1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hậu Tang Lễ Đại Tướng Võ Nguyên Giáp.

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi TLJacqueline, 14/10/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Jenna1987

    Jenna1987 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/05/2012
    Bài viết:
    936
    Đã được thích:
    1.889
    Hóa ra cu Hóm là đệ của con chó sủa thuê DTQ! Hết ý.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Học sử toàn những ông vua anh minh tốt bụng. Không biết đến cả tại sao Nguyên Trãi bị chu di tam tộc.

    Thì thành chó dại sủa thuê cho cầm quyền đấy bạn hiền. Ở đâu cũng thế thôi.
  2. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    Tấm vải vàng đặc biệt trong lễ tang Đại tướng

    "Nghe tin dữ về Đại tướng, tôi đã biếu lại mảnh vải cho gia đình, coi như là kỷ niệm cũng như lời cầu chúc cho Ngài luôn được cát lành và được gia hộ bởi ánh hào quang của Đức Phật".

    Đã dứt lòng trần, vẫn không ngăn nổi lệ tuôn

    Là người có nhân duyên lớn với Đại tướng Võ Nguyên Giáp và gia đình cụ từ khi Đại tướng còn khỏe cho đến lúc Người vĩnh viễn nằm lại trên đất mẹ Quảng Bình, Đại đức Thích Thanh Phương - trụ trì chùa Sủi (Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội) không giấu nổi sự xúc động khi nhắc đến Người.

    “Khoảng 18h30 tối 4/10, tôi nhận được thông báo từ người nhà Đại tướng. Khi nghe tin cụ đã rời bỏ trần gian, tôi có cảm giác như một người ruột thịt của mình vừa "đi", vừa bàng hoàng vừa xúc động. Trước nay, Đại tướng và gia đình với nhà chùa cũng là chỗ gần gũi, cá nhân tôi cũng được gặp ông vài lần”, Đại đức rưng rưng nói.

    [​IMG]
    Thượng tọa Thích Thanh Phong, chùa Sủi, Gia Lâm, Hà Nội cùng nhiều hòa thượng khác có mặt sớm ở Quảng Bình


    Khi Đại tướng khuất, thể theo tâm nguyện của gia đình, Đại đức Thích Thanh Phương cùng 3 vị chư tăng khác đã thực hiện các nghi lễ tâm linh cho anh linh Đại tướng như cầu an, lễ Triệu Tổ, trì chú khi an táng… trong suốt 10 ngày diễn ra lễ tang. Đại đức gọi đó là “đại nhân duyên kết hợp bởi phước đức cao dày của Đại tướng và nhân duyên của các Thầy - một nhân duyên khó có lần thứ hai”.

    Đại đức chậm rãi kể: “Nhân duyên giữa nhà chùa và Đại tướng, hay nói rộng ra là nhân duyên giữa Đạo Phật và Đại tướng không chỉ lúc cụ còn tại thế, mà còn nối dài đến tận khi cụ ra đi. Trùng hợp thay, hai ngày trước khi Đại tướng từ trần, tôi được một người quý mến tặng cho một mảnh vải vàng mà người đó khi hành hương sang Ấn Độ - đất phát khởi của Đạo Phật đã cung kính khoác lên kim thân Đức Phật.

    Khi nghe tin Đại tướng, tôi đã biếu lại mảnh vải ấy cho gia đình, coi như là kỷ niệm cũng như lời cầu chúc cho Ngài luôn được cát lành và được gia hộ bởi ánh hào quang của Đức Phật. Đến lễ 3 ngày của cụ, tôi và các cao tăng khác cũng có nhân duyên được đến cúng cầu an tại bệnh viện 108 - nơi cụ trút hơi thở cuối cùng. Chúng tôi làm lễ vân hồi tụng kinh cầu an cho anh linh cụ và cả những vị tướng, chiến sĩ đã hy sinh cho hòa bình của đất nước nữa”.
    [​IMG]
    Các hòa thượng đang làm lễ


    Đại đức tiếp lời: “Có lẽ, hai khoảnh khắc xúc động nhất trong lễ tang Đại tướng đối với chúng tôi là khi nhập niệm tại Hà Nội và khi làm lễ trì chú để an táng Người trong lòng Đảo Yến, Quảng Bình”. Thông thường, tại lễ nhập niệm cho người đã khuất, các sư thầy được thỉnh đến chỉ hộ niệm làm lễ, nhưng trong nghi thức nhập quan Đại tướng, cả bốn vị cao tăng trực tiếp khâm liệm cho Người. Sự “phá lệ” này xuất phát từ chính cái tâm, tình cảm và lòng kính trọng của các thầy với vị Đại tướng vĩ đại của nhân dân. Với những người tu, lòng trần đã dứt, thất tình (hỷ, nộ, ái, ố, ai, lạc, cụ) ở đời chẳng khác gì áng mây trôi qua núi, chuyện sinh tử cũng rất đỗi bình thường trong cõi vô thường, vậy mà, như Đại đức Thích Thanh Phương kể lại, trong lúc ấy, nước mắt của các thầy cứ tuôn tràn.

