1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Ang Lee

    Ang Lee Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/01/2014
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    25
    Ý thức người Việt lại khiến người nước ngoài... phải vái lạy
    Một vận động viên mô tô người Malaysia đã quỳ xuống vái lạy đám đông khán giả Việt tràn vào đường đua ở Bình Dương.
    Thông tin báo chí cho biết, sự việc xảy ra vào trưa qua (27/4) tại một địa điểm ở thành phố mới Bình Dương.

    [​IMG]
    VĐV Malaysia quỳ gối vái lạy ý thức khán giả Việt
    Do ý thức kém, nhiều khán giả tràn vào đường đua khiến một vận động viên mô tô người Malaysia được mời tham gia biểu diễn phải quỳ xuống vái lạy.

    Nhưng điều đáng nói, trong khi VĐV Malaysia vái lạy vì bất lực trước ý thức của khán giả người Việt thì ngược lại những người này lại tỏ thái độ cười giỡn VĐV này mà không coi đó là một hành động đáng xấu hổ.

    Sự thiếu ý thức của khán giả còn là nguyên nhân khiến giải đua chạy thẳng Drag 400 mét đã bị hủy bỏ.

    [​IMG]
    Nhưng những khán giả này không coi đây là hành động xấu hổ mà còn cười giỡn trước hành động lạ lùng

    Võ Hoài Sơn - một tay đua tham dự cuộc thi cho biết, việc chọn địa điểm tuy có đẹp nhưng không hợp lí làm phát sinh nhiều vấn đề. Khán giả ai cũng muốn xem cả đoạn đường đua nên đã phá vỡ hàng rào để vào trong.

    Một sự việc khác được nhiều biker bức xúc phản ánh là an ninh bên ngoài đường đua. Rất nhiều xe, kể cả xe đua và xe của khán giả, đã bị lực lượng chức năng bắt giữ.

    Giải đua xe mô tô 135cc toàn quốc lần thứ 1 (Đua đường thẳng 400 m - Drag Racing), Cúp vô địch quốc gia vòng 1/2014 được công bố diễn ra vào lúc 13h00 ngày 27/4/2014 tại đoạn đường thẳng Đại lộ Hùng Vương - Trung tâm thành phố Mới - Tỉnh Bình Dương.

    Giải đua cũng được UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận, Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương, cùng công ty Duy Thái tổ chức.

    Đây không phải là lần đầu tiên hình ảnh người Việt Nam xấu xí trong mắt bạn bè quốc tế. Sự kiện cướp vợt tại sân vận động Cầu Giấy trước đó từng khiến người Việt Nam phải che mặt vì... quá ngượng.

    Ở lượt trận chung kết diễn ra vào chiều 30/3, giải đã chứng kiến những hình ảnh xấu xí từ một bộ phận khán giả có mặt tại nhà thi đấu Cầu Giấy.

    Khán giả cũng tranh thủ sự lơ là của Ban tổ chức và tràn xuống sân nhà thi đấu.

    Bị BTC nhiều lần phải dùng loa nhắc nhở khán giả không được trèo trên tường, ngồi chênh vênh lên thành lan can vì sợ sự cố đáng tiếc có thể xảy ra; đồng thời yêu cầu khán giả không được bật đèn flash khi quay phim, chụp ảnh để không làm ảnh hưởng tới chất lượng, tính công bằng ở các trận chung kết. Song do thiếu ý thức mà nhiều người vẫn lặp lại những hành động thiếu chuyên nghiệp như trên.

    Đáng nói hơn cả, nhiều khán giả quá vô ý thức, làm xấu hình ảnh người hâm mộ Việt Nam cũng như hình ảnh giải đấu trong mắt các VĐV quốc tế dự giải, bởi những màn "cướp vợt" phản cảm.

