1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Topic tạm : Bàn về chủ đề : " TQ lập vùng kiểm soát bay ".

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi tridunghtvc, 26/11/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Lần này là xong hẳn rồi , "giấc mơ khựa từ ch.ó muốn lên làm người " :rolleyes::D
    ================================================
    Trung Quốc tức giận vì Australia phản đối vùng phòng không
    Sau khi Ngoại trưởng Australia phản đối Trung Quốc thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, Bắc Kinh cho rằng đây là những lời lẽ "vô trách nhiệm".

    Hôm 26/11 bà Julie Bishop, Ngoại trưởng Australia, thông báo rằng bà đã mời đại sứ Trung Quốc tới Bộ Ngoại giao để bày tỏ mối quan ngại của chính phủ Australia về việc Trung Quốc lập ADIZ trên biển Hoa Đông. Sự việc này diễn ra trong bối cảnh Bishop sẽ thăm Trung Quốc trước thời điểm cuối cùng của năm 2013.

    [​IMG]
    Ngoại trưởng Julie Bishop của Australia. Ảnh: Reuters.
    "Thời điểm và cách thức Trung Quốc lập ADIZ trên biển Hoa Đông sẽ chỉ làm căng thẳng trong khu vực tăng và không đóng góp cho sự ổn định của khu vực. Australia thể hiện sự phản đối rõ ràng đối với những hành động gây hấn hoặc đơn phương nhằm thay đổi tình hình trên biển Hoa Đông", Sydney Herald Morning dẫn lời bà Bishop.

    Hôm nay Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói trên trang web của họ rằng Bắc Kinh phản đối lời lẽ của Bishop và yêu cầu Ngoại trưởng Australia sửa nội dung của những lời bình luận.

    "Australia đã phạm sai lầm toàn diện khi đưa ra những bình luận vô trách nhiệm về việc Trung Quốc lập ADIZ trên biển Hoa Đông và chúng tôi không chấp nhận những lời bình luận đó. Trung Quốc kêu gọi Australia cải chính ngay lập tức phát ngôn của họ để không làm tổn hại tới quan hệ giữa hai nước", Bộ Ngoại giao Trung Quốc nêu rõ.

    Trung Quốc thông báo rằng họ thành lập Vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông vào ngày 23/11. Vùng này bao trùm nhóm đảo Điếu Ngư/Senkaku - đối tượng tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Bắc Kinh yêu cầu mọi phi cơ thông báo trước cho giới chức Trung Quốc và giữ liên lạc radio khi chúng bay qua Vùng nhận dạng phòng không. Nếu các phi cơ không làm theo yêu cầu của Bắc Kinh, quân đội Trung Quốc sẽ hành động để trừng phạt.

    Quỳnh Trang

    Theo Tri Thức
  2. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Xong hẳn rồi !
    Bội đôi này đều khẳng định thì coi như khựa hết đường chạy ...:eek::P
    ======================================================
    Tags: địa-chính trị , chiến lược , tiềm lực quân sự , Mỹ , Anh , Trung Quốc
    Mỹ, Anh: Trung Quốc là kẻ thù chính
    9:09 PM, 24/11/2013, Views: 7433 | By Nhân Vũ
    VietnamDefence - Mỹ và Anh đã coi Trung Quốc là mối đe dọa chủ yếu do tiềm năng quân sự của nước này gia tăng.
  3. tungsteng1

    tungsteng1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/12/2011
    Bài viết:
    1.361
    Đã được thích:
    1.253
    Chỉ tính phạm vi lẫn tần suất cho Su bự bay tuần tra vùng này thì ta chấp Khựa. Không cần phải lo chuyện này.
    Su bự nhà ta bay tuần tra vùng đấy 20 năm nay rồi, lập nhận diện phòng không ngay chỗ đi tuần của Vịt mà nó bay còn chưa tới nơi được làm gì?
  4. quehuongtoivietnam45

    quehuongtoivietnam45 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/07/2012
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    234
    Vì nó không bay đến được nên nó tính đưa con nhị rắm của nó xuống biển đông. Mẹ khỉ nó để ở vùng biển mình thì lấy cái gì ra mà húc với ủi nó đi. *** bọn trung cẩu chó bẩn đểu cáng vãi lìn
  5. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839

    Đỏ : Đấy là mục đích chính của nhóm seeder Núp sau cái Nick @sinh_vien_gia đấy . trong này có nhiều bác nhận ra nhưng không nói ra trừ bác @Inteltigence chắc do thấy ngứa mắt quá nên mới cảnh báo cho mọi người
    HaNoiOldInteltigence thích bài này.
  6. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Bài này đáng đọc .... :rolleyes::D
    =================================================
    Cập nhật lúc 06:49, 28/11/2013
    Chứng minh Trung Quốc không có cửa trước Nhật-Mỹ
    (Quan hệ quốc tế) - Ngày 23/11/2013, Trung Quốc công bố bản đồ tọa độ “khu vực nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông”, gồm cả không phận quần đảo Senkaku do Nhật Bản đang quản lý.

