1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Công nghệ nhà máy điện hạt nhân Việt Nam (sắp xây dựng) và tính toán dài lâu cho nền quốc phòng quốc

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi vannienthanh, 19/09/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.886
    Đã được thích:
    17.409
    bọn Nga nó đưa cái này ra triển lãm quảng cáo tùm lum rồi, chắc cũng có ý định xuất khẩu nên mới làm thế, Trung Quốc cũng đang tìm cách mua thì phải, bản đầu tiên xài lò phản ứng dành cho tàu phá băng hiện tại của Nga, em thấy nó quảng cáo nhiều loại lò khác nhau có thể lắp lên đc luôn như lò 325 MWe VBER-300
  2. uman

    uman Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/05/2004
    Bài viết:
    955
    Đã được thích:
    826
    Một vài thông tin và bàn luận liên quan tới điện hạt nhân ở Việt Nam:
    1. Công nghệ lò cho điện hạt nhân của Việt Nam đúng là lò nước nhẹ (không với mục đích sản xuất vật liệu hạt nhân (Pu) cấp độ vũ khí :D ), nhưng tại Nhà máy Ninh Thuận I không phải là lò nước sôi (BWR) như bạn Antey... viết mà là kiểu lò quá áp (Pressurized Water Reactor - PWR). Công nghệ lò nước sôi là của Nhật Bản, ví dụ như kiểu lò tại Fucushima, còn công nghệ lò quá áp là của Nga. Cần nói thêm là lò phản ứng ở Chernobyl là loại lò khác hẳn, với các thanh hãm làm bằng graphit, nên khi đã cháy thì lại càng cháy to :( . Thêm nữa, nguyên nhân ban đầu sự cố Chernobyl lại là do con người: diễn tập tình trạng khẩn cấp, nhưng mắc lỗi và sau đó là thảm họa thực sự.
    Nhật Bản vài năm trước hết sức chú ý tới kế hoạch phát triển điện hạt nhân của Việt Nam. Người đang viết những dòng này cũng có lúc được mời phỏng vấn bởi hãng NHK, chắc không phải để phát hình về đào tạo nhân lực hạt nhân, mà để moi thông tin. Nhưng trớ trêu thay, là lính binh nhì nên tớ không biết và không thể bật mí được chút thông tin gì về kế hoạch điện hạt nhân của Việt Nam :P. Nay nghe báo đài, thì hình như Ninh Thuận II là nhà máy với các lò nước sôi của Nhật :). Trong năm ngoái, Mitsubishi có giới thiệu một thiết kế tổng thể kiểu lò mới tại hội thảo tổ chức ở trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
    Đừng nói là Việt Nam sẽ nhập về các lò công nghệ lạc hậu. Sẽ là các lò thế hệ 3+ đấy (PWR-1000 theo cách gọi phương Tây)!!! Lò thế hệ 4 đang trong giai đoạn nghiên cứu, thử nghiệm trên thực tế chưa thì tớ nỏ biết.
    2. Về việc có chế tạo vũ khí hạt nhân hay không: Hiện nay, Việt Nam có độ minh bạch rất cao đối với thế giới (thông qua IAEA) về những vấn đề liên quan tới hạt nhân. Thậm chí, IAEA giám sát từng bộ nguồn phóng xạ đăng ký. Chưa kể, nhưng thanh nhiên liệu trong lò phản ứng sản xuất điện thường có hàm lượng U235 chưa tới 5% (hàm lượng tự nhiên 0,72%, hàm lượng cho vũ khí >90%, hàm lượng cần chú ý đặc biệt: ~ 20%, hàm lượng trong một số lò nghiên cứu: tới 40%), trước và nhất là sau khi dùng, đều được kiểm kê, cất giữ và bảo quản rất nghiêm ngặt. Việt Nam đã cam kết giao lại (để tái chế :) ) các thanh nhiên liệu qua sử dụng và Nga chính là địa điểm tái chế chủ yếu của cả thế giới điện hạt nhân. Chính vì vậy, trong Hiệp định hạt nhân dân sự Việt - Mỹ, Mỹ để ngỏ khả năng làm giàu Uranium cho Việt Nam, điều mà thế giới Ả ... sôi sục vì tỵ nạnh. Mỹ tin rằng Việt Nam không làm vũ khí hạt nhân và Việt Nam biết thừa rằng không đủ điện để chạy các máy ly tâm làm giàu U235 đến cấp độ vũ khí :D :D.
    3. Nhà máy đặt trên đất liền hay nhà máy nổi. Mục đích thiết kế của hai loại này là hoàn toàn khác nhau. Nhà máy đặt trên đất liền nhất thiết phải gần nơi có bề nước lớn để làm mát (biển, sông). Sau thảm họa sóng thần+động đất tại Fucushima, IAEA đã khuyến cáo và hầu như bắt buộc các nước khi thiết kế phải tính đến việc chống động đất. Hầu như toàn bộ các nhà máy điện hạt nhân hiện có cũng đều có thêm các biện pháp an toàn chống động đất. Đó có thể là một lý do khá quan trọng khiến cho việc khảo sát, thiết kế, xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam bị lùi lại.