    Điển hình nhất là tình huống cặp VĐV của Nhật Bản sau khi vô địch đôi nữ đã ném vợt lên khán đài tặng khán giả - một hành động thay lời tri ân những khán giả trung lập đã cổ vũ cho mình suốt giải - nhưng khi vợt vừa ném lên, nhiều khán giả đã lao vào giành giật, thậm chí suýt xảy ra ẩu đả để đoạt vợt. Xấu xí hơn là hình ảnh một khán giả đã lao vào sân, cướp chiếc vợt trên tay Yano Chiemi trong sự ngỡ ngàng của nữ VĐV Nhật Bản này.

    Sau khi giải kết thúc, tay vợt trẻ Phạm Cao Cường viết trên facebook: “Mình cảm thấy thật sự buồn vì người Việt Nam mình có những hành động đó, nhất là với người nước ngoài. Các bạn làm gì thì làm đừng nên làm mất đi cái đẹp, cái tốt của người Việt Nam, đừng để họ nhìn một hai người mà đánh giá cả Việt Nam chúng ta....”.

    Thái An (Tổng hợp)
    karate_hnhoalongtrang thích bài này.
  2. Ang Lee

    Ang Lee Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/01/2014
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    25
    Đây là trục "bè bạn" quốc tế chống "Tàu khựa bạo chúa mọi rợ" của VN :eek:

    Nhật Bản: "Phụ nữ mua vui" không phải là đề tài ngoại giao

    Theo AFP, Nhật Bản ngày 25/4 khuyến cáo vấn đề nô lệ ******** thời chiến không phải là một đề tài ngoại giao.

    Tuyên bố này được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama coi vấn đề "phụ nữ mua vui" là một sự vi phạm nhân quyền "khủng khiếp".

    Phát biểu trên một chương trình truyền hình, Phó Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Katsunobu Kato nêu rõ Tokyo thấu hiểu nỗi đau của các nạn nhân và đang nỗ lực tránh chính trị hóa vấn đề nhạy cảm này. Ông tuyên bố: "Vấn đề này không nên được coi là một đề tài chính trị hay ngoại giao."

    [​IMG]
    Cuộc tuần hành của các cựu "nô lệ ********" Hàn Quốc ngày 25/1/2012, tại Seoul. (Nguồn: Yonhap/TTXVN)

    Trước đó trong một buổi trả lời họp báo tại Hàn Quốc, Tổng thống Obama đã hối thúc Nhật Bản có hành động sửa sai, do các binh sỹ Nhật phạm phải trước đó và trong thời gian diễn ra Chiến tranh Thế giới thứ 2, khi hàng nghìn phụ nữ - chủ yếu đến từ bán đảo Triều Tiên - bị ép làm nô lệ ******** trong các nhà chứa của quân đội Nhật.

    Trong khi đó, Tân Hoa xã ngày 16/4 đưa tin, các quan chức ngoại giao cấp cao của Hàn Quốc và Nhật Bản đã bắt đầu đàm phán về vấn đề phụ nữ Triều Tiên bị ép làm nô lệ ******** cho binh sỹ Nhật Bản trong thời chiến.

    Tin cho biết Vụ trưởng Vụ châu Á và châu Đại Dương của Bộ Ngoại giao Nhật Bản Junichi Ihara đã tới Seoul đã gặp Vụ trưởng Vụ Đông Bắc Á của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Lee Sang-deok.

    Đây là lần đầu tiên Hàn Quốc và Nhật Bản tổ chức đàm phán về vấn đề này.

    Các quan chức ngoại giao hai nước được cho là có kế hoạch đối thoại marathon và có phiên thảo luận trong buổi tiệc tối.


