1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. cuchuoi_kt115

    cuchuoi_kt115 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2012
    Bài viết:
    4.234
    Đã được thích:
    2.113
    đúng rồi dấy. Vn tẩy chay hết hàng TQ là một hành động ngu xuẩn. phải tận dụng những cái tốt đẹp của TQ, hoà hoa của TQ chứ không phải lấy cái xấu, độc hại. bây giờ đồ Linh kiện điện tử đa số là của TQ. chỉ trừ những linh kiện quan trọng .... nên bác bác đừng có tào lao nữa . :P:P:P.
    usadok, Malogsha_noi thích bài này.
  2. nguhayuo

    nguhayuo Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/03/2010
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    732
    Theo mềnh thì 4 cửa này đều là của tử cả chứ chả phải là ách đâu.
    1. Trao đổi ư, tuổi gì hử vịt. Của tao là của tao- đương nhiên rồi. Của mày cũng là của tao- cũng đương nhiên rùi vì nhiều ngàn năm nay vữn thiá. Có théc méc gì không?
    2. Từ 54 tới gìư tao có cần ai làm trung gian không hử vịt, mời mẽo à, tuổi gì, nó làm gì cũng phải ngó mắt tao green or red, xưa nó phịc mày cũng xin ý chỉ của tao hoài.
    3. Tòa án QT à, ối giời ơi, sợ qúa cơ, mày gọi thêm thaèng phi, in, mã, phú, ấn... đi cùng một thể đỡ mất thời gian của tao.
    4. Chiến hả, mày ngon nhỉ, mày chiến được mấy năm, anh vừa phịch vừa làm vẫn thừa xe tăng tàu bay cung cấp cho chú oánh mẽo 20 năm đới, hỉểu chửa, nếu chửa hỉểu thì anh sẵn sàng tiếp chú 100 năm, đủ không.:eek::D:D:D
    Hector_S, usadok, karate_hn2 người khác thích bài này.
  3. Antharas

    Antharas Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/10/2007
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    5
    Chỉ cần chúng ta không hèn - Copy Facebook anh Nguyễn Thành Nam FPT

    Gửi con nhân ngày sinh nhật Bác

    Các con yêu quí
    Các con còn nhỏ nên chưa thể hiểu hết ý nghĩa của những điều đang xảy ra. Nhưng sẽ đến lúc các con sẽ hiểu.

    Ngày 3/5/2014, được các tàu hải quân bảo vệ, Trung quốc đã đưa dàn khoan di động HD-981 vào vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt nam để tiến hành khoan thăm dò. Thậm chí cũng không cần thông báo cho chính phủ Việt nam.

    Người ta bảo bán anh em xa mua láng giềng gần. Vậy mà người hàng xóm thân cận nhất của ta lại ngang ngược! Anh em xa thì lúc hoạn nạn cũng không thấy ai thăm hỏi động viên. Trong nước thì kẻ xấu tranh thủ bạo loạn, sĩ phu tranh thủ chém gió. Tình cảnh hiện tại thật chẳng ra gì.

    Nhưng thuốc đắng có thể lại dã được tật và lịch sử đã có những câu chuyện như vậy.

    Năm 8/7/1853, chiến hạm Mỹ do đô đốc Perry trên tàu USS Susquenhana chỉ huy đã ngang nhiên tiến vào vịnh Tokyo, đe dọa dùng vũ lực để bắt Mạc Phủ phải chấp nhận các điều kiện kinh tế bất bình đẳng. Thật kỳ diệu, những con “hắc thuyền” này đã đánh thức sự tự trọng của dân tộc Nhật bản, phá vỡ sự bế quan tỏa cảng, châm ngòi cuộc cải cách Minh Trị đưa Nhật bản trở thành một cường quốc trong vòng chỉ có 4 thập kỷ sau đó.

    Liệu HD-981 có đóng một vai trò tương tự với Việt nam như USS Susquenhana với Nhật bản hay không?

    Phụ thuộc rất nhiều vào hành động của mỗi chúng ta bây giờ!