    “Khi đứng trên tháp chuông Vũng Chùa làm lễ trì chú để an táng Đại tướng, thỉnh lên tiếng chuông vang lên từ đại hồng chung, chứng kiến cảnh hàng nghìn đồng bào, đa phần trong số đó không có huyết thống, cũng chưa có dịp được gặp Đại tướng, tất thảy đều chắp tay hộ niệm, một lòng cung rước Đại tướng về nơi an nghỉ, chúng tôi không khỏi có những cảm xúc lẫn lộn, vừa thấy xót xa cho một kiếp người đã tận, vừa tự hào vì đất nước mình, dân tộc mình đã sản sinh ra một con người vĩ đại, vừa xúc động trước tấm lòng cung kính của nhân dân, vừa thanh thản khi tin rằng, Người sẽ bình an nằm nghỉ nơi mảnh đất thiêng này”, Đại đức bồi hồi chia sẻ.

    “Những năm cuối đời, Đại tướng chịu ảnh hưởng của giáo lý nhà Phật”

    Đại đức Thích Thanh Phương cho biết, cá nhân ông và chùa Sủi có nhân duyên hội ngộ với gia đình Đại tướng từ đầu những năm 2000. Vào các dịp lễ, Tết, gia đình Đại tướng thường đến chùa làm lễ, cầu an. Cũng trong những năm này, Đại đức Thích Thanh Phương được gặp mặt Đại tướng lần đầu trong dịp sinh nhật cụ. Cho đến đầu xuân 2005, Đại đức lại có duyên lành gặp Đại tướng tại bản tự, khi Đại tướng đến vãn cảnh chùa. Đại đức Thích Thanh Phương kể: “Cụ đến rất lặng lẽ, giản dị, hòa cùng những vị khách khác. Lúc này, nhà chùa đang tôn tạo lại một số hạng mục đã xuống cấp, đích thân Đại tướng đã cung tiến 2 triệu đồng và dặn “Đây là tiền được trích từ lương của tôi, mong nhà chùa nhận lấy”.

    Lúc đó, tôi và các Thầy khác đều rất xúc động. Những năm sau này, có lẽ vì sức khỏe không cho phép, Đại tướng ít khi đích thân tới, nhưng gia đình cụ vẫn qua lại chùa luôn. Những dịp lễ, Đại tướng còn gửi hoa, gửi thiếp chúc mừng đến chùa nữa. Đó quả thực là một duyên lành hiếm gặp.”

    Để tưởng niệm Đại tướng, một người con xuất sắc của dân tộc, sắp tới, chùa Sủi sẽ làm lễ tưởng niệm Đại tướng cũng như lập bàn thờ Người trong bản tự.

    [​IMG]

    Đại đức Thích Thanh Phương cho rằng, nhân duyên đặc biệt giữa chùa Sủi và gia đình Đại tướng có lẽ khởi nguyên từ một nhân duyên lớn hơn, đó là sự quan tâm của Đại tướng với giáo lý nhà Phật. Đại đức cho hay, ông được biết Đại tướng lúc sinh thời có đam mê nghiên cứu về Phật giáo, từ các giáo lý nhà Phật (triết học) cho đến các phương pháp hành thiền, yoga (ứng dụng). “Bước qua tuổi tám mươi, Đại tướng đã chọn cho mình cuộc sống gần như ẩn cư. Ông gần gũi với các nhà thiền học, gần gũi với thiên nhiên thanh đạm. Ông dành nhiều thời gian để nghiên cứu Phật giáo cũng như hành thiền. Những năm cuối đời, có thể thấy tinh thần Phật giáo trong Đại tướng thăng hoa. Qua tiếp xúc, tôi nhận thấy ở Cụ một sự thanh thản, an nhiên của những bậc cư sĩ đã chứng ngộ Phật giáo”.