    Ấn Độ và cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong 20 năm qua
    Quote:
    (25/4/2014 - VTV Online) Số liệu mới nhất do Trung tâm nghiên cứu Pew Research Centre công bố, cứ 10 người thì có 7 người dân Ấn Độ không tin tưởng với tiềm năng tăng trưởng của quốc gia, 8 người tỏ ra rất thất vọng với tình hình kinh tế.
    Những thách thức mà kinh tế Ấn Độ đang phải đối mặt


    Một bộ phận không nhỏ người dân không đủ tiền mua thức ăn thiết yếu như là hành tây… các ngân hàng Ấn Độ đang bị đè nặng bởi các khoản nợ xấu, người dân phải đối mặt với tình trạng lạm phát cao, doanh nghiệp lo lắng về các khoản nợ với lãi suất cao và hàng chuỗi những vụ bê bối tham nhũng của chính phủ… Tốc độ tăng trưởng chỉ còn dưới 5% mỗi năm, mức thấp nhất trong vòng hơn một thập kỷ. Hơn bao giờ hết, người dân Ấn Độ đang khao khát một sự thay đổi mạnh mẽ.

    [​IMG]
    1/3 tổng số người nghèo trên toàn thế giới là người Ấn Độ

    Trong 20 năm qua, chỉ có 35 triệu người Ấn Độ thoát khỏi mức cực nghèo, trong khi đó, con số này là 678 triệu người ở Trung Quốc.

    Tỷ lệ giảm nghèo khiêm tốn, đồng nghĩa với sự mất cân bằng thu nhập càng tăng. Nghiên cứu được thực hiện tại khu vực thành thị ở Ấn Độ cho thấy, mất cân bằng thu nhập đang ở mức cao nhất trong 40 năm qua. Bên cạnh đó, tốc độ đô thị hóa tại Ấn Độ cũng đang diễn ra rất nhanh khiến ngành sản xuất chao đảo và thu hẹp, không thể đủ việc làm cho lực lượng lao động nhập cư này.

    [​IMG]
    Tình trạng nghèo đói của một bộ phận không nhỏ người dân Ấn Độ hiện nay theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, là một trong những hệ quả từ việc tăng trưởng quá nóng.

    Lớp học gầm cầu cho trẻ em ngay giữa Dehli

    Ngay dưới chân cầu của một đoạn đường tàu điện trên cao chạy ngang thủ đô New Dehli là lớp học của thầy giáo Rajesh Kumar Singh. Những tấm bạt vừa là bàn học, cũng vừa là ghế cho các em. Thiếu thốn đủ thứ, nhiều em còn đi chân trần đến lớp. Lớp học đã hoạt động được hơn 4 năm, mở 6 ngày trong tuần, 2 tiếng vào các buổi sáng. Ngày đầu chỉ có 2 học sinh, đến nay lớp học đã có hơn 60 em tham gia, nhỏ tuổi nhất là 3 và lớn nhất là 16. Đa số là các em sống ở những khu ổ chuột gần đó.

    [​IMG]
    Ấn Độ nằm trong top 5 những nền kinh tế mới nổi trên thế giới, thế nhưng nền kinh tế mới nổi này lại đang phải trả một giá khá đắt. Tại Diễn đàn kinh tế thế giới mới đây, bà Christine Lagarde, Giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế cũng đã nhận định: Nhiều chỉ số về xã hội và phát triển khác của Ấn Độ đang ngày càng trượt xa phía sau Trung Quốc và các nước đang phát triển khác.

    Ấn Độ: Vì sao hiếp dâm nhiều hơn cơm bữa?
    Từ thiến đến tử hình, Ấn Độ vẫn đang tranh luận làm thế nào để ngăn ngừa những kẻ hiếp dâm, nhưng lại làm được rất ít trong thực tế để ngăn chặn loại tội phạm đang tăng mạnh nhất trong số các hình thức phạm tội ở đất nước 1,2 tỷ dân này.

    Nguy cơ phụ nữ Ấn Độ bị hiếp dâm đã tăng gần gấp đôi trong hai thập kỷ qua, nhưng khả năng bị kết án của kẻ hiếp dâm lại giảm đi 1/3, số liệu của Cục Dữ liệu tội phạm quốc gia Ấn Độ (NCRB) cho biết.

