1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Dr.No

    Dr.No Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/02/2007
    Bài viết:
    1.084
    Đã được thích:
    70
    tranh chấp giữa cộng sản và tư bản thì tất nhiên anh Cu ủng hộ cộng sản lần này hai ông cộng sản tranh nhau anh Cu ko biết phải làm sao :D
  2. Ang Lee

    Ang Lee Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/01/2014
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    25
    Việt Nam "mắc bẫy" tự do hóa thương mại với Trung Quốc
    Quote:
    Thương mại song phương Việt Nam – Trung Quốc nghiêng về phía Trung Quốc, Trung Quốc chủ yếu mua nguyên liệu thô, nhập khẩu hàng tinh chế, ít đầu tư vào Việt Nam.


    Chăm mua nguyên liệu thô
    TS Phạm Sỹ Thành - Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách - Trường Đại học Quốc gia (VEPR) cho biết trên tờ Vnexpress rằng, nếu quy mô thương mại hai chiều giữa hai nước được chia thành 3 phần thì Trung Quốc nhận được hai phần ba, còn Việt Nam một phần ba.

    Bên cạnh đó, nghiên cứu của VEPR cũng cho thấy, một nửa hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc là hàng thô, sơ chế, trong khi nhập khẩu lại là hàng tinh chế (chiếm 85%). Đồng thời, các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam cũng đang sử dụng phần lớn công nghệ, nguyên liệu của Trung Quốc để phục vụ sản xuất, lên tới 80%.

    Một số quốc gia giàu tài nguyên hoặc có trình độ công nghiệp hóa thấp hơn Trung Quốc bị hấp dẫn bởi việc xuất khẩu tài nguyên, hàng hóa thô, sơ chế. Trong khi đó, Trung Quốc lại xuất khẩu thành phẩm có khả năng cạnh tranh rất tốt sang quốc gia xuất khẩu tài nguyên.

    [​IMG]
    Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là tài nguyên, hàng hóa thô, sơ chế


    "Hậu quả là sản xuất công nghiệp của quốc gia xuất khẩu tài nguyên bị thu hẹp, thậm chí không thể phát triển được do bị gắn chặt vào việc xuất khẩu tài nguyên và các hàng hóa có hàm lượng kĩ thuật thấp.

    Về lâu dài, nền kinh tế sẽ mất khả năng cải thiện năng suất do sản xuất công nghiệp bị thui chột và thiếu đổi mới, sáng tạo”, tiến sĩ Phạm Sỹ Thành cảnh báo về cái bẫy của hiệu ứng giải công nghiệp hóa sớm, hay còn gọi là bẫy tự do hóa thương mại trong mối quan hệ Việt - Trung.


    Xuất khẩu nông sản bấp bênh
    Trong buôn bán tiểu ngạch, xuất khẩu các mặt hàng nông sản sang Trung Quốc thời gian vừa qua, doanh nghiệp và nông dân Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều phiên khốn đốn.

    Gần đây nhất là sự việc xảy ra vào cuối tháng 3/2014, hàng nghìn xe tải chở dưa hấu, thanh long bị ùn tắc tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) do phía Trung Quốc không chấp nhận thông qua. Dưa hấu bị ùn ứ, hư hỏng tại ngay cửa khẩu, giá dưa bị đẩy xuống chỉ còn 1.000-2.000 đồng/kg, tại nhiều tỉnh thành phía nam nơi trồng nhiều dưa hấu phải đổ bỏ cho trâu bò ăn.

    Bên cạnh đó là hàng loạt những mặt hàng nông sản khác như xoài, ớt, cau... cũng được Trung Quốc từng thu mua với giá cao khiến nông dân ồ ạt trồng song đến mùa thu hoạch, phía thương lái Trung Quốc ngừng thu mua, khiến hàng tồn đọng lớn, giá bán giảm sâu không đủ để trả công thu hoạch, người nông dân chịu trăm bề thiệt hại.


    [​IMG]
    Dưa hấu là mặt hàng nông sản thời gian qua nhận "trái đắng" vì xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc


    Ngoài ra, một chiêu trò mà thương lái Trung Quốc đã tiến hành tại Việt Nam nhiều năm là việc ồ ạt thu mua những nông sản lạ không rõ mục đích với giá cao. Họ gom từ đỉa, lá dừa khô, rễ cây đến lá khoai lang... với giá cao bất thường, khiến người dân đổ xô đi bán nhưng một thời gian sau lại mất tích. Tình trạng này khiến Bộ Công Thương phải chính thức lên tiếng cảnh báo về các trường hợp lợi dụng thu mua để triệt cây, gây bất lợi cho thị trường.

