự tìm mua tên lửa đường đạn. Tư lệnh phòng không Saudi, hoàng thân Sultan đã khuyên quốc vương cầu cứu Trung Quốc.

    http://vietshare.vn/2588/Tin-Tuc/Qu...dau-dan-hat-nhan-cua-Trung-Quoc-Pakistan.aspx


    Pakistan chào bán JF-17 cho Indonesia

    1:35 PM, 24/07/2010, Views: 2624 | By PM

    VietnamDefence - Ngày 21.7.2010, trong chuyến thăm tới Jakarta, Indonesia, Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan Chaudhary Ahmed Mukhtar đã đề nghị Indonesia mua tiêm kích JF-17, sản phẩm hợp tác Pakistan-Trung Quốc.

    [​IMG]
    JF-17 Người đồng nhiệm Indonesia Purnomo Yusgiantoro đã đáp ứng đề nghị và tuyên bố rằng, vấn đề này sẽ được xem xét vào tháng 10.2010.

    Ông Purnomo nói rằng, “chúng tôi phải trông thấy chiếc tiêm kích trước khi quyết định chúng tôi có muốn mua nó không”. Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan thăm Indonesia sau khi Guo Boxiong, một thành viên lãnh đạo quân ủy trung ương Trung Quốc thăm nước này vào tháng 5.2010.
    [​IMG]
    So sánh tính năng JF-17 và F-16 JF-17 là sản phẩm hợp tác Pakistan-Trung Quốc. Các nhà sản xuất khẳng định, máy bay này rẻ và uy lực hơn F-16 của Mỹ và các máy bay Su của Nga.

    Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan cũng cho biết, sẽ có 500 tiêm kích loại này được sản xuất, 350 chiếc cho không quân Pakistan và 150 chiếc cho không quân Trung Quốc.

    Đại sứ Pakistan tại Indonesia Sanaullah có mặt tại cuộc gặp đã tuyên bố JF-17 thỏa mãn mọi yêu cầu của không quân Indonesia. Trong một diễn biến có liên quan, trước thông tin về việc sản xuất JF-17 có thể bị đe dọa do Nga ngừng bán động cơ RD-93, ngày 22.7.2010, tại nơi trưng bày 2 chiếc JF-17 tại triển lãm Farnborough-2010 (Anh), nguyên soái trưởng không quân Pakistan Rao Qamar Suleiman đã trấn an rằng, việc hợp tác với Trung Quốc sản xuất JF-17 đang diễn ra tốt đẹp.
    Ông nói: “Chẳng có vấn đề gì với việc cung cấp động cơ mà báo chí nói đến” và cho biết Pakistan và Trung Quốc đã xác định chiến lược chung để tiếp thị máy bay này ra thị trường thế giới".
    Ông Li Yu Hai, chủ tịch công ty xuất-nhập khẩu hàng không Trung Quốc CATIC (China Aviation Technology Import and Export Corporation), đứng cạnh ông Suleiman, cũng nói gay gắt là Trung Quốc chưa nhận được thông tin chính thức nào từ phía Nga về việc dừng cung cấp lô tiếp theo gồm 100 động cơ RD-93.
    Ông Suleiman cũng cho biết, Trung Quốc đang tự sản xuất các động cơ kiểu này và đang thử nghiệm. “Chúng tôi sẽ xem xem các động cơ Trung Quốc sản xuất tốt đến đâu, còn sau đó có thể sẽ lắp chúng cho các tiêm kích của mình”. Theo ông Suleiman, Pakistan dự định sản xuất 250 tiêm kích JF-17 để thay thế các máy bay lạc hậu A-5, FP-7 và Mirage.
    Theo Jane's Defence Weekly, Ai Cập cũng đã bắt đầu đàm phán với Pakistan mua 32 chiếc và khả năng sản xuất JF-17 theo giấy phép. Tạp chí này cho rằng, tiêm kích MiG-29 đang bị cạnh tranh dữ dội từ phía Trung Quốc, nhất là về giá cả - MiG-29 có giá 35 triệu USD, trong khi JF-17 của Trung Quốc chỉ có giá 10 triệu USD.
    Cũng vì lý do này mà các nước Cận Đông khác cũng quan tâm tới JF-17.
    FSVTS tháng 11.2007 đã thông qua thỏa thuận tái xuất RD-93 sang Ai Cập.
    Năm 2012, JF-17 sẽ tham gia triển lãm hàng không quốc tế Singapore.