    Từ đó có thể thấy rằng: Ấn Độ là nơi nguy hiểm đối với phụ nữ. Từ vùng Haryana với sự cai quản của “khap”, tức hội đồng tự bầu của đàn ông trong làng, đến vùng Bengal “cấp tiến”, nạn hiếp dâm vẫn là sự thực tàn nhẫn ở quốc gia vốn đa dạng, phức tạp như chính hệ thống kinh tế xã hội và văn hóa của nước này.

    Cứ 20 phút lại có một phụ nữ Ấn Độ bị hiếp dâm. Cứ ba nạn nhân bị hiếp dâm thì một nạn nhân là trẻ em, số liệu năm 2011 của NCRB cho biết. Cứ bốn vụ hiếp dâm mới có một vụ mà kẻ phạm tội bị kết án sau những phiên tòa kéo dài tới nhiều năm.

    Tình trạng ứ đọng các vụ hiếp dâm tại tòa đã tăng từ 78% lên 83% trong hai thập kỷ qua. Madhya Pradesh nằm trong số các bang có số vụ hiếp dâm được báo cáo cao nhất trong năm ngoái.

    Cảnh sát Haryana tháng trước tiếp nhận hơn chục vụ hiếp dâm xảy ra tại bang này. Chủ tịch quốc hội Sonia Gandhi phải đến TP. Jind, nơi một thiếu nữ đã tự thiêu sau khi bị hiếp dâm tập thể, để khảo sát tình hình.

    [​IMG]Một trong các vụ biểu tình ở Delhi đấu tranh đòi luật pháp trừng phạt nghiêm khắc những kẻ hiếp dâm sau vụ việc nữ sinh viên 23 tuổi bị cưỡng hiếp trên xe buýt và hành hung đến chết (Nguồn: Economist).

    Số liệu của NCRB chỉ phản ánh các vụ được báo cảnh sát, nên số vụ thực tế còn cao hơn nhiều. Nhiều nạn nhân không dám trình báo vì sợ bị xã hội kỳ thị.

    Ở nhiều nơi, cảnh sát nhận hối lộ để khuyên các nạn nhân không nên kiện. Cha mẹ các nạn nhân còn bị gia đình đối tượng hiếp dâm con gái mình ép phải hòa giải. Theo Jagmati Sangwan, giám đốc ban nghiên cứu phụ nữ thuộc ĐH Maharshi Dayanand, các điều tra viên khá thờ ơ với việc điều tra và thu thập bằng chứng phạm tội.

    Kết quả là, năm 1990 có 41% vụ hiếp dâm bị tòa xử. Sau 10 năm, tỷ lệ này giảm xuống gần 30% vào năm 2000. Năm ngoái, cứ 1 đối tượng phải vào tù thì 3 đối tượng khác thản nhiên phủi tay sau vụ cưỡng hiếp.

    Vì sao phụ nữ Ấn bị coi là công dân hạng hai

    Xã hội Ấn Độ vẫn duy trì quan điểm méo mó về vai trò của phụ nữ. Yếu tố văn hóa, kinh tế khiến phụ nữ ở đây vẫn bị đối xử như công dân hạng hai.

    Nền văn hóa của Ấn Độ chịu ảnh hưởng nặng nề của quan điểm của những người theo đạo Hindu. Những quy định trong luật Dharmaśāstra của đạo Hindu tạo nên tư tưởng bất công đối với người phụ nữ. Tư tưởng phân biệt đối xử với phụ nữ là điều được xã hội chấp nhận vì ngay trong luật Dharmaśāstra cũng cấm phụ nữ làm nhiều điều.

