1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khả năng đối đầu quân sự ở Đông Á phần 2

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 14/08/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Triều Tiên sẽ thắng nếu “một chọi một” với Hàn Quốc

    [​IMG]
    Tags

    chiến tranhHàn Quốctên lửaTriều Tiên

    Đăng Bởi Một Thế Giới - 09:02 7-11-2013 Giám đốc Cơ quan tình báo quốc phòng Hàn Quốc vừa đưa ra một tuyên bố gây sửng sốt trong nước khi cho rằng Hàn Quốc sẽ thất bại trong cuộc chiến tranh “một chọi một” với Triều Tiên.
    Nhật báo Hankyoreh ngày 6.11 cho biết Giám đốc Cho Bo Geun trong một phát biểu đã tuyên bố rằng mặc dù ngân sách dành cho quân sự của Hàn Quốc hằng năm đều tăng theo cấp số nhân, nhưng nước này phải cần đến Mỹ mới có thể chiến thắng trong cuộc chiến tranh với Triều Tiên, nếu không, Hàn Quốc sẽ thảm bại.
    [​IMG]Giám đốc Cơ quan tình báo quốc phòng Hàn Quốc Cho Bo Geun

    Theo số liệu thống kê, chi tiêu quân sự của Hàn Quốc trong năm 2013 gấp Triều Tiên từ 33 đến 34 lần.
    Khi trả lời câu hỏi liệu nước nào sẽ giành chiến thắng trong một cuộc chiến tranh giữa Hàn Quốc và Triều Tiên, ông Cho cho biết: “Nếu chúng ta chiến đấu trong một liên minh với Mỹ theo như kế hoạch, chúng ta sẽ giành chiến thắng áp đảo”.
    “Nếu Hàn Quốc chiến đấu một mình, Triều Tiên có sức mạnh chiến đấu cao và do vậy Hàn Quốc sẽ thua trận” – ông Cho Bo Geun nói.
    Tuy nhiên, ông Cho tiếp sau đó lại đánh nước đôi: “Chúng ta không phải đều ở trong vị thế bất lợi, bởi với một cuộc chiến tranh bạn cũng phải suy nghĩ đến các sức mạnh chiến đấu hữu hình và vô hình, tiềm năng quốc gia”.
    Ngay lập tức, nhận xét của ông Cho đã được Bộ Quốc phòng và nghị sĩ Jung Cheong Rae, bí thư đảng Dân chủ phản bác.
    Ông Jung đã gọi các nhận xét của ông Cho là “không phù hợp và khó hiểu”.
    “Tôi không hiểu làm thế nào mà Hàn Quốc sẽ bại trận khi mà chi tiêu quốc phòng hằng năm của chúng ta hiện nay là 34 nghìn tỉ won (khoảng 32 tỉ USD), gấp 34 lần so với ngân sách 1 nghìn tỉ won (khoảng 940 triệu USD) của Triều Tiên” – ông Jung nói.
    Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Min Seok đã phủ nhận các nhận xét của ông Cho bằng cách tuyên bố: “Chúng ta có một liên minh với Mỹ, và không có lý do gì để chúng ta tiến hành cuộc chiến một cách đơn lẻ.
    Trong một cuộc chiến tranh được tiến hành bởi liên minh Mỹ – Hàn, chúng ta rõ ràng sẽ giành chiến thắng”.
    Nhưng nhận xét của ông Cho cũng nhận được sự đồng tình của nghị sĩ Won Jin, bí thư đảng Saenuri khi cho rằng: “Nếu nhìn vào Sách Trắng Quốc phòng và các số liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ thì Triều Tiên đang tăng cường sức mạnh phi đối xứng của họ với rất nhiều pháo tầm xa nhắm mục tiêu vào Seoul.
    Hiện các loại pháo có tầm bắn trong khoảng 100km xung quanh khu phi quân sự giữa hai miền Triều Tiên (DMZ) chiếm tới 78% lực lượng mặt đất của Triều Tiên và 80% hỏa lực, đồng thời Triều Tiên có khoảng 2.000 xe tăng”.
    Thực tế cho thấy Triều Tiên sở hữu khoảng 300 khẩu pháo tầm xa ở gần DMZ, với toàn bộ thủ đô Seoul nằm trong tầm bắn của chúng. Những khẩu pháo này được đánh giá là có thể bắn tới 10.000 phát trong vòng 1 giờ đồng hồ, và hàng trăm ngàn người được cho là sẽ thiệt mạng ngay trong 5 ngày đầu khi chiến sự nổ ra.
    Vĩnh Duy

    http://motthegioi.vn/quoc-te/trieu-tien-se-thang-neu-mot-choi-mot-voi-han-quoc/
  2. alsou

    alsou Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/07/2003
    Bài viết:
    2.780
    Đã được thích:
    786
    Đào đâu ra số liệu ngân sách quốc phòng của BTT mà so sánh? Phóng quả un-ha gì gì đấy tiền cũng hơn cái số 940 triệu rồi
  3. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
    Trong tổng GDP hơn 40 tỷ$ của Triều Tiên thì tầm bét nhất 1/4 dành cho quốc phòng tức trên dưới 10 tỷ& , Mà thằng cha tình báo kia nó chủ yếu dọa dân hàn xẻng để ôm chân Mỹ cho chặt hơn theo lệnh chủ mà thôi có cái veo gì đâu . Mà nó nói cũng có cái lý của nó đấy ,nếu tẩn nhau tay đôi có lẽ thua thật vì yếu tố con người thì Triều Tiên hơn hẳn khỏi bàn cãi .Hiện tại anh Kim jong Un anh ấy đang chuẩn bị cải cách kinh tế rồi các thành phố ven biển sẽ mở trước nếu cảm thấy thành công sẽ nhân rộng và với nền tảng công nghiệp sẵn có cộng với trình độ & tinh thần làm của người Triều Tiên thì chẳng mấy nó hơn đứt ta lúc đấy trên 4rum này nhiều thằng chắc nhảy lầu quá >:)
  4. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Trung, Ấn tập trận chung sau 5 năm gián đoạn


    (Kienthuc.net.vn) - Trung Quốc và Ấn Độ đã bắt đầu cuộc tập trận chung sau 5 năm bị đình trệ, đây là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ 2 nước đang ấm dần.






    Theo Press Trust of India (PTI) đưa tin, khoảng 162 binh lính lục quân thuộc Quân đội Ấn Độ đã đến Thành Đô sẵn sàng tham gia cuộc tập trận chung “Tay trong tay” kéo dài 10 ngày với Quân đội Trung Quốc.

    Cuộc tập trận chung đã chính thức diễn ra vào ngày 5/11 tại khu vực chỉ định sẵn tại thành phố Thành Đô của Trung Quốc.

    Trung-Ấn bắt đầu tập trận chung vào năm 2007 tại Côn Minh, lần thứ hai tổ chức tại bang Karnataka của Ấn Độ. Sau đó vì bất đồng về việc Trung Quốc từ chối cấp visa cho một sỹ quan Quân đội Ấn Độ nên chính phủ nước này đã hủy bỏ cuộc tập trận chung.

    Trong cuộc tập trận lần này, Ấn Độ cử 162 binh sĩ còn Trung Quốc cử khoảng 150 binh sĩ tham gia.

    Bình luận về quân số triển khai, một quan chức quân sự giấu tên cho biết, Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia có tiềm lực quân sự, tuy vậy lực lượng tham gia diễn tập chỉ có vài trăm người tham gia. Từ đó có thể thấy cuộc tập trận lần này không chỉ là nhằm nâng cao kỹ chiến thuật của cả hai bên mà nó còn mang một ý nghĩa chính trị to lớn.
    [​IMG] Ảnh minh họa.


    Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cũng khẳng định, cuộc tập trận nhằm tăng cường niềm tin chính trị và quân sự của hai quốc gia.

    “Từ đầu năm nay, quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã ghi nhận bước phát triển mới”, ông Hồng Lỗi nói.

    Phó Tư lệnh Đại Quân khu Thành Đô cho biết, cuộc tập trận này nhằm trao đổi kinh nghiệm chống khủng bố, tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, cũng như thúc đẩy hợp tác giữa quân đội hai nước.

    “Mục đích của việc tiến hành cuộc tập trận chống khủng bố chung là trau dồi thêm những kinh nghiệm thực tiễn hữu ích, thúc đẩy hợp giữa hai nước tác một cách thiết thực hơn, tăng cường môi trường thân thiện và sự tin cậy lẫn nhau”, một quan chức Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết.

    Hàn Quốc muốn biến trực thăng có người lái thành UAV


    (Kienthuc.net.vn) - Hàn Quốc có thể sẽ cải tiến một phần trong số hơn 100 chiếc trực thăng trinh sát/tấn công MD-500 thành UAV.






    Tạp chí Jane’s Defence Weekly đưa tin, Tập đoàn Boeing đã ký kết một biên bản ghi nhớ với Cơ quan hàng không vũ trụ Hàn Quốc (KAL-ASD) để tiến hành nâng cấp và chuyển đổi một số trực thăng trinh sát MD-500 Defender sang nền tảng trực thăng không người lái.

    Phát biểu tại Triển lãm Hàng không Vũ trụ và Quốc phòng quốc tế Seoul 2013 (ADEX) tại Hàn Quốc, David Koopersmith - Phó Chủ tịch các Chương trình máy bay trực thăng tấn công của hãng Boeing cho biết, Biên bản ghi nhớ trên đã được ký sau các cuộc thử nghiệm được tiến hành trên các máy bay trực thăng không người lái H-6U Unmanned Little Bird (ULB) (được cải tạo từ trực thăng trinh sát/tấn công OH-6) của Boeing. Trực thăng này có thể bay với chế độ không người lái lẫn có người lái và nhất là MD-500 Defender chính là biến thể của OH-6, đang được sử dụng bởi Quân đội Hàn quốc.

    "Hiện tại những chiếc H-6U ULB đang trong giai đoạn thử nghiệm nên chỉ được hoạt động trong một khu vực hạn chế, để chứng minh khả năng hoạt động của nó trên môi trường trên không", vị này cho biết.
    [​IMG] Trực thăng trinh sát/tấn công MD-500 Defender.


    Ông này nói thêm rằng, do yêu cầu từ phía Quân đội Hàn quốc nên những chiếc ULB có khả năng bay tùy chọn với chế độ có người lái và không người lái.

    Quân đội Hàn quốc đang sở hữu khoảng 175 trực thăng MD-500 gồm 2 biến thể chính: 130 chiếc MD-500 trinh sát và 45 chiếc MD-500 trang bị tên lửa chống tăng BGM-71 TOW.

    Mặc dù, các máy bay này sẽ được thay thế bằng máy bay trực thăng chiến đấu AH-64E Apache, nhưng một số lượng nhất định hoặc tất cả những chiếc MD-500 có thể sẽ được chuyển đổi thành những chiếc ULB với nhiệm vụ đi tiên phong trong các chiến dịch trước những chiếc Apache như những con chim mồi để đẩy lùi các cuộc tấn công của đối phương cũng như tăng cường khả năng trinh sát trong tác chiến .

    Có điều thú vị là, hiện nay không quân Triều tiên cũng sở hữu một lượng đáng kể những chiếc MD-500 và MD-500S trong biên chế lực lượng không quân của mình, có khả năng những máy bay này được Triều tiên mua từ đầu những năm 1980.

    Mỹ, phương Tây “si mê” tiêm kích KF-X Hàn Quốc


    (Kienthuc.net.vn) - Nhiều nhà thầu quốc phòng Mỹ, phương Tây đang cố gắng để thuyết phục Hàn Quốc được tham gia hỗ trợ dự án máy bay chiến đấu nội địa mang tên KF-X.






    Tất nhiên sự hợp tác hỗ trợ này đi kèm với yêu cầu về việc Hàn Quốc phải chọn loại máy bay mà các hàng này cung cấp cho chương trình mua chiến đấu cơ thế hệ mới F-X đang bị trì hoãn.

    Dự án KF-X đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà quan sát, các doanh nghiệp quốc phòng phương Tây tại Triển lãm Quốc phòng và Hàng không vũ trụ Seoul (ADEX) tổ chức từ 29/10-3/11. Đây là dự án phát triển máy bay chiến đấu nội địa do Hàn Quốc khởi xướng trong bối cảnh nước này cần nhanh chóng hiện đại hóa lực lượng không quân trong thập kỉ tới.

    Mối lo về việc thiếu máy bay chiến đấu đã bùng lên khi Chính phủ Hàn Quốc quyết định dừng dự án F-X mua 60 máy bay chiến đấu nước ngoài khi không tìm được ứng viên phù hợp. Rất may, Seoul đã quyết định tái đấu thầu F-X trong vài tháng tới.
    [​IMG]Một số phương án thiết kế trong dự án phát triển chiến đấu cơ nội địa thế hệ mới KF-X.


    KF-X được liên kết với F-X - một dự án tập trung vào việc chuyển giao công nghệ. Mục tiêu của KF-X là phát triển một máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ mới cùng với các đối tác nước ngoài sau năm 2020 và sản xuất ít nhất 120 chiếc. Một số cố vấn của nhà nước đặt nghi vấn về triển vọng này, khi mà chỉ có Indonesia hào hứng với dự án KF-X.

    Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Hàn Quốc (KAI), hãng sản xuất máy bay lớn nhất trong nước nhà thầu chính trong dự án KF-X, hợp tác cùng với Cục Phát triển Quốc phòng (ADD).

    "Chúng tôi sẽ cung cấp các đầy đủ tài liệu, hỗ trợ kĩ thuật, bất cứ thứ gì thiết kế KF-X cần", David Scott - Giám đốc phụ trách dự án F-35 Strike Fighter của Lockheed Martin cho biết. "Một mặt, đó là máy bay một động cơ kiểu như FA-50 (biến thể của máy bay huấn luyện chiến đấu nội địa T-50). Tuy nhiên, nó cũng có thể được thiết kế lại với hai động cơ”.

    "Rõ ràng, một chiếc máy bay dựa trên thiết kế có sẵn sẽ rẻ hơn so với thiết kế lại hoàn toàn”, ông này nói thêm.
    [​IMG] Chiến đấu cơ nội địa FA-50 của Hàn Quốc.


    Trong khuôn khổ triển lãm ADEX 2013, KAI công bố 2 mẫu thiết kế của "KFX-E" - một mẫu trang bị một động cơ duy nhất và một mẫu dùng 2 động cơ.

    "Máy bay một động cơ là lựa chọn đứng đắn cả về chi phí và hiệu suất chiến đấu, dựa trên công nghệ FA-50 của KAI”, một quan chức KAI cho biết .

    Ngoài Lockheed Martin, Eurofighter cũng cam kết hỗ trợ mạnh mẽ dự án KF-X và F-X.

    "Chúng tôi có năng lực kĩ thuật rất mạnh, và đảm bảo cung cấp 2 tỷ USD cho chương trình KF-X nếu Eurofighter được lựa chọn cho chương trình F-X", Phó Chủ tịch Peter Maute của Eurofighter nói.

    Hợp tác với Eurofighter là tập đoàn Eurojet, họ mong muốn được cung cấp động cơ EJ200 cho KF-X .