    Thông thường, sẽ là lý tưởng nếu sản lượng điện hạt nhân chiếm cỡ 10-15% tổng sản lượng điện của quốc gia. Vì sản lượng điện tính theo thời gian trong ngày trồi sụt khá nhiều, mà lò của nhà máy điện hạt nhân bao giờ cũng nên phải chạy gần hết tải mới kinh tế. Nói chữ ra thì "hệ số hoạt động" của lò phải trên 0,9.., nhưng nếu là 1,0 thì phản ứng dây chuyền sẽ xảy ra không gì ngăn cản nổi và sẽ là vụ nổ bom nguyên tử to khủng khiếp (nếu khối lượng tới hạn của U235 90% cỡ 15 kg, thì khối lượng các thanh nhiên liệu trong lò có khi tới 40 - 50 tấn, 4-5% chỗ đó cũng đủ lắm rồi!!!). Còn lại được cung cấp bởi các nguồn điện khác. Các lò của nhà máy Ninh Thuận I sẽ có công suất 1000 MW/lò.
    Nhà máy nổi có lợi là cơ động được, phục vụ mục tiêu cấp cứu công suất điện cho những nơi có nhu cầu tăng cao (đột xuất). Nếu để phát điện ổn định một chỗ, tất nhiên không kinh tế, và công lao bảo trì, bảo dưỡng nhiều hơn đáng kể. Thêm nữa, nếu công suất 600 MW thì không lớn.
    4. Về nhân lực hạt nhân. Đúng là đối với Việt Nam đây là khó khăn lớn nhất. Nhưng vấn đề hiện nay không phải là phải "chạy" hết bao nhiêu tiền để được vào làm việc, mà là thực sự thiếu những con người đủ trình độ chuyên môn, từ cấp thấp nhất là lao công, vệ sinh, canh gác, tới cao nhất là các giám sát viên (operator) hoạt động của toàn bộ các tổ máy. Kể cả cho thêm học bổng, gửi đi đào tạo, không biết bao giờ mới đủ người làm! Dù cho thời gian đầu, ê-kíp vận hành Ninh Thuận I là các bạn Nga, thì rồi cũng đến lúc ta phải thay thế dần, tự vận hành. Chưa kể các nhà máy tiếp theo... Hungary có mỗi một nhà máy điện hạt nhân, bốn lò, mỗi lò 400 MW, sau tự họ cải tiến, nâng lên 440 MW, và vận hành an toàn đã hơn 30 năm nay. Họ đang xin IAEA và có vẻ được chấp thuận kéo dài khai thác thêm 20 năm nữa. Nhân lực của nhà máy cỡ 2500 người, hàng năm về hưu và tuyển mới 800-1000 người. Nhìn lại Việt Nam ...
    5. Theo tôi, cái đáng ngại nhất là Việt Nam chưa có tác phong, kỷ luật công nghiệp. Cái này thuộc về bản tính mất rồi. Suốt một thời gian dài làm dối ăn thật, trí trá, lừa lọc lẫn nhau, bỏ qua mọi chuẩn mực, làm sao có thể sửa để thành một tác phong nghiêm túc và ngay thẳng. Phải tự nhìn nhận là ta quá thua xa người Nhật về mặt này nhiều, nhiều lắm!
    Lần cập nhật cuối: 19/02/2014
    hk111333halosun thích bài này.
  3. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Bác đúng là người học chuyên ngành điện hạt nhân thì thử đính chính các thông tin trong post này xem.
    Các thông tin bác đưa không có gì mới. Lò Nga, dùng xong trả lại nhiên liệu cho đại ca Nga:). Rùi lò theo bác là hiện đại 3+ cũng đã bàn nát rồi. Bác thử đính chính xem cái + trong lò thế hệ 3 là gì thế.
    suhomanghalosun thích bài này.
  4. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.886
    Đã được thích:
    17.409
    em thấy tỉ lệ điện hột như của Pháp là trên 60% sản lượng điện quốc gia, Nhật là trên 50%, chúng ta phải có 1 nguồn cung cấp điện dồi dào giá rẻ thì mới phát triển vượt bực đc, làm gì cũng có rủi ro cả, ngay cả việc lái xe ra đường, nên dùng những tư tửơng này để kìm hãm phát triển điện hột như là sai lầm, điện hạt nhân theo em phải là hướng phát triển cốt lõi của EVN sau này.
    cái này rèn luyện nâng cao ý thức dần thành thói quen thôi, ta cũng không ngay lập tức có đc 100 nhà máy điện hạt nhân, cứ làm dần huấn luyện dần thôi, nhưng phải làm, cứ trì hõan mãi thì không đc
    hk111333, meo-usuhomang thích bài này.
  5. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
    hk111333, meo-uhalosun thích bài này.
  6. uman