    Nghèo khó là một trong những lý do chính khiến phụ nữ bị coi là công dân hạng hai. Khi các gia đình phải chật vật với cơm ăn áo mặc thì chi phí để nuôi con gái là quá tốn kém, trong khi con gái trưởng thành lại phải mất của hồi môn khi đi lấy chồng. Ngược lại, con trai giúp bố mẹ giảm bớt nhiều gánh nặng vì gia đình sẽ có thêm một lao động chính, và đàn ông lại được nhận của hồi môn từ nhà gái.

    Ngay cả tầng lớp trung lưu, tức những người đang đi tiên phong trong công cuộc xây dựng và thay đổi đất nước theo hướng tự do hơn, cởi mở hơn ở Ấn Độ vẫn mang nặng tư tưởng thành kiến giới tính đối với phụ nữ.

    Vì thế, mỗi năm, hàng nghìn cô gái ở đây phải phá thai vì truyền thống thích con trai, còn các bác sĩ và nhân viên y tế nhận hối lộ để tiết lộ giới tính của thai nhi. Thực trạng này dẫn tới tỷ lệ chênh lệnh giới tính lớn, gây nên nhiều hệ lụy kèm theo, trong đó có hiếp dâm.

    Trong khi đó, tình hình tại một số quốc gia Nam Á khác gần Ấn Độ cũng không tốt hơn gì. Theo báo cáo của Tổ chức Nhân quyền quốc tế, cứ hai giờ đồng hồ ở Pakistan lại có một phụ nữ bị cưỡng hiếp. Hệ thống luật pháp và thực thi pháp luật nhằm bảo vệ phụ nữ ở đây rất yếu, và ngay một số cảnh sát và thành viên của các lực lượng vũ trang cũng cưỡng hiếp phụ nữ. Thực trạng này lên đến cao trào vào năm 2002, khi cô gái tên là Mukhtaran Bibi dũng cảm tố cáo việc mình bị cưỡng hiếp tập thể. Dù nhiều nạn nhân như cô thường lựa chọn con đường tự tử sau khi bị chiếm đoạt, nhưng Mukhtaran đã tố cáo những kẻ hãm hại mình, vì thế đã thu hút được sự chú ý của báo giới trong nước và quốc tế.

    Còn tại Sri Lanka, phong trào Phụ nữ và tập thể truyền thông nói rằng xã hội Sri Lanka là nơi “những kẻ phạm tội ác ghê tởm chống lại phụ nữ và trẻ em có thể sống ung dung mà ít bị pháp luật sờ đến”.
  3. Ang Lee

    Ang Lee Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/01/2014
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    25
    Trục bè bạn của VN thật không có đối thủ, tập hợp lũ ô hợp hiếp dâm bệnh phủ không ấy mà
  4. karate_hn

    karate_hn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/06/2012
    Bài viết:
    3.646
    Đã được thích:
    422
    [​IMG]

    Theo điều tra của phóng viên Infonet, tấm pano có nội dung kỷ niệm 39 năm ngày thống nhất đất nước, phía dưới là ảnh đồ họa một chiếc xe tăng treo cờ của Mặt trận dân tộc Giải phóng Miền nam Việt Nam đang húc đổ cánh cổng (Dinh Độc Lập) đang bị dư luận trong nước phản ứng dữ dội những ngày qua đang được treo tại nhiều địa điểm công cộng của thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.

    Điều khiến mọi người phản ứng là hình ảnh đồ họa mô phỏng cảnh một chiếc xe tăng húc đổ cánh cổng (biểu trưng cho thời khắc lịch sử chiếc xe tăng T59, mang số hiệu 390 húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975) đã bị thay bằng một chiếc xe tăng có hình dáng y như một chiếc xe tăng của Mỹ

    Thậm chí nhiều người thông thạo về vũ khí, khí tài quân đội còn khẳng định đây là mẫu xe M1 Abrams - loại xe tăng chiến đấu chủ lực thông dụng nhất trong quân đội Mỹ được biên chế từ năm 1980.