    Đại đức tiếp lời: “Tôi cũng được biết, năm 2007, trong một lần thiền sư sống nhiều năm nước ngoài, Thiền sư Thích Nhất Hạnh về nước đã đến thăm cụ tại tư gia. Đại tướng đã cho người nhà ra vườn, hái một chùm hoa cau tặng khách. Chùm hoa cau không lời, chỉ có hương thơm đượm dấu quê hương và cái tâm của hai con người là chạm đến nhau. Thiền sư Thích Nhất Hạnh cũng tặng lại Đại tướng một bức thư pháp “Bản môn xuân ấy vẫn còn nguyên sơ”, ý muốn nói, gốc rễ nguyên sơ của vạn vật là giống nhau, đích đến của sự giác ngộ là trở về với cái nguyên sơ ấy, và Thiền sư nhìn thấy điều đó trong cửa nhà (bản môn) của Đại tướng. Cái hay nữa là chữ “nguyên” với nghĩa đứng đầu, khởi nguồn, hàng đầu lại là tên đệm của Đại tướng, nó như báo hiệu một sự thành công, đỗ đạt, lẫy lừng tiếng tăm trong thiên hạ. Tôi cho rằng, tinh hoa, linh khí trời đất bao nhiêu năm tụ hội mới tạc thành bậc vĩ nhân, và Đại tướng là một con người như thế”.

    “Có thể nói, không chỉ những năm cuối đời, Đại tướng mới là một cư sĩ. Ông đã là cư sĩ, đã giác ngộ từ sau chiến tranh rồi. Nhà Phật dạy chúng ta phải buông xả những hằn thù, những uất ức quá khứ, phải buông bỏ để lòng thanh thản, có vậy mới trở nên cao thượng, trở thành bậc trí tuệ siêu việt. Hãy nhìn vào cuộc đời Đại tướng xem, buông súng, cụ đâu còn hằn học, đâu còn vương vấn những chuyện cũ của chiến tranh!”.


    [​IMG]
    “Và hãy nhìn vào những lời kệ khắc trên chiếc đại hồng chung Vũng Chùa, nơi những năm trước cụ đã lựa chọn làm chỗ dừng chân cho mình. Trên chiếc đại hồng chung ghi tên bà Đặng Bích Hà (phu nhân Đại tướng) cung tiến, ba mặt được khắc bài kệ “Cư trần lạc đạo” của Phật hoàng Trần Nhân Tông:

    Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
    ​Cơ tắc xan hề, khốn tắc miên
    Gia trung hữu bảo, hưu tầm mịch
    Đối cảnh vô tâm, mạc vấn thiền


    ​Tức:

    Sống đời vui đạo cứ tùy duyên,
    Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền.
    Của báu trong nhà, đừng tìm nữa
    Thấy cảnh vô tâm, chẳng hỏi thiền.


    Và mặt còn lại, chỉ với hai dòng thơ của Đại tướng:

    Cái tôi hoàn lại đất trời
    Trả tôi mặt mũi muôn đời chưa sanh


    Chỉ hai câu ấy thôi, ta đủ thấy tầm nhìn của vĩ nhân này sâu sắc lắm. Một quyết định của Đại tướng, mấy vần thơ của Cụ tưởng như đã được suy nghĩ cả trăm năm. Đại tướng dường như nói về cái chết, nhưng trong một tư thế trở về với nguyên sơ. Thân thể con người, theo giáo lý nhà Phật là do bốn yếu tố nước, gió, lửa, khí của thế giới, mượn hai khí âm - dương (mặt trăng và mặt trời) mà thành. Cái chết chỉ là sự “hoàn” (trả lại, trở về) với thế giới, là sự trở về với bản nguyên. Con người đến thế nào thì trở về thế đó. Hai câu thơ nhỏ nhắn vậy thôi mà chứa đựng cả một triết lý thâm sâu – thứ triết lý mà nếu không thấu hiểu tất thảy thất tình (hỷ, nộ, ái, ố, ai, lạc, cụ) của đời, khó có thể thấm thía”, Đại đức Thích Thanh Phương phân tích.

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Người đã về trời, đã “trở thành Tướng Trời” như lời sư Thầy làm lễ cho Người nhận định, đã trở về với bao đồng đội đã đi vào hư vô để đất đai sông núi này có ngày nay. Nhưng, bây giờ và ngàn sau, anh linh Người sẽ sống mãi để cùng ưu tư, trăn trở với muôn dân, với vận nước.