    Các con đã đi Trung quốc, các con đều biết ta với họ có những mối quan hệ văn hóa, lịch sử, kinh tế và chính trị sâu sắc, kéo dài hàng ngàn năm. Con người cũng vậy, điều kiện địa lý chính trị cũng vậy. Thông thương dễ dàng. Vậy sao ta không thể bắt tay vào sản xuất những mặt hàng tốt hơn của họ, rẻ hơn của họ mà phải kêu gọi tẩy chay hàng TQ. Để ba kể cho các con nghe chuyện của chú Thành Long ở FPT, cách đây 7 năm, chỉ trong vòng 6 tháng đã biến nhóm lập trình viên của chú ấy, nhiều người còn chưa tốt nghiệp Đại học, đạt được năng suất lao động cao hơn các công ty Trung quốc đã làm trong lĩnh vực này nhiều năm, tiếp cận với trình độ của các khách hàng Nhật bản. Vậy nên ba muốn nói với các con rằng, đừng phê phán kỳ thị, hãy sang Trung quốc để chiêm ngưỡng những thành tựu của họ, tìm lấy 1 sản phẩm, 1 vấn đề mình quan tâm và tự đặt câu hỏi: tại sao họ làm được mà ta lại không làm được? Hàng ngàn, hàng vạn người đặt câu hỏi, sẽ có người tìm được câu trả lời.

    Hôm này là ngày 19/5, có một em học sinh hỏi ba nhân ngày sinh của Bác Hồ: theo em được biết, khi Bác còn sống, mình với Trung quốc là bạn, sao bây giờ lại đánh nhau hả thầy? Thật là một câu hỏi quá hay. Các con ạ, thời đó, chúng ta không chỉ là bạn với TQ, chúng ta còn là bạn với nhân dân Mỹ, Pháp, và hầu như tất cả các nước trên thế giới. Các quốc gia cũng như những con người thôi. Chúng ta chỉ làm bạn với những người mà chúng ta tin cậy. Chúng ta chỉ tin cậy những người mà chúng ta đã có thời gian chơi với nhau. Và chúng ta chỉ chơi với những người tôn trọng ta. Các con có biết khi là tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Việt nam năm 2000, ông Clinton đã trích hai câu Kiều: Sen tàn cúc lại nở hoa/Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân để nói về tương lai của mối quan hệ Việt – Mỹ? Không phải vì ông ấy thích truyện Kiều, mà ông ấy muốn tỏ thái độ tôn trọng với đất nước Việt nam mà Mỹ đang muốn làm bạn.

    Bác Hồ của chúng ta là một người như vậy. Bác có thể nói tiếng Pháp với người Pháp về khẩu hiệu tự do- bình đẳng- bác ái của cách mạng Pháp. Bác có thể họa thơ Đường bằng tiếng Hán với những thi sĩ Trung hoa. Bác có thể dạy các phi công Mỹ làm món thịt bò Bitet bằng tiếng Anh và nói chuyện với các chuyên gia Nga về Tolxtoi và Pushkin bằng tiếng Nga. Nên không lạ là thời đó Việt nam được sự ủng hộ to lớn của thế giới.

    Vậy hãy tự hỏi mình tại sao bây giờ chúng ta lại không thể là bạn với các bạn Trung quốc? Liệu chúng ta có thể học được tiếng Hoa, để có thể tự mình đọc được Tây Du Ký như bác Hùng râu thay vì đập phá các nhà máy của bạn. Liệu chúng ta có thể bình tĩnh viết mội bức thư bằng tiếng Hoa để giải thích cho các bạn hiểu rằng dù Hoàng Sa, Trường Sa có không phải của TQ thì các bạn cũng vẫn có thể yên tâm là chẳng có đời nào Việt nam lại đi xâm hại quyền lợi của các bạn, thay vì cứ khăng khăng hò hét rằng HS, TS là của Việt nam. (Ba có thể nói với các con là các bạn Philippines cũng rất dị ứng với khẩu hiệu HS TS là của Việt nam).

    Làm như thế là làm theo lời dạy của Bác đấy các con ạ: hãy thuyết phục đối thủ bằng cách chạm vào tâm hồn của họ.

    Có một điều này nữa ba muốn tự vấn. Người ta sẽ không chơi với những kẻ hèn nhát. Có thể đất nước chúng ta đang yếu kém về nên kinh tế, nên sinh ra hèn nhát không dám đương đầu với thử thách. Nhưng theo ba thì ngược lại, chính vì sự hèn nhát nên chúng ta mới yếu kém.