    Trước đó, Tờ Thiết Huyết tháng 11/2013 đã trích lại bài viết trên tờ Văn Hối nói: 30 năm nữa Trung Quốc sẽ đủ điều kiện chiếm quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.

    Ngày 26/11, các báo còn đưa tin Trung Quốc đang chuẩn bị cho một cuộc xung đột vũ trang với Nhật. Cùng ngày, chiếc tàu sân bay duy nhất của nước này đã rời cảng Thanh Đảo đến Biển Đông để “nghiên cứu khoa học (tàu sân bay nghiên cứu khoa học gì ở đây?) và tập trận với sự hộ tống của 2 tàu khu trục và 2 khinh hạm.
    Với các diễn biến trên, tình hình xung quanh quần đảo tranh chấp đang ngày càng nóng, mọi việc đều có thể xảy ra.

    Ba mươi năm, đó là một khoảng thời gian tương đối dài và đến lúc đó không biết sẽ như thế nào. Nhưng vào thời điểm hiện tại và trong tương lai gần, nếu xảy ra một cuộc chiến Trung – Nhật thì ai thắng ai bại?

    Chúng ta hãy điểm qua một số phân tích và dự báo về kết cục của một cuộc chiến giả định giữa hai nước của 2 nhà chiến lược quân sự Nga là V. Kashin - chuyên gia thuộc Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ, chuyên gia Viện Viễn Đông Viện Hàn lâm khoa học Nga kiêm Tổng biên tập Tạp chí “Moscow Defence Brief” và K.Sivkov - Phó chủ tịch thứ nhất Viện Hàn lâm các vấn đề địa chính trị Viện Hàn lâm khoa học Nga mới được đăng trên báo Vzgliad (Quan điểm) ngày 18/11/2013 – tức 5 ngày trước khi Trung Quốc công bố cái gọi là “khu vực nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông”.



    1. So sánh lực lượng

    Về nội dung này, ý kiến 2 chuyên gia có những điểm khác nhau. Xin trích dẫn:

    a. V. Kashin:

    “Trên biển, hiện Trung Quốc không có ưu thế tuyệt đối về số lượng, trong khi về chất lượng thì Hạm đội của PLA kém xa Nhật Bản.
    “Trung Quốc mới bắt đầu đóng các tàu tương đối hiện đại vào khoảng năm 2007. Tất cả những tàu được đóng trước đó đều là đồ bỏ đi (nếu so với các tàu của Nhật). Lực lượng tàu ngầm Trung Quốc có thể tạo ra mối nguy hiểm nhất định đối với Nhật Bản, nhưng Hải quân Nhật Bản được xây dựng với định hướng ưu tiên là đối phó với các tàu ngầm, trước hết là với các tàu ngầm của Hạm đội Xô Viết trước đây (cho nên mối de dọa đó đã được giảm thiểu).

    Tôi (V.Kashin) đã từng được nghe các chuyên gia Mỹ chuyên về chiến tranh trên biển đưa ra nhận xét là – nếu chỉ tính riêng ở góc độ một cuộc chiến chống ngầm thuần túy gồm các yếu tố: kinh nghiệm, trang bị và phương pháp (tác chiến) - Hải quân Nhật Bản còn có mặt trội hơn cả Hải quân Mỹ. Trong khi đó, đối với Trung Quốc, chỉ riêng công tác huấn luyện tác chiến cho các kíp thủy thủ tàu ngầm đã là cả một vấn đề”.

    “Trung Quốc hiện đang ở tình trạng tương tự như Liên Xô cuối những năm 50 và đầu những năm 60 của thế kỷ trước. Nước này mới ở giai đoạn đầu xây dựng Hạm đội đại dương, nhưng để làm được điều đó thì thứ nhất – cần phải khắc phục được sự tụt hậu về kỹ thuật. Thứ hai, cần phải có những đột phá trong công tác huấn luyện tác chiến, chiến thuật và tổ chức.

