1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

lịch sử VN

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi a4cva, 17/02/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. atlas02

    atlas02 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/10/2011
    Bài viết:
    1.255
    Đã được thích:
    843
    bất cứ cuộc chiến nào cũng đều có mất mát và hi sinh, mục đích của nó là mang lại hòa bình và thống nhất. tổ tiên ta để lại cho ta một nước Việt Nam thống nhất từ bắc đến nam vì thế ta không có lý do gì để nó chia cắt ở một con sông mà không thể thống nhất lại.
    Mỹ rút lui không phải vì phản chiến, đó chỉ là nguyên nhân rất nhỏ. Mỹ rút vì đã hết tiền. Cuộc chiến này làm Mỹ tốn kém quá nhiều tiền mà chẳng mang lại lợi ích gì cho nước Mỹ. Hơn nửa mục đích Mỹ khi tham chiến là ngăn không cho cộng sản tràn lan ở Đông Nam Á năm 72 sau thông cáo Thượng Hải ký giửa Chu An Lai và Kissinger họ đã có một đồng minh là Trung Quốc cùng lời hứa không truyền bá cộng sản xuống các nước Đông nam Á nên Mỹ rút lui. Hoàng Sa của Việt Nam được đưa ra mặc cả với điều này. năm 74 khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa hạm đội 7 ở Cam ranh đã không tham chiến. Nhưng Mỹ rút không có nghĩa là chúng ta sẽ thống nhất vì Mỹ đã để toàn bộ vũ khí cho Việt nam Cộng Hòa cùng với một số lượng ngân sách vẫn được chi viện hằng năm.
    về hai phe thân Trung Quốc và Liên Xô. Sau 1972 thì ông Lê Duẩn đã thấy rõ âm mưu của Trung Quốc cộng với những biến chuyển trong quan hệ ngoại giao nên buộc ông ta phải nhích dần về Liên Xô nhưng Việt nam vẫn giử quyền tự quyết vì thực sự cả Liên Xô và Trung Quốc đều không muốn Việt Nam thắng Mỹ. Sau năm 75 thì quan hệ với Trung Quốc ngày càng căng thẳng vì chủ quyền hai quần đảo cùng với chuyện tấn công tiêu diệt Khơ Me đỏ và việc ông Lê Duẩn buộc toàn bộ người Hoa nhập quốc tịch hoặc về nước mới xảy ra sự kiện năm 79 và kéo dài đến tận 10 năm.
    ông Lê Duẩn là người Bác Hồ chọn, ông đã vượt qua rất nhiều ứng viên sáng giá nhất như Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng để được chọn chức bí thư thứ nhất năm 1961 của Đảng. Và Bác đã giao toàn quyền cho ông này trong các lĩnh vực và quyết sách đối nội với mục tiêu phải thắng Mỹ và thống nhất. Bằng tài năng và sự quyết tâm cũng như là cả một chút thủ đoạn ông đã làm được và Lê Duẩn chưa từng học ở Lien Xô cũng như Trung Quoc và chưa từng chịu sự ảnh hưởng hay chi phối gì từ hai quốc gia này.
  2. beoU.kr

    beoU.kr Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/03/2012
    Bài viết:
    780
    Đã được thích:
    2
    Làm tí cho nó máu nhỉ.
    Ngay từ những năm 1940s người Mỹ đã có mặt ở chiến trường Đông Dương, huấn luyện quân đội đồng minh chống Phát xít.
    Đúng thế, nhưng là người Mỹ huấn luyện quân đồng minh - chứ không phải huấn luyện quân đội của chính quyền cộng sản.

    Nói về cái sự khôn khéo của Việt Nam: Theo tôi chẳng có gì là khôn với khéo ở đây cả, chẳng qua là vì một mục đích nào đó của cá nhân hoặc tổ chức mà mình phụng sự thôi. Gần 5 triêu người chết trong suốt 30 năm chiến tranh, loạn lạc thì KHÔN CÁI BÚA. Khác quái gì Somali, Đông phi, Coonggo bây giờ???
    hoalongtrang thích bài này.
  3. atlas02

