1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc chiến biên giới phía Bắc 1979 và bình luận

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi cu-bo, 14/02/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
  2. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.056
    Đã được thích:
    629
    74 ,88 chung ta thua deu lam tuong niem het roi khong le chien thang oanh liet the Kia ma khong ghi nhan con chau buon Chet ... Ong Cha ngam ngui Sao duoc
  3. sky112

    sky112 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2013
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    11
    VoviTaekyetkieu thích bài này.
  4. cu-bo

    cu-bo Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2012
    Bài viết:
    388
    Đã được thích:
    322
    Trung Quốc im lặng về cuộc chiến 1979
    http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2014/02/14/140214060033_soldiers_memorial_464x261_facebook_nocre***.jpg
    Bia tưởng niệm chiến sỹ Việt Nam trong chiến tranh biên giới

    Truyền thông Trung Quốc tỏ ra im ắng trước đợt kỷ niệm 35 năm cuộc chiến biên giới với Việt Nam, mà Bắc Kinh gọi là "chiến tranh tự vệ" còn Việt Nam gọi là "chiến tranh xâm lược".

    Ngày 17/2/1979, quân đội Trung Quốc tấn công nhiều nơi ở miền Bắc Việt Nam trong chiến dịch nhằm "dạy cho Việt Nam một bài học", theo lời cố lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình
    Tuy nhiên đúng dịp kỷ niệm 35 cuộc chiến tranh này, báo chí chính thống Trung Quốc chưa có một dòng nhắc nhở sự kiện.

    Thậm chí, các trang mạng xưa nay vẫn bị coi là dân tộc chủ nghĩa và hiếu chiến như Hoàn Cầu hay mạng quân sự Thiết Huyết cũng chưa đưa tin.

    Một nguồn tin nói với BBC rằng đây "có lẽ là quyết định của Đảng Cộng sản Trung Quốc".

    Trong khi đó, một báo điện tử Việt Nam - VnExpress, sáng thứ Sáu 14/2 đăng bài tựa đề '35 cuộc chiến biên giới phía Bắc'. Báo PetroTimes cùng ngày cũng có bài '1979 - Cuộc chiến không thể lãng quên'.

    Một hôm trước đó, báo mạng Một thế gới cũng đăng loạt bài nói về chiến tranh biên giới 1979 nhưng gỡ bỏ sau vài tiếng đồng hồ.

    Quan chức tuyên giáo Việt Nam đã bác bỏ liên quan.

    'Mời Tập Cận Bình đi thăm'
    Phóng viên Diệp Tĩnh Tư của BBC tiếng Trung nói cho tới giữa trưa ngày thứ Sáu 14/2, chỉ có tờ Minh Báo xuất bản bằng Trung văn, vốn được coi là của Đảng CS ở Hong Kong, là có bài đề cập tới cuộc chiến 1979.

    Bài viết phản ánh việc Hội cựu chiến binh của những người từng tham chiến ở Việt Nam đang dự định tổ chức kỷ niệm 35 năm "chiến tranh tự vệ" ở Bằng Tường, thuộc Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc.

    Hội này kêu gọi các cựu chiến binh mặc quân phục có mặt trong lễ tưởng niệm sẽ diễn ra gần Hữu nghị quan trên biên giới Trung-Việt.

    Theo Minh Báo, thông tin này đã khiến chính quyền lo lắng và đã có hành động ngăn chặn.

    Chưa rõ sự kiện này có thể diễn ra hay không. Năm ngoái các cựu chiến binh Trung Quốc đã có lễ kỷ niệm khá hoành tráng.

    Hội cựu chiến binh Trung Quốc nói tuy nhiều lính Trung Quốc đã thiệt mạng trong cuộc chiến với Việt Nam, "Trung Quốc chưa bao giờ tổ chức một lễ tưởng niệm chính thức". Lời kêu gọi cũng nói đây là hoạt động "phát huy tinh thần yêu nước" và "ghi nhớ sự hy sinh" của bộ đội Trung Quốc.

    http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2014/02/14/140214055822_chinese_veterans_304x304_sina_nocre***.jpg
    Cựu chiến binh Trung Quốc nhiều lần tuần hành đòi quyền lợi

    Những người tổ chức bày tỏ nguyện vọng muốn mời Chủ tịch Tập Cận Bình và phu nhân tới tham dự. Trong thời kỳ xảy ra cuộc chiến, ông Tập làm thư ký Văn phòng Quân ủy Trung ương và được nói đã tới thị sát trận địa, trong khi vợ ông, ca sỹ Bành Lệ Viện, đã từng biểu diễn úy lạo các chiế́n sỹ.

    Cuộc chiến biên giới 1979 kéo dài tới 18/3 thì quân Trung Quốc mới rút đi.

    Phía Việt Nam nói tổng cộng 60 vạn lính Trung Quốc đã tham gia cuộc chiến biên giới, trong khi phía Trung Quốc nói con số 30-40 vạn.

    Phía Trung Quốc nói quân lính Việt Nam chết và bị thương vào khoảng 50.000 - 70.000, lính Trung Quốc khoảng 20.000.

    Phía Việt Nam thì trong một số bản tin hiếm hoi nói tiêu diệt hơn 30.000 lính Trung Quốc.

    Tạp chí Time của Mỹ lại đưa ra con số khá khác biệt: ít nhất 20.000 lính Trung Quốc thiệt mạng, trong khi số bộ đội Việt Nam chết chưa tới 10.000 .