    Hạm đội Liên Xô thời kỳ đầu cũng chỉ hoạt động ven bờ, không có khả năng hoạt động độc lập cách xa bờ biển của mình, phải mất hàng chục năm mới trở thành hạm đội hoạt động trên các đại dương. Trung Quốc bây giờ mới chỉ mới chỉ ở giai đoạn đầu của chặng đường đó.

    Trong những năm 80, Hải quân Trung Quốc phát triển theo tinh thần Học thuyết phòng thủ ven bờ và theo hướng: thành lập hạm đội duyên hải với số lượng các tàu lớn chỉ ở mức tối thiểu, chủ yếu là các tàu nhỏ (lượng giãn nước từ 10 đến 400 tấn) và một khối lượng lớn pháo binh bờ biển.

    Hải quân Trung Quốc mới phát triển từ giữa những năm 90, những tiến bộ về chất lượng cũng mới xuất hiện trong mấy năm trở lại đây. Trung Quốc không hề có kinh nghiệm cũng như trường phái Hải quân riêng nào cho phép họ có thể cảm thấy tự tin (khi đối đầu với Hạm đội Nhật Bản).

    b. K.Sivkov:

    “Về số lượng thì Lực lượng quân sự Trung Quốc gấp Nhật Bản khoảng chục lần. Quân đội Trung Quốc trong thời bình có 2,5 triệu người, còn Nhật Bản- khoảng 250.000 người. Nhưng trong cuộc chiến tranh giành quần đảo, lực lượng mà hai bên sử dụng chủ yếu sẽ là hải quân và không quân.

    Để giải quyết các nhiệm vụ tác chiến nếu xung đột xảy ra, Trung Quốc có thể sử dụng từ 400 đến 500 máy bay chiến đấu, khoảng 20 tàu ngầm điện- diesel, 3 tàu ngầm hạt nhân. Ngoài ra, nước này còn có thể đưa vào tác chiến một số tàu tên lửa nhỏ và tàu khu khục mang tên lửa có điều khiển do các đảo này cách không xa Trung Quốc.

    Về phía Nhật Bản, để chống lại lực lượng trên, nước này có thể huy động đến 150 máy bay tiêm kích chiến thuật, khoảng 10 tàu ngầm diezel, khoảng 5 đến 10 tàu phóng lôi và tàu tuần tiễu. Thành phần tác chiến của Hạm đội Nhật Bản sử dụng để bảo vệ các đảo này, về số lượng sẽ chỉ bằng một nửa so với Trung Quốc”.

    Các máy bay của Trung Quốc chủ yếu là các loai máy bay đã lạc hậu. Nếu tính yếu tố chất lượng, Nhật Bản có ưu thế áp đảo. Trung Quốc không có máy bay tuần thám radar trong khi Nhật Bản có các máy bay loại này nên có khả năng kiểm soát không phận và điều khiển tác chiến trên không, và đây chính là ưu thế đáng kể của không quân tiêm kích Nhật Bản.

    Nhìn chung, xét tổng thể thì sức mạnh của Nhật Bản và Trung Quốc trên không là tương đương nhau, mặc dù Trung Quốc có ưu thế vượt trội về số lượng.

    Còn về hải quân, các tàu ngầm Trung Quốc có các tính năng kỹ - chiến thuật và công nghệ tương đương với các tàu đầu những năm 70. Có nghĩa là có độ ồn lớn. Nhật Bản có các tàu ngầm hiện đại hơn, ít tiếng ồn hơn và có thể tiến hành các hoạt động tác chiến chống lại các tàu ngầm Trung Quốc rất hiệu quả. Nhưng thành phần tàu nổi của Trung Quốc, không nghi ngờ gì nữa, vượt trội so với các tàu nổi của Nhật”.

    Nếu chiến tranh xảy ra vào ngày mai

    Kịch bản một (một chọi một) - Ý kiến của 2 chuyên gia trên vẫn hơi khác nhau.

    a. V.Kashin:

    “Chắc chắn hơn cả, cuộc xung đột giành các đảo sẽ kết thúc bằng một thất bại nhục nhã của Trung Quốc. Nếu hai bên sử dụng lực lượng tương đương nhau, Trung Quốc sẽ phải gánh chịu những tổn thất nặng nề trong khi không thể gây cho Nhật Bản thiệt hại nào đáng kể.