    Còn các chuyên gia phân tích, đằng sau những chiêu trò này, Trung Quốc đang âm mưu phá hoại nền kinh tế Việt Nam.


    Nhà thầu Trung Quốc năng lực kém
    Mới đây, Bộ Giao thông vận tải đã đưa ra báo cáo đánh giá năng lực các nhà thầu cho hay, trong khoảng 45 nhà thầu chưa đáp ứng yêu cầu, có nhiều công ty của Trung Quốc như Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc thi công đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông, Công ty Xây dựng Quảng Tây, Tổng công ty cầu đường Trung Quốc, Công ty cổ phần hữu hạn viễn thông Trung Hưng (ZTE - Trung Quốc). Đặc biệt, tại dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, con số nhà thầu Trung Quốc đưa ra đã bị đội vốn gần 100%, từ 552 triệu USD lên 891 triệu USD.

    “Nhà thầu Trung Quốc thường thắng thầu bằng giá thấp, nhưng trong quá trình thực hiện họ lại đội giá lên, cuối cùng là mức giá công trình có thể đắt hơn nhiều so với trước. Đây là cách thức chơi không sòng phẳng”, bà Phạm Chi Lan cho biết trên Vnexpress.

    Giá rẻ cũng đi kèm với chất lượng thấp. Bà Phạm Chi Lan bày tỏ sự bức xúc khi nhiều công trình do nhà thầu Trung Quốc xây dựng xuống cấp nhanh chóng sau khi bàn giao, ngoài ra họ cũng đưa cả nhân công, thiết bị từ Trung Quốc sang trong khi là nhà thầu, họ phải thuê nhân công trong nước cũng như hạn chế sử dụng các thiết bị nhập.

    Thậm chí, dù là đối tác thương mại lớn và lâu đời của Việt Nam, nhưng đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam chỉ chiếm phần nhỏ bé so với các quốc gia khác. Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy, đến hết tháng 4/2013, các doanh nghiệp Trung Quốc đăng ký đầu tư tại Việt Nam 7,8 tỷ USD, bằng 3% tổng vốn nước ngoài được cấp phép. Ở khía cạnh khác, tính đến hết quý I/2013, Việt Nam có 12 dự án đầu tư tại Trung Quốc, vốn đầu tư 13 tỷ USD, xếp thứ 27/59 quốc gia đang có sự hiện diện của doanh nghiệp trong nước.


    Quote:
    Trung Quốc thực hiện chính sách "thực dân kiểu mới"?
    Mới đây Trung Quốc đã bị châu Phi cáo buộc chỉ tập trung vào việc khai thác tài nguyên chứ không giúp tạo công ăn việc làm và thị trường tại các nước này. Đồng thời nhiều dự án được đưa vào đây cũng là nhằm phục vụ ý đồ của Trung Quốc khai thác nhân công giá rẻ, đối xử bất công với người dân địa phương.

    Thêm nữa, hàng tiêu dùng, đồ may mặc… Trung Quốc đã tràn ngập các thị trường châu Phi. Phương Tây cáo buộc đây là chính sách "thực dân kiểu mới".

    Tuy nhiên, ông Lý Khắc Cường, Thủ tướng Trung Quốc nói: “Tôi cam đoan với bạn bè các nước châu Phi rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ theo đuổi con đường thực dân như một số nước đã làm, hoặc cho phép chủ nghĩa thực dân từng có trong quá khứ xuất hiện trở lại ở châu Phi”.


    He he chưa đánh đã thấy dấu hiệu KTVN xuống dốc ko phanh rồi
  3. cu-bo

    cu-bo Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2012
    Bài viết:
    388
    Đã được thích:
    322
    Người dân TP.HCM phản đối ôn hòa trước Tổng lãnh sự quán Trung Quốc
    - 9g sáng 10-5, trước cửa Lãnh sự quán Trung Quốc tại TP.HCM, nhiều tầng lớp nhân dân đã tụ họp lại, biểu thị những bức xúc của mình trước tình hình căng thẳng tại biển Đông.

    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]

    Những lá cờ đỏ sao vàng được phất lên, những biểu ngữ “Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam”, “Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế”, “Yêu cầu rút giàn khoan HD981 khỏi biển Đông” bằng ngôn ngữ Việt - Trung - Anh được giương cao, những bài hát truyền thống, khẩu hiệu nối tiếp nhau vang suốt dọc đường.