    Các cựu chiến binh Trung Quốc đã nhiều lần tụ tập tuần hành để đòi cải thiện chế độ đãi ngộ đối với họ.

    Báo Việt lại đưa tin
    Hàng nghìn dân thường Việt Nam cũng thiệt mạng và thương vong trong cuộc chiến 1979, tuy không có con số thống kê chính thức.

    Một ngày sau khi báo điện tử Một thế giới phải gỡ loạt bài về chiến tranh biên giới, tờ báo điện tử lớn khác là VnExpress chạy bài về sự kiện này.

    Bài viết lược lại tiến trình cuộc chiến 30 ngày, bắt đầu từ bối cảnh rạn nứt trong quan hệ Việt-Trung những năm 1970.

    Báo này nói dù từng nghe tuyên bố về ý định trừng phạt từ Trung Quốc trước đó "cuộc tấn công của Trung Quốc vẫn bất ngờ với Việt Nam và cả thế giới".

    Bài viết cho hay: "Cuộc chiến biên giới phía bắc, vì nhiều lý do, trong suốt một thời gian dài đã ít được công bố".

    Các báo lớn khác ở Việt Nam như Tuổi Trẻ hay Thanh Niên vẫn không thấy có bài nói về cuộc chiến 1979 dù lãnh đạo ngành Tuyên giáo khẳng định "tổng biên tập toàn quyền quyết định".
  5. cu-bo

    cu-bo Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2012
    Bài viết:
    388
    Đã được thích:
    322
    Phải trả lại vị trí cho những anh hùng đã hy sinh
    - Đó là một nhận xét khoa học, tôn trọng sự thật lịch sử và đạo lý của GS. Sử học Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội nói về cuộc chiến tranh vệ quốc 1979 trên báo Lao động ngày 11/2/2014.


    [​IMG]
    GS. Giang khẳng định sự kiện 17.2.1979 là “không thể diễn giải khác đi được, ngoài việc đây là cuộc chiến tranh xâm lược hay cuộc tấn công vào Việt Nam”.

    Cách đây tròn 35 năm, khi đất nước vừa thống nhất, khói lửa chiến tranh chưa kịp nguôi ngoai, Trung Quốc đã đem 600.000 – 700.000 quân sang đánh chiếm các tỉnh biên giới phía Bắc của Tổ quốc ta. Ngay lập tức, cả dân tộc Việt Nam lại bước vào cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.


    Cuộc chiến đấu ngoan cường của toàn quân, toàn dân ta nơi biên giới chiến thắng ngoại xâm mãi mãi là trang sử vàng và những người con thân yêu đã hi sinh thân mình để bảo vệ từng tấc đất non sông mãi mãi là những anh hùng của dân tộc.


    Nhớ lại những ngày tháng oai hùng khi “tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới”, cả dân tộc lại một lần nữa hừng hực khí thế chống giặc ngoại xâm. Tinh thần yêu nước nồng nàn một lần nữa lại trỗi dậy, như lời Bác Hồ kinh yêu từng nói thủa nào: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân tộc ta….”.


    Mùa xuân 1979, lòng nồng nàn yêu nước lại một lần nữa trỗi dậy…


    Trong khi tại các tỉnh biên giới, đồng bào và chiến sĩ ta vùng lên đánh trả quân xâm lược, giành lại từng quả đồi, góc núi, con suối, bờ rừng… thì tại hậu phương, lớp lớp trai làng sẵn sàng cầm súng lên đường bảo vệ non sông, như lời bài hát “Chiến đấu vì độc lập tự do”của nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác vào đêm ngày 17/2 năm 1979: “Đất nước của ngàn chiến công, vẫn sục sôi khí thế hào hùng - Những Chi Lăng, Bạch Đằng, Đống Đa... đang gọi tiếp thêm những bản hùng ca!”.


    Nếu như không có tinh thần anh dũng quật cường đó, không biết cuộc chiến tranh sẽ đi đến đâu.


    Giờ đây sau 35 năm, một thời gian đủ để nhìn nhận, đánh giá một cách trung thực, khách quan về cuộc chiến tranh vệ quốc oai hùng của dân tộc.


    Cũng trong bài phỏng vấn trên, GS Vũ Minh Giang cho biết: “Phải trả lại vị trí cho những anh hùng đã hy sinh. Chúng tôi đã tiếp cận với rất nhiều bậc lão thành cách mạng, họ rất khắc khoải về cuộc chiến biên giới 1979”.


    Không và không chỉ các vị lão thành cách mạng “khắc khoải” mà cả dân tộc Việt Nam “khắc khoải”. Khắc khoải bởi 35 năm qua, chúng ta đã ít, thậm chí rất ít đề cập đến cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại này.
    Ngay cả các sách giáo khoa cũng chỉ thấy có lác đác vài dòng ngắn ngủi. Đó là điều không nên và không được.