    Rõ ràng, đây là hình ảnh sai lệch nghiêm trọng so với lịch sử và điều đáng buồn hơn là nó đã lọt qua cánh cửa kiểm duyệt của các cơ quan chức năng tỉnh Trà Vinh.
  5. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Lịt mịa xẻo trim thằng "họa xỉ" ở Trà Vinh đê, cho nó qua Mẽo mà vẽ vời cổ động he he:)
    HaNoiOldkarate_hn thích bài này.
  6. Ang Lee

    Ang Lee Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/01/2014
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    25
    Đại gia Trung Quốc bắt đầu để ý thị trường nghỉ dưỡng Đà Nẵng
    Quote:
    Báo cáo của CBRE về thị trường BĐS Đà Nẵng cho thấy, trong quý I/2014, giá bán ở hầu hết các dự án căn hộ được giữ ổn định, việc giảm giá chủ yếu được các nhà đầu tư thực hiện gián tiếp thông qua các gói ưu đãi thay vì giảm giá trực tiếp.
    [​IMG]
    Đã có nhiều người mua từ Trung Quốc, Hồng Kông chú ý tới thị trường biệt thự nghỉ dưỡng Đà Nẵng


    Cho ý kiến về sự thay đổi giá này, bà Lê Tự Phương Thảo - Chuyên viên tư vấn, Phòng Nghiên cứu và Tư vấn Phát triển, CBRE Việt Nam cho biết, do việc điều chỉnh giá của hai dự án La Paz Tower, Da Nang Plaza và tách các dự án đang bị trì hoãn ra khỏi việc tính giá, giá trung bình của phân khúc căn hộ hạng sang và bình dân tăng lần lượt 5,9% và 0,8% so với quý trước, trong khi phân khúc căn hộ trung cấp cho thấy mức giảm 14,9% so với quý trước.

    Thi trường biệt thự bán trong quý khá ảm đạm trên phương diện nguồn cung mới và hoạt động bán hàng. Trong Quý I/2014, số lượng biệt thự chưa bán được còn khoảng 385 căn, giảm 0,5% so với quý trước và 2,3% so với cùng kỳ. Kết quả bán trong quý này chủ yếu là từ những dự án như Hyatt Regency, Dune và Ocean Villas.

    Đáng chú ý trong những quý gần đây là sự thay đổi trong danh mục khách hàng và mục đích mua. Trước năm 2012, người mua từ Hà Nội, các thành phố phía Bắc và Hồ Chí Minh chiếm lĩnh thị trường căn hộ và biệt thự nghỉ dưỡng. Nhóm này chiếm khoảng 70% - 80% các giao dịch thành công. Thị phần còn lại phần lớn là Việt kiều và người nước ngoài. Trong hai năm qua, đã có nhiều người mua từ Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore và Macau chú ý tới thị trường biệt thự nghỉ dưỡng. Xu hướng mới nổi này có thể được giải thích bởi sự ảnh hưởng của sự phát triển của thị trường du lịch và khách sạn Đà Nẵng. Các nhà đầu tư từ các quốc gia này quan tâm đến những bất động sản ở những vị trí đắc địa và có xu hướng mở rộng đầu tư của họ vào các lĩnh vực khách sạn, nhà ở và những lĩnh vực khác.

    CBRE cho rằng, thị trường Đà Nẵng đã không còn là một thị trường cho các nhà đầu cơ. Người mua chủ yếu là mua một căn hộ, biệt thự như một ngôi nhà thứ hai, như là khoản tiết kiệm hoặc để thu lợi nhuận từ việc cho thuê bên cạnh mục đích nâng cao địa vị xã hội của họ.

    “Trong thị trường hiện tại, người mua thận trọng hơn và đòi hỏi khắt khe hơn. Nếu vị trí và giá cả trước đây là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định mua, thì giờ đây người mua xem xét thêm tình trạng xây dựng, tiện ích bên trong của dự án, danh tiếng của nhà quản lý và khả năng mua để cho thuê lại” – Bà Thảo khẳng định.

