1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lưỡi lê và dao găm

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Tran-Trung, 21/06/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khuc_thuy_du

    khuc_thuy_du Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2014
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    317
  2. khuc_thuy_du

    khuc_thuy_du Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2014
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    317
    Con Kukri của lão chuyên cho công tác Điểu táng à?
    Nữa, em Mèo kia mũi phải hơi hếch lên mới xinh.
  3. Tran-Trung

    Tran-Trung Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2010
    Bài viết:
    1.437
    Đã được thích:
    563
    Thằng Mèo với Kukri là của người khác, còn của tớ chỉ có cây lê AK 5 tác dụng thôi :D
  4. karate_hn

    karate_hn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/06/2012
    Bài viết:
    3.632
    Đã được thích:
    415
    Lưỡi lê M7

    Lê M7 được sản xuất bởi công ty Ontario chuyên cung cấp các loại dao và vũ khí cho quân đội Mỹ. Lê M7 có thể được sử dụng riêng biệt như một con dao hoặc được gắn trên súng M16, ngoài ra còn có thể dùng cho súng AR-15. Trước khi được trang bị lưỡi lê M7, lính Mỹ sử dụng loại lưỡi lê M6, loại này sử dụng gắn trên súng trường M14.

    Chiều dài tổng thể của mỗi chiếc lưỡi lê M7 là 302mm, chiều dài lưỡi 171mm, đường kính vòng khâu 22,4mm, nặng khoảng 270g. Phần lưỡi làm bằng loại thép 1095 cacbon. Một mặt của lưỡi được mài sắc theo toàn bộ chiều dài, mặt còn lại chỉ được mài khoảng 75 mm ở phía đầu mũi, rất nhọn và sắc bén. Ở giữa lưỡi lê có một đường rãnh có tác dụng thoát máu nhanh hơn khiến đối phương nhanh chóng bị hạ gục vì mất máu.

    Cán lê M7 làm bằng nhựa cứng, bền. Một đầu cán có phần vuông góc, phía trong sát lưỡi lê được in dập nổi dòng chữ “US M7” và mã số nhận dạng của nhà sản xuất.

    Mỗi chiếc lưỡi lê đều có bao đựng riêng, có tên gọi là M8A1. Bao đựng được làm bằng thép, bên ngoài in dập dòng chữ “M8A1” và chữ cái đầu tiên của nhà sản xuất. Riêng phần bao cán được dệt từ những sợi thủy tinh màu oliu, phần cuối có gắn một cái móc để mang theo người. Chiếc bao này được sử dụng cho tất cả các loại lưỡi lê sau thế chiến II, trong đó có M4, M5, M6 và M7 cho đến khi được thay thế bởi chiếc bao M10. Loại bao M10 khác M8A1 ở chỗ nó có màu đen, không có móc mà chỉ có một vòng đai và những sợi dây dài ra để buộc.

    [​IMG]
    Lính Mỹ sử dụng lưỡi lê M7 trong chiến tranh Việt Nam

    Lưỡi lê mà Quân đội nhân dân Việt Nam sử dụng trong kháng chiến chống Mỹ là là loại gắn với AK-47. Ban đầu, loại súng AK-47 được chế tạo không có khả năng gắn lưỡi lê. Tuy nhiên người Nga đã sáng tạo nên một loại lưỡi lê để có thể gắn được vào súng mà không cần phải chế tạo lại súng.

    Sau đó, khi nhu cầu sử dụng lưỡi lê ngày càng trở nên phổ biến, nhất là trong các cuộc chiến tranh du kích, các loại lê được chế tạo gắn liền với súng. Lưỡi lê dành cho AK-47 có hai dạng phổ biến là loại “lá lúa” và “ba cạnh”.

    Lê “lá lúa” hình dạng như dao găm, có nhiều loại nhưng đáng chú ý nhất là lê 5 tác dụng do Nga sản xuất có thể dùng để đâm, cắt, cưa, dũa và một tính năng rất quan trọng với bộ đội ta đó là lưỡi ngắn kết hợp với vỏ lê để thành kìm cắt dây thép gai khi tấn công căn cứ địch.