    "Chúng tôi sẽ chuyển giao những công nghệ cao cấp nhất cho đối tác Hàn Quốc", Clemens Linden - Giám đốc điều hành tại Eurojet Turbo GmbH cho biết. "Chúng tôi đang chuẩn bị các động cơ này cho chương trình KF-X và đang tìm kiếm đối tác".

    "Chúng tôi đảm bảo mang đến những thiết bị mạnh mẽ nhất cho KF-X", Guuasm đốc Howard Berry của Boeing, người phụ trách chương trình FX-III nói. "Chúng tôi không chỉ mang đến công nghệ từ Mỹ, mà còn từ các quốc gia khác để đảm bảo KF-X có chất lượng cao nhất!"
    [​IMG] Phương án treo vũ khí trên mẫu thiết kế cho dự án KF-X.


    Saab của Thụy Điển, từng được coi là một đối tác thích hợp của KF-X, đã phải ngồi ngoài trong những cuộc đàm phán kể từ khi Seoul đặt ưu tiên về việc chuyển giao công nghệ hiện đại từ dự án F-X cho KF-X. Nhưng họ luôn sẵn sàng hợp tác, nếu như KF-X trở nên độc lập với F-X.

    "Nếu Hàn Quốc từ bỏ yêu cầu về mối liên kết giữa KF-X và F-X, sẽ có nhiều công ty sẵn sàng cung cấp công nghệ của họ cho KF-X. Saab là một trong những công ty như thế”, Shin Myong-ho, phó chủ tịch phát triển kinh doanh và hợp tác công nghiệp của Saab cho biết.

    "Chúng tôi sẵn sàng cung cấp tất cả các loại công nghệ cần thiết để hỗ trợ cho KF-X", ông nói thêm.

    Ông này lập luận rằng chương trình F-X có thể gặp trở ngại về giá cả. "Không có thứ gì miễn phí. Các công ty không thể tăng giá máy bay, họ sẽ tăng giá những vũ khí đi kèm”, ông này nói.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Chiến hạm Trung Quốc sẽ biến thành “con mồi” ở eo biển Miyako

    Thứ sáu 08/11/2013 08:20
    ANTĐ - Sáng 6-11, các hệ thống tên lửa bờ đối hạm Type 88 của lực lượng lục quân Nhật đã được vận chuyển đến đảo Miyako tỉnh Okinawa. Do eo biển Miyako là luồng đường mà tàu chiến hải quân của Trung Quốc phải đi qua để ra Thái Bình Dương nên động thái này của Nhật bị coi là nhằm vào Trung quốc.




    Triển khai và diễn tập phóng tên lửa bờ đối hạm Type 88 tại hòn đảo Miyako, là một nội dung quan trọng của cuộc diễn tập hiệp đồng quân binh chủng hải, lục, không quân quy mô lớn được bắt đầu tiến hành từ ngày mùng 1 đến ngày 18 tháng 11 của Nhật, cũng là lần đầu tiên Tokyo bố trí các hệ thống tên lửa tại hòn đảo này.
    Tổ hợp tên lửa bờ đối hạm kiểu cơ động này thuộc thế hệ tên lửa bờ đối hạm thứ 3 của quân đội Nhật Bản. Type 88 do tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi chế tạo, có chiều dài 5m, tầm bắn từ 150 đến 200 km, là loại tên lửa bờ đối hạm chủ lực trong biên chế của lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản, chủ yếu đóng ở Furano, Hokkaido.
    Ngày 1-11, các hệ thống tên lửa Type 88 và 50 nhân viên lực lượng tự vệ Nhật đã xuất phát từ cảng Tomakomai, Hokkaido bằng một chiếc tàu vận tải cao tốc dân dụng đến Ishigaki. Sáng 6-11, tên lửa đã chuyển vào căn cứ lục quân tại đảo Miyako. Mọi động thái có liên quan tổ hợp tên lửa này trong suốt quá trình Nhật tổ chức diễn tập từ ngày mùng 1 đến 18-11 sẽ là một nội dung chính được Trung Quốc quan tâm chú ý sát sao.

    [​IMG]
    Hệ thống tên lửa bờ đối hạm Type 88 đã được triển khai trên đảo Miyako


    Nhật Bản không công bố kế hoạch diễn tập cụ thể của loại tên lửa này, nhưng do đảo Miyako nằm kề bên con đường độc đạo, ra vào Thái Bình Dương của tàu chiến và máy bay Trung Quốc, rất dễ làm người ta nghĩ đến kịch bản các hệ thống tên lửa bờ đối hạm này “ngắm nghía” các chiến hạm Trung Quốc khi chúng vượt qua eo biển này ra Thái Bình Dương. Vì vậy, nhất cử, nhất động của Nhật đều bị Trung Quốc theo sát với sự lo lắng không hề che giấu.
    Hiện nay, Trung Quốc bắt đầu tăng cường máy bay không người lái cho hoạt động tuần tiễu Senkaku/Điếu Ngư. Việc Trung Quốc đồng loạt triển khai máy bay ném bom H-6, máy bay không người lái và các tàu chiến tiến vào luồng đường quốc tế nằm giữa Okinawa và đảo Miyako dường như là sự chuẩn bị cho một kịch bản xuyên phá qua chuỗi đảo thứ nhất, hoạt động trong chuỗi đảo thứ 2 để rồi vươn xa hơn.
    Ngày 24-07 vừa qua, một chiếc máy bay cảnh báo sớm Y-8 của Trung Quốc đã xuyên phá qua chuỗi đảo thứ nhất qua eo biển Miyako. Sự kiện này như một giọt nước tràn ly, khiến một số quan chức quốc phòng Nhật cho rằng, nếu không có những biện pháp quyết liệt, kế hoạch này của Trung Quốc sẽ trở thành hiện thực, bành trướng thế lực không thể kiểm soát nổi. Vì vậy, Nhật cần nâng cao năng lực giám sát và phòng ngự trên biển, khống chế toàn bộ hoạt động của không, hải quân Trung Quốc.
    [​IMG]
    Ngày 24-07 vừa qua, máy bay cảnh báo sớm Y-8 của Trung Quốc đã bay xuyên qua eo biển Miyako, vượt qua chuỗi đảo thứ nhất ra Thái Bình Dương


    Chính phủ Nhật Bản đã có kế hoạch xây dựng trên đảo Yonaguni một căn cứ radar giám sát và triển khai một đơn vị tác chiến điện tử, với quân số khoảng 100 người, nhằm tăng cường đối phó với tàu chiến và máy bay của Trung Quốc. Tháng 6 vừa qua, Hội đồng thành phố Yonaguni - tỉnh Okinawa đã thông qua một Nghị quyết cho phép Bộ Quốc phòng Nhật Bản xây dựng căn cứ quân sự này tại một khu vực có diện tích 210.000km2
    Yonaguni là một hòn đảo nằm ở cực tây của Nhật Bản và cũng là một hòn đảo có người ở gần Senkaku nhất với khoảng cách vẻn vẹn 150km. Đồng thời, khu vực biển phụ cận của cũng nó chính là điểm khởi đầu luồng đường tiến vào eo biển Miyako. Các radar trên đảo sẽ nhanh chóng phát hiện các máy bay và tàu chiến Trung Quốc xâm nhập khu vực này để báo động cho lực lượng tự vệ trên không, trên biển và trên bộ sẵn sàng chiến đấu.