    Theo Quang Anh
    Tri Thức

    http://www.tienphong.vn/xa-hoi/651216/Tam-vai-vang-dac-biet-trong-le-tang-Dai-tuong-tpol.html
  3. nguyend_uyanh

    nguyend_uyanh Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2006
    Bài viết:
    2.038
    Đã được thích:
    109
    Mậu Thân 1968 và Quảng Trị 1972 nếu để Đại tướng toàn quyền như DBP 1954 thì sẽ đỡ tốn xương máu chiến sỹ hơn rất nhiều và chiến thắng tới nhanh hơn. Năm 1964 trong buổi kỷ niệm 10 năm chiến thắng ĐBP tướng Lê Trọng Tấn đã nói" Nếu không có quyết định thay đổi cách đánh của anh Văn thì phần lớn chúng tôi đã không có mặt ở đây ngày hôm này và cuộc chiến có thể kéo dài 10 năm nữa". Ngày trong quyển sách hồi ký Tổng Hành dinh trong mùa xuân toàn thắng chính Đại tướng đã viết về sai lầm trong Mậu Thân là không chuyển kịp thời chiến tranh từ thành thị về nông thôn . cũng trong quyển hồi ký này cho thấy ý kiến gì cũng phải xin ý kiến 3D đệ nhất cả. Tội 3D đệ nhất có thể nói chất chồng cả thời chiến lẫn thời bình. Nhưng lịch sử rất công bằng.
  4. R.Bingham

    R.Bingham Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2012
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    5
    Đọc nhiều bài trong topic này, em thấy nhiều anh phủ định sạch trơn những đóng góp của cụ Duẩn và thánh hoá cụ Giáp. Đặc biệt là những nhận định kiểu như: Nếu cụ Giáp chỉ huy thì thắng nhanh, ít tổn thất, v.v. Làm sao mà biết được điều này? Các anh căn cứ vào đâu? Vào chiến thắng ĐBP ư? Kẻ địch khác, chiến trường khác, vũ khí công nghệ khác...làm sao các anh chắc chắn thế?

    Nhắc đến cụ Trần Quốc Tuấn, cụ Giáp, chúng ta nghĩ ngay lập tức nghĩ tới những chiến công hiển hách của các cụ. Tuy nhiên, cụ Lệ Hoàn, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Lê Lợi, Nguyễn Huệ cũng có những chiến công như thế sao lại không được nhân dân phong thánh? Theo em, đó là do lòng nhân, tình yêu nước, đặt việc quốc gia xã tắc, nhận dân trên mọi lợi ích, toan tính cá nhân. Cái đấy tạo nên sự bất tử của các cụ. Chúng ta nhắc nhở nhau phải học các cụ, nhưng em nhiều anh đã không làm thế. Em thấy các anh cuồng tín, bảo thủ lắm!

    Cụ Trần Thủ Độ diệt nhà Lý, bắt chị dâu lấy em, dựng nhà Trần, một trong những triều đại mạnh mẽ nhất lịch sử phong kiến Việt Nam nhưng bị đời sau bảo là quá tàn ác, nhẫn tâm. ***** Quý Ly canh tân nhưng bị dân chúng cho là kẻ soán nghịch... Lịch sử có công bằng không? Em thì lại thấy lịch sử bất công và tàn nhẫn lắm. Ví thử 50 năm nữa, những kẻ vẫn ra rả chửi Bác, chửi CS kia, vì một cơ duyên nào đấy về lãnh đạo nước VN này thì liệu các thế hệ sau đó có còn tôn kính Bác?

    Điều cuối cùng, em trẻ người non dạ, đọc chưa nhiều, nghe chưa sâu. Đọc chính sử nước nhà thì không thấy những điều bí sử các anh bàn tán. Đọc của bọn tư bản "tự do", lề trái thì nó na ná với nhiều anh viết ở đây. Cho nên em hoang mang lắm, biết tin bên nào, anh nào đây?!!! Vậy với mỗi chuyện như thế các anh khẳng định chính xác bao nhiêu %? Mong các anh có trách nhiệm với lũ trẻ chúng em một tý. Kẻo có gì sau này, các anh lại bẩu: Bọn trẻ không thuộc sử, mất gốc, liệt não, ngộ cám... Oan cho chúng em lắm!
  5. thanhle2004

    thanhle2004 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2004
    Bài viết:
    4.212
    Đã được thích:
    2.248
    Bạn ạ, lịch sử mà những kẻ này bàn chỉ nên gọi là "lịch sử giải trí' - pop history thôi, đọc để thư giãn và viết kịch bản phim. Chứ dùng để nghiên cứu thì còn khuya.