    Vào thời điểm hiện tại, Nhật Bản có ưu thế rất lớn cả về trang bị lẫn huấn luyện tác chiến. Còn với Trung Quốc, tất cả các hệ thống (vũ khí) mới đều chưa qua thử nghiệm thực tiễn, trình độ huấn luyện, kỹ năng của bộ đội đang còn là một dấu hỏi. Không những tất cả các loại vũ khí (của Trung Quốc) đều thua kém vũ khí của Nhật Bản mà Trung Quốc cũng không có khả năng tận dụng hết năng lực của các loại vũ khí mà mình có. Chắc chắn là Trung Quốc sẽ thảm bại trước Nhật Bản”.

    “Hải quân Nhật Bản rất mạnh. Mặc dù (Hải quân) Trung Quốc đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng để có được trình độ (như Nhật Bản), trước hết là trong chiến thuật và huấn luyện thì nước này còn phải mất nhiều năm nữa (có lẽ vì thế mà Trung Quốc dự tính đến năm 2040 mới chiếm lại Sensaku chăng?).

    b. K.Sivkov không đồng ý với dự đoán như vậy. Theo ông, tổn thất của Trung Quốc quả thực sẽ tương đối lớn, nhưng một mình Nhật Bản sẽ không thể ngăn chặn được Trung Quốc.

    “Trong trường hợp xảy ra xung đột, Trung Quốc chủ yếu sẽ tiến hành chiến lược tiến công, trong khi Nhật Bản tập trung vào phòng thủ, và trong trường hợp đối đầu trực tiếp, Trung Quốc có nhiều cơ hội thắng hơn.

    Lý do: Trung Quốc có ưu thế đáng kể về lực lượng tên lửa, các tàu phóng lôi và tên lửa có điều khiển, có thể giải quyết nhiệm vụ tiêu diệt các cụm tàu nổi của Nhật và đổ bộ lính (lên các đảo). Do Trung Quốc có ưu thế vượt trội về số lượng máy bay và quân dự bị (hàng chục lần), Không quân Nhật Bản không thể đánh trả được các đợt tấn công ồ ạt của Không quân Trung Quốc”.

    “Về huấn luyện binh sĩ - Trung Quốc không thua kém gì Nhật Bản, và ở một số lĩnh vực nào đấy, có thể còn tốt hơn. Trung Quốc tiến hành các cuộc tập trận thường xuyên, liên tục và chi nhiều tiền để thực hiện nhiệm vụ này.

    Vì thế, nếu sự chuẩn bị của hai bên là như nhau thì Trung Quốc có thể giải quyết nhiệm vụ đánh bại các cụm không quân Nhật Bản trên chính lãnh thổ nước họ dù cái giá phải trả là rất đắt, và (Không quân Trung Quốc) cũng sẽ giải quyết được nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không tại khu vực đổ bộ (lên các đảo)”.

    Kịch bản hai “hai đánh một”

    Trong trường hợp này, quan điểm của 2 chuyên gia trên hoàn toàn trùng nhau – Trung Quốc không có cửa nào.

    Nhật Bản, mặc dù quân số của Lực lượng phòng vệ kém PLA Trung Quốc hàng chục lần, nhưng có một ưu thế: đó là có đồng minh Mỹ. Theo Hiệp ước an ninh giữa hai nước thì trong trường hợp Nhật Bản bị xâm lược, Mỹ phải có trách nhiệm can dự. Khác với sự khác biệt về dự báo trong trường hợp “một chọi một”, khi dự báo về kết cục dành cho Trung Quốc nếu đối đầu quân sự với cả Nhật Bản và Mỹ, các chuyên gia đều có một quan điểm chung.

    Căn cứ quân sự Mỹ trên đảo Okinawa

    a. K. Sivkov:

    “Chỉ riêng yếu tố Mỹ đã hoàn toàn loại trừ khả năng của Trung Quốc tiến hành chiến dịch quân sự ở khu vực các đảo trên. Trong cuộc “đối đầu trực tiếp” (giả định) giữa Trung Quốc và Nhật Bản-Mỹ thì dù Không quân Trung Quốc có ưu thế vượt trội về số lượng nhưng Không quân của Hải quân Mỹ cùng với Không quân tiêm kích chiến thuật triển khai tại Okinawa sẽ thừa sức để đánh trả các đòn tấn công và gây những thiệt hại không thể chịu đựng nổi cho Không quân tấn công Trung Quốc.

    Dĩ nhiên khi đó các sân bay Trung Quốc sẽ bị tấn công bằng các tên lửa có cánh kiểu Tomahawk, phần lớn máy bay (đậu trên sân bay) sẽ bị tiêu diệt, cơ sở hạ tầng cũng sẽ chịu chung số phận, và chỉ trong vòng một đến 2 tuần với sự tham gia của Mỹ, đại bộ phận lực lượng của Không quân Trung Quốc sẽ bị loại khỏi vòng chiến đấu.