    Rất nhiều thành phần xuất thân khác nhau nhưng tất cả cùng một mối đồng cảm sâu xa, tất cả họ cùng vỗ tay, hát Quốc ca, hát “Việt Nam - Hồ Chí Minh”, hô “Đả đảo Trung Quốc xâm lược”, “Việt Nam vững bền”, nắm tay nhau đi dọc phố và nhắc nhau “Đừng kích động”...

    Nắng Sài Gòn lên gay gắt, đường phố đông đúc trong một ngày cuối tuần tất bật. Cuộc biểu tình, diễu hành kết thúc sớm lúc 9g36.

    Mọi người lại nắm tay nhau cảm ơn, cười rất tươi và bày tỏ: Việt Nam quyết giữ vững chủ quyền và Việt Nam yêu hòa bình.
    source
    yetkieu, Boeing01, karate_hn4 người khác thích bài này.
  4. QUANGTRUNG2004

    QUANGTRUNG2004 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/08/2006
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    30
    Hiến chương Liên hợp quốc cũng như tất cả các văn bản luật quốc tế đều không thừa nhận việc sử dụng vũ lực để chiếm đóng. Hành động của Trung Quốc năm 1974 có nhiều chứng cứ cho thấy là một cuộc xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam.
    http://i1150.photobucket.com/albums/o617/redsvn/slide/slide-*******3.jpg

    http://i1150.photobucket.com/albums/o617/redsvn/slide/slide-*******3.jpg

    [​IMG]
    Suốt quá trình trước, trong và sau trận hải chiến Hoàng Sa, Việt Nam Cộng hòa (VNCH) liên tục phản đối các hành động của Trung Quốc. Bộ Ngoại giao VNCH đã ra Tuyên cáo lên án Trung Quốc xâm chiếm và khẳng định chủ quyền không thể chối cãi của VNCH tại quần đảo này.

    [​IMG]
    Trên thực địa, nhằm mục đích bảo vệ chủ quyền, hải quân VNCH đã phải nổ súng, thực hiện quyền tự vệ chính đáng, dù biết đối phương mạnh hơn.

    Một ngày sau trận chiến, Bộ Ngoại giao VNCH tiếp tục có công hàm gửi Tổng thư ký Liên hợp quốc để yêu cầu Tổng thư ký, theo Điều 99 Hiến chương, lưu ý Hội đồng Bảo an về tình hình nghiêm trọng xảy ra bởi hành động xâm chiếm của Trung Quốc. Tiếp đó, VNCH gửi thư cho các quốc gia thành viên của Hiệp định Paris 1973 để cảnh báo về hiểm họa gây ra bởi việc Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa.

    Ngày 21/1/1974, Ngoại trưởng VNCH Vương Văn Bắc đã triệu tập sứ quán các nước để tố cáo hành động của Trung Quốc và yêu cầu các nước lên tiếng bày tỏ thái độ, ban hành những biện pháp thích hợp trước biến cố này.

    Ngày 14/2/1974, Chính phủ VNCH công bố một bản Tuyên cáo xác nhận chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; khẳng định VNCH sẽ tiếp tục đấu tranh để tái lập và bảo vệ chủ quyền của mình trên những quần đảo này. Tuy sẵn sàng giải quyết bằng đường lối thương lượng, nhưng điều này không có nghĩa là VNCH từ bỏ chủ quyền trên những quần đảo này.

    Ngày 22/3/2974, Ngoại trưởng Vương Văn Bắc đã đến New York (Mỹ) hội kiến Tổng thư ký Liên hợp quốc để tái xác định lập trường của VNCH về chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa.

    Trong khi đó, nhìn ở khía cạnh luật pháp quốc tế, hành động của Trung Quốc có dấu hiệu vi phạm rõ ràng. Trung Quốc đã sử dụng vũ lực để cưỡng chiếm Hoàng Sa.

    Hiến chương Liên hợp quốc tại Khoản 4 Điều 2 quy định: “Các nước thành viên Liên hợp quốc trong quan hệ quốc tế không được đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào, hoặc nhằm những mục đích khác không phù hợp với mục đích của Liên hợp quốc”.

    Nghị quyết 2625 ngày 24/10/1970 của Đại hội đồng Liên hợp quốc quy định rõ: “Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một cuộc chiếm đóng quân sự do sử dụng vũ lực trái với các quy định của Hiến chương Liên hợp quốc. Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một sự chiếm hữu từ một quốc gia khác sau khi dùng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào đạt được bằng đe dọa hay sử dụng vũ lực sẽ không được thừa nhận là hợp pháp”.

