1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Jenna1987

    Jenna1987 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/05/2012
    Bài viết:
    936
    Đã được thích:
    1.889
    "Moskovsky Komsomolets" thì khác gì X-cà với đàn chim vịt.
  2. cu-bo

    cu-bo Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2012
    Bài viết:
    388
    Đã được thích:
    322
    Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Bất chính gây bất đồng

    - Căng thẳng giữa Trung Quốc với các quốc gia hữu quan xung quanh tranh chấp biển đảo tại biển Hoa Đông và Biển Đông đang có những động hướng phức tạp sau khi nhiều nước trên thế giới lên tiếng chỉ trích dự thảo sửa đổi “Biện pháp thực hiện Luật Ngư nghiệp” của tỉnh Hải Nam, Trung Quốc mới được thông qua (có hiệu lực từ ngày 1/1/2014). Không những Mỹ, Nhật Bản, mà Nghị sĩ Philippines Rufus Rodriguez cũng đã trình dự thảo nghị quyết phản đối Trung Quốc xung quanh vấn đề kể trên lên Hạ viện trong ngày 13/1 và Tổng thống Aquino ủng hộ vấn đề nhạy cảm này.

    Theo trang tin Rappler.com, 2 thành phố Marikina và Paranaque còn tuyên bố, nếu thừa nhận quy định mới của Trung Quốc sẽ đồng nghĩa với việc chấm dứt vụ kiện Trung Quốc mà Philippines đang đeo đuổi, hơn nữa quy định mới trái luật pháp quốc tế nên Manila không bị ràng buộc. Có không ít chuyên gia nhận định, với những động thái đã và đang diễn ra chứng tỏ Trung Quốc đang dồn sức giải quyết “vấn đề Biển Đông”.

    Lộ rõ mưu đồ

    Ngày 11/1, Thị trưởng đảo Kalayaan (tỉnh Palawan) Eugenio Bito-ono coi động thái của Trung Quốc đang làm leo thang căng thẳng, phức tạp thêm tình hình Biển Đông, đồng thời đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực. Đại sứ Philippines tại Trung Quốc Erlinda Basilio đang xác minh thông tin về quy định mới của Trung Quốc và Manila sẽ đưa ra hành động phù hợp sau khi xác minh hoặc đã thảo luận với Bắc Kinh về vấn đề này.

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez cho biết, Manila đã chỉ đạo Đại sứ quán Philippines tại Bắc Kinh hỏi rõ về quy định mới của Trung Quốc. Bởi theo quy định mới của Trung Quốc tại Biển Đông, tàu thuyền nào vi phạm quy định đánh bắt cá vừa được chính quyền tỉnh Hải Nam thông qua sẽ bị buộc phải rời khỏi cái gọi là “vùng hành chính mới của Trung Quốc tại Biển Đông”, sẽ bị tịch thu dụng cụ đánh bắt cá và bị phạt một khoản tiền lên đến 82.000USD. Trong một số trường hợp, tàu cá nước ngoài có thể bị tịch thu và thủy thủ đoàn sẽ bị truy tố theo luật pháp Trung Quốc. Theo Bộ Ngoại giao Philippines, quy định mới của Bắc Kinh nhằm củng cố thêm tuyên bố mở rộng “đường lưỡi bò” của Trung Quốc tại Biển Đông. Đài Loan cũng không công nhận quy định mới của Bắc Kinh.

    [​IMG]

    Máy bay trực thăng SH-60K Nhật Bản

    Ngày 12/1, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kono cũng chỉ trích quy định mới của Trung Quốc và coi đây là hành động mang tính cá nhân, không được luật pháp quốc tế cho phép. Trước đó (9/1), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki đã lên án lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông vì “mang tính khiêu khích và có khả năng gây nguy hiểm”. Bà Jen Psaki nhấn mạnh, Trung Quốc đã không đưa ra bất kỳ lời giải thích hay căn cứ nào dựa theo luật pháp quốc tế cho những tuyên bố mở rộng hàng hải (có hiệu lực từ 1/1/2014).

    Ngày 10/1, Trung Quốc đã bác bỏ chỉ trích kể trên của Mỹ. Bởi theo Bắc Kinh, lệnh cấm đánh bắt cá nhằm bảo vệ nguồn thủy sản. Theo ông Andrei Ostrovsky, Phó giám đốc Viện Nghiên cứu Viễn Đông của Nga, đằng sau tuyên bố kể trên của Washington là cuộc chơi mà Mỹ thực hiện trong khu vực này bấy lâu nay.

    Ngày 10/1, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng cho rằng, Trung Quốc đang đẩy mạnh các nỗ lực kiểm soát (bất hợp pháp) tại Biển Đông bằng cách tăng cường bố ráp ở các khu vực tranh chấp. Giáo sư Carlyle Thayer đến từ Học viện Quốc phòng Australia cho rằng, những quy định mới của tỉnh Hải Nam là ví dụ mới nhất về việc Bắc Kinh sử dụng (thủ đoạn) luật pháp và các quy định trong nước để thúc đẩy tuyên bố chủ quyền và quyền tài phán (bất hợp pháp) của họ. Và với cách làm này, Trung Quốc có thể ép buộc láng giềng tuân thủ “những cơ sở pháp lý cho tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh” - thừa nhận tuyên bố chủ quyền (vô lý, phi pháp) tại Biển Đông của họ.