    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu Nhật từ sân bay trên đảo Yonaguni đến Senkaku và eo biển Miyako chỉ mất 6-8 phút bay

    Không những thế, hiện nay trên đảo Yonaguni đã có 1 sân bay dã chiến. Tuy chỉ là 1 sân bay nhỏ nhưng nếu được tu sửa và mở rộng, Nhật có thể triển khai trên đảo này một phi đội máy bay chiến đấu. Với khoảng cách từ 150 - 200km, bay đến Senkaku và khu vực eo biển Miyako chỉ mất vẻn vẹn 6-8 phút, các máy bay chiến đấu của Nhật sẽ nhanh chóng đến chi viện cho lực lượng phòng ngự ở các vùng biển này một khi xảy ra chiến sự.
    Về mặt chiến lược, sự kết hợp 2 cứ điểm phòng ngự này quả thực là một bài toán khó giải đối với Trung Quốc. Nếu Nhật triển khai các hệ thống tên lửa bờ đối hạm với tầm bắn rất xa tại căn cứ trên đảo Miyako, trực tiếp nhắm vào eo biển này thì đó thực sự là một mối nguy hiểm rất lớn. Vì vậy, thật dễ hiểu vì sao Bắc Kinh lại “quan tâm sâu sát” khi Nhật “thử nghiệm” khả năng triển khai thêm các hệ thống tên lửa bờ đối hạm tối tân Type 88 trên đảo Miyako.
  5. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Trung Quốc thừa nhận phụ thuộc động cơ hàng không Nga


    (Kienthuc.net.vn) - Nguồn tin Công nghiệp Quốc phòng Trung Quốc thừa nhận rằng nước này phải dùng động cơ hàng không của Nga thêm 5-8 năm nữa.





    Mặc dù trình độ kỹ thuật chế tạo máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã có những bước phát triển nhanh chóng kể từ khi lấy cắp được các công nghệ bí mật từ nước ngoài. Tuy nhiên, việc phát triển độc lập các động cơ máy bay đối với Trung Quốc vẫn là một thách thức lớn.

    Theo trang bình luận quân sự nước ngoài Topwar.ru của Nga, ngày 10/10, đại diện của Tập đoàn chế tạo máy bay AVIC của Trung Quốc cho biết, công ty này sẽ tiếp tục phát triển các loại máy bay chiến đấu thế hệ mới để cạnh trạnh với máy bay F- 35 trên thị trường quốc tế, bên cạnh đó tập đoàn này cũng thừa nhận sẽ phải phụ thuộc vào động cơ máy bay của Nga trong một thời gian dài nữa.

    Một nguồn tin khác cho hay, cuối tháng 9/2013, đại diện của Tập đoàn chế tạo máy bay AVIC cũng đã đưa ra tuyên bố, tập đoàn này sẽ sử dụng các động cơ của Nga ít nhất là trong 5-8 năm nữa.

    Như vậy, việc phát triển độc lập các động cơ máy bay đối với Trung Quốc vẫn là một thách thức lớn và có thể thấy động cơ do Trung Quốc sản xuất vẫn chưa thể đưa vào hoạt động.
    [​IMG]Động cơ nội địa Thái Hành WS-10 của Trung Quốc vẫn chưa đủ độ tin cậy để đưa vào hoạt động.


    Điểm đáng chú ý là, đại diện của Tập đoàn AVIC chỉ nói đến việc chế tạo máy bay chiến đấu J-31 để xuất khẩu cạnh tranh với F-35 nhưng lại không nói đến việc có sản xuất loại máy bay này để dùng trong nước hay không?

    Cũng theo Topwar.ru, tiết lộ của cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden cho biết, tình báo Mỹ chưa thu thập được tin tức gì về việc Trung Quốc chế tạo máy bay thế hệ thứ 5, trong khi đó J-31 và J-20 của Trung Quốc vẫn còn kém xa so với Mỹ về kỹ thuật tàng hình cũng như các kỹ thuật tiên tiến khác.

    Nhưng tình báo Mỹ cũng phải thừa nhận rằng, trình độ kỹ thuật chế tạo máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã có những bước phát triển nhanh chóng kể từ khi lấy cắp được các công nghệ bí mật từ mạng máy tính của Bộ Quốc phòng Mỹ và từ các nhà thầu quân sự của Mỹ.
  6. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Tiêm kích Nhật săn trinh sát điện tử Tu-154 Trung Quốc
    Thứ hai 18/11/2013 07:56
    ANTĐ - Ngày 16-11, cùng với các tàu cảnh sát biển, lần đầu tiên một chiếc máy bay trinh sát điện tử Tu-154 Trung Quốc đã xâm phạm không phận của Nhật ở Senkaku khiến Nhật phải tung máy bay lên truy đuổi.

    [​IMG]
    Hình ảnh chiếc Tu-154 của Trung Quốc do Nhật công bố
    Theo Kyodo News, ngày 16/11 cho biết, chiều ngày 16, một máy bay trinh sát điện tử Tu-154 của trung Quốc đã bay vào không phận phía bắc của quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Ngay sau đó Lực lượng tự vệ trên không Nhật Bản phải điều động máy bay chiến đấu ngăn chặn chiếc Tu-145 xâm phạm không phận nước mình.
    Kyodo News cho biết đây là lần đầu tiên trong Bộ Quốc phòng Nhật Bản thông báo phát hiện máy bay trinh sát điện tử Tu-154.

    Cùng ngày, Cục Hải dương Trung Quốc thông báo, biên đội tàu hải cảnh Trung Quốc mang số hiệu 2337, 2112, 2151, 2506 tiếp tục hoạt động ở khu vực quần đảo Điếu Ngư thuộc chủ quyền “của Trung Quốc”.
    Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố, quần đảo Điếu Ngư/Senkaku thuộc vùng lãnh hải của Trung Quốc, tàu thuyền của Trung Quốc có quyền tuần tra ở khu vực này, đây là một hoạt động bình thường.
    Nhật Bản tuyên bố “quốc hữu hóa” quần đảo Senkaku là hành vi vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Trung Quốc, dẫn đến quan hệ Trung-Nhật ngày càng trở lên căng thẳng.
  7. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Hàn Quốc hạ thủy tàu hộ tống uy lực rất mạnh
    Thứ bảy 16/11/2013 08:57
    ANTĐ - Ngày 13-11, tập đoàn công nghiệp nặng Hyundai của Hàn Quốc đã hạ thủy chiếc tàu hộ tống lớp Incheon thứ 5 mang tên ROKS Jeonbuk tại xưởng đóng tàu Ulsan.

    Tham gia buổi lễ hạ thủy có tư lệnh tác chiến hải quân, đô đốc Hwang Ki-chul, tỉnh trưởng tỉnh Bắc Jeolla Kim Wan-ju, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành tập đoàn công nghiệp nặng Hyundai Lee Jai-seong cùng nhiều quan chức chính phủ và quân sự.
    Tàu hộ tống ROKS Jeonbuk đã được cải thiện đáng kể về các hệ thống vũ khí và cảm biến, bao gồm một radar 3-D mới, các tên lửa phòng không và đối hạm, sonar định vị và hệ thống chống ngư lôi mới.
    Tàu còn được áp dụng công nghệ tàng hình để giảm thiểu khả năng bị hấp thụ tín hiệu sóng điện từ. Trong đó, hơn 90% trang thiết bị chính trên tàu đều được phát triển và sản xuất trong nước.
    [​IMG]
    Tàu hộ tống ROKS Jeonbuk có hệ thống hỏa lực mạnh mẽ
    Tàu có trọng lượng giãn nước 2.300 tấn, chiều dài 114m, rộng 14m, tốc độ di chuyển tối đa lên tới 30 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn 120 người.

    Theo kế hoạch, tàu hộ tống ROKS Jeonbuk sẽ được bàn giao cho hải quân Hàn Quốc vào tháng 12-2014. Trước đó, nhà máy đóng tàu này đã bàn giao chiếc tàu hộ tống thứ 3 mang tên ROKS Incheon vào tháng 1 năm nay, trong khi chiếc thứ 4, ROKS Gyeonggi, dự kiến sẽ được bàn giao vào tháng 10-2014.
    Tàu hộ tống lớp Incheon được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ tuần tra bảo vệ bờ biển, tác chiến chống tàu ngầm, hộ tống… Tàu được trang bị các hệ thống vũ khí hiện đại gồm: pháo hạm 127mm, pháo phòng không Phalanx 20mm; tên lửa phòng không tầm thấp RAM-116 RAM; tên lửa hành trình đối hạm SSM-700K và ngư lôi Blue Shark.
  8. sinh_vien_gia

    sinh_vien_gia Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    57
    Mua trực thăng Apache: Quân đội Đài Loan thành "đại gia tiêu hoang"?