    JF-17 không bay trình diễn tại Farnborough, song dự kiến sẽ làm việc đó tại triển lãm hàng không Chu Hải vào tháng 11.2010.
    Không quân Pakistan trưng bày tại Farnborough 2 trong 16 chiếc JF-17 hiện có của họ.
    2 chiếc JF-17 số hiệu 10-113 và 10-114 đã bay đến sân bay Farnborough ngày 15.7.2010 theo hành trình bay Pakistan - Arabia Saudi - Thổ Nhĩ Kỳ - Anh và được tiếp liệu tại các sân bay ở Arabia Saudi và Thổ Nhĩ Kỳ.


    [​IMG]
    [​IMG]
    JF-17 tại Farnboroughhttp://vietnamdefence.com/Home/tintuc/Pakistan-chao-ban-JF17-cho-Indonesia/20107/49452.vnd

    Mỹ choáng vì hệ thống phòng không “HQ-9 chất lượng cao - giá siêu rẻ” Trung Quốc sắp bán cho Thổ Nhĩ Kì

    (20/05/2013 21:13:11) - Tạp chí quốc phòng Anh Jane’s Defence Weekly cho biết, các công ty vũ khí hàng đầu thế giới đang cạnh tranh gói thầu “Dự án tên lửa phòng không T-Loramids” của Thổ Nhĩ Kỳ, dự định mở thầu trong tháng 6.
    Tổng giá trị của gói thầu này lên tới 3,5 tỷ USD để trang bị các hệ thống phòng không cho 4 lữ đoàn, trong đó bao gồm 12 hệ thống phóng. Đây quả thực là một món lợi lớn hấp dẫn các công ty tham gia đấu thầu. Hiện nay, cả 4 công ty tham gia đấu thầu đều đang mang sản phẩm sang Hội chợ Công nghiệp Quốc phòng quốc tế (IDEF) Thổ Nhĩ Kỳ 2013 để bước vào “Trận đánh lớn cuối cùng”.

    4 công ty tham gia đấu thầu hiện đang nỗ lực đưa ra các ý tưởng để phát huy các thế mạnh của mình nhưng Mỹ và châu Âu đều khuyên Thổ Nhĩ Kỳ không nên lựa chọn các hệ thống phòng không “phi NATO” của Trung Quốc và Nga. Trong đó, giá thành của hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc là thấp nhất với chưa tới 3 tỷ USD.

    Tham gia đấu thầu bao gồm 4 công ty với các sản phẩm như sau: Hệ thống tên lửa phòng không Aster-30 SAMP/T của công ty tên lửa phòng không châu Âu (EUROSAM); hệ thống tên lửa phòng không “Patriot” do công ty Lockheed Martin và công ty Raytheon Mỹ hợp tác phát triển; hệ thống tên lửa phòng không S-300 của công ty xuất khẩu sản phẩm quốc phòng Nga Rosoboronexport và cuối cùng là hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 (Hồng Kỳ-9) của Công ty xuất nhập khẩu cơ giới chính xác Trung Quốc.


    [​IMG]
    Hệ thống phòng không HQ-9 của Trung Quốc

    Theo kế hoạch, gói tQhầu này đã kết thúc sau cuộc họp ủy ban công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đầu 1/2013, nhưng nó đã bị hoãn lại sau khi Trung Quốc quyết định giảm giá cạnh tranh xuống 1/3 so với mức giá ban đầu, làm các đối thủ Mỹ và châu Âu cũng phải gấp rút điều chỉnh chiến lược tranh thầu của mình.

    Một số chuyên gia kỹ thuật quân sự cho biết, hệ thống phòng không tối tân của Nga đã rẻ mà HQ-9 còn rẻ hơn, không hiểu HQ-9 của Trung Quốc chế tạo bằng nguyên liệu gì, sử dụng những công nghệ nào, khả năng đánh chặn ra sao mà giá bán có thể thấp đến như vậy?

    Các chuyên gia thương mại quân sự còn khẳng định các công ty của của Mỹ và châu Âu không thể giảm giá bán xuống mức giá bỏ thầu của Trung Quốc. Với mức giá như vậy, họ đã lỗ to chứ không thể hoàn vốn, đừng nói là có lãi, nếu muốn thắng thầu thì phải chấp nhận lỗ.