    Đây là lần đầu tiên Trung Quốc làm rõ một tuyên bố pháp lý áp dụng với ngư trường mà Bắc Kinh tranh chấp với các nước láng giềng. Nhưng quy định mới về đánh bắt tại Biển Đông lại không hề công bố rộng rãi ở bên ngoài Trung Quốc. Giới chuyên gia cho rằng, các nước Đông Nam Á có thể thách thức vùng cấm đánh bắt mới của Trung Quốc qua Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển.

    Ngày 11/1, tờ Yomiuri (Nhật Bản) cho biết, Tokyo đã quyết định ghi quần đảo Takeshima/Dokdo, cùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thuộc lãnh thổ Nhật Bản vào sách giáo khoa trung học cơ sở và trung học phổ thông của nước này. Nội dung sách giáo khoa mới được sử dụng từ năm 2016.

    Nhận định của giới chuyên môn

    Ngày 11/1, tờ South China Morning Post dẫn lời Giám đốc Ban Pháp chế thuộc Sở Thủy sản và Hải dương tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) Lâm Vân thừa nhận, chưa có sự rõ ràng trong cách Bắc Kinh xác lập “vùng biển thuộc quyền tài phán của Hải Nam”. Bởi theo bà Lâm Vân, Quốc hội Trung Quốc chưa bao giờ xác định một biên giới như vậy và tỉnh Hải Nam càng không có quyền làm điều đó. Theo bà Lâm Vân, tàu tuần tra của tỉnh Hải Nam sẽ hoạt động theo bản đồ “đường lưỡi bò”, một yêu sách phi lý và không có căn cứ của Trung Quốc. Điều này cũng đồng nghĩa với việc lệnh cấm đánh bắt phi lý của Trung Quốc ngang nhiên áp đặt trên Biển Đông mơ hồ về pháp lý như “đường lưỡi bò” mà Bắc Kinh từng tuyên bố trước đó.

    [​IMG]

    Xe bọc thép M1113 trong biên chế lục quân Philippines

    Tạp chí The Diplomat dẫn nhận định của Giáo sư James Holmes thuộc Học viện Quân sự Hải quân Mỹ cho rằng, Trung Quốc đang tìm cách quản lý Biển Đông như thể vùng biển này là của riêng Bắc Kinh. Việc dùng tàu tuần tra bán quân sự, không phải tàu hải quân để thực hiện quy định kể trên là chiến lược ngoại giao “cây gậy nhỏ” và nếu không có quốc gia nào phản ứng, Trung Quốc sẽ thành công trong việc lập ra một hiện trạng mới tại Biển Đông. Theo nhận định của phóng viên Hãng AP Christopher Bodin, Bắc Kinh đang tăng cường “quyền cảnh sát” tại Biển Đông.

    Nhiều nhà ngoại giao, kinh tế và học giả tham dự Diễn đàn viễn cảnh khu vực năm 2014 tại Singapore hôm 9/1 đã tỏ ra bất an trước viễn cảnh an ninh tại Châu Á - Thái Bình Dương trong năm 2014. Giáo sư Tomohito Shinoda đến từ Đại học Quốc tế Nhật Bản cho rằng, nếu Trung Quốc trở nên lấn lướt trong khi sức mạnh Mỹ có phần yếu đi, còn Nhật Bản vẫn duy trì được sức mạnh, thì Washington sẽ liên minh với Tokyo đối đầu với Bắc Kinh, đẩy khu vực trở về cục diện chiến tranh lạnh.

    Chuyên gia về Trung Quốc và châu Á của Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế ở Washington (Mỹ) Bonnie Glaser đã nêu ra 3 khả năng xảy ra xung đột quân sự Mỹ - Trung. Thứ nhất, căng thẳng ngày càng lên cao giữa Trung Quốc và Nhật Bản, đặc biệt là nguy cơ xảy ra xung đột quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Thứ hai, xung đột quanh eo biển Đài Loan. Thứ ba, nguy cơ bất ổn tại CHDCND Triều Tiên. Thiếu tướng Chu Thành Hổ, Giáo sư tại Đại học Quốc phòng Trung Quốc cũng có cùng quan điểm với chuyên gia Bonnie Glaser.

    Ngày 10/1, tại khách sạn Le Meridan ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ đã diễn ra hội thảo với chủ đề “Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Trung Quốc và những thách thức hàng hải mới đối với châu Á-Thái Bình Dương và cấu trúc an ninh Biển Đông”. Các diễn giả đã cảnh báo về nguy cơ đối đầu giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực, đặc biệt với Nhật Bản; nguy cơ đối với an ninh hàng hải tại biển Hoa Đông, cũng như những thách thức mới đối với Châu Á - Thái Bình Dương và cấu trúc an ninh Biển Đông. Các diễn giả cũng cho rằng, giải quyết tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông là vấn đề khó khăn và phức tạp, đòi hỏi các bên liên quan phải tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển.