    Đài Loai chi 70 triệu USD để mua một máy bay trực thăng Apache, cao hơn Hy Lạp 14 triệu USD... nhưng Apache Đài Loan mua tiên tiến hơn.
    [​IMG]
    Máy bay trực thăng AH-64E Apache Đài Loan, mua của Mỹ
    Mua trực thăng Apache biến Quân đội Đài Loan thành "đại gia"

    Quân đội Đài Loan vừa dùng 60 tỷ Đài tệ mua 30 máy bay trực thăng Apache do Mỹ chế tạo, được truyền thông coi là hoàn thành đầy đủ “thành phần” sức chiến đấu (có được "mảnh ghép cuối cùng") của Quân đội Đài Loan.

    Nhưng, Phó giáo sư Lại Nhạc Khiêm, Đại học Thực tiễn Đài Loan cho biết, Đài Loan phải bỏ ra nhiều hơn 14 triệu USD để mua một máy bay trực thăng Apache, hơn nữa, do hạn chế của Hiệp ước, hiệu quả thực tế không lớn, đã trở thành "đại gia tiêu tiền như nước".

    Tờ "Want Daily" Đài Loan dẫn lời Lại Nhạc Khiêm ngày 11 tháng 11 cho rằng, Đài Loan hiện nay tài chính căng thẳng, hơn nữa tình hình quốc tế ổn định, cần chi nhiều ngân sách hơn cho các phương diện như phúc lợi xã hội, giáo dục, y tế, không nên lấy 60 tỷ Đài tệ đưa vào ngân sách quốc phòng để xây dựng một tiểu đoàn máy bay trực thăng tấn công.

    Lại Nhạc Khiêm cho rằng, trước đây, Hy Lạp cũng đặt mua 12 máy bay trực thăng Apache của Mỹ, gồm tất cả hệ thống vũ khí, huấn luyện nhân viên và sửa chữa, bình quân mỗi chiếc là 56 triệu USD, trong khi đó Đài Loai lại chi 70 triệu USD, cao hơn 14 triệu USD.

    (Được biết, Hy Lạp mua máy bay trực thăng AH-64D Apache, còn Đài Loan mua AH-64E tiên tiến hơn, đơn giá mua cao hơn Hy Lạp là hiện tượng bình thường).

    [​IMG]
    Máy bay trực thăng AH-64E Apache được đưa về Đài Loan
    Lại Nhạc Khiêm cho rằng, Đài Loan hiện nay nên tăng cường năng lực phòng không khu vực, lấy vũ khí phòng thủ chiến lược làm chính, chứ không phải là vũ khí tấn công chiến thuật.

    Ban đầu Bộ Quốc phòng có kế hoạch mua máy bay chiến đấu F-35 có bán kính tác chiến tương đối rộng hoặc nâng cấp máy bay chiến đấu F-16 thành máy bay chiến đấu F-16C/D, nhưng lại được tiếp thị máy bay trực thăng Apache có bán kính tác chiến chỉ khoảng 400 km.

    Dựa vào nhu cầu quân bị hiên nay của Đài Loan, máy bay trực thăng Apache kiểu tấn công chiến thuật không nên nằm trong phạm vi xem xét ưu tiên.

    Ngoài ra, khi mua vũ khí của Mỹ, hai bên đã ký Hiệp ước, quy định không thể sử dụng trang bị do Mỹ chế tạo để tấn công đồng minh của Mỹ.

    Máy bay trực thăng Apache tuy được mệnh danh là "sát thủ xe tăng", nhưng Lại Nhạc Khiêm cho rằng, nếu quốc gia hoặc khu vực khác muốn xâm phạm Đài Loan, cũng sẽ lấy tấn công tên lửa làm chính, Đài Loan trước tiên nên tăng cường hệ thống phòng không.

    Máy bay trực thăng Apache có bán kính tác chiến nhỏ, lại không thể tấn công đồng minh của Mỹ, hơn nữa còn mua đắt hơn so với quốc gia hoặc khu vực khác, mua lô vũ khí này làm cho Đài Loan đã trở thành "đại gia" (ý là tiêu tiền như nước).

    [​IMG]
    Trực thăng AH-64E Apache
    Phi công Đài Loan không được Mỹ đào tạo kỹ năng đặc biệt

    Tờ "Thời báo Trung Quốc" Đài Loan cho biết, lô 6 máy bay trực thăng tấn công AH-64E Apache đầu tiên mà Quân đội Đài Loan mua của Mỹ đã hoàn thành lắp ráp ở cảng Cao Hùng, sau đó bay về căn cứ Quy Nhân, Đài Nam.

    Phi công Đài Loan cho biết, máy bay trực thăng AH-64E là phiên bản mới nhất của dòng máy bay trực thăng Apache Longbow, cũng là loại máy bay đang được Lục quân Mỹ sử dụng, máy bay này có mã lực mạnh, sức chiến đấu lớn, kỹ thuật lái của phi công có thể được phát huy tốt.

    Máy bay AH-64 ngoài việc được trưng bày tĩnh ở căn cứ Quy Nhân, Đài Nam, cũng sẽ được triển khai thao diễn kiểm tra máy bay mới. 30 máy bay trực thăng tấn công Apache (AH-64E) được Tổng thống Mỹ Bush tuyên bố bán cho Đài Loan vào năm 2008, tổng kim ngạch đạt 59,31 tỷ Đài tệ, lô 6 chiếc đầy tiên bàn giao vào cuối tháng 10 năm 2013, nhưng do bị ảnh hưởng bởi việc Chính phủ Liên bang Mỹ đóng cửa, thời gian chuyển về Đài Loan bị kéo dài, lô thứ hai dự kiến đưa về Đài Loan vào tháng sau.

    Có tin cho biết, khi huấn luyện cho phi công Đài Loan lái máy bay Apache, phía Mỹ đã giữ lại kỹ năng đặc biệt của họ, chỉ dạy khoa mục tác chiến của giáo viên.

    [​IMG]
    Trực thăng AH-64E Apache
    Về việc Mỹ bán máy bay chiến đấu tiên tiến cho Đài Loan, Trung Quốc đã thông qua người phát ngôn của Ủy ban Đài Loan thuộc Quốc vụ viện nước này, ông Dương Nghị cho rằng, Trung Quốc "kiên quyết phản đối Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, lập trường này là nhất quán, rõ ràng, kiên định".