    Nghị quyết cũng quy định: “Các quốc gia có nghĩa vụ không đe dọa hay sử dụng vũ lực để vi phạm các biên giới quốc tế hiện có của một quốc gia khác hay như một biện pháp giải quyết các tranh chấp quốc tế, kể cả những tranh chấp về đất đai và những vấn đề liên quan đến biên giới của các quốc gia”.

    Nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực ra đời đã đặt dấu chấm hết cho phương thức thụ đắc lãnh thổ bằng xâm chiếm (conquest). Nguyên tắc này ra đời trước khi trận hải chiến tại Hoàng Sa diễn ra. Do đó, Trung Quốc bằng hành vi sử dụng vũ lực, không thể xác lập chủ quyền phi pháp của mình trên quần đảo Hoàng Sa theo luật pháp quốc tế.

    Nguyên tắc này cũng được cụ thể hóa trong một loạt các văn kiện quốc tế quan trọng khác như: Tuyên bố của Đại hội đồng Liên hợp quốc 1974 về định nghĩa "xâm lược", Định ước của Hội nghị Hensinki 1975 về an ninh và hợp tác của các nước châu Âu, Tuyên bố năm 1987 về việc nâng cao hiệu quả của nguyên tắc khước từ đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế…

    Điều 301 Công ước Luật biển 1982 cũng quy định rằng: “Trong việc thực hiện các quyền và làm tròn nghĩa vụ của mình, các quốc gia thành viên tránh dựa vào việc đe dọa sử dụng hay sử dụng vũ lực để xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ hay độc lập chính trị của mọi quốc gia, hoặc tránh dùng bất kỳ cách thức nào khác không phù hợp với các nguyên tắc của pháp luật quốc tế đã được nêu trong Hiến chương Liên hợp quốc”.

    Việc Trung Quốc xâm chiếm các đảo Phú Lâm và Lin Côn năm 1956 và dùng quân đội chiếm đóng các đảo Quang Hòa, Duy Mộng, Cam Tuyền, sau đó là toàn bộ nhóm đảo Trăng Khuyết là hành động cưỡng chiếm bằng vũ lực, phù hợp định nghĩa về hành vi “xâm lược” theo luật pháp quốc tế.

    Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc số 3314 ngày 12/4/1974 đã đưa ra danh mục các hoạt động được coi là hành vi xâm lược, không phụ thuộc có tuyên bố chiến tranh hay không và ở nơi nào. Theo đó, việc sử dụng lực lượng vũ trang chiếm đóng, thôn tính toàn bộ hay một phần lãnh thổ quốc gia khác được coi là hành vi xâm lược.

    Thông tin mới
    .
    [​IMG]
    canviet68 thích bài này.
  5. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    Nghe đồn là TQ bắt đầu khoan rồi nhở, đợt trước ai tuyên bố là TQ khoan thì dàn lãnh đạo của ta xuống hết nhỉ ... :D
    Chờ đến 18/05 coi sự thể thế nào. Nhưng là mong nó khoan xong, tuyên bố không có dầu diếc gì hết >>> rút :D
    canviet68 thích bài này.
  6. QUANGTRUNG2004

    QUANGTRUNG2004 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/08/2006
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    30
    Sáng 1-5, Tân Cương khai trương tuyến đường sắt liên tỉnh mới nhưng không có tiếng cổ vũ, reo hò khi chuyến tàu đầu tiên chuyển bánh. Thay vào đó, cảnh sát vũ trang xuất hiện dày đặc quanh nhà ga trong khi nhân viên vệ sinh lau dọn vết máu tại hiện trường vụ nổ bom vào tối hôm trước. Trong con mắt của một số người, nhà ga có biệt hiệu “ngôi sao phía bắc Tân Cương” này là minh chứng cho sự phát triển của kinh tế địa phương, kết nối Tân Cương với các tỉnh Cam Túc và Nội Mông lân cận cũng như tới khu vực Trung Á giàu tài nguyên, để từ đó vận chuyển hàng hóa vào châu Âu. Mặc dù vậy, đối với người dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ, tuyến đường sắt mới này chỉ giúp họ nhanh chóng trở về quê nhà vì không tìm được việc làm tại các thành phố lớn ở Tân Cương.