    Gia tăng áp lực

    Theo tiết lộ của trang quân sự Strategy Page, Mỹ đã huy động một lực lượng đồ sộ gồm chiến đấu cơ, vệ tinh và tàu ngầm để theo dõi nhất cử nhất động của tàu sân bay Liêu Ninh trong chuyến tập trận ở Biển Đông (đã trở về căn cứ trên đảo Hải Nam hôm 1/1).

    Theo tuần san quốc phòng Janes Defense Weekly, tàu USS Cowpens được Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ giao nhiệm vụ theo dõi các hoạt động trên biển của tàu Liêu Ninh. Tư lệnh lực lượng tác chiến mặt nước của Mỹ, Trung tướng Thomas Copeman cho biết, tàu USS Freedom đã tiến hành vài cuộc tuần tra tại một số khu vực có liên quan mật thiết đến lợi ích của Mỹ trên Biển Đông - đã sử dụng radar đặc chủng và các thiết bị cảm biến để giám sát hoạt động của tàu thuyền tại vùng biển này.

    [​IMG]

    Đại sứ Nhật Bản Keiichi Hayashi và Đại sứ Trung Quốc Lưu Hiểu Minh

    Ngày 11/1, mạng “Japan News Network” cho biết, để tăng cường sức mạnh phòng vệ đối với các hòn đảo lân cận Okinawa, Nhật Bản quyết định cải tạo hệ thống đối với tàu sân bay Izumo sắp đưa vào hoạt động (hạ thủy tháng 8/2013), để có chức năng Bộ Tư lệnh tiền tuyến, tăng cường chỉ huy thống nhất và hoạt động tốt trên biển, trên mặt đất và trên không. Theo đó, tàu sân bay Izumo rất có thể trở thành tàu chỉ huy của lực lượng đổ bộ đoạt đảo (giống Thủy quân lục chiến Mỹ) do Nhật Bản thành lập. Được biết, trong 5 năm tới, Nhật Bản sẽ trang bị máy bay vận tải Osprey Mỹ có thể cất hạ cánh thẳng đứng trên tàu sân bay Izumo và khi đó nó sẽ trở thành tàu chiến chi viện lớn nhất.

    Ngày 9/1, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida và Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera đã tranh thủ được sự ủng hộ của Pháp đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư khi 2 ông có chuyến công du tới Paris. Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cho biết, tại cuộc họp “2+2” giữa Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại trưởng Nhật - Pháp, hai bên đã nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp và kỹ thuật quốc phòng. Trước đó khi trả lời phỏng vấn Hãng thông tấn PTI nhân kết thúc chuyến thăm Ấn Độ, ông Itsunori Onodera đã nhấn mạnh, đối thoại là cách duy nhất để giải quyết bất đồng sau khi Trung Quốc thiết lập ADIZ trên biển Hoa Đông.

    Sau đó, ông Itsunori Onodera còn thề bảo vệ lãnh thổ Nhật Bản khi đề cập tới việc 3 tàu Trung Quốc xâm nhập khu vực biển Hoa Đông khi đi vào vùng lãnh hải ngoài khơi quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư hôm 12/1. Đây là lần đầu tiên trong năm 2014 tàu Trung Quốc đi vào vùng lãnh hải đang tranh chấp. Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết, Trung Quốc đã hoãn các chương trình trao đổi trong lĩnh vực tư nhân với Nhật Bản dự kiến diễn ra trong tháng 1.

    Ngày 10/1, tờ Dong-A Ilbo cho biết, lính thủy đánh bộ của Hàn Quốc và Mỹ sẽ diễn tập đổ bộ quy mô lớn vào cuối tháng 3 với sự tham gia của khoảng 10.000 binh sĩ. Đây là cuộc diễn tập thứ 2 thuộc kiểu này sau khi được tổ chức năm 2011. Trước đó (từ cuối tháng 2 tới đầu tháng 3), Mỹ-Hàn sẽ diễn tập chỉ huy thường niên mang mật danh Key Resolve trong 2 tuần. Sau đó, Mỹ - Hàn còn diễn tập huấn luyện trên thực địa mang tên Đại bàng non vào cuối tháng 4 để kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu của binh sỹ hai nước.

    Tăng cường sức mạnh

    Ngày 12/1, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết, đã đồng ý chi 920 tỉ won (866 triệu USD, tăng 5,8% so với 869,5 tỉ won năm 2013) trong năm nay để chia sẻ chi phí duy trì quân đội Mỹ tại nước này. Ngày 11/1, Mỹ cho biết có kế hoạch triển khai 12 máy bay chiến đấu F-16 tới Hàn Quốc trong tháng 1 để duy trì khả năng quân sự của Washington tại Châu Á - Thái Bình Dương. Trước đó (9/1), hải quân Mỹ đã giới thiệumáy bay do thám P-8 (một trong những mẫu máy bay do thám mới nhất của Mỹ tại Nhật Bản, có khả năng dò tìm và phát hiện các loại tàu ngầm hiện đại) trước các phóng viên tại căn cứ quân sự Atsugi, gần Tokyo.