    [​IMG]
    Hệ thống phòng không S-300 của Nga



    Điều này đang làm Mỹ và NATO rất đau đầu vì nếu thất bại, Mỹ và châu Âu sẽ thiệt đơn thiệt kép. Ngoài thiệt hại kinh tế vì mất một mối làm ăn lớn, họ đứng trước nguy cơ NATO không thể bảo mật các thông tin của mình, đe dọa trực tiếp đến khả năng che chắn của lá chắn phòng thủ tên lửa Mỹ và NATO triển khai ở châu Âu.

    Chỉ cần 1 trong 2 hệ thống của Trung Quốc hoặc của Nga thắng thầu, NATO sẽ phải điều chỉnh lại một số tham số bảo mật kết nối mạng chia sẻ thông tin của Patriot và cũng phải cung cấp các tham số cho Nga hoặc Trung Quốc để cho phép S-300 hoặc HQ-9 tham gia vào hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa Thổ Nhĩ Kỳ.

    Jane’s Defence Weekly cho biết, 2 công ty của Mỹ và châu Âu đang gia tăng áp lực đối với Thổ Nhĩ Kỳ, cảnh cáo nước này là nếu lựa chọn sản phẩm của Nga và Trung Quốc thì họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong tích hợp chúng vào hệ thống phòng không quốc gia bao gồm chủ yếu là các hệ thống phòng không theo chuẩn NATO.


    [​IMG]
    Hệ thống phòng không Aster-30 SAMP/T của công ty tên lửa phòng không châu Âu (EUROSAM)


    Người phát ngôn của EUROSAM cho biết: “Mặc dù S-300 và HQ-9 đều có tầm bắn và độ cao đánh chặn tương đối tốt nhưng vấn đề là làm sao chúng có thể tích hợp được vào hệ thống phòng không của một quốc gia NATO”? Bên cạnh đó, các công ty Mỹ và châu Âu cũng tiến hành điều chỉnh chiến lược tiếp cận thị trường của mình.

    Công ty Raytheon của Mỹ tuyên bố, sẽ giành một phần lớn phân ngạch sản xuất Patriot-3 cho Thổ Nhĩ Kỳ, điều này sẽ tạo thuận lợi lớn cho quốc gia nửa Âu, nửa Á này vì trước đây họ cũng có 2 công ty đã từng tham gia vào quy trình sản xuất tên lửa Patriot-3, trong một gói thầu cung cấp các hệ thống phòng không này cho một khách hàng khác.

    Lãnh đạo dự án này của Raytheon là ông Robert cho biết: “Nếu như Thổ Nhĩ Kỳ lựa chọn Patriot-3, khoảng 2 tỷ USD giá trị hợp đồng, tương đương với gần 80% số tên lửa sẽ được chuyển giao cho phía Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất”.


    [​IMG]
    Hệ thống phòng không Patriot-3 của Mỹ



    Còn EUROSAM quay lại Thổ Nhĩ Kỳ lần này với tiêu chí nhấn mạnh về hợp tác phát triển kỹ thuật chứ không phải là hợp tác sản xuất. Người phát ngôn của công ty này cho biết: “Hiện nay, mục đích chủ yếu của chúng tôi là tìm thấy ở Thổ Nhĩ Kỳ một đối tác để hợp tác làm ăn chân chính, có thể là một công ty cỡ lớn hoặc tầm trung trở lên”.

    Người phát ngôn của EUROSAM còn có một phát ngôn đầy ẩn ý: “Công ty tên lửa phòng không châu Âu (EUROSAM) là một liên doanh cực mạnh, bao gồm 3 công ty hàng đầu châu Âu là Thales của Pháp, MBDA của Italia. Về sau, liên doanh này có thể sẽ bao gồm thêm 1 công ty của Thổ Nhĩ Kỳ”.