    Đứng trước một trung tâm mua sắm ở Urumqi, thủ phủ khu tự trị Tân Cương, một thanh niên 28 tuổi người Duy Ngô Nhĩ cho biết, mặc dù có bằng kỹ sư, nhưng anh vẫn thất nghiệp trong hơn 1 năm qua. Khi anh nói chuyện, một đội cảnh sát vũ trang xuất hiện gần đó. “Chúng tôi ngày càng quen với việc cảnh sát vũ trang theo dõi cộng đồng chúng tôi. Nhưng điều đó lại không xảy ra đối với khu vực có đông người Hán sinh sống”, thanh niên này nói. Theo anh, các công ty do người Hán quản lý sẽ không tuyển dụng chỉ vì anh là người Duy Ngô Nhĩ. “Nếu vẫn không thể tìm được việc làm ở đây, tôi có kế hoạch về quê ở Kashgar vào tháng tới để giúp gia đình chăn nuôi gia súc”, anh này nói.

    Bất chấp nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ấn tượng ở mức hai con số trong nhiều năm nhưng nhiều người dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ nói rằng họ ít được hưởng lợi. Cùng với đó là các cuộc di dân ồ ạt của người dân tộc Hán chiếm đa số tới đây. Một số người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương tỏ ra bất mãn với sự bất bình đẳng trong sinh hoạt do bị phân biệt đối xử với người Hán. Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí “The China Quarterly” xuất bản tại Anh vào tháng 6-2012 của Tiến sĩ Tang Tiểu Vỹ thuộc Đại học Sheffield, do người Hán chiếm ưu thế về ngôn ngữ nên dễ có được cơ hội làm giàu tại vùng miền tây khi chính phủ rót vốn đầu tư. Nhiều người Duy Ngô Nhĩ được trả lời điều tra cho biết, một số người Hán khi di dân khi đến Tân Cương không đồng xu dính túi, nhưng chỉ sau vài năm đã có thể mua được bất động sản ở đây, thậm chí tốc độ giàu có của họ còn khiến người khác phải ngạc nhiên.

    Chính phủ Trung Quốc và khu tự trị Tân Cương cáo buộc các phần tử Hồi giáo cực đoan và ly khai gây ra tình trạng bạo lực trong khu vực. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, nguyên nhân thực sự của tình trạng bất ổn là các chính sách mạnh tay của Bắc Kinh, bao gồm hạn chế Hồi giáo, cũng như văn hóa và ngôn ngữ Duy Ngô Nhĩ. Mặc dù cực lực bác bỏ những cáo buộc này, Chính phủ Trung Quốc cũng phải bắt đầu nhìn nhận nguồn gốc kinh tế của một số diễn biến bất ổn, đặc biệt là tình trạng kém phát triển và thiếu cơ hội việc làm ở những khu vực đông người Duy Ngô Nhĩ. Tháng 2-2014, truyền thông Trung Quốc đưa tin chính phủ nước này chi 61,66 tỷ NDT cho Tân Cương trong năm nay để bình ổn thông qua biện pháp cải thiện nhà ở và việc làm. Tuy nhiên trong khi chờ những chính sách này đạt kết quả, chính quyền Trung Quốc sẽ vẫn phải đau đầu đối phó với những vụ tấn công không thể nào đoán trước.
  7. Ang Lee

    Ang Lee Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/01/2014
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    25
    Dân SG thì chủ nghĩa cơ hội lắm, gọi theo tiếng miền nam của VN là bọn 3 phải, ngày xưa trước năm 1975 trước ngày 30-4 còn đòi tử thủ SG chống CSBV tới hơi thở cuối cùng, sáng hôm sau chả biết ở đâu kéo cả bầy cờ đỏ lai xanh sao vàng ra chiêu hồi, chỉ điểm :D.
  8. gorko

    gorko Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/10/2013
    Bài viết:
    1.224
    Đã được thích:
    2.439
    Lắm chữ lắm súng thế mà vẫn mất thì làm ví dụ học theo mà thành anh tèo hả bợn.

    Đúng mấy ông báo mạng Mẽo học, chỉ văn xỏ văn xiên chứ bảo viết văn tử tế thì lại ví dụ ngọe làm mất đảo. :-)
  9. QUANGTRUNG2004

    QUANGTRUNG2004 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/08/2006
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    30
    Không có chuyện Nga tập trận ở biển Đông với Trung Quốc
    Thứ bảy, 10/05/2014, 10:15 (GMT+7)
    (Quốc tế) - Trong những ngày qua, không ít trang báo mạng đã đăng thông tin Nga và Trung Quốc chuyển tập trận từ biển Hoa Đông sang biển Đông. Trong bối cảnh biển Đông đang căng thẳng, việc đưa thông tin thiếu ý thức như vậy đã gây hoài nghi trong dư luận.