    Theo giới truyền thông, Nhật - Mỹ đang lên kế hoạch tiến hành một cuộc diễn tập chung (trung tuần tháng 2) liên quan đến máy bay MV-22 Osprey ở tỉnh Kochi, miền Tây Nhật Bản. Nhật Bản cũng đã đặt mua 42 máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ và lô đầu tiên sẽ bàn giao trong năm 2016. Ngày 8/1, phát ngôn viên lục quân Philippines, Đại úy Anthony Bacus cho biết, Manila sẽ mua 14 xe bọc thép chở quân M113 vào năm 2015 nhằm tăng cường khả năng yểm trợ hỏa lực của họ. Trước đó, Bộ Quốc phòng Philippines cho biết, cần hơn 85 tỉ peso để hiện đại hóa các lực lượng vũ trang trong giai đoạn 2014-2018.

    Theo tờ Kanwa Defens Review, trung đoàn J-11BS thứ năm của không quân Trung Quốc đã được thành lập ở một sân bay của Liên Vân Cảng với 24 máy bay chiến đấu mới. Lô máy bay này đều trang bị động cơ WS-10A và hiện Trung Quốc đã trang bị 5 trung đoàn, lần lượt đóng quân ở Tân Cương, Hải Nam, Đại Liên và Liêu Ninh. Trong đó lực lượng được triển khai ở đảo Hải Nam có phạm vi tác chiến chủ yếu tại Biển Đông. Ngày 10/1, Cục Hải dương nhà nước Trung Quốc (SOA) trang bị thêm tàu hải cảnh mới mang số hiệu CCG-3401 để củng cố sự quản lý của Bắc Kinh tại Biển Đông và động thái trên chứng minh rõ ý đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Theo tuần báo Defense News, các đồng minh châu Á của Mỹ đều lo ngại Trung Quốc.

    "Ngày 10/1, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng cho biết, căng thẳng Trung - Nhật xung quanh việc Thủ tướng Shinzo Abe viếng đền Yasukuni hôm 26/12/2013 tiếp tục được Đại sứ 2 nước tại Anh đề cập khi có cuộc trả lời phỏng vấn với Hãng BBC. Nhật Bản đã biện minh cho chuyến thăm đền Yasukuni của Thủ tướng Shinzo Abe - đến để cầu nguyện cho hòa bình, đồng thời nhắc lại lời kêu gọi thiết lập đường dây nóng giữa Tokyo và Bắc Kinh bởi theo Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera và Ngoại trưởng Fumio Kishida, Tokyo muốn xây dựng nền hòa bình lâu dài ở Châu Á - Thái Bình Dương."
  3. Lo_To

    Lo_To Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2013
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    53
    'Người Trung Quốc đứng sau điều hành đào khoáng sản Việt Nam'
    Ngày 17/1, tại hội nghị đối thoại giữa Bộ Tài nguyên - môi trường (TNMT) với 120 doanh nghiệp khai thác khoáng sản phía Nam diễn ra tại Đà Nẵng, ông Nguyễn Văn Thuấn - Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và khoáng sản (Bộ TNMT) - khẳng định nhiều giấy phép khai khoáng đã được bán cho doanh nghiệp Trung Quốc.



    Doanh nghiệp Việt đứng tên cho chủ Trung Quốc "đào" khoáng sản
    Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Thuấn cho rằng những năm về trước việc khai thác khoáng sản nở rộ như hoa. Thống kê của năm 2010 cho thấy cả nước có đến 5.000 giấy phép khai khoáng được cấp cho hơn 2.000 doanh nghiệp.

    Thế nhưng rất nhiều doanh nghiệp sau khi có giấy phép khai khoáng đã tìm cách bán lại cho đối tác khác.

    “Đơn cử như ở phía Bắc có đến hơn 60% mỏ có dấu vết của các doanh nghiệp đến từ Trung Quốc. Người Trung Quốc gần như đứng đằng sau điều hành việc khai khoáng của chúng ta” - báo Tuổi trẻ dẫn lời ông Thuấn khẳng định.

    Ông Thuấn cho rằng trong khi cán bộ quản lý ở các địa phương vừa thiếu vừa yếu thì các doanh nghiệp khai khoáng lại đào bới loạn xạ... khiến việc khai khoáng trong suốt một thời gian dài không kiểm soát được.

    “Nếu tiếp tục đào bới như vậy sẽ là một thảm họa cho đất nước. Tài nguyên nếu chưa khai thác thì để lại đó tương lai con em chúng ta tiếp tục khai thác. Còn nói nghị định 203 (quy định về mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản) ra đời là “thuế chồng thuế” thì hoàn toàn không đúng. Cách tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là nhằm ngăn chặn tình trạng bán giấy phép, loại bỏ các doanh nghiệp khai thác nhỏ lẻ...” - ông Thuấn nói.

    [​IMG]
    Một cách khai thác vàng tại mỏ vàng Phước Sơn (Quảng Nam) thuộc Công ty Besra VN quản lý


    Than, khoáng sản xuất khẩu nhiều sang Trung Quốc?
    Trước thực tế nhiều loại khoáng sản của Việt Nam, đặc biệt là than và bauxite đều có thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc, trả lời Đất Việt, ông Nguyễn Mạnh Quân, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công thương cho rằng:

    "Về alumina tôi được biết hiện nay Trung Quốc không phải là khách hàng chính mà chỉ là chúng ta ưu tiên cho họ vì trả giá cao. Hiện có rất nhiều khách hàng nước ngoài ở Trung Đông, Hàn Quốc đều mong muốn mua alumina của Việt Nam nhưng không có để bán".