    Ai Cập quyết định tham gia sản xuất máy bay cùng Pakistan

    [​IMG]VIT - Chính phủ Ai Cập đã bắt đầu hội đàm với Pakistan về việc cùng sản xuất chiến đấu cơ JF-17 (FC-1). Đồng thời, các doanh nghiệp lắp ráp máy bay có thể được khai trương tại quốc gia châu Phi này.
    Theo nhật bán quốc phòng Jane’s, Ai Cập cũng có ý định mua những máy bay này trang bị cho Lực lượng Không quân của mình. Dự đoán, số lượng máy bay có thể đạt không dưới 48 chiếc JF-17 Thunder.
    Theo lời các quan chức quân đội Ai Cập, hiện vẫn chưa đạt được thỏa thuận cụ thể trong quá trình hội đàm và còn quá sớm để nói về việc kí kết hợp đồng cung cấp máy bay.
    JF-17 Thunder là dự án chiến đấu cơ do công ty Chengdu của Trung Quốc và Pakistan Aeronautical Complex của Pakistan cùng chế tạo vào cuối thập niên 1990 và đầu thập niên 2000. Phần lớn dự án chiến đấu cơ JF-17 được thực hiện tại Trung Quốc, nơi máy bay được xuất xưởng với tên gọi FC-1. Trong thời gian tới, Pakistan có ý định triển khai dây chuyền lắp ráp riêng chiến đấu cơ JF-17 từ những bộ phận do Trung Quốc sản xuất.
    JF-17 một chỗ ngồi có khả năng bay với vận tốc 2.200km/h và tầm bay xa là gần 3.000km. Chiến đấu cơ này được trang bị súng nòng đôi 23mm và có 7 điểm treo mang tên lửa, bom rơi tự do và bom điều khiển cũng như những thùng treo chứa nhiên liệu.
    Hai chiếc đầu tiên đã được chuyển giao cho Không quân Pakistan vào ngày 12/3/2007. Dự kiến, máy bay JF-17 Thunder sẽ thay thế phi đội máy bay lỗi thời của Pakistan – Mirage do Pháp chế tạo cũng như F-7 và A-5 do Trung Quốc sản xuất. JF-17/FC-1 được thiết kế như một máy bay có chi phí thấp mà vẫn có thể đáp ứng được nhu cầu chiến thuật và chiến lược của Không quân Pakistan.
    Ngoài Ai Cập, các quốc gia khác cũng đã biểu thị sự quan tâm đến việc mua JF-17 là Azerbaijan, Malaysia, Bangladesh, Nigeria, Myanmar, Zimbabwe, Li-băng và Morocco.


    http://www.baomoi.com/Ai-Cap-quyet-dinh-tham-gia-san-xuat-may-bay-cung-Pakistan/119/3943180.epi


    Iran trình làng tên lửa phòng không mới

    Thông tin được đài truyền hình nhà nước Iran ngày 20/5 dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Ahmad Vahidi cho biết, hệ thống mới có tên gọi Herz-9 hoặc Talisman-9 theo tiếng Farsi, có khả năng hoạt động cả ngày và ban đêm.



    Nói về sức mạnh của hệ thống này, ông Ahmad Vahidi cho biết thêm hệ thống tên lửa mới rất cơ động, có thể tự động xác định và tấn công các vật thể bay ở tầm thấp.
    Thông tin này đã được truyền hình Iran đã phát sóng rộng rãi và đưa chi tiết những hình ảnh về hệ thống trên, bao gồm những tên lửa kép được gắn trên xe tải.
    [​IMG]
    Một vụ thử tên lửa của Iran hồi tháng 7/2012 Được biết, trong những năm gần đây, Iran đã có những đột phá lớn trong ngành công nghiệp quốc phòng để tự lực trang bị các khí tài hiện đại cho Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC).
    Ngày 16/4, một quan chức cấp cao của Iran tuyên bố nước này đã phóng thử thành công một tên lửa đất đối hạm trong vùng Vịnh Ba Tư.
    Thiếu tướng Bokaei Thứ trưởng Quốc phòng Iran cho biết: “Tên lửa mới này có thể bay qua tầng khí quyển sau khi được phóng lên rồi quay trở lại với tốc độ cao để phá hủy hoàn toàn các tàu hay chiến hạm mục tiêu”.
    Ông Bokaei nhấn mạnh: “Khi tên lửa này được phóng thử, tất cả khu trục hạm và tàu của kẻ thù phải lùi xa khỏi các đường biên giới của chúng ta”.
    [​IMG]
    Chiếc UAV Hamaseh của Iran - Ảnh: Press TV Ngày 9/5, Iran công bố máy bay không người lái (UAV) mới có tên Hamaseh được trang bị công nghệ tàng hình, có thể thực hiện cả hai nhiệm vụ do thám và tấn công.
    "Chiếc UAV này được xây dựng bởi các chuyên gia công nghiệp quốc phòng và nó có thể đồng thời thực hiện các nhiệm vụ giám sát, do thám cũng như có khả năng tấn công bằng tên lửa và rocket", Bộ trưởng Quốc phòng Iran Ahmad Vahidi, phát biểu tại buổi lễ công bố.
    Vào tháng 9/2012, Iran tiếp tục giới thiệu chiếc UAV mới Shahed 129 có khả năng bay liên tục 24 giờ. Ngoài ra, nước này còn sản xuất các loại UAV khác như Shaparak dùng để tuần tra biên giới có thể hoạt động liên tục 3 tiếng rưỡi và đạt đến độ cao 4.500 m; máy bay Hazem dùng để ném bom...
    Hồi tháng 8/2010, nước Cộng hòa Hồi giáo này đã trình làng chiếc UAV tầm xa tự sản xuất đầu tiên có tên Karrar, có khả năng thực hiện nhiệm vụ ném bom các mục tiêu mặt đất, bay với tốc độ cao và thu thập thông tin.
    Iran hiện đang đối mặt với lệnh cấm vận quân sự của phương Tây, chính vì vậy nước này đang theo đuổi một chương trình tự chủ về quân sự, sản xuất hàng loạt vũ khí từ tàu ngầm loại nhẹ và chiến đấu cơ đến ngư lôi và tên lửa.