    Ôn lại lịch sử không phải để hằn sâu mối oán thù mà cao cả hơn, là để hiểu rõ cái giá của hòa bình. Ôn lại lịch sử những năm tháng đổ vỡ còn là để quý mến và trân trọng tình hữu nghị. Ôn lại lịch sử là để hiểu mình và hiểu người…


    Ôn lại lịch sử còn là sự tri ân những người đã ngã xuống vì toàn vẹn lãnh thổ như lời GS. Vũ Minh Giang: “Những cắc cớ trong quan hệ lịch sử giữa các quốc gia phải xem như những cái hố, hay vết hằn lịch sử. Nếu cứ giấu giếm, hay bảo rằng không có, thì đó là cách che giấu lịch sử. Điều này không chỉ không được phép, mà còn có tội với các liệt sĩ, những người đã đổ xương máu bảo vệ đất nước. Nhưng một thái độ khác, bới sâu nó ra để gây hận thù lại là xuyên tạc lịch sử. Tội này cũng không kém việc che giấu lịch sử…


    Tới đây, các sự kiện như Hoàng Sa, Trường Sa bị đánh chiếm, hay việc Trung Quốc đưa quân đánh Việt Nam năm 1979 cũng sẽ được đưa vào sách giáo khoa lịch sử. Nếu chúng ta không nói gì sẽ là mảnh đất màu mỡ cho xuyên tạc”.


    Vâng! Thưa GS. Vũ Minh Giang, lịch sử là khách quan nên không ai thoát được lịch sử và cũng không ai che lấp được lịch sử. Sự im lặng sẽ là “mảnh đất màu mỡ cho xuyên tạc”, nhất là trang lịch sử huy hoàng như cuộc chiến tranh vệ quốc 2/1979, phải không các bạn?
    VoviTaekyetkieu thích bài này.
  6. nghesigiau

    nghesigiau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2007
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    1
    tôi vẫn chưa hiểu là: khi thấy TQ chuyển quân thì ít ra ta cũng nên tăng cường thêm vũ khí lên biên giới càng sớm càng tốt, đằng này các vị trí của ta bị thất thủ vì hết đạn để bắn. hoặc ít ra không quân tham chiến nhằm làm chậm bước tiến của quân địch, chờ bộ bịnh tập kết phía sau...rốt cuộc không quân cũng không tham gia.
    VoviTaek thích bài này.
  7. TrungTuong

    TrungTuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Bài viết:
    1.080
    Đã được thích:
    717
    35 năm cuộc chiến biên giới phía Bắc

    Như nước Đại Việt ta từ trước. Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Núi sông bờ cõi đã chia. Phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập.
    Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương. Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau. Song hào kiệt thời nào cũng có - Nguyễn Trãi (Bình Ngô Đại cáo)

    Tháng 1/1979, Việt Nam mở chiến dịch Tây Nam lật đổ chế độ diệt chủng Khmer đỏ thân Trung Quốc tại Campuchia, Phó Thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình tuyên bố "dạy cho Việt Nam một bài học".
    Quan hệ Việt - Trung bắt đầu rạn nứt năm 1968 khi Việt Nam đồng thời giao hảo với cả Liên Xô và Trung Quốc trong bối cảnh mối quan hệ 2 nước này xuất hiện nhiều xung đột căng thẳng. Năm 1972, Tổng thống Mỹ Nixon tới thăm Bắc Kinh và đạt được thỏa thuận với Trung Quốc. Ba năm sau đó, Việt Nam từ chối tham gia liên minh chống Liên Xô của Trung Quốc.
    Bắc Kinh đã xem đó như mối đe dọa. Tháng 5/1975, Khmer Đỏ cho quân đánh chiếm các đảo Phú Quốc và Thổ Chu, thọc sâu vào lãnh thổ Việt Nam, tàn sát hàng nghìn dân thường. Đứng sau viện trợ cho Khmer Đỏ về vũ khí, khí tài cũng như cố vấn quân sự là Trung Quốc. Tranh chấp Trường Sa và Hoàng Sa cũng nổi lên rõ hơn khi Việt Nam tuyên bố chủ quyền với hai quần đảo.
    Ngày 3/11/1978, Việt - Xô ký hiệp ước hữu nghị 25 năm - chính thức xác nhận Việt Nam đứng về phía Liên Xô. Gần 2 tháng sau, quân đội Việt Nam tổng phản công trên biên giới Tây Nam, đánh sang Campuchia lật đổ chính quyền Khmer Đỏ. Trung Quốc quyết định dừng viện trợ cho Việt Nam.
    Phó thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình khi ấy đã tuyên bố "phải dạy cho Việt Nam một bài học".

    [​IMG]
    Hòa bình hữu nghị, chớ quên quá khứ!
    Cuộc chiến 30 ngày
    Rạng sáng 17/ 2/1979, Trung Quốc bất ngờ đưa quân tràn qua biên giới, đồng loạt tấn công 6 tỉnh biên giới lãnh thổ Việt Nam từ Pa Nậm Cúm (Lai Châu) đến Pò Hèn (Quảng Ninh) với chiều dài 1.200 km.
    Dù từng tuyên bố về ý định trừng phạt trước đó, cuộc tấn công của Trung Quốc vẫn bất ngờ với Việt Nam và cả thế giới.
    Theo Niên giám châu Á năm 1980, thời điểm Trung Quốc tấn công, tổng lực lượng phòng thủ của Việt Nam tại các tỉnh biên giới phía Bắc chỉ có khoảng 50.000 quân.