    Ông Quân cũng cho biết: "Trung Quốc đúng là hiện nay đang nhập khẩu than của Việt Nam nhiều nhất nhưng như tôi đã nói chúng ta bán theo phương thức đấu giá.

    Theo tôi được biết, ngoài Trung Quốc ra cũng có một số khách hàng rất muốn mua than của mình. Ví dụ, Nhật Bản, Hàn Quốc và kể cả Châu Âu. Theo báo cáo của Tập đoàn hiện nay, khách hàng đăng ký mua trong năm tới vượt sản lượng của Vinacomin. Chính vì vậy tôi cho rằng rủi ro khách hàng là khó xảy ra vì nhu cầu là có thực".

    Không chỉ riêng than là mặt hàng mà Trung Quốc nhập khẩu nhiều, mới đây Hiệp hội Thép Việt Nam bằng thu thập của mình có báo cáo Chính phủ và Bộ Công thương về việc xuất lậu quặng sắt sang Trung Quốc, đặc biệt có sự chênh lệch về số lượng và giá quặng sắt của Hải quan Trung Quốc đều cao gấp đôi so với thống kê của Hải quan VN.

    TS. Nguyễn Văn Ban, nguyên Trưởng ban Nhôm - Titan, Tổng Công ty Khoáng sản VN (Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản VN - Vinacomin) cho biết: "Việc xuất lậu quặng sắt đúng là vấn đề trầm trọng, gây nhức nhối, tuy không có số liệu cụ thể nhưng chắc chắn có.

    Tôi dám chắc con số của Hải quan Việt Nam một đằng còn Hải quan Trung Quốc một nẻo là chuyện tất nhiên. Tình trạng xuất lậu xảy ra qua nhiều tuyến khác nhau, không chỉ có đường bộ còn đường sông, xuất lậu qua các tuyến đường tiểu ngạch rất nhiều.

    Trong ngành luyện kim màu thuộc chuyên môn của tôi, cũng diễn ra tình trạng tương tự. Tôi từng nghe những người làm việc ở các mỏ nói là nhiều trường hợp các đối tượng xuất lậu chở ra phao số 0 hoặc cho đi đường sông ra biển rồi sang Trung Quốc.

    Với quặng sắt, hôm tôi lên Cao Bằng, các đồng nghiệp và một số lái xe tải nói lại là trước họ lái xe chở quặng qua các cửa khẩu, sau đó chủ trương thay đổi, việc xuất lậu đường bộ khó khăn, thì các đối tượng xuất lậu cho quặng đi đường sông ra biển rồi sang Trung Quốc".

    Tiến sĩ Ban cho biết thêm: "Việc xuất lậu các loại quặng với số lượng lớn sang TQ và với cách thức khai khống số lượng và giá cả để trốn thuế xảy ra thường xuyên, từ ngày xưa, trước đổi mới là bắt đầu có nhưng chưa nhiều, nhưng tới lúc bắt đầu mở cửa đã bùng nổ (giai đoạn những năm cuối 80 của thế kỷ trước), lúc bấy giờ chủ yếu xuất lậu những quặng có giá trị như thiếc, kẽm, chì, đồng, titan, mangan…"
  4. Lo_To

    Lo_To Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2013
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    53
    Kỷ niệm 64 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Trung <3
    (VTV Online) -
    Ngày 17/1, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc đã tổ chức chiêu đãi trọng thể nhân kỷ niệm 64 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc (18/1/1950 - 18/1/2014).

    Đến dự buổi chiêu đãi có lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, các cơ quan đại diện Việt Nam tại Trung Quốc, cùng đông đảo bà con Việt kiều đang sinh sống và làm việc tại Bắc Kinh. Về phía Trung Quốc có Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lưu Chấn Dân, đại diện các cơ quan Trung ương, thành phố Bắc Kinh và nhiều bạn bè Trung Quốc.

    Phát biểu tại buổi chiêu đãi, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ cho biết, năm 2013 quan hệ Việt - Trung về tổng thể đã đạt được nhiều phát triển mới cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Qua các cuộc gặp của lãnh đạo cấp cao hai nước, hai bên đã đạt được nhiều thỏa thuận và nhận thức chung quan trọng, trong đó có Chương trình hành động triển khai quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Trung, Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế thương mại Việt Trung và thành lập 3 nhóm công tác trên bộ, trên biển và tiền tệ. Đây là những kết quả có ý nghĩa rất quan trọng góp phần định hướng tương lai phát triển quan hệ giữa hai nước, tăng cường tin cậy chiến lược, mở rộng và làm sâu sắc thêm nội hàm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Trung.

    Đại sứ Nguyễn Văn Thơ khẳng định, Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam trước sau như một luôn coi trọng phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, coi đây là một trong những ưu tiên hàng đầu, nhất quán và lâu dài trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

    Trong phần phát biểu của mình, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân cho biết, phía Trung Quốc hết sức coi trọng phát triển quan hệ với Việt Nam, luôn đặt Việt Nam vào vị trí quan trọng trong ngoại giao láng ghiềng của Trung Quốc. Trong năm mới, phía Trung Quốc sẵn sàng cùng Việt Nam duy trì viếng thăm cấp cao, tăng cường hợp tác thiết thực trên tất cả các lĩnh vực, xử lý thỏa đáng vấn đề trên biển, thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển lành mạnh, ổn định và bền vững, mang lại lợi ích hơn nữa cho nhân dân hai nước.