    Iran bắt đầu sản xuất hệ thống phòng không mới mang tên Herz-9 có khả năng đánh chặn hữu hiệu mục tiêu bay thấp.
    Đây là thông tin được tiết lộ bởi Bộ trưởng Quốc phòng Iran tướng Ahmad Vahidi.

    http://www.baomoi.com/Iran-cong-bo-ten-lua-phong-khong-moi/119/11069067.epi
  5. alsou

    alsou Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/07/2003
    Bài viết:
    2.780
    Đã được thích:
    786
    Hàng khủng của UAE

    [​IMG]

    [​IMG]

    [youtube]http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=pDW81UrKV1M[/youtube]
  6. giatrau

    giatrau Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/06/2013
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Tung hô Pakistan mua tiêm kích FC-20


    Theo Hoàn Cầu cho biết, hiện phía Pakistan đang khẩn trương đẩy mạnh kế hoạch mua tiêm kích đa năng FC-20 từ Trung Quốc.

    [​IMG] Việc báo chí Trung Quốc tung hô thương vụ FC-20 này được các chuyên gia quốc tế đánh giá nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với Bắc Kinh, bởi theo số liệu của SIPRI (Viện nghiên cứu các vấn đề hòa bình Stockholm), thì khách hàng quân sự lớn nhất của Trung Quốc trong 5 năm trở lại đây là Pakistan. (Trong ảnh: Tiêm kích J-10 - phiên bản xuất khẩu FC-20)
    [​IMG]Trong giai đoạn từ năm 2008 - 2012 Pakistan đã mua của Trung Quốc các loại vũ khí và trang bị kỹ thuật tổng trị giá lên tới 3,5 tỷ USD, tức chiếm 55% tổng giá trị xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc. (Trong ảnh: Tiêm kích J-10 - phiên bản xuất khẩu FC-20)
    [​IMG]Điều đặc biệt là Pakistan mua gần như tất cả các loại sản phẩm quốc phòng của Trung Quốc: từ các bom hàng không và rada đến các máy bay tiêm kích và tàu chiến. (Trong ảnh: Tiêm kích J-10 - phiên bản xuất khẩu FC-20)
    [​IMG]Cụ thể: Không quân Pakistan mua 61 máy bay tiêm kích JF-17, 27 máy bay huấn luyện K-8, Ba tàu chiến dự án F-22 và 298 xe tăng MBT-2000 (các xe tăng trên được cung cấp cho Pakistan từ năm 2001 đến 2012). (Trong ảnh: Tiêm kích J-10 - phiên bản xuất khẩu FC-20)
    [​IMG]Hiện Quân đội Pakistan được cho là đang yêu cầu đẩy nhanh dự án mua tiêm kích đa năng FC-20, mua tên lửa đất đối không tầm xa và máy bay vận tải hạng nặng I1-76. Theo dự kiến, đến khoảng năm 2015, máy bay FC-20 sẽ được đưa vào hoạt động nhằm tăng cường khả năng tác chiến trên không của quân đội Pakistan. (Trong ảnh: Tiêm kích J-10 - phiên bản xuất khẩu FC-20)
    [​IMG]Tiêm kích đa năng FC-20 chính là biến thể xuất khẩu của tiêm kích J-10 - loại chiến đấu cơ mà theo các chuyên gia đánh giá đang bị rơi vào tình trạng “ế ẩm”. Vì vậy nếu thương vụ FC-20 thành công nó mang lại nhiều ý nghĩa với Bắc Kinh. (Trong ảnh: Tiêm kích J-10 - phiên bản xuất khẩu FC-20)