    Binh lực phòng thủ của Việt Nam tại biên giới phía Bắc

    Lực lượng tinh nhuệ nhất của Việt Nam đóng ở biên giới là quân khu I, II gồm sư đoàn 3 (đóng tại Lạng Sơn) và sư đoàn 316A (đóng tại Sa Pa), sư đoàn 346 ở Cao Bằng, 325B ở Quảng Ninh, 345 ở Lào Cai, 326 ở Phong Thổ, Lai Châu.
    Các lực lượng còn lại gồm bộ đội địa phương, công an vũ trang (bộ đội biên phòng), dân quân tự vệ và nhân dân 6 tỉnh biên giới Lai Châu, Hoàng Liên Sơn (Lào Cai, Yên Bái), Hà Tuyên (Hà Giang - Tuyên Quang), Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.
    (Nguồn: Niên giám châu Á năm 1980)
    Trong khi đó, Trung Quốc sử dụng 9 quân đoàn chủ lực và 32 sư đoàn bộ binh độc lập; 6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn, nhiều trung đoàn pháo binh, phòng không cùng hàng trăm pháo hạng nặng, hàng nghìn súng cối và dàn hỏa tiễn. Quân Trung Quốc ước lượng có 600.000 người, gấp hơn 10 lần lực lượng tham chiến thực tế của Việt Nam.
    Trên mặt trận Lạng Sơn, các cánh quân lớn của Trung Quốc chia làm nhiều mũi đánh vào Bản Chất (Đình Lập), Chi Ma, Ba Sơn (Lộc Bình), Tân Thanh, Tân Yên (Văn Lãng) và khu vực thị trấn Đồng Đăng (Lạng Sơn). Dù bị bất ngờ song chỉ với lực lượng dân quân địa phương, Việt Nam đã quả cảm chặn đánh, ghìm chân quân Trung Quốc nhiều ngày.

    [​IMG]
    Những người lính đầu tiên bảo vệ đất nước là bộ đội địa phương, công an vũ trang (bộ đội biên phòng), dân quân tự vệ và nhân dân 6 tỉnh biên giới. Ảnh tư liệu.
    Ngày 20/2, Trung Quốc tăng cường lực lượng chi viện, mở các đường tấn công mới vào điểm cao nhằm tiến xuống phía nam Đồng Đăng. Quân và dân Lạng Sơn bám trụ trận địa, đánh trả mạnh mẽ các mũi tấn công phía trước, phía sau của địch, buộc quân xâm lược phải co về đối phó và bị đẩy lùi ở nhiều mặt trận.
    Sau 10 ngày chiến đấu không đạt được mục tiêu, ngày 27/2, Trung Quốc tung thêm một quân đoàn nhằm vào thị xã Lạng Sơn dùng chiến thuật biển người hòng xâm chiếm các mục tiêu quan trọng. Cuộc chiến diễn ra quyết liệt giữa 2 quân đoàn tăng cường của Trung Quốc và lực lượng vũ trang địa phương Việt Nam. Ở điểm cao 417, đoàn An Lão đã đánh bật hàng chục đợt tấn công, loại khỏi vòng chiến đấu trung đoàn 850 của Trung Quốc. Đặc biệt, ở khu vực cầu Khánh Khê trên đường 18, chiến sĩ đoàn Tây Sơn đã kiên cường chặn đứng một sư đoàn quân và một tiểu đoàn xe tăng Trung Quốc.
    Ở hướng Cao Bằng, hai quân đoàn tăng cường của Trung Quốc hình thành hai cánh quân lớn từ phía tây bắc theo đường Thông Nông đánh xuống và từ phía đông bắc qua Thạch An, Quảng Hòa đánh lên nhằm hợp điểm ở thị xã Cao Bằng.
    Cả hai cánh quân đều bị bộ đội địa phương và dân quân Cao Bằng đánh chặn. Cánh quân tây bắc dựa vào sức đột phá của xe tăng bị chặn tại Hòa An. Cánh quân đông bắc cũng bị đánh quyết liệt ở Thạch An và Quy Thuận, bị chặn đứng trên đường số 4. Mũi đánh vào Trà Lĩnh, Phục Hòa gồm 2 sư đoàn nhằm chiếm đèo Mã Phục, Khâu Chia cũng bị lực lượng vũ trang địa phương phản kích xé tan đội hình, bỏ chạy về bên kia biên giới.
    3 ngày đầu, quân Trung Quốc tại Cao Bằng đã bị thiệt hại 4 tiểu đoàn, bị phá hủy hàng chục xe tăng, xe bọc thép và buộc phải đưa lực lượng dự bị vào vòng chiến. Trên trận địa phòng ngự tại đồi Khâu Chia, các lực lượng của Việt Nam đã chặn đứng một sư đoàn Trung Quốc trong 12 ngày, diệt hơn 4.000 lính. Ngày 12/3, quân Trung Quốc tháo chạy.
    Trên tuyến Hoàng Liên Sơn, mờ sáng 17/2, các sư đoàn tuyến 1 của hai quân đoàn Trung Quốc ồ ạt tấn công toàn biên giới Hoàng Liên Sơn từ phía tây bắc đến đông bắc thị xã Lào Cai. Cùng với việc đánh nhiều mũi vào các huyện Bát Xát, Mường Khương, bắn pháo dữ dội vào thị xã, quân Trung Quốc đồng thời bắc cầu qua sông Nậm Thi, cho xe tăng và bộ binh tiến vào thị xã Lào Cai và khu vực Bản Phiệt. Dân quân, tự vệ thị xã cùng các lực lượng vũ trang ở đây đánh trả quyết liệt. Sau 7 ngày, hai quân đoàn Trung Quốc không qua nổi trận địa đánh chặn, phục kích của quân và dân Hoàng Liên Sơn.
    Trên các hướng Lai Châu, Hà Tuyên, Quảng Ninh, cùng một lúc quân Trung Quốc chia các hướng đánh vào nhiều điểm. Hai sư đoàn Trung Quốc tiến công theo đường 10 vào Nậm Cúm, Phong Thổ (Lai Châu) và đụng độ với lực lượng vũ trang địa phương. Qua hơn 20 ngày, quân Trung Quốc vẫn bị chặn ở Phong Thổ.
    Ở Hà Tuyên, một sư đoàn Trung Quốc tấn công vào các đồn chốt biên phòng đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của công an vũ trang, dân quân, bộ đội các huyện Đồng Văn, Thanh Thủy, Mèo Vạc và đồng bào các dân tộc. Hơn 1.000 lính Trung Quốc thiệt mạng.
    Tại Quảng Ninh, Trung Quốc dùng hai sư đoàn bộ binh tiến công vào Pò Hèn, Móng Cái, Cao Ba Lanh, huyện Bình Liêu. Trong hai ngày 19 và 20/2, hai trung đoàn Trung Quốc đã bị đánh lui, tháo chạy sát về biên giới.