    Lê “ba cạnh” được trang bị cho súng trường tấn công Type 56 (phiên bản sao chép AK-47 của Trung Quốc) được gắn liền với súng. Khi không ở trạng thái chiến đấu, lưỡi lê được gấp gọn phía dưới ốp lót tay.

    Trong hai loại này thì lưỡi lê ba cạnh được nhiều người biết đến hơn và loại lê này cũng gây ấn tượng mạnh hơn nhờ hình dạng bên ngoài. Lính Mỹ thường lo sợ khi liên tưởng đến lê ba cạnh nhưng trong thực tế, nó ít tác dụng hơn lê "lá lúa" khi chỉ có công dụng chủ yếu là đâm.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    Lưỡi lê "ba cạnh" được gắn trên súng AK-47

    Để hạn chế ưu thế về hỏa lực của Mỹ, trong một số trận đánh, Quân đội nhân dân Việt Nam đã lựa chọn chiến thuật đánh gần, đánh đêm. Trong chiến thuật này thì đánh giáp lá cà bằng lưỡi lê thường khiến lính Mỹ khiếp sợ nhất. Mặc dù số lượng thương vong của lính Mỹ bởi lưỡi lê không thực sự nhiều nhưng những hình ảnh khi bị tấn công bằng lê thực sự khiến tâm lý lính Mỹ trở nên hoang mang.

    Một trong những trận giáp lá cà nổi tiếng nhất đó là trận Ia-Drang vào tháng 11/1965. Sau khi dùng súng cối phá đội hình địch, bộ đội ta nhanh chóng xung phong chia cắt, áp sát và sử dụng AK bắn găm, dùng lưỡi lê đánh địch.

    Theo soha
    tuanlong64 thích bài này.
  5. gorko

    gorko Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/10/2013
    Bài viết:
    1.224
    Đã được thích:
    2.439
    Thứ nhất, cái rãnh trên lê không phải thóat máu vì các dao chuyên chọc tiết ở lò mổ người ta có cần rãnh thóat máu quái đâu vẫn phun phè phè.
    Cái rãnh đấy là về mặt kết cấu chịu uốn khi chém. Qua tính tóan đã chứng minh rằng các lớp vật liệu ở giữa gần như không chịu lực, trong một số trường hợp có thể làm rỗng để cùng một lực uốn vật có hình dạng đường bao như nhau sẽ dùng ít vật liệu hơn.
    Nếu là lê ba cạnh thì do sự uốn khi đâm vào cơ thể gặp các chướng ngại cứng như xương, gân làm chệch hướng đâm
    Về mặt thủ pháp, một số dao có rãnh xẻ hẹp do phục vụ một số miếng bí truyền mà bản thân tôi cũng..không biết:cool:, chỉ nghe nói lại lơ mơ thế.
    Về lê đa dụng thay lê ba cạnh không phải lê ba cạnh sử dụng chiến đấu không bằng lê đa dụng mà ngược lại thì có.
    Vì tập đánh lê chủ yếu là tập đâm, đếch ai tập múa với chém lê bao giờ. sân tập đánh lê cũng là tạo địa hình địa vật như thật để chiến sĩ vượt qua và..xiên.
    Ngay từ thời nhà Nguyễn, vẫn có bài tuyển tướng là nhảy qua mấy cái hố rồi vững tay phóng giáo trúng ông bù nhìh rơm là đạt.
    Lê đa dụng là phục vụ những việc ngoài chiến đấu nhưu cắt dây thép gai, cưa cành làm cọc, gọt hoa quả và mở đồ hộp...
    Do trong chiến đấu bây giờ ít có đánh close combat(một bên nhảy từ chiến hào bên mình xông lên tận chiến hào bên kia mà nện) nên thậm chí quân Mỹ còn bỏ cả lê
    hasinhatonelove114 thích bài này.
  6. onelove114