    [​IMG]Tiêm kích FC-20 là sản phẩm của Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Thành Đô (CAC) Trung Quốc. J-10 có chiều dài 15,49m, cao 5,43m, sải cánh 9,75m, trọng lượng cất cánh tối đa 19,2 tấn. Máy bay được chế tạo chủ yếu bằng vật liệu hợp kim nhôm và vật liệu composite nhằm tăng sức bền và trọng lượng nhẹ hơn. (Trong ảnh: Tiêm kích J-10 - phiên bản xuất khẩu FC-20)
    [​IMG] Máy bay được thiết kế khí động học với kiểu cánh tam giác liền đuôi với cặp cánh nhỏ ở mũi. Với thiết kế này, máy bay “lược bỏ” cánh đuôi ngang, thay vào đó chỉ còn tồn tại cánh đuôi đứng ở trên thân và 2 cánh nhỏ dưới phần thân đuôi máy bay cung cấp sự ổn định cho máy bay. (Trong ảnh: Tiêm kích J-10 - phiên bản xuất khẩu FC-20)
    [​IMG] Bên trong buồng lái lắp 3 màn hình tinh thể lỏng cho phép phi công xem dữ liệu bay, tình trạng vũ khí, thông tin mục tiêu. Ở trước mặt phi công lắp một màn hình HUD hiển thị dữ liệu bay và thông tin mục tiêu. Phi công có thể được trang bị thêm hệ thống hiển thị mục tiêu gắn trên mũ bay cho phép phản ứng nhanh trong không chiến. (Trong ảnh: Tiêm kích J-10 - phiên bản xuất khẩu FC-20)
    [​IMG] J-10 được trang bị động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy AL-31FN (Nga) cho phép đạt tốc độ tối đa gấp 2 lần vận tốc âm thanh. (Trong ảnh: Tiêm kích J-10 - phiên bản xuất khẩu FC-20)
    [​IMG] Về vũ khí, J-10 được trang bị một pháo 2 nòng cỡ 23mm. Loại pháo 23mm nặng 50,5kg, dài 1,53m, tốc độ bắn 3.000-3.400 phát/phút. Đây là vũ khí hữu dụng để tấn công mục tiêu cự ly gần, ở tầm tên lửa khó phát huy hiệu quả cao nhất. Trên cánh và thân máy bay có 11 giá treo (6 trên cánh, 5 dưới thân) mang được 6 tấn vũ khí các loại dành cho nhiệm vụ không đối không và không đối đất. (Trong ảnh: Tiêm kích J-10 - phiên bản xuất khẩu FC-20)
    [​IMG] Với những tính năng của J-10, rõ ràng đây là chiến đấu cơ đa năng lý tưởng trong chiến tranh hiện đạị. Tuy nhiên, J-10 lại không được phương tây đánh giá cao bởi theo các chuyên gia, đây chỉ là sản phẩm sao chép công nghệ nước ngoài. Có lẽ vì vậy nên tiêm kích J-10 đã bị rơi vào tinh trạng “ế ẩm”. (Trong ảnh: Tiêm kích J-10 - phiên bản xuất khẩu FC-20)

    http://www.baomoi.com/Tung-ho-Pakistan-mua-tiem-kich-FC20-e-am/45/11380655.epi

    Paksitan đã có 1 cuộc thay máu vĩ đại từ F-16C sang J-10 và JF-17 =D>, trước đây Su-27 cũng mon men nhưng cũng thất bại thảm hại trên đất các bạn Hồi quốc [-X
  7. hoangkim95

    hoangkim95 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2012
    Bài viết:
    972
    Đã được thích:
    2
    Các quốc gia Hồi giáo vĩ đại đánh đâu thua đó thi nhau mua vũ khí Trung Quốc, Trung Hoa anh hùng lạy lục để vác về thằng cháu của Su-27. Các bác Việt Nam cười bí hiểm vì chỉ Việt Nam mới hiểu cảm giác diệt gọn 13 tank thần thánh của các bạn Trung Hoa trên đoạn đường dài chưa được 5 cây số là thế nào thôi.
  8. giatrau