    [​IMG]
    Hàng vạn thanh niên Việt Nam mới 18, đôi mươi đã nằm lại nơi biên giới phía Bắc trong cuộc chiến bất ngờ chống lại quân xâm lược Trung Quốc. Ảnh tư liệu.
    Trung Quốc rút quân
    Ngày 5/3/1979, ************* Tôn Đức Thắng ra lệnh tổng động viên toàn quốc. Cùng ngày, Trung Quốc tuyên bố "hoàn thành mục tiêu chiến tranh" và rút quân. Các nhà quan sát lúc đó cho rằng rút lui là hành động rất khó, có thể gây cho Trung Quốc nhiều tổn thất nếu bị quân tinh nhuệ Việt Nam phản công.
    Ngày 7/3, thể hiện thiện chí hòa bình, Việt Nam tuyên bố cho phép Trung Quốc rút quân. 18/3, Trung Quốc hoàn thành việc rút quân.
    Trải qua 30 ngày chiến đấu ác liệt, các lực lượng vũ trang tại chỗ và đồng bào dân tộc 6 tỉnh biên giới Việt Nam đã dựa vào thế trận chiến tranh nhân dân, lấy ít địch nhiều đánh bại "chiến thuật biển người, thọc sâu phá hoại" của quân Trung Quốc.
    Theo số liệu công bố, trong hành động quân sự mưu toan phá hoại, 62.500 lính Trung Quốc (hơn 1/10 tổng số được huy động) bị hạ, 3 trung đoàn, 18 tiểu đoàn bị tiêu diệt, thiệt hại; 550 xe quân sự trong đó có 220 xe tăng, xe bọc thép (hơn một nửa số tham chiến) bị bắn cháy, 115 đại bác và súng cối hạng nặng bị phá hủy…Giới phân tích nhận định, thay vì dạy cho Việt Nam một bài học, Trung Quốc đã học được bài học quân sự đắt giá của chính mình.

    [​IMG]
    Tuy nhiên, cuộc xâm chiếm của Trung Quốc cũng gây ra những tổn thất nặng nề cho Việt Nam: các thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, thị trấn Cam Đường bị hủy diệt hoàn toàn, hàng chục nghìn người thiệt mạng trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ nhỏ. Hiện vẫn chưa có số liệu thống nhất về số thương vong từ phía Việt Nam (thông tin này Tòa soạn bổ sung sau khi có thắc mắc của độc giả về số liệu những người dân, chiến sĩ Việt Nam bị thiệt mạng); 400.000 gia súc bị giết và bị cướp; hàng chục nghìn ha hoa màu bị tàn phá. Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân các tỉnh biên giới phía Bắc bị mất nhà cửa, tài sản.
    Từ 18/3/1979 đến cuối năm 1988, Trung Quốc đã không rút hết quân như tuyên bố. Suốt gần 10 năm đó, chiến sự vẫn tiếp diễn, cao điểm nhất là năm 1984-1985. Nhiều đơn vị quân đội của Trung Quốc đã được luân chuyển tới biên giới, biến Việt Nam thành thao trường.
    Việt Nam vì thế buộc phải thường xuyên duy trì một lực lượng quân sự lớn dọc biên giới. Tình trạng chiến tranh khiến kinh tế Việt Nam thiệt hại nặng nề.
    Năm 1992, Việt Nam, Trung Quốc bình thường hóa quan hệ. Cuộc chiến biên giới phía bắc, vì nhiều lý do, trong suốt một thời gian dài đã ít được công bố.
    Nguồn: VNE, 14.2.2014.
    http://vietnamdefence.com/Home/quan...cuoc-chien-bien-gioi-phia-Bac/20142/53396.vnd
    Lần cập nhật cuối: 15/02/2014
    cu-bo thích bài này.
  8. congtubl

    congtubl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    5.067
    Đã được thích:
    2.540
    Người lính đầu tiên hy sinh ở mặt trận biên giới phía Bắc
    Lê Đình Chinh là chiến sĩ đầu tiên ngã xuống ở mặt trận biên giới phía Bắc khi tròn 18 tuổi. Người lính trẻ đã trở thành biểu tượng cho lòng quả cảm, xả thân vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
    Liệt sĩ Lê Đình Chinh 35 năm nằm lại biên giới phía Bắc
    35 năm kể từ ngày vĩnh viễn mất đi người con trai yêu quý, cụ bà Khương Thị Chu (thân sinh liệt sĩ Lê Đình Chinh) vẫn hằn nguyên nỗi đau. Bà bảo, dù chiến tranh đã lùi xa theo năm tháng nhưng mỗi năm đến dịp này, lòng bà lại quặn thắt.