    Hải quân Trung Quốc, tương tự như vậy, cũng bị đánh tan vì các tàu ngầm hạt nhân của Mỹ kiểu Los Angeles lúc đó sẽ tham gia – những tàu loại này sẽ “giải quyết” các tàu Trung Quốc một cách nhẹ nhàng.

    Vũ khí trên tàu của Trung Quốc tương đối mạnh, nhưng vũ khí phòng không (của các tàu đó) rất yếu, vì thế các tàu này sẽ nhanh chóng bị các tên lửa có cánh của Mỹ phóng từ cự ly ngoài tầm với của các tên lửa Trung Quốc tiêu diệt.

    Theo ông Sivkov, nếu Trung Quốc biến những tuyên bố hung hăng thành hành động và xảy ra xung đột quân sự thì cuộc xung đột này chỉ giới hạn trên biển và trên không, sau đó Mỹ đe dọa can thiệp và gần như chắc chắn Trung Quốc sẽ phải chấm dứt các chiến dịch quân sự, nhưng thay vào đó là sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế mạnh.

    Ông này kết luận: “Dù không có sự hậu thuẫn của Mỹ, các Lực lượng phòng vệ của Nhật Bản vẫn đủ sức giữ các đảo (trong trường hợp xảy ra xung đột quy mô nhỏ). Nhưng nếu giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn quyết định chiếm các đảo này bằng mọi giá thì (lúc đó) Nhật Bản sẽ không đủ sức. Tổn thất trong trường hợp này như sau: Không quân Trung Quốc sẽ chịu tổn thất đáng kể - khoảng 150 máy bay, còn Nhật Bản sẽ mất khoảng vài chục chiếc. Đến lúc Mỹ can thiệp (và phải can thiệp), thì Lực lượng vũ trang Trung Quốc sẽ đại bại.

    b.V.Kashin:

    “Mỹ không có lập trường rõ ràng về các tranh chấp lãnh thổ, nhưng có điều gì đó xảy ra với Nhật Bản thì dứt khoát Mỹ sẽ can thiệp. Mỹ có tại khu vực này một cụm quân gồm tàu sân bay G. Washington, lính thủy đánh bộ trên đảo Okinawa, không quân và lục quân tại Hàn Quốc.

    Có nghĩa là ngay sát cạnh các đảo tranh chấp, Mỹ đang có một lực lượng quân sự mạnh, kể cả các cụm tàu sân bay tấn công - những tàu này trong trường hợp xảy ra mối đe dọa xung đột thì chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ là đã có mặt ở khu vực tác chiến và tham gia ngay. So sánh lực lượng quá bất lợi cho Trung Quốc và nước này không có một cơ hội nào. Phải còn rất lâu nữa, Trung Quốc còn phải qua một chặng đường rất dài nữa mới có thể trở thành một mối đe dọa thực sự đối với Nhật Bản”.

    Vài lời nói thêm

    1. Nhật Bản có quyền chủ quyền đối với các đảo này vào cuối thế kỷ XIX, sau cuộc chiến tranh Trung - Nhật lần thứ nhất. Sau khi thua trận trong chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật mất chủ quyền đối với tất cả các khu vực lãnh thổ chiếm được trước đó, những đảo này nằm dưới quyền tài phán của Mỹ.

    Đến năm 1972, Mỹ đã trao trả đảo Okinawa và quần đảo này cho Nhật Bản. Chính vì vậy mà Mỹ lại càng không có lý do gì để ngồi nhìn những hòn đảo mà chính mình trao lại cho Nhật lại bị Trung Quốc chiếm đoạt.

    Ngay từ năm 1943, chủ đề các đảo tranh chấp với Nhật đã được đề cập tới trong hội nghị Cairo năm 1943 với sự tham dự của Tưởng Giới Thạch, Roosevelt và Churchill.

    2. Cách đây không lâu (ngày 20/5/2013) báo Lenta.ru có đăng bài với tiêu đề “Đối với Thiên triều (Trung Quốc) – thì bao nhiêu (lãnh thổ) cũng là ít”, trong đó liệt kê một số tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc với các nước láng giềng.