    onelove114 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/11/2010
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    810
    Bổ xung thêm ví dụ minh họa cho bác ở phần đậm:
    Xương của các loài chim rỗng, là để giảm trọng lượng nhưng vẫn đảm bảo chịu lực.
    Các nhịp cầu thường có dạng kết cấu vòng cung, để chịu tải trọng (giống như rãnh của dao găm)
    Ngoài lý do về vấn đề lực như bác gorko nói thì em nghĩ một nguyên nhân khác nữa là để tiết kiệm vật liệu và làm nhẹ khối lượng. Còn cái chuyện làm rãnh là để thoát máu chắc không được tính đến trong thiết kế ban đầu.
    hasinhat thích bài này.
  7. khuc_thuy_du

    khuc_thuy_du Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2014
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    317
    Gà đ/c nói chuẩn rất về kết cấu chịu lực, tôi khen nhé :D

    Nhưng tôi bổ sung thêm, mà cũng éo phải của tôi nhé,copy và đầu giờ phun ra thôi: Rãnh của lê có tác dụng nữa là giúp lê đi sâu hơn vào cơ thể. Vì khi lê đi vào cơ thể, nó bị các bó cơ mút chặt và áp suất trong cơ thể kháng lại.

    Kính mời các đ/c từng thực chiến hoặc thực diễn trên thao trường rồi bổ sung thêm!

    t/b: Mấy trang trước tôi thấy các đ/c bốt lên 1 con găm xoắn ruột gà của đặc nhiệm Úc. Hôm qua tôi tần ngần ngắm cái mũi khoan BT bị gãy của mình chợt nảy ra ý nghĩ và ... tôi mang đi mài. Các đ/c thử làm 1 cái như thế xem nhé. Nguy hiểm rất!
    kuemhoitohasinhat thích bài này.
  8. karate_hn

    karate_hn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/06/2012
    Bài viết:
    3.632
    Đã được thích:
    415
    [​IMG]

    Thời kỳ chiến tranh Việt Nam, lính Mỹ được trang bị những vũ khí và đồ dùng rất tiện lợi, thông minh và trên hết là chất lượng tuyệt hảo. Tại một chiến trường nhiều núi non hiểm trở với những cánh rừng nhiệt đới rậm rạp như nước ta, một vật dụng không thể thiếu được đối với lính Mỹ, đó chính là dao phát rừng.

    Thời điểm đó, trong khi bộ đội và dân ta sử dụng chủ yếu là dao phay và liềm được rèn tại các lò thủ công thì lính Mỹ được trang bị loại dao phát rừng đặc biệt mà chúng ta khó có thể làm được.

    [​IMG]
    Lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam với con dao phát rừng vắt ngang trên balô

    Dao phát rừng của lính Mỹ có thể chia làm hai loại, một loại sống có răng cưa và một loại sống không có răng cưa. Hình dáng phổ biến là to bản, tuy nhiên trông vẫn rất thon gọn, đẹp mắt.

    Chiều dài tổng thể của dao vào khoảng 60-70 cm và khá nặng so với những con dao phay thông thường. Mặc dù đó là một điểm hạn chế khi mang vác nhưng lại rất có lợi khi sử dụng, bởi lưỡi dao nặng khi dùng sẽ rất có lực, tiết kiệm thời gian và công sức.

    Lưỡi dao dài khoảng 45 cm. Do được chế tạo bằng loại thép chuyên dụng 1095 đặc biệt nên lưỡi dao rất sắc và cứng. Chỉ cần một nhát dao là đã có thể chặt đứt phăng một thân cây to bằng cổ tay. Mác thép này khiến cho dao ngoài ưu điểm bén, bền, chắc thì khi bị cùn, lính Mỹ chỉ cần mài qua là đã có thể sắc lẹm lại như cũ.

    Phần lưỡi dao được thiết kế vô cùng tỉ mỉ. Người ta mài 3 đường rất mịn và sát chạy suốt lưỡi dao, phải nhìn rất gần mới có thể thấy được, riêng mũi dao lại được mài thêm một đường nữa và chuyển hướng rất nhọn. Trên lưỡi dao phần sát với cán có ghi tên của hãng sản xuất - Ontario.