    Đài Loan điều máy bay vận tải C-130 chở vật tư hỗ trợ Philippines

    Liên quan đến hoạt động quân sự của Đài Loan, ngày 12 tháng 11, mạng "Eo biển Đài Loan" dẫn truyền thông Đài Loan cho biết, ngày 12 tháng 11, Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết, để viện trợ cho Philippines vừa bị thiệt hại lớn do cơn bão Haiyan gây ra, sẽ chở vật tư được các giới ở Đài Loan quyên góp để hỗ trợ cho Philippines, sẽ điều động máy bay vận tải C-130 tiến hành nhiệm vụ cứu trợ nhân đạo, sẽ bay vào trưa ngày 12 tháng 12 năm 2013, cất cánh từ căn cứ không quân Tân Trúc, Đài Loan.
  9. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Trung Quốc cho nghỉ hưu hàng trăm xe tăng Type 62/63
    (Kienthuc.net.vn) - Quân đội Trung Quốc sẽ loại biên chế hàng trăm chiếc xe tăng hạng nhẹ Type 62 và Type 63 và thay thế bằng xe tăng kiểu mới, hiện đại hơn.
    Tạp chí Jane's Defence Weekly đưa tin, Quân đội Trung Quốc bắt đầu trang bị xe tăng hạng nhẹ mới cho quân đội, nhằm thay thế xe tăng hạng nhẹ Type 62 và 63.
    Báo cáo cho rằng, loại xe tăng hạng nhẹ mới được trang bị pháo chính 105 mm, trọng lượng chiến đấu khoảng 30 tấn. Loại xe mới này được sản xuất nhằm đảm bảo tính sử dụng linh hoạt cao, đồng thời đẩy mạnh tiềm năng xuất khẩu của loại xe này.
    [​IMG]
    Ảnh minh họa.
    Chiếc xe tăng này sử dụng cách bố trí của xe tăng truyền thống, buồng lái ở phía trước, tiếp đó là tới tháp pháo, động cơ diesel và động cơ chuyển động được đặt ở bộ phận phía sau. Hỏa lực chính của xe gồm một pháo cỡ 105mm có thể bắn nhiều loại đạn bao gồm cả tên lửa chống tăng dẫn đường bằng lade (đạt tầm 5.000m). Ngoài ra, vũ khí phụ có đại liên 7,62mm.
    Tạp chí này cho biết, loại xe tăng mới Type 99 của Trung Quốc có trọng lượng khoảng 50 tấn, kích thước lớn, không thích hợp với bố trí tại một số vùng đặc biệt của Trung Quốc. Còn loại xe tăng hạng nhẹ này có thể di chuyển linh hoạt tại những vùng có địa hình đặc biệt.
    [​IMG]
    Xe tăng hạng nhẹ Type 62.
    Xe tăng hạng nhẹ Type 62 được Trung Quốc triển khai từ năm 1963, đây là mẫu thiết kế thu gọn từ xe tăng Type 59 (Trung Quốc sao chép công nghệ mẫu T-54 Liên Xô) với việc dùng pháo cỡ nòng nhỏ hơn (dùng pháo 85mm thay vì loại 100mm), dùng vỏ giáp mỏng hơn qua đó giảm đáng kể trọng lượng, chỉ còn 21 tấn. Tính đến đầu năm 2013, khoảng 300 xe còn phục vụ trong Quân đội Trung Quốc và đang bắt đầu loại khỏi biên chế.
    [​IMG]
    Xe tăng lội nước Type 63.
    Về chiếc xe tăng Type 63, nó đưa vào hoạt động cùng năm với Type 62, được thiết kế dựa trên cơ sở xe tăng lội nước PT-76 huyền thoại của Liên Xô. Type 63 có khung thân giống hệt PT-76, nhưng dùng tháp pháo khác và trang bị pháo cỡ nòng 85mm (thay vì 76,2mm trên PT-76). Tuy nhiên, hỏa lực Type 63 được đánh giá là kém chính xác, thiếu hệ thống cân bằng, các khí tài ngắm bắn.
    Tính đến năm 2013, Trung Quốc được cho là còn khoảng 500 chiếc Type 63 trong biên chế. Ngoài ra, còn có 300 chiếc thuộc biến Type 63A trang bị hệ thống hỏa lực cải tiến mạnh mẽ, hiện đại, chính xác hơn.


    Hàn Quốc đặt mua 100 xe tăng K2 Black Panther

    Phát biểu tại triển lãm hàng không quốc tế Seoul (ADEX 2013) vừa diễn ra trong tuần qua, ông Lee Jeong-In, kỹ sư trưởng công ty Hyundai Rotem của Hàn Quốc cho biết, lục quân nước này đã đặt mua 100 chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực K2 Black Panther thế hệ mới.
    Theo ông, xe tăng chiến đấu chủ lực K2 Black Panther đang được sản xuất hàng loạt, nhưng chỉ được bàn giao cho Lục quân Hàn Quốc vào năm 2014. Dự kiến, Lục quân Hàn Quốc sẽ đưa vào biên chế xe tăng chiến đấu chủ lực K2 vào năm 2016.
    Công ty Hyundai Rotem hy vọng, Lục quân Hàn Quốc sẽ đặt mua khoảng 600 xe xe tăng chiến đấu chủ lực K2, trong đó lô 100 xe đầu tiên sẽ được trang bị động cơ diesel MTU 883 và hộp số tự động Renk.
    Hyundai Rotem còn cho biết thêm rằng họ hy vọng lô xe tăng K2 tiếp theo có thể sẽ được trang bị động cơ do công ty nội địa Doosan DST sản xuất và hộp số do công ty S&T Dynamics phát triển, mặc dù 2 bộ phận này đều đang gặp phải một số vấn đề kỹ thuật khiến chương trình xe tăng chiến đấu chủ lực phải kéo dài thêm 6 tháng.
    [​IMG]
    Xe tăng chiến đấu chủ lực K2 Black Panther
    Theo Hyundai Rotem, xe tăng chiến đấu chủ lực K-2 sẽ thay thế hàng loạt xe tăng chiến đấu chủ lực K1A1 tại các đơn vị tiền phương.
    K2 Black Panther là mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại do Hàn Quốc tự phát triển với công nghệ hiện đại. Xe tăng được trang bị pháo nòng xoắn L/55 cỡ nòng 120mm, có hiệu quả vượt trội hơn nhiều so với pháo nòng xoắn L/11 120 mm của xe tăng K1A1. Đặc biệt, xe tăng K2 được trang bị hệ thống nạp đạn tự động giúp gia tăng tốc độ bắn, và giảm kíp xe từ 4 xuống còn 3 người.
    Xe tăng K2 có trọng lượng tới 55 tấn nhưng vẫn có thể đạt tốc độ tối đa tới 70 km/giờ trên đường bằng phẳng. Giá trung bình của mỗi chiếc khoảng 8,5 triệu USD

    Mỹ sẽ cấp 20 tàu chiến, xe tăng M1 cho Đài Loan?