    Trước đó, Đại sứ Nguyễn Văn Thơ đã có buổi gặp mặt báo chí Trung Quốc nhân dịp năm mới 2014 tại trụ sở Đại sứ quán.

    Việt Nữ - Ngọc Chí
    giamadai thích bài này.
  5. Premium...

    Premium... Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    170
    biển đông dạo này đang nóng khi bọn khựa cấm đánh bắt cá
    cuchuoi_kt115 thích bài này.
  6. Lo_To

    Lo_To Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2013
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    53
    TQ sẽ thành công xưởng chế tên lửa lớn nhất thế giới
    (Kienthuc.net.vn) - Báo Mỹ dự đoán, Tổng công ty Công nghiệp phương Bắc (NORINCO) có thể trở thành nhà sản xuất tên lửa lớn nhất, với khoảng 29.992 quả.
    Theo tạp chí Aviation Week & Space Technology, hai nhà sản xuất tên lửa lớn nhất Trung Quốc gồm: Tổng công ty Công nghiệp phương Bắc (NORINCO) và Tổng công ty Xuất nhập khẩu máy móc chính xác cao dự kiến sẽ sản xuất khoảng 50.000 tên lửa cho quốc gia này.
    Để giành chiến thắng trong cuộc xung đột chống lại đối thủ tiềm năng như Nhật Bản trong tranh chấp đảo ở Hoa Đông, Aviation Week & Space Technology cho rằng Trung Quốc đang nhắm khoảng 1.000 tên lửa vào Tokyo. Tuy nhiên, con số này chỉ là một phần nhỏ trong tổng số tên lửa mà Trung Quốc có thể sản xuất.
    [​IMG] Ảnh minh họa.
    Tờ báo này cho biết, tên lửa được thiết kế và sản xuất cho phép Trung Quốc chinh phục kẻ thù mà không cần một cuộc chiến tranh thật sự.
    “Trong 5 năm tới, Trung Quốc có khả năng trở thành nhà sản xuất tên lửa lớn nhất thế giới”, các nhà phân tích quân sự Mỹ tuyên bố.
    Tổng công ty Công nghiệp phương Bắc (NORINCO) có thể trở thành nhà sản xuất tên lửa lớn nhất và dự kiến sẽ sản xuất khoảng 29.992 tên lửa, chiếm 15% thị trường thế giới, nhà thầu quốc phòng Mỹ Raytheon dự kiến sẽ xếp thứ 2 với tổng sản lượng 23.744 tên lửa và chiếm 12% thị phần thế giới.
    Còn Tổng công ty Xuất nhập khẩu máy móc chính xác xếp thứ 3 với tổng 11.232 tên lửa, chiếm 6%.

    Dành cho ĐL 1000 tên lửa, Nhật bản cũng 1000 tên lửa, vậy ĐNA, Bán đảo TT cũng tầm 1000 tên lửa
    Vậy VN có thể 1 lúc nào đó, được TQ "đặc cách" hướng 3000 tên lửa :D
  7. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Nhà khựa của cu giỏi quá > cần phải né Nhật > đụng vào Nhật táng cho vỡ mặt ...
    :rolleyes::P
    ===================================================
    Trung Quốc muốn tránh xung đột với Nhật Bản
    Trung Quốc nhiều lần đi vào vùng biển tranh chấp với Nhật Bản, khiến nhiều người lo ngại nguy cơ đụng độ leo thang thành xung đột quân sự. Ảnh: Japan Times
    TP - Giới lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc đã thống nhất sẽ tránh xung đột quân sự với Nhật Bản và đề phòng bất kỳ sự can dự nào của Mỹ vào tranh chấp giữa hai nước châu Á này trong vấn đề tranh chấp nhóm đảo nhỏ trên biển Hoa Đông, hãng thông tấn Nhật Bản Kyodo trích một số nguồn tin cho biết hôm 19/1.
    Được Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua từ năm ngoái, nguyên tắc cơ bản này vẫn được duy trì ngay cả sau khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đến thăm ngôi đền chiến tranh Yasukuni hôm 26/12/2013, đẩy căng thẳng giữa Tokyo và Bắc Kinh lên cao hơn, theo một số nguồn tin giấu tên.

    Cuộc họp hiếm hoi kéo dài 2 ngày hồi tháng 10/2013 tại Bắc Kinh với sự tham gia của bảy thành viên Ban Thường vụ, do Tổng Bí thư - ************* Tập Cận Bình đứng đầu, và các đại sứ Trung Quốc tại 30 quốc gia láng giềng đã đi đến đồng thuận rằng, Trung Quốc “không có ý định giao tranh với Nhật Bản và Nhật Bản cũng không đủ can đảm để giao tranh với Trung Quốc”. Nhiều thành viên cao cấp của Đảng, quan chức quân đội và lãnh đạo của nhiều công ty nhà nước cũng tham dự cuộc họp. Sau cuộc họp, Ban Thường vụ đồng ý sẽ “ngăn chặn Mỹ can thiệp” vào tranh chấp lãnh thổ, nguồn tin cho biết.