    giatrau Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/06/2013
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Thổ, Pakistan, Iran chưa từng đánh Do Thái nên ko thể kết luận vậy được, nhưng Pakistan đã từng đánh bại Ấn, Iran từng đánh bại Iraq đủ cho thấy vũ khí của TQ viện trợ cho 2 nước này tốt như thế nào, cả Ấn và Iraq đều sử dụng vk Nga, Pháp, Mỹ. Thổ là thành niên của NATO, nhưng hiện nay đã vất bỏ quy chế và mua HQ-9 cho hợp túi tiền, S-300 cũng bị đánh bại chứ đừng nói PAC-3
  9. evyenis

    evyenis Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/05/2012
    Bài viết:
    460
    Đã được thích:
    0
    chủ đề này dường như không có hướng phát triển
    [​IMG]
  10. Thai_Thu_Hoi_Quoc

    Thai_Thu_Hoi_Quoc Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2013
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    43
    Quân đội Ai Cập: đạo quân mạnh thứ 10 thế giới

    Kienthuc.net.vn - 10/07/2013 06:30

    (Kienthuc.net.vn) - Với quân số 468.500 người, trang bị hàng nghìn xe tăng, pháo, máy bay, hàng trăm tàu chiến,… Quân đội Ai Cập được xếp đứng thứ 10 thế giới, mạnh nhất châu Phi.