    Tinh thần của bài báo là: tham vọng lãnh thổ của “Thiên triều” đối với các nước láng giềng là không bao giờ thay đổi - từ xa xưa, từ Tôn Dật Tiên, Tưởng Giới Thạch, thời kỳ Mao, tiền Mao và hậu Mao…

    Vấn đề là ở chỗ sức của Trung Quốc tới đâu, thủ đoạn gì cũng như đối sách và sức mạnh của các “nạn nhân” như thế nào. Không thể tin vào các câu mà giới lãnh đạo Trung Quốc thường rao giảng về “láng giềng hữu nghị ….” – vốn luôn ngược với những điều mà họ nghĩ cũng như những điều mà họ làm .

    3. Ngày 26/11, Trung Quốc đã điều chiếc tàu sân bay duy nhất của nước này (Liêu Ninh) đến Biển Đông để “nghiên cứu khoa học” và tập trận với sự hộ tống của 2 tàu khu trục và 2 khinh hạm. Sau khi vấp phải sự phản đối kịch liệt của các nước có liên quan như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Australia... trước “khu vực nhận diện phòng không”, Trung Quốc chuyển hướng dọa dẫm sang các nước láng giềng phía nam chăng?

    4. Diễn biến mới đáng chú ý hơn cả: Vào lúc 19h00 ngày thứ 2 (25/11- theo giờ bờ đông nước Mỹ - tức sáng ngày thứ ba 26/11 – giờ Việt Nam), 2 máy bay B-52 của Mỹ cất cánh từ sân bay Guam đã bay vào “khu vực nhận diện phòng không” nói trên mà không thèm báo trước cho phía Trung Quốc “theo quy định”.

    Đã không hề có một biện pháp “quân sự khẩn cấp” nào được áp dụng, thậm chí phía Trung Quốc cũng đã không tìm cách liên lạc với 2 chiếc máy bay này.

    Nói theo cách nói của tờ Wall Street Journal thì bước đi trên đây của Mỹ là “thách thức trực tiếp” đối với Trung Quốc liên quan đến vụ “thành lập khu vực phòng không “…

    Nên hiểu sao về Trung Quốc sau vụ này?