    uman Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/05/2004
    Bài viết:
    955
    Đã được thích:
    826
    Gửi bác meo-u :)

    Nôm na là thế này:
    a) Thế hệ 1:
    - Mẫu thiết kế 195x-196x
    - Công suất thấp (nói chung nếu bác muốn chi tiết tôi có thể gửi file).
    - Hiệu suất: 35-37%
    - Thời gian nạp liệu 40 năm, đối ới các bộ phận không thể thay thế: 60 năm.
    - CDF = 10^-5/năm (CDF: Core Damage Frequency: tần suất hư hại lõi lò)
    - Tần suất lọt phóng xạ ra ngoài: 10^-6/năm
    **) Đối với thế hệ 3+:
    - CDF = 10^-6/năm
    - Tần suất lọt phóng xạ ra ngoài: 10^-7/năm
    - Tuổi thọ: > 60 năm
    - Đang được xây dựng: Nhật, TQ, Phần Lan, Mỹ, Nga
    d) Thế hệ thứ 4:
    - Trong giai đoạn thiết kế, thử nghiệm.
    - Triển khai: chờ nhé, sau 2030 :)

    Nói sản lượng điện hạt nhân nên chiếm 10-15% tổng sản lượng là theo ý kiến riêng tôi, cho Việt Nam ở giai đoạn đầu này. Với các lý do cũng đã rõ :D. Còn ở nước ngoài thì khác, ta chưa thể "đú" ngay với họ được, ví dụ: tỷ lệ trên thế giới: 16%, EU: 35% (trừ Đức :D), Hungary: 36%. Hiện có 435 nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động, 5 cái đang đóng lò dài hạn, tuổi thọ thiết kế các nhà máy nói chung vào quãng đến 2015-2030, 65 nhà máy đang được tái thiết.

    Riêng với bác meo-u: tôi không thuộc chuyên ngành điện hạt nhân, hay kinh tế. Những thông tin trên có được là do dòng đời xô đẩy thôi :P
    Lần cập nhật cuối: 23/02/2014
    OnlySilverMoon, meo-u, hk1113331 người khác thích bài này.
  7. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Tôi nhờ bác một ít nữa, nhờ dòng đời xô đẩy bác giải thích hộ tôi cái.

    Trên báo thế giới (Coi như chính thức) thì người ta rất sợ các nước chế vũ khí hạt nhân bằng cách làm giầu Uranium (như Iran bác đã post)

    Nhưng ở đây các cụ bẩu rằng trò làm giầu chỉ là bịp. Khi có nguyên liệu chạy lò thì ta làm bom bằng Plutonium dễ hơn nhiều. Báo thế giới cũng nói Nhật hiện nay trữ một lượng khá lớn loại này.