    Theo tìm hiểu từ các nguồn báo Nga, sẽ không có chuyện chuyển địa điểm tập trận của hải quân Nga. Tất cả các báo chính thống Nga như RIA Novostia (bản tiếng Nga), hãng thông tấn Itar Tass (bản tiếng Nga) và trang web của bộ Quốc phòng Nga đều không hề đưa thông tin chuyển tập trận về biển Đông. Thay vào đó, các bản tin mới nhất về cuộc tập trận này đều là tiến hành tại biển Hoa đông.

    [​IMG]

    Thậm chí, trang web của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng không đưa thông tin chuyển địa điểm ập trận với Nga mà vẫn đưa tin cuộc tập trận này tiến hành tại biển Hoa Đông. Thượng tá Romane Martov, người phát ngôn của hạm đội Thái Bình Dương (Nga) cho biết: “Giữa tháng 5, tàu chiến Nga sẽ lên đường tới Thượng Hải, ở đó tham gia diễn tập quy mô lớn ‘Hợp tác trên biển – 2014′ với hải quân Trung Quốc”.

    Sau đó, ông này nói thêm là tập ở vùng biển “South China Sea” (biển Đông) và việc dùng từ nhầm lẫn đã dẫn đến hiều lầm. Cách đây 2 năm, báo chí Nga mà cụ thể là tờ RIA Novostia (bản tiếng Anh) cũng từng nhầm lẫn khi đưa tin Nhật Bản và Mỹ tập trận tại “South China Sea”.

    [​IMG]
    Hành trình di chuyển của hải quân Nga là đến Thượng Hải, ở vùng biển phía Bắc Trung Quốc

    Cần phải nhớ rằng, Thượng Hải là nơi gần hạm đội Bắc Hải của hải quân Trung Quốc. Cuộc tập trận này đương nhiên phải ở vùng biển Hoa đông, nơi hạm đội Bắc Hải của Trung Quốc hoạt động chứ không thể bất thình lình chuyển xuống biển Đông. Nếu thật sự hải quân Nga tập trận tại biển Đông thì họ đã phải di chuyển tàu xuống luôn đảo Hải Nam hay miền nam Trung Quốc chứ không thể đến Thượng Hải được.

    Hơn nữa, việc tập trận là quá trình được lên kế hoạch rất lâu và cần có thời gian chuẩn bị chu đáo vài tháng. Do đó, không thể có chuyện hôm 1.5, Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo tập trận ở Hoa Đông và đến hôm 7.5 lại chuyển xuống biển Đông như một số trang báo đưa tin khiến dư luận hoài nghi. Cũng vì không thể có chuyện chuyển tập trận từ Hoa đông sang biển Đông nên tất cả các hãng thông tấn lớn trên thế giới như AP, AFP hay Reuters đều không hề đề cập đến chuyện này (vì nó không tồn tại).

    [​IMG]
    Nhật - Mỹ thường xuyên tập trận chung ở biển Hoa Đông khiến Trung Quốc lo ngại

    Về mục đích của cuộc tập trận giữa Nga và Trung Quốc, Bộ quốc phòng Trung Quốc nêu: “Đây là các cuộc tập trận thường xuyên của hải quân Trung-Nga, mục tiêu là đào sâu quan hệ hợp tác giữa hai lực lượng, để nâng khả năng cùng đối phó trước các đe dọa an ninh hàng hải”. Trong những năm gần đây, Nga –Trung thường xuyên tập trận tại biển Hoa Đông nhằm mục đích đối chọi lại với các cuộc tập trận của Mỹ – Nhật tại vùng biển này.

    Hồi đầu tháng 5, Bộ Quốc phòng Nhật cho biết khoảng 1.330 quân nhân, 4 tàu hải quân và các máy bay từ 3 lực lượng của Nhật sẽ tham gia các cuộc tập trận tại quần đảo Amami và tại vùng biển phía đông quần Okinawa từ ngày 10-27.5
  10. luanvit

    luanvit Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/05/2014
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    85
    Ảo thế đ/c? Nó mà khoan xong ở đây không có dầu nó lại dịch xuống phía nam làm tí nữa và cứ để thế chẳng mấy chốc cái HD981 này hút dầu ở mỏ Bạch Hổ.

Chia sẻ trang này