    Nhật Bản có thể làm gì khi Trung Quốc không kích?
    Lê Hùng
  7. duongdzu

    duongdzu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/01/2008
    Bài viết:
    451
    Đã được thích:
    166
    B-52 Mỹ thách thức Trung Quốc ở Hoa Đông
    28/11/2013 03:20
    Căng thẳng ở biển Hoa Đông tiếp tục gia tăng sau khi Mỹ điều 2 máy bay ném bom B-52 xâm nhập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mới thành lập của Trung Quốc.
    Các chiếc B-52 xuất phát từ căn cứ không quân Andersen ở đảo Guam và vượt qua quãng đường hơn 2.414 km về hướng tây bắc, đi qua ADIZ của Trung Quốc mà không thông báo sớm cho phía Bắc Kinh. Phát ngôn viên Lầu Năm Góc cho biết không thấy máy bay Trung Quốc liên lạc hoặc quan sát trong lúc 2 chiếc B-52 bay qua khu vực. Về phần mình, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố trên website rằng không quân nước này đã theo dõi toàn bộ quá trình “xâm nhập” ADIZ của B-52 Mỹ vào ngày 26.11. Khi công bố thành lập ADIZ, Trung Quốc cảnh báo sẽ áp dụng “những biện pháp phòng vệ khẩn cấp” đối với máy bay không tuân thủ yêu cầu khai báo danh tính trước khi đi vào khu vực này.
    Trước câu hỏi về cách xử lý các vụ xâm nhập trong tương lai, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương nói nước này sẽ có “phản ứng thích đáng”, tùy thuộc vào “tình hình và mức độ đe dọa”. Giới chuyên gia đánh giá phản ứng của Nhật Bản và đồng minh Mỹ làm gia tăng nguy cơ xung đột giữa Bắc Kinh với Tokyo.
    Hãng Reuters dẫn lời chuyên gia Tôn Triết thuộc Đại học Thanh Hoa nhận định nếu Mỹ tiếp tục triển khai thêm 2 hoặc 3 chuyến bay như vậy, Trung Quốc buộc phải phản ứng để giữ thể diện. Theo Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), lực lượng không quân hải quân nước này vừa tiến hành cuộc tập trận ở Hoa Đông sau khi tuyên bố lập ADIZ. Hàng chục chiến đấu cơ J-10 của Trung Quốc đã diễn tập không chiến và đánh chìm tàu chiến trong cuộc tập trận.
    Trong khi đó, theo yêu cầu của chính phủ Nhật Bản, các hãng hàng không Japan Airlines (JAL) và ANA Holdings đã ngưng cung cấp lịch trình bay và các thông tin khác cho phía Trung Quốc trong ngày 27.11. Kết quả là các chuyến bay diễn ra thuận lợi và an toàn khi đi qua ADIZ. Từ đó, Hiệp hội Hàng không Nhật Bản kết luận an toàn của hành khách không bị đe dọa khi từ chối yêu cầu cung cấp thông tin của Trung Quốc. Cũng trong ngày 27.11, quốc hội Nhật đã thông qua dự luật thành lập Hội đồng An ninh quốc gia theo mô hình của Mỹ.
    Trong diễn biến có liên quan, ngày 27.11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez khẳng định việc Trung Quốc điều tàu sân bay Liêu Ninh cùng các tàu khu trục và tàu hộ tống xuống biển Đông huấn luyện “làm gia tăng căng thẳng và vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông”, theo Reuters.
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20131128/b-52-my-thach-thuc-trung-quoc-o-hoa-dong.aspx
    Trung Quốc 'đã theo dõi' máy bay B-52 của Mỹ ngay từ đầu
    27/11/2013 12:40
    (TNO) Bộ Quốc phòng Trung Quốc khẳng định “đã theo dõi” ngay từ đầu hai máy bay ném bom B-52 của Mỹ khi chúng bay vào vùng nhận dạng phòng không mới của Trung Quốc trên biển Hoa Đông.
    >> Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ: Washington nên đề phòng Trung Quốc
    >> Mỹ thách thức vùng phòng không Trung Quốc bằng máy bay B-52
    [​IMG]
    Một chiếc máy bay ném bom B-52 của Mỹ - Ảnh: Reuters
    “Quân đội Trung Quốc đã theo dõi toàn bộ diễn tiến vụ việc, đã triển khai việc nhận dạng (hai chiếc máy bay Mỹ) đúng lúc và cũng đã xác định được loại máy bay của Mỹ”, AFP dẫn lời Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Geng Yansheng.
    “Trung Quốc có đủ khả năng kiểm soát không phận này (tức vùng nhận dạng phòng không mới trên biển Hoa Đông - NV)”, ông Geng nói thêm.
    Giới quan sát nhận định thông báo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, phản ứng đầu tiên của Bắc Kinh đối với động thái của Washington, cho thấy Bắc Kinh rõ ràng cố tránh đối đầu nhưng vẫn muốn khẳng định chủ quyền của mình đối với vùng phòng không vừa thiết lập.
    Hai máy bay ném bom B-52 của Mỹ đã bay qua vùng nhận dạng phòng không mới của Trung Quốc tại biển Hoa Đông mà không khai báo với Trung Quốc, AFP dẫn lời một quan chức Mỹ hôm 26.11.
    Hai chiếc máy bay quân sự nói trên không trang bị vũ khí và đã cất cánh từ đảo Guam vào hôm 25.11.
    Chính phủ Trung Quốc không được báo trước về kế hoạch bay và chuyến bay đã diễn ra suôn sẻ “không gặp phải sự cố nào”, quan chức Mỹ cho hay.
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/2...theo-doi-may-bay-b-52-cua-my-ngay-tu-dau.aspx
    Hổ báo cho lắm vào, sao giờ thun trym hết vậy :D
  8. Inteltigence

    Inteltigence Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/03/2011
    Bài viết:
    243
    Đã được thích:
    67
    Thực ra là cả bạn @tridunghtvc cũng cùng team với @sinh_vien_gia bác ạ, họ chỉ đóng các vai khác nhau để tạo kịch tính, thắt nút, cởi nút :v. Mấy bác nhà mình trúng kế lao vào vật tới bến, một số bác lại được thể chửi vung xích thố luôn :v :v :v
    suhomanghk111333 thích bài này.
  9. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Đang khóc rồi .... :D:rolleyes:
    ==============================
    Trung Quốc “la làng” vì bị “đánh hội đồng” tại vùng phòng không

    [​IMG]

    LỀ PHƯƠNG

    54 phút trước

    BizLIVE - Tờ Chinadaily hôm qua 27/11 đã lên tiếng phản đối việc cấu kết giữa Mỹ và Nhật, đồng thời khẳng định những cáo buộc nước này phải nhận là hoàn toàn sai trái.