    [​IMG] Quân đội Ai Cập được đánh giá là lực lượng quân sự đông đảo và mạnh nhất châu Phi, Trung Đông và được xếp đứng thứ 10 trên thế giới.
    [​IMG] Quân số thường trực gồm 468.500 người, lực lượng dự bị có khoảng 1 triệu người. Nghĩa vụ quân sự là bắt buộc đối với đàn ông Ai Cập từ tuổi 19, sinh viên đại học có thể lùi thời hạn nhập ngũ tới tuổi 28.
    [​IMG] Chỉ huy tối cao là Tổng thống, trong thời chiến kiêm luôn chức Nguyên soái, Đô đốc hải quân, Nguyên soái các lực lượng phòng không và không quân. Tuy nhiên, trong thời bình thì tước vị chỉ huy tối cao chỉ là trên danh nghĩa.
    [​IMG] Lực lượng vũ trang Ai Cập gồm 4 thành phần chính: Lục quân; Hải quân; Không quân và Bộ tư lệnh Phòng không. Trong đó, lực lượng lục quân lớn nhất, chiếm tới 90% quân số.
    [​IMG] Lục quân Ai Cập biên chế lực lượng tăng – thiết giáp cực kỳ đông đảo lên tới hàng nghìn phương tiện. Riêng lực lượng xe tăng gồm khoảng 4.000 xe các loại do Mỹ, Nga sản xuất. Trong ảnh là xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại nhất Quân đội Ai Cập M1 Abram, đây cũng là loại xe tăng đông thứ 2 trong toàn lực lượng với 1.130 chiếc mua trong giai đoạn 1992-2011.
    [​IMG] Loại xe tăng đông thứ 2 trong Lục quân Ai Cập là 1.716 chiếc xe tăng M60A3 mua của Mỹ và Đức trong các năm 1979,1992,2001 và 2002.
    [​IMG] Ngoài ra, lực lượng xe tăng Ai Cập còn duy trì khoảng 1.200 xe tăng do Liên Xô (Nga) sản xuất gồm các loại: T-80 (số lượng rất ít); T-54/55 (đã nâng cấp) và T-62. Trong ảnh là xe tăng T-55 của Quân đội Ai Cập.
    [​IMG] Lực lượng xe thiết giáp Ai Cập có số lượng “đông khủng khiếp”... khoảng 17.000 xe các loại.
    [​IMG] Các loại xe bọc thép chiến đấu, chở quân của Quân đội Ai Cập hầu hết đều do Mỹ, Liên Xô (Nga) sản xuất. Ngoài ra, cũng có số lượng nhỏ xe bọc thép cho Cộng hòa Czech, Ba Lan, Tây Ban Nha, Nam Phi, Đức, Anh, Italy sản xuất…Qua đó, có thể thấy nguồn vũ khí của Ai Cập là cực kỳ đa dạng.
    [​IMG] Bên cạnh đó, Ai Cập còn tự sản xuất một phần nhỏ xe bọc thép với sự giúp đỡ công nghệ từ nước ngoài.
    [​IMG] Đối với lực lượng pháo binh, Ai Cập có chừng 1.500 xe pháo, cối tự hành do Mỹ sản xuất. Trong ảnh là pháo tự hành hiện đại nhất Ai Cập M109 155mm.
    [​IMG] Với pháo kéo, cối thì Ai Cập có khoảng 10.000 khẩu các loại. Ảnh minh họa
    [​IMG] Với kiểu pháo phản lực phóng loạt, Ai Cập chủ yếu dùng pháo phản lực do nước này sản xuất dựa trên BM-21 Grad, số lượng khoảng 1.000 khẩu. Ảnh minh họa
    [​IMG] “Khủng” nhất trong lực lượng pháo phản lực Ai Cập là hệ thống M270 MLRS đạt tầm bắn xa 45km (số lượng chỉ khoảng 48 bệ phóng). Ảnh minh họa
    [​IMG] Bộ tư lệnh Phòng không Ai Cập chịu trách nhiệm bảo vệ không phận Ai Cập với quân số 30.000 người (sĩ quan và binh lính). Về trang bị, hệ thống phòng không chủ lực đều do Liên Xô (Nga) sản xuất và số lượng nhỏ của Mỹ. Trong ảnh là tên lửa phòng không S-75 (NATO định danh là SA-2) của Ai Cập. Nước này hiện vẫn duy trì 40 khẩu đội S-75 đã qua nâng cấp hiện đại hóa.
    [​IMG] Phòng không tầm trung của Ai Cập gồm các loại tên lửa 2K12 Kub; MIM-23 HAWK (Mỹ); S-125-2M; 9K37 Buk; 9K330 Tor. Ảnh minh họa
    [​IMG] Hiện đại nhất trong lực lượng phòng không Ai Cập là hệ thống tên lửa tầm cao Patriot PAC-3 do Mỹ cung cấp có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu trên không ở tầm xa 160km. Ảnh minh họa
    [​IMG] Ai Cập cũng duy trì lực lượng tên lửa đạn đạo được trang bị chủ yếu các tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn Scud B/C, Hỏa tinh 6 (Triều Tiên sản xuất) và một khẩu đội tên lửa đạn đạo tầm trung Nodong-1 (Triều Tiên). Ảnh minh họa
    [​IMG] Hải quân Ai Cập tuy chỉ có quân số khoảng 20.000 người và trang bị 221 tàu các loại nhưng vẫn được đánh giá là lớn nhất châu Phi, Trung Đông. Đóng vai trò chủ lực, lớn nhất trong Hải quân Ai Cập là 12 khinh hạm tên lửa lớp Oliver Hazard Perry và Knox mua của Mỹ. Ngoài ra, nước này có khoảng vài chục chiếc tàu cao tốc tên lửa, tàu săn ngầm cỡ nhỏ, tàu pháo do Liên Xô (Nga), Đức…cung cấp.
    [​IMG] Lực lượng tàu vận tải đổ bộ chỉ có khoảng 20 chiếc cỡ trung-nhỏ.
    [​IMG] Lực lượng Không quân Ai Cập biên chế 1.200 máy bay các loại (gồm 465 chiến đấu cơ; 314 trực thăng; 55 máy bay vận tải; 224 máy bay huấn luyện và 6 máy báy cảnh báo, chỉ huy) với quân số thường trực 50.000 người. Trong ảnh là tiêm kích hiện đại nhất Không quân Ai Cập, F-16C/D Block 40 (tổng 240 chiếc).
    [​IMG] Tiêm kích đa năng Mirage 2000 cũng là một trong những loại máy bay mạnh mẽ của Ai Cập, nhưng số lượng chỉ khoảng 18 chiếc.
    [​IMG] Không quân Ai Cập vẫn còn tiếp tục duy trì trên 100 chiếc MiG-21 thế hệ cũ và phiên bản sao chép do Trung Quốc sản xuất mang tên F-7.
    [​IMG] Không quân trực thăng vận tải có nhiều loại máy bay do Liên Xô (Nga), Mỹ, Anh, Italy sản xuất. Trong ảnh là một chiếc trực thăng vận tải hạng trung Mi-8 do Nga cung cấp.
    [​IMG] Không quân trực thăng chiến đấu của Ai Cập chỉ có 47 chiếc AH-64D Apache do Mỹ cung cấp.
    [​IMG] Không quân vận tải khá ít với 55 chiếc do Mỹ, Ukraine, Tây Ban Nha, Canada cung cấp. Trong ảnh là một chiếc vận tải cơ C-130 của Không quân Ai Cập.

Chia sẻ trang này