    [​IMG]
    Lê Đình Chinh hy sinh khi mới tròn 18 tuổi.Ảnh: Tư liệu

    Năm nay đã ngoài 80 tuổi, bà còn rất minh mẫn. Những năm tháng tuổi thơ sống bên gia đình của Lê Đình Chinh vẫn vẹn nguyên trong ký ức người mẹ già.

    Bà Chu quê ở Thạch Thất (Hà Tây cũ), còn người chồng, ông Lê Đình Tùng quê ở xã Hoằng Quang, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Năm 1955, sau khi tham gia chiến trường miền Nam, ông Tùng ra Bắc và công tác ở Nông trường Ba Vì. Tại đây, ông bà gặp nhau rồi nên duyên chồng vợ. Năm 1960, bà sinh anh Chinh. Vài năm sau, ông bà xin chuyển công tác vào Nông trường Sông Âm, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa).

    Bà Chu kể, cuộc sống ở nông trường miền núi rất khó khăn, vất vả. Lê Đình Chinh là con cả trong nhà nên ngoài việc học hành, còn phải phụ giúp bố mẹ chăm sóc 5 em nhỏ. Sau mỗi buổi đến trường, Chinh thường lên đồi chặt củi hay quảy thùng xuống làng gánh nước về cho mẹ giặt giũ, thổi cơm…

    Một ngày đầu tháng 10/1975, Lê Đình Chinh - khi ấy tròn 15 tuổi, học sinh giỏi toàn diện của khối 7, Trường cấp 2 xã Nguyệt Ấn - lén đi đăng ký khám tuyển nghĩa vụ, xung phong vào bộ đội.

    “Ban đầu nó không dám nói ra ý định nhập ngũ vì sợ mẹ khóc. Khi tôi biết chuyện, nó nằng nặc thuyết phục khiến chúng tôi đành chấp nhận để con tòng quân”, bà Chu nhớ lại.

    [​IMG]
    Sau 35 năm nằm lại biên giới phía bắc, vào tháng 1/2013 di hài Liệt sĩ Lê Đình Chinh được quy tập về nghĩa trang quê nhà. Ảnh: Lê Hoàng

    Cụ bà tâm sự, “ngày ấy cả nước đều thế, thanh niên trai tráng ai cũng muốn tòng quân vào Nam chiến đấu. Tuy mới 15 tuổi, nhưng thằng Chinh cao to, khỏe mạnh và nhanh nhẹn lắm. Đúng ngày 16/2/1975, Chinh lên đường nhập ngũ, vợ chồng tôi bận họp ở nông trường, còn các em nó lại quá nhỏ nên chẳng ai tiễn chân con…”.

    Sau thời gian huấn luyện ở Triệu Sơn, Chinh được biên chế vào đại đội 6, tiểu đoàn 2, trung đoàn 12, Bộ tư lệnh Công an vũ trang nhân dân (nay là Bộ đội biên phòng). Đơn vị của Chinh được điều động vào chiến trường Tây Nam. Tại đây, anh cùng đồng đội tham gia nhiều trận đánh chống Pol Pot và bị thương. Chinh được đưa ra Bắc điều trị. Lành vết thương, người lính trẻ xin trở lại đơn vị cũ.

    Năm 1978, đơn vị của Lê Đình Chinh được điều động lên Lạng Sơn, bảo vệ biên giới phía Bắc.

    “Hay tin Chinh hành quân lên xứ Lạng, ngày nào tôi cũng mở đài nghe tin tức chỉ mong con bình an đến ngày trở về. 6 giờ chiều 25/8/1978, nghe đài báo tin con trai đã hy sinh ở Lạng Sơn khi bảo vệ đồng bào, chân tay tôi rụng rời nhưng vẫn không tin đó là sự thật. Nhiều công nhân trong nông trường động viên rằng, “chắc không phải thằng Chinh đâu, thiếu gì người trùng họ trùng tên”. Nhưng bằng linh cảm của người mẹ, tôi biết mình đã vĩnh viễn mất con…”, mắt bà Chu nhòa lệ.

    “Ông nhà tôi đánh điện ra đơn vị nhắn rằng, “Bố ốm nặng, con về ngay”, nhưng không thấy hồi âm. Ít ngày sau, vài cán bộ trong đơn vị về gia đình gửi giấy báo tử và làm lễ truy điệu cho nó. Giây phút đó, tôi tưởng mình không sống nổi”, bà Chu nhớ lại thời khắc đau đớn của đời mình.

    [​IMG]
    Bà Khương Thị Chu khóc nghẹn ngày đón di hài con trai về xứ Thanh.Ảnh: Lê Hoàng

    “Dẫu biết chiến tranh là phải đối diện với mất mát hy sinh và cả sự chia lìa… nhưng có người mẹ nào không đứt từng khúc ruột khi mất đi giọt máu của mình”, bà Chu nghẹn giọng và dặn lòng, “dẫu sao thì sự hy sinh cho Tổ quốc cũng là nỗi đau vinh quang”.