    atlas02 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/10/2011
    Bài viết:
    1.255
    Đã được thích:
    843
    năm 1945 đến năm 1951 ta không có quân đội nào của chính quyền cộng sản. Lúc ấy Đảng đã được giải tán.
    còn về sự khôn khéo của Việt nam xin thưa nếu không khôn khéo ta sẽ không bao giờ có hòa bình và thống nhất như ngày nay. Đất nước này suốt 1000 năm qua để duy trì nền độc lập cho mình lúc nào máu chả đổ. Thế giới này cũng thế hiện giờ có rất nhiều nước máu vẫn đổ hoài mà họ mãi chẳng thấy hòa bình vì họ không có sự khôn khéo như chúng ta.
    hãy nhìn qua Ấn Độ: họ ca ngợi ông Găng Di với thuyết bất bạo động của ông ta mang lại hòa bình cho Ấn Độ nhưng họ không biết rằng Lịch sử Ấn Độ là lịch sử thỏa hiệp và đồng hóa với kẻ thù. Chỉ cần kẻ thù thỏa hiệp với giai cấp lãnh đạo và duy trì sự trị vì của họ là họ dễ dàng chiếm đất Ấn Độ mà không gặp sự phản kháng gì. Hệ quả mà cuộc đấu tranh bất bạo động của Găng Di mang lại cho Ấn Độ là sự bất ổn kéo dài đến tận bây giờ. Họ đã để mất Pakistan và băng la desh tách ra. Họ để cho chế độ phân biệt đẳng cấp vẫn tồn tại dai dẳng, sự bất công nghèo đói và phân biệt đối xử giửa các đẳng cấp với nhau, giửa nam và nử giữa tôn giáo này và tôn giáo khác lúc nào cũng có nguy cơ chiến tranh. Thật không thể tin rằng một quốc gia lớn được độc lập từ năm 1947 mà lại còn quá nhiều sự bất công và bất bình đẳng và quá nhiều người nghèo khổ chui rúc trong những khu ổ chuột, sống dưới mức tối thiểu của con người như là Ấn Độ. Thà rằng cứ chiến tranh nơi mọi mâu thuẩn được giải quyết, nơi những người nghèo, những người ở đẳng cấp dưới có cơ hội ngoi lên và đổi đời, nơi những tàn tích và bất công từ quá khứ ngàn năm trước bị xóa bỏ đế xây dưng một xã hội mới. Máu đổ một lần rồi thôi còn hơn để nó đổ mãi không biết bao giờ mới chấm dứt
  4. beoU.kr

    beoU.kr Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/03/2012
    Bài viết:
    780
    Đã được thích:
    2
    Sau 1945 đến lúc nhảy vảo miền nam VN sau này thì người Mỹ cũng không huấn luyện hay duy trì lực lượng quân sự nào ở Việt Nam. Hơn nữa, tiếng là đảng cộng sản Đông Đương tự giải tán, nhưng là chuyển vào hoạt động bí mật và vẫn giữ vai trò lãnh đạo.

    So sánh với Ấn Độ thì đúng là nhảm. Coi chiến tranh là "nơi mọi mâu thuẫn được giải quyết" lại càng nhảm nhí hơn. Câu chuyện của Ấn Độ là câu chuyện của tôn giáo - sắc tộc - ngôn ngữ; họ vốn dĩ đã rất khác biết với nhau (và tương đương nhau) nên việc tách thành quốc gia - dân tộc độc lập là có thể giải thích. Nhờ có Mahatma Gandhi theo đuổi đấu tranh không bạo lực mà Ấn độ không có hàng vạn nghĩa trang từ Bắc chí Nam như Việt Nam.

    Đánh nhau (con đường cách mạng duy nhất của chủ nghĩa Mac-Lê) (để - đã?) giúp "tầng lớp dưới" ngoi lên? Vậy câu hỏi đặt ra là: tại sao một xã hội lại cần tầng lớp dưới ngoi lên? Họ vốn dĩ không được học hành đầy đủ, tư duy quản lý xã hội không có, căn bản là không có gì. Phải chăng đây chính là nguyên nhân của "cải cách ruộng đất", "đấu tố" ... và cái xã hội Việt Nam quái thai hiện tại? Để "tầng lớp dưới" lãnh đạo xã hội chính là một điều ngớ ngẩn của/trong cách áp dựng chủ nghĩa Mac-Lê. Khác nào "trứng khôn hơn vịt", "*** lộn lên đầu" [?]

    Câu trả lời chỉ có thể là: họ đã bị lợi dụng trong một số mục đích chính trị của một/vài nhóm người.

    Sẽ dễ dàng để giúp xã hội tiến lên hơn bởi tầng lớp được giáo dục bài bản từ trong trứng nước, như tầng lớp tư sản trước đây trong các xã hội tư bản.

    Chốt phát: nghe nó nhảm nhảm nhưng cũng đú! Máu chảy âm ỉ thì đe'o chết được, chảy ồ ạt phát chết luôn. Đàn bà con gái tháng nào cũng đổ máu và họ sống lâu hơn đàn ông đấy thôi =))
    Hơn nữa, theo quan điểm biện chứng của Mac-Lê [:D] "có bất công thì có đấu tranh, có đấu tranh thì mới tiến bộ". Thế mà các cuộc cách mạng vô sản đều muốn "đào mồ mả chôn sống tư sản"; diệt mất lực lượng đối lập thì "đấu tranh" cũng biến mất, sinh ra độc tài. Absolute power is corrupts absolutly.
    Lần cập nhật cuối: 21/02/2014
  5. ngocphandang

    ngocphandang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2013
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Cái dòng đỏ đỏ đấy chứng minh bạn nhìn nhận như thế nào về lịch sử. Cái gì ẩn ẩn, dấu dấu, mật mật, hay méo mó chưa bàn tới, nhưng cái chộ đỏ đỏ bạn tìm hiểu lị tư liệu cả phía Mỹ đi nhé.

    Thứ hai, theo quan điểm của bạn thì VN trải qua bao nhiêu trận chiến từ hàng ngàn năm nay là vô nghĩa và chỉ phục vụ một người, một nhóm người??? Nếu bạn đã có quan điểm thế này thì tôi cũng ko tranh luận với bạn làm gì, vì nó đã ăn sâu vào ý thức hệ của bạn bởi nguồn gốc gia đình bạn. :)

Chia sẻ trang này