    Nếu xảy ra xung đột Trung – Đài, Mỹ có thể cung cấp thêm 20 tàu chiến, hàng trăm tiêm kích F-16 và cả xe tăng M1 Abrams cho Đài Loan.
    Thời báo Hoàn Cầu cho hay, tại Hội nghị Công nghiệp Quốc phòng Mỹ và Đài Loan diễn ra ngày 30/9 tại Mỹ, dưới sự chủ trì của trường đoàn đại biểu Đài Loan Thứ trưởng quốc phòng Nghiêm Đức Phát đã tiến hành đàm phán về việc Mỹ bán vũ khí hiện đại cho Đài Loan.
    Ngoài hội nghị này tổ chức hàng năm, Mỹ và Đài Loan cũng đã thực hiện một kế hoạch cung cấp vũ khí tuyệt mật mang tên “Lạc Thành” đã kéo dài hơn 30 năm qua.
    Theo nguồn tin từ Mỹ cho biết, mục đích của kế hoạch “Lạc Thành” xuất phát từ việc “Hiệp ước Phòng thủ chung” mà Mỹ và chính quyền Đài Loan đã ký, với tính chất tương tự như các kế hoạch viện trợ quân sự trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ 2, cung cấp cho Đài Loan các loại trang bị, vũ khí đã qua sử dụng của Quân đội Mỹ để Đài Loan đối phó với Trung Quốc. Ước tính, tổng kim ngạch của bản kế hoạch này lên tới 40 tỷ USD.
    [​IMG]
    Chiếc P-3C Orion đầu tiên được Mỹ chuyển giao cho Đài Loan hạ cánh xuống căn cứ không quân Đài Loan.
    Trong nhiệm kỳ làm Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Đài Loan Hoắc Thủ Nghiệp, giữa Mỹ và Đài Loan đã xúc tiến xây dựng bản kế hoạch “Lạc Thành” mới, cung cấp cho Đài Loan những vũ khí trang bị hiện đại.
    Khi xảy ra chiến tranh eo biển Đài Loan, Mỹ lấy danh nghĩa của “Luật cho vay thời chiến” để cung cấp những loại chiến hạm, máy bay chiến đấu và tên lửa mới thuộc dạng tồn kho cho Đài Loan, giúp cho nước này có thể đối phó được 2 cuộc tấn công liên tiếp của Trung Quốc.
    Vừa qua, Mỹ đã cung cấp cho Đài Loan 12 máy bay trinh sát chống ngầm P-3C Orion và xe tăng M-60A3 thế hệ cũ, “cho thuê” tàu hộ vệ lớp Knox. Các trang bị này đều xuất phát từ các điều khoản trong bản kế hoạch “Lạc Thành”. Trong tương lai có thể còn có cả xe tăng chiến đấu M1A1 đã ngừng hoạt động từ sau chiến tranh Iraq, Afghanistan cũng sẽ được cung cấp cho Đài Loan.
    Các quan chức Mỹ chỉ ra, hiện nay ở căn cứ hải quân Mỹ ở California còn có khoảng 20 tàu chiến ngừng hoạt động đang neo đậu tại đây, còn ở “nghĩa trang máy bay” khổng lồ tại bang Arizona còn có khoảng 200 tiêm kích F-16A/B tồn kho có khả năng phục vụ được hàng chục năm nữa. Trong tương lai nếu chiến tranh xảy ra, Mỹ hoàn toàn có thể cung cấp số vũ khí này cho Đài Loan theo tinh thần của “Luật cho vay thời chiến”.
    [​IMG]
    Mỹ có thể cung cấp xe tăng Abrams cho Đài Loan.
    Tổng biên tập Tạp chí Defense Technology Monthly cho biết, khi xảy ra chiến tranh, Mỹ sẽ thông qua bản kế hoạch “Lạc Thành” cung cấp các vũ khí niêm cất trong kho cho Đài Loan, để tiến hành một “Cuộc chiến tranh ủy nhiệm”.
    “Tuy nhiên, những năm gần đây Đài Loan đang thực hiện việc tinh giản biên chế, dẫn đến giám đáng kể về lực lượng, vì vậy ngay cả trong thời chiến mà Mỹ có thể cung cấp một số lượng lớn vũ khí trang bị cho Đài Loan, thì nước này cũng không đủ phi công và nhân viên kỹ thuật để có thể đảm nhận yêu cầu nhiệm vụ”, Thời báo Hoàn Cầu nhận định.

    http://vndefence.info

    Nhật Bản ồ ạt thải xe tăng vì Trung Quốc?
    (Vũ Khí)- Nhật Bản sẽ thải 60% xe tăng để tăng cường khu trục Aegis trong bối cảnh tranh chấp biển đảo với Trung Quốc ngày càng căng thẳng.

    Bộ Quốc phòng Nhật Bản dự kiến sẽ cắt giảm số lượng xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đang có trong biên chế của Lục quân. Theo đó, khoảng 60% xe tăng của lực lượng này sẽ bị thải loại.
    Theo một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nhật Bản, con số cắt giảm cụ thể sẽ là giảm từ 740 chiếc hiện nay xuống còn 300 chiếc. Số tiền tiết kiệm được từ kế hoạch cắt giảm lực lượng xe tăng sẽ được chuyển sang đầu tư củng cố hệ thống phòng thủ tên lửa.
    [​IMG]
    Xe tăng chiến đấu chủ lực Type-90 của Nhật Bản
    Ngay từ hồi năm 2010, Nhật Bản đã có ý đinh thực hiện chương trình cắt giảm số lượng xe tăng. Kế hoạch khi đó là duy trì khoảng 400 chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực.
    Kế hoạch cắt giảm xe tăng mới (duy trì khoảng 300 chiếc) hiện đã được đệ trình lên Hội đồng An ninh và khả năng phòng vệ của Chính phủ. Ngoài nội dung về lực lượng xe tăng, văn kiện này còn bao gồm kế hoạch duy trì số lượng quân nhân trong lực lượng vũ trang Nhật Bản ở mức 159.000 người.
    Theo các tài liệu công khai, Lục quân Nhật Bản hiện đang sở hữu các loại xe tăng chiến đấu chủ lực như Type-10, Type-74 và Type-90 với tổng số 1.200 chiếc. Tuy nhiên, phần lớn trong số này hiện thuộc biên chế lực lượng dự bị và nằm trong kho. Tất cả các xe tăng của Nhật Bản đều do hãng Mitsubishi Heavy Industries chế tạo.
    [​IMG]
    Xe tăng chiến đấu chủ lực Type-10 của Nhật Bản
    Các chuyên gia quân sự cho rằng số tiền thu được từ chương trình cắt giảm số lượng xe tăng sẽ được Nhật Bản đầu tư mua các tàu khu trục trang bị hệ thống Aegis. Ý kiến này hoàn toàn có căn cứ khi hồi tháng 7/2013, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã công bố kế hoạch mua 2 chiếc tàu loại này.
    Theo đó, Nhật Bản sẽ mua các tàu khu trục trang bị hệ thống Aegis trong giai đoạn 2015-2016 để có thể đưa vào trang bị cho Hải quân trước năm 2020. Với việc mua sắm này, Nhật Bản sẽ sở hữu tổng cộng 8 tàu khu trục Aegis.
    [​IMG]
    Tàu khu trục lớp Atago trang bị hệ thống Aegis của Nhật Bản
    Hải quân Nhật Bản hiện có 6 tàu khu trục Aegis, trong đó có 2 chiếc lớp Atgo và 4 chiếc lớp Kongo. Những tàu này của Nhật Bản tương đương với tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Mỹ.
    Động thái cắt giảm lực lượng tăng thiết giáp của Nhật Bản cho thấy hướng ưu tiên quốc phòng của nước này. Điều này càng đáng chú ý trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng sức mạnh hải quân và ngày càng “quyết đoán” hơn trong các vấn đề tranh chấp biển đảo, trong đó có quần đảo Senkaku do Nhật Bản quản lý mà Trung Quốc cũng đòi chủ quyền và gọi là Điếu Ngư.

    http://www.baodatviet.vn
  10. sinh_vien_gia

    sinh_vien_gia Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    57
    Thằng Hèn xẻng châu sơn thì không ngồi cùng mâm với Trung Hoa được rồi, thằng lùn cũng vậy thôi tuy hơn được thằng Hèn xẻng chứ cũng khiếp đảm trước sức mạnh của Trung Hoa 1 phép, xem nầy các chú...