    Đối với mục tiêu tạo ra một xã hội khá giả trên mọi khía cạnh đến năm 2020, ông Tập Cận Bình nói trong cuộc họp rằng, một môi trường xung quanh hòa bình và ổn định là yếu tố rất quan trọng. Sáng kiến tổ chức và mục đích chính của cuộc họp là để thảo luận các mục tiêu chính sách đối ngoại của Trung Quốc ở châu Á trong 5 - 10 năm tới, nhằm loại bỏ những mối đe dọa cản trở nước này đạt được “giấc mơ Trung Hoa” từ khi chúng mới xuất hiện.
    Nguyên tắc cơ bản của đường lối này được cho là nhận được sự đồng thuận rộng rãi của quan chức cao cấp trong Đảng và chính phủ Trung Quốc. Nhưng Bắc Kinh vẫn giữ bí mật điều này nhằm tránh làm giảm hiệu quả sức ép lên Nhật Bản, Kyodo cho biết. Đối với Nhật Bản, Trung Quốc không muốn để xảy ra một xung đột quân sự bất ngờ nào trên biển và trên không, cho dù Bắc Kinh không có kế hoạch nhượng bộ trong tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku ở Hoa Đông.

    Trung Quốc hồi tháng 11/2013 tuyên bố lập vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông bao trùm cả quần đảo không người ở do Nhật Bản kiểm soát. Theo đó, những máy bay bay qua vùng nhận dạng này phải tuân thủ những quy định của Bắc Kinh nếu không muốn đối mặt “các biện pháp phòng vệ khẩn cấp”. Nhưng theo nguyên tắc tránh nguy cơ an ninh không cần thiết với Nhật Bản, Trung Quốc vẫn chưa vận hành đầy đủ khu vực này và tự kiềm chế không có hành động quân sự khiêu khích quanh Điếu Ngư/Senkaku.
    Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn chưa chấm dứt việc đưa tàu tuần tra vào khu vực biển tranh chấp quanh quần đảo từ khi chính phủ Nhật Bản mua lại một số đảo trong quần đảo này từ tháng 9/2012 từ một chủ sở hữu tư nhân. Vì không muốn gây ra nguy cơ đụng độ dẫn đến xung đột vũ trang, Trung Quốc rất có khả năng sẽ duy trì các hoạt động mang tính công kích, một phần vì họ không muốn vấp phải phản ứng dữ đội trong nước và cũng muốn cho cả thế giới thấy rằng họ đang có tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản, theo Kyodo.

    Quan điểm lâu nay của Nhật Bản là quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là một phần lãnh thổ không thể tách rời của họ, và không có tranh chấp lãnh thổ nào cần giải quyết. Trong khi đó, Mỹ không bày tỏ quan điểm nào về chủ quyền cuối cùng đối với quần đảo, nhưng lại công nhận chúng đang được Nhật Bản quản lý.

    Mỹ nói rằng, Điều 5 trong Hiệp ước an ninh giữa Washington với Tokyo áp dụng cả đối với Senkaku/Điếu Ngư. Vì thế, Trung Quốc có thể sẽ tăng cường nỗ lực làm yếu quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật bằng cách đưa ra cảnh báo rằng, quan điểm lịch sử của ông Abe (như việc đến thăm ngôi đền chiến tranh gần đây) cho thấy sự trỗi dậy của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản, Kyodo nhận địn
  8. Premium...

    Premium... Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    170
    đây mới là cái khôn của nước đàn anh, ý họ là anh không cần biết mọi việc dư lào, các chú cứ múa thoải mái khi cần thiết anh nhãy vào hehehehehe
    yetkieutridunghtvc thích bài này.
  9. Premium...

    Premium... Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    170
    yetkieutridunghtvc thích bài này.
  10. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    In-đô - nê - xia cũng bắt đầu nóng mặt ....
    =========================================:rolleyes::D
    Indonesia nổi giận vì Trung Quốc vơ vét khoáng sản

    • Indonesia nổi giận vì Trung Quốc vơ vét khoáng sản
      Trước tình trạng Trung Quốc đang gom quặng thô giá rẻ về nước để tự xử lý và tinh chế, làm mất đi cơ hội việc làm cho người dân Indonesia, chính phủ Indonesia đã "mạnh tay" giải quyết vấn đề này.
      Ngành khai thác mỏ của Indonesia chiếm khoảng 20% nguồn cung niken và một khối lượng lớn bauxite (quặng để sản xuất nhôm) của thế giới. Trung Quốc đang nhập khẩu khối lượng lớn hơn bao giờ hết những loại khoáng sản này và nhiều loại khoáng sản khác nữa từ Indonesia.
      Trung Quốc mua càng nhiều thì người Indonesia càng trở lên tức giận. Nguyên nhân bởi vì thay vì mua các khoáng sản đã được tinh chế và xử lý từ Indonesia, Trung Quốc lại nhập khẩu những loại quặng thô để về tự xử lý, khiến cho Indonesia mất đi nguồn việc làm và thuế.
      Năm ngoái, Indonesia khai thác được hơn 250.000 tấn niken nhưng chỉ có 16.000 tấn được xử lý trong nước, phần còn lại bị xuất khẩu, chủ yếu sang Trung Quốc.