    Cán dao bằng nhựa cực bền, rất khó có thể làm vỡ, được liên kết với đuôi dao nhờ 4 đinh tán bằng đồng vô cùng chắc chắn. Do sản xuất phục vụ cho lính Mỹ có tầm vóc cao to nên phần cán này hơi quá khổ so với người Việt.

    Đối với loại dao có răng cưa trên sống, lưỡi cưa được chế tạo hướng về phía cán nhằm phát huy tối đa lực kéo tác dụng vào, đồng thời khi dùng để cưa thì lưỡi dao sẽ không bị cong, méo như khi dùng lực đẩy để cưa. Đây là loại cưa “kéo về” (còn một loại nữa có răng cưa hướng về mũi dao thì gọi là loại “đẩy tới”, nhưng loại này chủ yếu được sử dụng bởi lính Nhật bởi nơi đây đa số các cây gỗ đều thuộc loại mềm, lính Mỹ hầu như chỉ sử dụng loại “kéo về” này).

    [​IMG]
    Cận cảnh lưỡi cưa trên sống dao

    Sự tỉ mỉ và tinh tế của người Mỹ còn thể hiện qua chiếc bao đựng dao. Đó là một chiếc bao được làm bằng nhựa bền hoặc một số ít bằng vải bố. Loại vỏ nhựa được thiết kế đẹp mắt với nhiều lỗ thoát nước ở cả hai mặt, các lỗ thoát nước cách nhau khoảng 7cm. Trên thân vỏ, bên hông phía gần cán dao có gắn thêm bộ phận mài. Khi dao cùn lính Mỹ chỉ cần lật bộ phận này xuống rồi mài, rất tiện lợi và nhanh gọn.

    Trên bao đựng dao có một cái móc dùng để móc vào thắt lưng hoặc ba lô. Móc liên kết với vỏ bao bằng một đinh tán được đóng khá sâu để khi tra dao vào vỏ hay rút ra thì nó đủ để chạm vào dao. Điều này khiến dao được giữ vừa khít với vỏ, không gây ra tiếng động do va chạm khi di chuyển.

    [​IMG]
    Khi cần mài dao chỉ cần ấn xuống và rút dao ra là lưỡi dao lại sắc như mới

    Hòa bình lập lại, những con dao này được sử dụng trong nhiều gia đình trên khắp cả nước. Dao Mỹ có chất lượng tốt nên rất được ưa chuộng, có những nơi người dân dùng để đi rừng, phát rẫy đúng với chức năng của nó, đặc biệt là chặt tre, đốn củi, thậm chí còn dùng để băm chặt chuối làm thức ăn cho heo.

    Điểm hấp dẫn nhất của con dao đối với nhân dân ta chính là độ sắc và dễ mài. Tuy hơi nặng và to nhưng so với những con dao do các lò thủ công sản xuất thì tốt hơn rất nhiều.

    Ngày nay, mặc dù bị thất lạc nhiều nhưng ấn tượng về những con dao phát rừng của Mỹ vẫn còn rất mạnh mẽ. Người ta thảo luận về nó, tìm kiếm nó khá nhiều trên các diễn đàn. Mỗi con dao có thể được bán với giá từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng. Một con dao mới tinh cùng hãng có thể được rao bán đến hơn 400 USD.
    Theo Soha
    khuc_thuy_du thích bài này.
  9. duyvu1920

    duyvu1920 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2012
    Bài viết:
    6.469
    Đã được thích:
    2.971
    cái dao đi rừng không răng cưa đó nặng bỏ mạ :confused: còn chuyện mài qua là bén thì không dám đâu :confused: mài cái dao muốn mòn luôn và nhẹ lại nữa mà có bén éo đâu :mad: được mỗi cái là chắc :D hôm làm nhà ông già lấy ra chặt thử cây bê tông mà chỉ có bê tông bể chứ nó éo mẻ :P
    khuc_thuy_du thích bài này.
  10. khuc_thuy_du

    khuc_thuy_du Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2014
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    317
    Chuẩn rồi, thép có độ HR cao mài lâu sắc. Tất nhiên mài mãi thì cũng phải sắc.
    Còn mòn, đợi được nó mòn cũng vài kiếp :D

Chia sẻ trang này