    CBRE dự kiến, trong hai quý tới sẽ có nhiều chiến dịch tiếp thị và bán hàng được đưa ra thị trường trong mùa cao điểm của khách du lịch trong nước để giúp tăng cường việc bán hàng. Hơn nữa, thị trường cũng cho thấy một số điểm tích cực thúc đẩy tâm lý người mua. Những chính sách được đưa ra trong thời gian gần đây như nới lỏng tín dụng để mua nhà ở, giảm lãi suất cho vay phần nào khuyến khích người mua quay lại với thị trường. Các chủ đầu tư đã trở nên linh hoạt hơn để thích ứng với thị trường thay đổi, người mua có quyền lực hơn bao giờ hết.
  7. Ang Lee

    Ang Lee Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/01/2014
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    25

    Quá nhọ cho VN, tôi tưởng ai cũng biết lịch sử 30-4 chứ ? vậy mà luôn mồm kêu gào HS-TS là của VN ? có thuộc sử đâu mà lato
  8. Boeing01

    Boeing01 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2008
    Bài viết:
    1.480
    Đã được thích:
    788
    Việt Nam chỉ có vài thằng không thuộc sử
    Nhưng Trung Quốc chó nhà mày thì cả nước không thuộc sử
    Đến HS-TS cũng chẳng biết là của Việt Nam từ hàng nghìn năm nay
    Xấu hổ thay Trung Quốc Chó
    kosmyn, yetkieu, HaNoiOld2 người khác thích bài này.
  9. quehuongtoivietnam45

    quehuongtoivietnam45 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/07/2012
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    234
    Lịt cụ cả dòng tộc nhà thằng Ang Lee. Đã ngu còn tỏ ra nguy hiểm
    HaNoiOld thích bài này.
  10. Ang Lee

    Ang Lee Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/01/2014
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    25
    TQ đang muốn có được "quyền sinh quyền sát" với tất cả các nước ĐNÁ
    Đông Bình 0 thảo luận 29/04/14 12:12
    (GDVN) - "Trung Quốc sẽ tìm cách kiểm soát biển Hoàng Hải, biển Hoa Đông và Biển Đông, nếu thành công Bắc Kinh sẽ có "quyền sinh quyền sát" đối với toàn bộ Đông Á".


    [​IMG]
    Trung Quốc tập trận trên Biển Đông (ảnh tư liệu)

    Tờ "The National Interest" Mỹ ngày 23 tháng 4 đăng bài viết nhan đề "Hai tương lai hoàn toàn khác nhau ở châu Á" của tác giả Zachary Keck. Bài viết cho rằng, mọi người đều biết, chúng ta đang ở thế kỷ của châu Á. Châu Á đứng trước 2 tương lai khác nhau, đều liên quan chặt chẽ với sự phát triển của kinh tế Trung Quốc.

    Tình hình thứ nhất, kinh tế Trung Quốc rơi vào thời kỳ đình trệ lâu dài và tăng trưởng âm, nhìn trên rất nhiều phương diện, khả năng này là lớn nhất. Hứng chịu trực tiếp từ sự tác động này là các nước châu Á, bởi vì rất nhiều GDP của họ dựa vào thương mại. Trung Quốc nằm ở trung tâm của hoạt động thương mại này.

    Trên phạm vi toàn cầu có 35 quốc gia lấy Trung Quốc làm đối tác thương mại lớn nhất của họ, trong đó có rất nhiều nước ở châu Á, bao gồm Nhật Bản (20%), Hàn Quốc (20%), CHDCND Triều Tiên (72,9%), Tajikistan (37%), ngoài ra còn có Ấn Độ, Nga, Việt Nam, Myanmar, Kyrgyzstan (đều là 51%). Trung Quốc cũng là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN, là đối tác thương mại lớn thứ hai của Indonesia, Thái Lan, Lào và Uzbekistan.