    Vậy theo ý kiến bác phe nào đúng. Tất nhiên ta đang xét với trình độ các nước mới bập bõm chế bom. Thì làm bom Uranium hay Plutonium loại nào dễ hơn.
    halosun thích bài này.
  8. uman

    uman Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/05/2004
    Bài viết:
    955
    Đã được thích:
    826
    Xin hầu chuyện bác meo-u:
    Ngày nay người ta tuyền làm bom nguyên tử (bom A) bằng Pu không à. Lý do thì có mấy cái theo ngu ý của tôi như sau:
    - Sản phẩm phân rã U chính là Pu nên thanh nhiên liệu chứa U235 sau khi sử dụng để sản xuất điện năng chính là nguồn Pu có thể dùng để cho mục đích quân sự. Cũng vì vậy mà việc quản lý các thanh nhiên liệu sau khi sử dụng lại còn cẩn mật hơn cả thanh nhiên liệu chưa sử dụng. Đại khái là nhà máy điện hạt nhân có lực lượng bảo vệ rất nghiêm ngặt, nhưng kho chứa thanh nhiên liệu đã sử dụng lại còn được bảo vệ kỹ hơn: trong nhà máy có một khu chứa riêng, và có thêm một lực lượng bảo vệ khác nữa, với "trình" cao hơn.
    - Pu khi phân rã giải phóng năng lượng cao hơn U, khối lượng tới hạn lại ít hơn (bác chịu khó hỏi cụ Gúc số liệu cụ thể nhé, tôi mới đi về, đang còn lo mấy việc riêng tồn đọng sau mấy ngày). Chính vì vậy, làm bom sẽ "lợi" hơn. Để sử dụng với mục đích hòa bình, mới có một số rất ít lò phản ứng sản xuất điện năng dùng Pu ở Pháp, dù là kinh tế (và nguồn dồi dào hơn U - theo dự báo chung, nguồn U dùng cho sản xuất điện năng chỉ còn đủ dùng cho thế giới khoảng 30-70 năm, tùy theo mức độ sử dụng). Lý do rất đơn giản: nguy hiểm hơn và công nghệ lò + các thứ kéo theo phức tạp hơn nhiều, trình độ hiện nay còn hạn chế. Trong tương lai, loài người nhất định sẽ cần tới loại lò chạy bằng Pu, nhưng ngày ấy là khi nào, khó nói.
    - Việc làm giàu U để làm vũ khí thực tế chỉ có các "chip hôi" (các nước mới bắt đầu) trong lĩnh vực này làm vì cần rất nhiều năng lượng cho các máy ly tâm, vả lại U không "mạnh" bằng Pu. Vũ khí hạt nhân tất nhiên là rất đáng sợ và hậu quả khôn lường. Chính vì thế các nước đã sở hữu vũ khí hạt nhân không muốn từ bỏ lợi thế của mình. Và ngăn chặn có thêm thành viên mới trong câu lạc bộ vũ khí hạt nhân - vì như bác biết, mấy thằng to đầu gầm ghè nhau nhưng thực sự hiểu rõ cái gì sẽ đến nếu chơi nuk. Càng nhiều thành viên câu lạc bộ càng khó bảo (diễn đàn ta mới có mấy mống mà ngày nào cũng mổ trâu mổ bò, cho nhau ăn đủ mọi thứ :P). Có thêm mấy thằng Chí Phèo còn sợ hơn. Trong khi đó, các cường quốc hạt nhân đã sản xuất năng lượng hạt nhân cả nửa thế kỷ nay rồi, lượng Pu họ tích cóp trong các thanh nhiên liệu thải ra đã đủ để cho không chỉ hàng chục, mà hàng trăm Trái Đất này đi tong.
    Lần cập nhật cuối: 23/02/2014
    meo-u, OnlySilverMoonhalosun thích bài này.
  9. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.886
    Đã được thích:
    17.409
  10. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
    Nguyên nhân chậm dự án thứ nhất thấy bảo ,nhân lực của ta không đạt yêu cầu mà bác . Chỉ tạm dừng chứ không dừng hẳn nhé .

    Mie thằng nhọ nói nói cái đoạn này
    Theo thỏa thuận, Việt Nam cam kết sẽ sử dụng nguồn cung nhiên liệu hạt nhân từ thị trường quốc tế thay vì tự làm giàu uranium hay tái chế plutonium.

    “Tôi đã xác định rằng, việc thực thi thỏa thuận này sẽ thúc đẩy, và sẽ không tạo ra bất kỳ rủi ro vô lý nào đối với quốc phòng và an ninh chung”,


    làm mình mất hứng tan tác giấc mơ :mad: Hột nhưn .

    Bonus cái hình mơ ước :[​IMG]
    sourihalosun thích bài này.

Chia sẻ trang này