      [​IMG]
      Một công nhân đang làm việc tại một mỏ ở Sungai Liat, Đảo Bangka, Indonesia hôm 19/11/2013.


      Hơn nữa, năm ngoái, để phòng trường hợp chính phủ Jakarta sẽ có một chính sách nào đó ngăn chặn việc xuất khẩu khoáng sản thô và tăng cường các giá trị gia tăng cho ngành khai thác khoáng sản, Trung Quốc đã đẩy mạnh việc thu gom. Động thái trên của Trung Quốc khiến cho giới chức Indonesia cảm thấy vô cùng tức giận.
      Phát biểu với các phóng viên hôm 8/1, Bộ trưởng Công nghiệp Indonesia M.S Hidayat cho biết: "Tôi vừa trở về từ Trung Quốc và chính mắt tôi nhìn thấy có tới 3 triệu tấn bauxite và 20 triệu tấn niken ở đó. Đó là những gì chúng tôi muốn ngăn chặn lại".
      Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono cũng đang hành động để giải quyết vấn đề này. Indonesia đã ban hành một quy định mới có hiệu lực vào ngày 12/1; trong đó cấm các công ty xuất khẩu quặng niken và nhiều khoáng sản thô khác và chỉ cho phép xuất khẩu những khoảng sản đã qua xử lý hay tinh chế ở Indonesia.
      Bộ trưởng Tài nguyên và Năng lượng Indonesia Jero Wacik cho hay, mục tiêu của chính sách này là: “Không xuất khẩu thêm quặng nữa. Các quặng phải được xử lý và tinh chế” ở Indonesia.
      Tuy nhiên, lệnh cấm vẫn có thể bị “lách luật”. Để xoa dịu sự phản đối của các tập đoàn khai thác khoáng sản đa quốc gia như Newmont Mining (NEM), Freeport-McMoRan Copper & Gold (FCX), chính quyền của Tổng thống Yudhoyono bắt buộc phải để một "lỗ hổng" tạm thời, cho phép họ xuất khẩu quặng đồng. Chính phủ cho biết “lỗ hổng” này sẽ chỉ được kéo dài tới năm 2017.
      Indonesia là nước giàu tài nguyên gần đây nhất có những động thái chống lại việc xuất khẩu quặng sang Trung Quốc. Trước đó, Ấn Độ cũng đã từng là một nhà cung cấp quặng sắt lớn của Trung Quốc. Năm 2009, Ấn Độ đã bán 107,5 triệu tấn, tương đương với 17% tổng số quặng sắt nhập khẩu vào Trung Quốc.
      Tuy nhiên, lượng quặng sắt xuất khẩu của Ấn Độ sang Trung Quốc đã giảm mạnh kể từ khi chính phủ nước này đưa ra các lệnh cấm. Trong quý đầu năm ngoái, Ấn Độ chỉ xuất khẩu 10 triệu tấn, chiếm chưa tới 2% lượng quặng sắt nhập khẩu của Trung Quốc.
      Tình hình ở châu Phi cũng vậy. Các quan chức của nước Cộng hòa Congo cũng cảm thấy lo ngại về việc quặng thô bị đưa ra nước ngoài xử lý và cũng đang cân nhắc cấm xuất khẩu. Kenneth Hoffman nhà phân tích của Bloomberg cho rằng nhiều nước đang ngày càng cảm thấy tức giận về việc các nền kinh tế lớn đang cố gắng gom các nguyên liệu thô giá rẻ của mình. Nếu Indonesia thành công trong việc khiến các công ty khai thác mỏ đầu tư vào xử lý và tinh chế khoáng sản thì rất nhiều các quốc gia khác sẽ cố gắng làm theo.
      Những chính sách trên của Indonesia được đánh giá là rất thông minh. Đất nước này sẽ bầu tổng thống mới vào tháng 7/2014. Vì những quy định hạn chế thời gian nắm quyền, ông Yudhoyono sẽ không thể tranh cử được nữa, nhưng rõ ràng là với chính sách như trên ông sẽ giúp cho ứng cử viên sắp tới của đảng mình giành được nhiều sự ủng hộ tại thời điểm nền kinh tế của Indonesia đang phát triển chậm lại.
      Thâm hụt tài khoản vãng lai năm 2013 của nước này đã nhảy vọt lên tới 3,5% tổng sản phẩm quốc nội, trong khi đó năm 2012 chỉ có 2,8%. Đồng tiền tệ của nước này cũng giảm 26%, giảm nhiều nhất ở châu Á. Lạm phát lên tới 8,4%.
      Với thực trạng trên, chính phủ Indonesia càng muốn “mạnh tay” hơn nữa trong việc thúc đẩy việc làm tại nhiều ngành nghề chứ không chỉ riêng gì ngành khai thác khoáng sản.



      http://infonet.vn/indonesia-noi-gian...ost115185.info
    yetkieu thích bài này.

Chia sẻ trang này