    [​IMG]
    Đường lưỡi bò 9 đoạn (phi pháp do Trung Quốc đơn phương, tự ý vạch ra) bao trọn diện tích Biển Đông (Nguồn UNCLOS/cia)

    Tác động đối với khu vực từ việc giảm tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc sẽ không giới hạn ở tổn thất thương mại trực tiếp với Trung Quốc. Phần lớn các nước châu Á lấy nước khác của châu Á làm đối tác thương mại lớn nhất.

    Vì vậy, mỗi nước sẽ vừa bị ảnh hưởng tổn thất từ thương mại với Trung Quốc, vừa bị ảnh hưởng tổn thất từ thương mại với các nước khác trong khu vực - những nước khác này rơi vào suy thoái do bị tổn thất trong thương mại với Trung Quốc.

    Theo tác giả bài báo, sự ảnh hưởng từ việc giảm tốc độ tăng trưởng mang tính khu vực này sẽ mở rộng đến lĩnh vực chính trị, hầu như khẳng định sẽ gây ra bất ổn trong nước lớn hơn cho toàn bộ khu vực. Đừng quên rằng, tính hợp pháp của rất nhiều chính quyền trong khu vực được xây dựng trên nền tảng tăng trưởng và giảm đói nghèo.

    Mặc dù kết quả giảm tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc ảm đạm, nhưng, nhìn từ lợi ích của Mỹ, điều này sẽ tốt hơn so với tương lai của khả năng thứ hai của châu Á - Bắc Kinh điều chỉnh nền kinh tế thành công, bảo đảm tăng trưởng mạnh trong nhiều năm tới. Nếu như vậy, Trung Quốc sẽ tìm cách lãnh đạo Đông Á và Tây Thái Bình Dương về kinh tế, quân sự và chính trị.

    [​IMG]
    Hạm đội Nam Hải tập trận đổ bộ (ảnh tư liệu)

    Trung Quốc đã nằm ở trung tâm kinh tế của châu Á. Đến nay, Bắc Kinh đang tìm cách tiếp tục củng cố vị trí đáng kể này, biện pháp là thông qua các kế hoạch như "Con đường tơ lụa trên biển" và hành lang kinh tế Trung Quốc-Ấn Độ-Myanmar-Bangladesh.

    Những kế hoạch này bao hàm các chính sách khác nhau, tập trung vào xây dựng hạ tầng cơ sở, giảm bớt hàng rào thuế quan và tăng cường hợp tác tiền tệ để thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực. Trung Quốc sẽ nằm ở trung tâm của tiến trình hội nhập này, từ đó thực chất giúp họ trở thành quốc gia không thể không nhắc đến của châu Á.

    Trung Quốc còn tìm cách giải quyết phần lớn tranh chấp biên giới trên đất liền. Hầu như có thể khẳng định, thông qua việc làm như vậy, Trung Quốc sẽ tìm cách từng bước hạn chế các nước ngoài khu vực can thiệp vào châu Á.

    Ngoài ra, Trung Quốc sẽ tìm cách kiểm soát biển Hoàng Hải, biển Hoa Đông và Biển Đông, nếu kiểm soát thành công những vùng biển này, Bắc Kinh đang và sẽ có được "quyền sinh quyền sát" đối với tất cả các nước Đông Á.
    Chẳng hạn, nền kinh tế Nhật Bản có gần 30% phải dựa vào thương mại hàng hóa, nếu Quân đội Trung Quốc (PLA) kiểm soát biển Hoa Đông, thì tuyến đường sống còn của nền kinh tế Nhật Bản sẽ tùy thuộc vào thiện chí của Trung Quốc.


    [​IMG]
    Ngày 26 tháng 7 năm 2013, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận trên Biển Đông (ảnh tư liệu)
    karate_hn thích bài này.

Chia sẻ trang này