    Nga sắp bán thêm cho Trung Quốc vũ khí “khủng” nào?
    (Kienthuc.net.vn) - Khả năng rất cao Nga sẽ cung cấp tiêm kích Su-35, tên lửa phòng không S-400, vận tải cơ Il-476 và tàu ngầm phi hạt nhân Amur cho Trung Quốc.
    Theo phương tiện truyền thông Trung Quốc, mối quan hệ hợp tác quân sự - chính trị giữa Nga và Trung Quốc không ngừng phát triển, bằng chứng thể hiện việc xuất khẩu quân sự giữa hai nước đã đạt được những thỏa thận mới sau thời hậu Liên Xô.
    Theo số liệu thống kê cho thấy, năm 2011, kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Nga sang Trung Quốc đạt 1,9 tỷ USD. Sang năm 2012 vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh.
    [​IMG]
    Dù đã tự chế tạo được lượng lớn trực thăng nhưng Trung Quốc vẫn ký mua thêm 52 chiếc Mi-17E.
    Theo đại diện Tổ hợp Công nghiệp Quốc phòng Nga, trong tổng số hợp đồng trị giá 17,6 tỷ USD mới ký gần đây của Nga, kim ngạch của phía Trung Quốc chiếm 12%, điều này đồng nghĩa tổng kim ngạch buôn bán vũ khí Nga và Trung Quốc đã đạt tới 2,1 tỷ USD.
    Hiện đã biết chính xác những nội dung cụ thể trong bản hợp đồng lên tới 1,3 tỷ USD, trong đó Trung Quốc sẽ chi 600 triệu USD mua 52 chiếc máy bay trực thăng đa năng Mi-171E, chi 700 triệu USD mua 140 động cơ hàng không AL-31F. Số động cơ này được trang bị cho máy bay chiến đấu Su-27, Su-30 của Nga và J-11B/BS, J-15 và J-16 của Trung Quốc.
    Gần 10 năm nay, xuất khẩu vũ khí sang Trung Quốc vẫn giữ một vị trí quan trọng trong ngành xuất khẩu vũ khí của Nga. Mặc dù ngành chế tạo hàng không của Trung Quốc không ngừng đạt được những tiến bộ vượt bậc, nhưng các động cơ máy bay hầu hết lệ thuộc vào Nga.
    Trung Quốc đang sản xuất 3 loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 gồm: J-10, J-11B và FC-1. Tất cả 3 loại máy bay trên đều sử dụng động cơ do Nga chế tạo, cụ thể J-10 sử dụng động cơ AL-31FN, FC-1 sử dụng động cơ RD-93 còn J-11B sử dụng một biến thể của động cơ AL-31F.
    [​IMG]
    Trung Quốc vẫn tiếp tục phải dựa vào động cơ hàng không Nga.
    Ngoài ra, máy bay ném bom tầm xa H-6K của Trung Quốc cũng đang sử dụng động cơ D-30KP2 của Nga. Đồng thời động cơ này còn được lắp đặt trên máy bay vận tải hạng nặng Y-20 do Trung Quốc tự chế tạo.
    Năm 2009 và 2011, Trung Quốc đã ký hợp đồng mua 239 chiếc động cơ D-30KP2 của Nga, hiện vẫn trong quá trình giao hàng.
    Bên cạnh đó, các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Trung Quốc bao gồm J-20 và J-31 đều trong quá trình thử nghiệm bay, và nước này cũng bày tỏ ý định mua động cơ 117S của Nga.
    Trong thời gian tới, Trung Quốc và Nga sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quân sự, trong đó bao gồm các hợp đồng lớn như:
    - Hợp đồng xuất khẩu 24 tiêm kích đa năng thế hệ 4++ Su-35: Bản ghi nhớ đã được ký kết cách đây 2 năm, đang trong quá trình thảo luận chi tiết hợp đồng.
    Theo đó, dự kiến cuối năm 2013 hoặc đầu năm 2014 sẽ đi tới ký kết. Trong đó hợp đồng này chỉ nhấn mạnh tới việc bán Su-35, không bao gồm việc chuyển giao công nghệ.
    [​IMG]
    Trung Quốc chắc chắn mua được 24 tiêm kích Su-35.
    Ngoài ra, phía Trung Quốc yêu cầu Nga giúp đỡ nước này xây dựng trung tâm bảo dưỡng chuyên phục vụ bảo dưỡng cho Su-35 tại nội địa. Trung tâm này sẽ do các chuyên gia Trung Quốc vận hành. Mặc dù số lượng trao đổi không nhiều, nhưng Su-35 với tính năng ưu việt cùng với hệ thống thông tin vô tuyến điện mới sẽ giúp Trung Quốc tăng cường khả năng giám sát trên biển.
    - Hợp đồng xuất khẩu hệ thống phòng không S-400 cho Trung Quốc: Hai nước đang tiến hành đàm phán về thương vụ trên, tuy nhiên thời gian giao nhận hàng vẫn chưa được tiết lộ cụ thể.
    [​IMG]
    Trung Quốc muốn có S-400 để lấy công nghệ nâng cấp HQ-9.
    Lý do căn bản Trung Quốc mua S-400 là vì muốn tiếp cận công nghệ tân tiến của Nga, đặc biệt là công nghệ động cơ dành cho tên lửa đất đối không tầm xa, nhằm nâng cấp tên lửa HQ-9A của nước này. HQ-9A hiện chỉ có tầm bắn 125 km và cần phải có động cơ thế hệ mới nếu muốn mở rộng tầm bắn lên hơn 200 km.
    Nếu sở hữu S-400, Trung Quốc có thể khống chế hoàn toàn không phận Đài Loan. Hiện tại, các hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 và S-300 chỉ có thể kiểm soát một phần nhỏ phía đông bắc Đài Loan.
    - Hợp đồng xuất khẩu 34 chiếc máy bay vận tải quân sự hạng nặng Il-476: do máy bay Y-20 của Trung Quốc vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vận chuyển quân sự chiến lược của nước này. Thời gian giao hàng sẽ trong khoảng năm 2013- 2015. Một số chuyên gia quân sự Trung Quốc nhận định nước này cần có thêm khoảng 100 máy bay vận tải hạng nặng.
    [​IMG]
    Trung Quốc muốn mua 34 vận tải cơ hạng nặng Il-476.
    [​IMG]
    Tàu ngầm phi hạt nhân tấn công Amur 1650.
    - Hợp đồng xuất khẩu và chuyển giao công nghệ tàu ngầm phi hạt nhân Amur 1650 (biến thể xuất khẩu của tàu ngầm Project 677 cải tiến từ tàu ngầm Project 636): Hiện, hai nước đã ký kết Bản ghi nhớ và tiến hành soạn thảo hợp đồng. Trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền các đảo với Nhật Bản ngày càng gia tăng, Trung Quốc đang cần những chiếc tàu ngầm để có thể bảo vệ biên giới biển của nước này.

    Nhật Bản lo sợ Trung Quốc mua vũ khí Nga

    Phát biểu trong cuộc gặp Đại sứ Nga tại Nhật Bản Evgeny Afanasiev, ông Onodera nói: "Chúng tôi rất quan tâm tới thỏa thuận như được biết này".
    [​IMG]
    Máy bay Su-35 của Nga

    Tuy nhiên, Đại sứ Afanasiev chỉ cho biết Nga đang hợp tác với Trung Quốc trên lĩnh vực quốc phòng.

    Trong khi đó, Bộ trưởng Onodera và Đại sứ Afanasiev đã khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường quan hệ song phương và nhất trí đẩy nhanh những sắp xếp để hiện thực hóa chuyến thăm Nhật Bản của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu trong tương lai gần.

    Trước đó, dẫn tin từ Cơ quan hợp tác quân sự-kỹ thuật Liên bang Nga, hãng thông tấn ITAR-TASS chiều 25/3 đã bác tin của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) rằng Bắc Kinh vừa ký thỏa thuận mua số lượng lớn vũ khí của Mátxcơva gồm 24 máy bay tiêm kích chiến đấu Su-35 cùng 4 tàu ngầm lớp Lada.

    ITAR-TASS khẳng định trong khuôn khổ chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hai bên đã không ký bất kỳ hiệp định nào liên quan đến việc Mátxcơva bán cho Bắc Kinh vũ khí và kỹ thuật quân sự hiện đại, kể cả máy bay tiêm kích Su-35 và tàu ngầm chạy diesel loại Lada.

    Thậm chí, hai bên đã không hề đề cập đến các vấn đề mua bán vũ khí hoặc hợp tác sản xuất vũ khí giữa Nga và Trung Quốc trong chuyến thăm Mátxcơva của ông Tập Cận Bình từ hôm 22-24/3 vừa qua.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này