    [​IMG]
    Chiếc máy bay B-52 của Mỹ. - Ảnh: wikipedia
    Tờ tin lập luận: Nhật và Mỹ có vùng phòng không thì không ai phản đối, nhưng ngay khi Trung Quốc thiết lập vùng phòng không thì họ lại cùng nhau đe dọa. Thật chẳng khác nào một câu danh ngôn của Trung Quốc: “Quan tòa được phép đốt nhà, nhưng dân đen thì không cả được thắp nến.”
    Chinadaily chỉ ra rằng Mỹ là nước đầu tiên thiết lập khu vực phòng không năm 1950, kéo theo 20 nước cũng hành động tương tự, trong khi Washington cho rằng điều này là hiển nhiên.
    Nhưng khi Trung Quốc học tập làm theo thì Washington lại lập tức lên tiếng “bày tỏ thái độ quan ngại.”. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã gọi đó là “hành động làm căng thẳng tình hình trên biển Hoa Đông”, còn phát ngôn viên Nhà Trắng lại cho rằng tuyên bố này có giọng điệu “kích động một cách không cần thiết”.
    Nhật Bản cũng thiết lập vùng phòng không vào năm 1960, thậm chí đơn phương chồng lấn lên quần đảo Sensaku/Điếu Ngư đang tranh chấp. Nhưng khi Trung Quốc cũng quản lý vùng trùm đảo này thì Tokyo lại cho đó là hành động “không thể chấp nhận được”.
    Thủ tướng Nhật Bản – ông Shinzo Abe còn phát biểu trước phiên họp Quốc hội rằng việc thành lập vùng phòng không của Trung Quốc là “hành động tiềm ẩn nguy hiểm và sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường”.
    Tờ báo đã gọi Washington và Tokyo là những kẻ hai mặt với loạt ý kiến vô lý và khó hiểu.
    Bên cạnh đó, tờ tin cũng đổ lỗi cho Nhật Bản trong việc ******** hình trở nên căng thẳng tại Điếu Ngư, cũng như cho rằng việc bảo vệ lãnh thổ của nước này là điều “hoàn toàn cần làm”.
    Thêm nữa, Trung Quốc phủ nhận tính chất kích động của quyết định nước này đưa ra, mà cho rằng chính Tokyo và Washington mới là nhân tố gây nên sự bất ổn tại biển Hoa Đông.
    Bởi từ phía Mỹ, bà Susan Rice - cố vấn an ninh quốc gia – đã thuyết phục Washington gửi 60% lực lượng hải quân tới Thái Bình Dương và quân đội có vũ trang tới khu vực.
    Về phần Nhật Bản, ông Abe đã chỉ đạo một loạt các hành động đáng lo ngại, trong đó có việc nâng ngân sách quân đội lần đầu tiên trong 11 năm, tiến hành nhiều cuộc tập trận và thậm chí tuyên bố sẽ xem xét lại vị trí của Nhật Bản trên biển khu vực.
    Hãng tin đưa ra lập luận này trong bối cảnh vào ngày 26/11, Mỹ đã gửi 2 máy bay ném bom B-52 bay qua vùng bầu trời quần đảo tranh chấp Trung-Nhật mà không hề thông báo với Bắc Kinh.
    Trước đó, Trung Quốc đã tuyên bố ngày 23/11 về quyết định thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng Không (ADIZ). Phạm vi của vùng này chồng lấn với vùng nhận dạng phòng không mà Nhật Bản xác định là của họ và bao phủ chuỗi đảo Senkaku-Điếu Ngư mà hai nước đều tuyên bố có chủ quyền.
    Thêm vào đó, Trung Quốc yêu cầu các máy bay đi vào vùng nhận dạng này phải tuân theo lệnh của họ, trong đó có việc báo cáo nhận dạng, nếu không sẽ phải hứng chịu “những biện pháp phòng vệ khẩn cấp”.
    Ngay lập tức, Phát ngôn viên Lầu Năm góc Steve Warren lên tiếng khẳng định: "Chúng tôi sẽ không thay đổi cách thức hoạt động theo chính sách mới của họ. Chúng tôi sẽ không đăng ký kế hoạch bay, không khai báo hệ thống thu phát tín hiệu, tần số vô tuyến và nhãn hiệu của chúng tôi".
    Theo Reuters/BBC News/Chinadaily
  10. haohoacongtu

    haohoacongtu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    3.736
    Đã được thích:
    5.410
    Lần này là TQ muốn khẳng dịnh chủ quyền bằng mồm đây mà. Muốn đi ăn cướp thì cũng phải đánh thắng rồi mới chiếm chứ. Không muốn đánh nhau mà muốn cướp được thì là chuyện không tưởng. TQ chỉ cần bắn máy bay của Mỹ, Nhật là nó xông vào ghè TQ ngay, nó chỉ tuyên bố thế cho oai thôi chứ không dám động vào Mỹ đâu.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này