    Với đồng đội và nhiều thế hệ người Việt Nam ngày ấy, tên tuổi Lê Đình Chinh đã trở thành biểu tượng cho lòng quả cảm xả thân vì tổ quốc.

    Thắp xong nén hương lên mộ phần của người thuộc cấp năm xưa, đại tá Nguyễn Đức Hiệu, nguyên Trưởng ban Tuyên huấn Trung đoàn 12 vào thời điểm anh Lê Đình Chinh hy sinh, hiện là Trưởng Ban liên lạc của đoàn Thanh Xuyên cho biết, ký ức bi hùng về sự hy sinh của Lê Đình Chinh trong ông vẫn vẹn nguyên như mới xảy ra hôm qua.

    Theo đại tá Hiệu, năm 1978, tình hình biên giới Việt - Trung, đặc biệt là ở khu vực cửa khẩu cực kỳ căng thẳng, dòng người Hoa từ Việt Nam về nước ngày một nhiều.

    Ngày 12/7/1978, phía Trung Quốc bất ngờ ra lệnh đóng cửa biên giới, dẫn đến việc hàng ngàn người Hoa bị dồn ứ ở các cửa khẩu. Họ dựng lều bạt ngay trong khu vực cấm, làm náo loạn cả một vùng biên, gây nhiều khó khăn cho ta trong việc giữ gìn an ninh trật tự. Một số người tổ chức gây rối ở khu vực cửa khẩu. Vì vậy, giải tỏa người Hoa ở các cửa khẩu trở thành nhiệm vụ cấp bách.

    Tỉnh Cao Lạng (hợp nhất Cao Bằng và Lạng Sơn) quyết tâm giải toả những người Hoa đang ùn lại cửa khẩu Hữu Nghị. Ban “Giải toả người Hoa” được thành lập. Tỉnh ủy Cao Lạng huy động Công an vũ trang cùng các lực lượng khác ở địa phương phối hợp tham gia kế hoạch, lấy lực lượng Đồn biên phòng Hữu Nghị và Trung đoàn 12 (đoàn Thanh Xuyên) làm nòng cốt.

    [​IMG]
    Hơn 35 năm trôi qua, đại tá Nguyễn Đức Hiệu (đứng bên phải) vẫn vẹn nguyên ký ức về sự hy sinh của liệt sĩ Lê Đình Chinh. Ảnh: Lê Hoàng

    Ngày 25/8/1978, đoàn liên ngành với nòng cốt là Hội Phụ nữ đã đến đồi Pù Tèo Hào ở khu vực giáp biên giới, động viên những người Hoa trở về nơi ở cũ làm ăn sinh sống.

    Đúng 8h30 sáng, đoàn vừa đến thì một nhóm côn đồ lăm lăm gậy gộc, dao quắm, gạch đá trong tay cùng sự hỗ trợ của rất nhiều công an từ bên kia biên giới tràn sang km số 0, chiếm đồi Pù Tèo Hào, xông vào hành hung đoàn cán bộ.

    Trước tình huống trên, lực lượng của Đồn biên phòng Hữu Nghị vừa tay không chống đỡ, vừa mở đường cho các cán bộ đoàn công tác chạy xuống chân đồi. Hàng chục công an biên phòng Trung Quốc mặc thường phục từ bên kia biên giới kéo sang. Một cuộc chiến không cân sức giữa biên phòng Việt Nam và nhóm côn đồ đã diễn ra ác liệt trên sườn đồi Pù Tèo Hào.

    Anh Lê Đình Chinh, Tiểu đội trưởng Tiểu đội 2, khi đó ở dưới chân đồi đã cùng đồng đội xông lên giải vây và cứu được một cán bộ phụ nữ tên Thuận đang nằm ngất xỉu. Nghe tiếng kêu cứu của Lê Xuân Tước, anh tiếp tục quay lại cứu đồng đội thoát nạn.

    Giữa vòng vây của đối phương, Lê Đình Chinh bị một viên đá ném vào gáy, máu chảy đầm đìa nhưng vẫn xông lên. Bất ngờ, một tên côn đồ nấp sau chiếc lán dùng gậy vụt ngang ống chân Chinh làm anh ngã sấp xuống đất. Bốn người Trung Quốc từ bên kia biên giới lao sang, dùng dao quắm chém tới tấp xuống người chiến sĩ trẻ. Lê Đình Chinh hy sinh lúc 10h30 trên đồi Pù Tèo Hào, gần sát km số 0.

    Theo lời Đại tá Hiệu, ngay sau khi Lê Đình Chinh hy sinh, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã yêu cầu Đồn trưởng Trương Văn Tự của Đồn biên phòng Nam Quan bên Trung Quốc sang làm việc.

    “Cuộc đấu tranh chính trị giữa ta và họ diễn ra hết sức căng thẳng, kéo dài từ 11 giờ trưa đến 4 giờ chiều 25/8/1978. Cuối cùng, phía Công an biên phòng Trung Quốc đã phải ký vào biên bản, thừa nhận việc Công an biên phòng Trung Quốc vượt biên giới sang sát hại Lê Đình Chinh ngay trên đất Việt Nam. Biên bản này sau đó được chuyển đến cấp trên để chúng ta đấu tranh ở tầm cao hơn”, đại tá Hiệu nói.