    Tớ đọc từ post đầu đến post cuối thấy tuyền là mấy ông ba la bát nháo, thậm là nói theo ý của mình, không ông nào đưa được một cái bằng chứng chứng minh cho ý kiến của mình.

    Nhớ ngày xưa xem phim Lữ Hậu, cùng một lúc có 2 Lữ Hậu cùng chiếu trên truyền hình, một Lữ Hậu độc ác và một Lữ Hậu hiền từ. Về nhà trẻ con hỏi, thế Lữ Hậu là ác hay hiền hả bố
  6. lycafetanvo

    lycafetanvo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2008
    Bài viết:
    970
    Đã được thích:
    164
    em đã bị tiêu chảy liên tục 2 ngày nay kể từ khi đọc những lời tâm sự này, ai biết cách để em dừng lại ko?

    Cộng tác viên VTV nói về sự cố 'phản cảm' trong lễ Quốc tang

    "Bản thân mình, khi xem lại những hình ảnh đó, cũng thấy phản cảm lắm, ân hận lắm...", chàng trai chụp ảnh phản cảm ở Quốc tang, tâm sự.
    http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/1451...i-ve-su-co--phan-cam--trong-le-quoc-tang.html
  7. gorko

    gorko Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/10/2013
    Bài viết:
    1.224
    Đã được thích:
    2.439
    Tay "Hố mẻ mồm hay thúi" này toàn lôi nhân sĩ Bắc hà vào cái chuyện chẳng liên quan. Mà nói luôn là chả có khái niệm "nhân xĩ bắc Hè" chi mô hết á, có thị trưởng HN nào HN gốc đâu à, sao cứ ú ớ làm ko xong lại đổ cho "nhân xĩ".
    Ủa, nói thế thì quan ba Pirot ở ĐBP trươc khi ôm lựu vô bụng tự ải chắc hô " Vịt ngan cọng hành phọt pháo vô đối, nhân xĩ Phú lang sa nguyện chết không hối". Hô xong ắt lẩm bẩm "Ủa Vịt ngan cọng hành là cái chi mô mà cái thèng nhân xĩ hố mẻ nào xui mềnh vậy hè.

    Còn nếu cái thèng "Hố mẻ mồm hay thúi" muốn nói chiện Bắc Hà thì hãy ra HN bơi ba vòng sông Tô lấy sức, lên bờ nuốt ba bát "bã cơm", súc miệng vài chai bia nhãn "bà đẻ mắc tè"[:P] để thông não đã hè.
  8. ruoitrau

    ruoitrau Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2001
    Bài viết:
    1.892
    Đã được thích:
    1.079
    vác đến nhét vào mồm thằng phóng viên ấy là hết
  9. nguyend_uyanh

    nguyend_uyanh Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2006
    Bài viết:
    2.038
    Đã được thích:
    109
    Chú suy nghĩ tý đi, căn cứ vào đâu à, căn cứ vào DBP ( lúc đó địch vũ khí khác, công nghệ khác nhưng ta cũng vũ khí và công nghệ khác nhé), và các trận khác như Khe Sanh và 1975 do Đại tướng chỉ huy đấy, dĩ nhiên trận 1975 Đại tướng ko toàn quyền nhưng có tham gia nhiều. Chỉ có DBP là toàn quyền thôi.Còn nhân dân và lịch sử rất công bằng, Cụ Trần Thủ Độ nhẫn tâm nhưng mặt khác vẫn có người khen cụ ở mặt khác, Hồ Quý Ly canh tân nhưng ko được lòng dân và tầng lớp quý tộc, phương pháp không hợp lý, như cụ Nguyên TBT LKP đó, định diệt tham nhũng mà phương pháp ko hợp lý, ko chuẩn bị bài bản là bị thịt ngay.
  10. gorko

    gorko Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/10/2013
    Bài viết:
    1.224
    Đã được thích:
    2.439
    Đây là hai câu diễn nôm của nhà thơ Vương Phạm Chí đời Đường:
    "Hoàn nhĩ công sinh ngã
    Hoàn ngã vị sinh thì"

    Xét theo ngữ nghĩa của nguyên gốc thì hai câu diễn nôm này mới chạm đến phần sắc tướng của hồn phách câu thơ gốc.
    Thêm nữa, hai câu diễn nôm này cũng của một vị thiền sư khác, không phải của Đại tướng.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này