    Cũng theo ông Hiệu, nếu không có sự thừa nhận này, tình hình biên giới còn diễn biến nguy hiểm hơn, bởi phía Trung Quốc đã tận dụng triệt để sự kiện được gọi là “nạn kiều” để gây áp lực với Việt Nam.

    [​IMG]
    Mỗi lúc ký ức ùa về, bà Chu lại mang tấm hình hai mẹ con chụp chung khi anh Chinh mới lên 2 tuổi ra ngắm. Ảnh: Lê Hoàng

    Thi hài Lê Đình Chinh sau đó được an táng tại hang Muối, xã Hồng Phong, huyện Văn Lãng, gần nơi anh hy sinh. Đến năm 1979, anh được đồng đội quy tập về Nghĩa trang liệt sĩ huyện Cao Lộc, Lạng Sơn.

    Ông Cao Việt Bắc, Phó ban liên lạc đoàn Thanh Xuyên (nguyên Trưởng ban chính sách Trung đoàn 12 vào những năm 1978 - 1979) nhớ lại, ông được cử về Nông trường Sông Âm báo tin cho gia đình, đồng thời đón người thân của Chinh ra Hà Nội dự Lễ tuyên dương công trạng do Trung ương Đoàn tổ chức và nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân do ************* truy tặng.

    “Đó là buổi lễ vinh danh một cá nhân long trọng và xúc động nhất mà tôi từng được tham dự. Người dân các tỉnh phía Bắc đã cắm cờ đỏ rực dọc hai bên quốc lộ từ Hà Nội lên tận cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn để đón đoàn xe của đơn vị. Bấy giờ cả nước đều hướng lên biên giới phía Bắc, thanh niên cả nước đều học tập tấm gương anh dũng của Lê Đình Chinh”.

    Lê Hoàng
    http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-s...nh-o-mat-tran-bien-gioi-phia-bac-2949422.html
    VoviTaek, H0nVjet, suhomang3 người khác thích bài này.
  9. cu-bo

    cu-bo Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2012
    Bài viết:
    388
    Đã được thích:
    322
    Hoàng Thị Hồng Chiêm,hy sinh 17-2-1979 để bảo vệ biên cương.

    [​IMG]
    HOÀNG THỊ HỒNG CHIÊM

    Người nữ anh hùng hy sinh sáng 17-2-1979 , trên tuyến biên giới phía Bắc những năm tháng ấy, cùng với Lê Đình Chinh, tên của Hoàng Thị Hồng Chiêm được ngợi ca như một biểu tượng của tuổi trẻ giữ nước,

    Sau khi chị hy sinh, tên của chị được đặt cho ngôi trường cấp 2 xã Bình Ngọc (Móng Cái-Quảng Ninh) là trường Trung học cơ sở Hoàng Thị Hồng Chiêm. Ở góc trường có bức tượng chị Chiêm bằng xi măng đặt trên bệ đá, tay trái cầm khẩu AK, tay phải cầm thủ pháo, mắt nhìn thẳng kiên nghị về phía trước, chân dẫm lên chiếc mũ quân Tàu...

    Vậy rồi gần 4 năm trước, năm 2010, cũng không biết vì lý do gì, trường không còn mang tên Hoàng Thị Hồng Chiêm nữa, quay lại với tên cũ là trường THCS Bình Ngọc.

    Bức tượng của chị ở sân trường cũng được quét nhiều lớp nước vôi rất dày để làm mờ đi dòng chữ ghi tên chị trên thân bệ đá. Chúng tôi đến bên chân tượng ngước nhìn lên, có lẻ dường như chị Chiêm không hề quan tâm đến chuyện ngôi trường thay tên hay dòng chữ tên mình bị làm chìm mờ ẩn khuất. Dù bức tượng chỉ được đắp bằng xi măng thô mộc và vụng về song thật kỳ lạ, từ gương mặt chị, ánh mắt vẫn rực lên những thần thái tinh anh và bất khuất, như lời bài hát của nhạc sĩ Thế Song viết năm nào về chị : “ Bọn giặc thù tàn ác đến giày xéo quê hương/bao hờn căm rực cháy trong tim/Hoàng Thị Hồng Chiêm chiến đấu hiên ngang..Mang dòng máu Bà Trưng oai phong/Muốn đời còn ghi mãi chiến công/Đây người con gái trên đỉnh Pò Hèn..”
  10. ngaongantuhai

    ngaongantuhai Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2012
    Bài viết:
    348
    Đã được thích:
    705
    Bạn ơi, đừng quên rằng lúc đó nước ta ở thế "lưỡng đầu thọ địch", chiến tranh Tây Nam còn đang ác liệt lắm. Lúc đó Liên Xô cũng hỗ trợ lập cầu không vận, dùng máy bay đưa gấp mấy sư đoàn từ Tây Nam ra biên giới phía Bắc, nhưng chưa kịp "dạy học" trở lại thì "ông thầy" khốn kiếp đã rút bố nó mất rồi. Để mấy sư chủ lực nó lến đến nơi nó nghiền cho như cám, toàn bộ đội địa phương với dân quân mà còn không ăn được.
    zzsubmarinezzcu-bo thích bài này.

Chia sẻ trang này