    Như trong lĩnh vực quân sự chẳng hạn, có tàu to súng dài mà không có những người lính dũng cảm thì cũng vứt đi. Chúng ta muốn hòa bình nhưng chúng ta quyết không sợ nếu cần phải chiến đấu.

    Đài VOA (Tiếng nói Hoa Kỳ) gần đây có đăng một bài ý nói là Việt nam đã thua từ trước khi trận đánh bắt đầu vì tiềm lực kinh tế quân sự quá yếu. Rằng chiến tranh du kích chỉ có thể thực hiện được ở những vùng rừng núi chứ không thể thực hiện được ngoài đại dương trống trải. Họ thật chẳng hiểu gì về chiến tranh nhân dân, một cuộc chiến tranh “ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc thuổng gậy gộc….”. Mặt trận chính của cuộc chiến tranh này là lòng dân, mênh mông hơn Biển Đông nhiêu lần. Và có lẽ họ quên trận Vân Đồn năm xưa, khi chỉ cần tàn quân của Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư cũng thừa sức đốt được đoàn quân lương của Trương Hổ. Mặt biển rộng hàng triệu km2 với tàu thuyền tấp nập gấp 5 lần kênh đào Panama, gấp đôi kênh Suez, thật là một chiến trường lý tưởng cho hàng trăm ngàn tàu cá tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại. Không có một quốc gia nào dù có tiềm lực quân sự mạnh đến đâu, lại có đủ tàu chiến để đi kèm từng chuyến tàu hàng. Bởi thế sẽ không có một quốc gia nào đang chú trọng làm ăn kinh tế trong khu vực này lại dại dột gây chiến với Việt nam, nơi mà chiến tranh nhân dân đã trở thành thương hiệu quốc gia.

    CHỈ CẦN CHÚNG TA KHÔNG HÈN.
    Chỉ cần chúng ta – những người Việt trên toàn thế giới xóa bỏ hận thù để đoàn kết lại

    Chỉ cần chúng ta hãy nhìn vào Trung Quốc cũng như các nước đi trước, tự đặt câu hỏi tại sao mình không làm được? Và học tập và lao động như điên để tìm câu trả lời.

    Thì các con ạ, sự ngang ngược của HD-981 sẽ là chất xúc tác khởi đầu cho sự hồi sinh của dân tộc Việt nam, tiến lên đài vinh quang sánh vai các cường quốc năm châu trong một tương lai không xa nữa.

    ---
    Tặng các con tấm ảnh Bác và chính phủ đầu tiên của Việt nam dân chủ cộng hòa trên đất Pháp năm 1946!

    [​IMG]

    Bài viết được chia sẻ từ Facebook anh Nguyễn Thành Nam

    Thành viên HĐQT Tập đoàn FPT, cựu TGĐ FPT (https://www.facebook.com/nguyen.nam.54)
    usadok, Malogs, HaNoiOld2 người khác thích bài này.
  4. lamali1

    lamali1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2009
    Bài viết:
    7.813
    Đã được thích:
    14.230
    [​IMG]
    Loa tuyên truyền, ăng ten :D 2 cái món này lúc nào cũng là nạn nhân của vòi rồng nhỉ ?
    karate_hn thích bài này.
  5. lamali1

    lamali1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2009
    Bài viết:
    7.813
    Đã được thích:
    14.230
    [​IMG]
    [​IMG]
    Hiiii, hình ảnh rất Việt Nam, *** như anh Khựa lúc nào xuất hiện trên báo chí, truyền hình cũng phải hoành tráng.
    [​IMG]
    Dùng ghế ngồi chắn, bảo vệ ống khói, chống vòi rồng của tàu Trung Quốc phun nước vào.
    Những hình ảnh này thấy sự sáng tạo và dũng cảm của KN mình, những cũng thấy như thế nào ấy nhỉ?
    Lần cập nhật cuối: 20/05/2014
    vythygiy, karate_hn, usadok1 người khác thích bài này.
  6. cuchuoi_kt115

    cuchuoi_kt115 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2012
    Bài viết:
    4.234
    Đã được thích:
    2.113
    Cái khó ló cái khôn nhỷ ! :D sau vụ này chắc về cải tiến những dụng cụ chống vòi rồng hiệu quả. đúng là nhà nghèo nó khổ thế đấy .:(:(:(
  7. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Trung Quốc tính toán sai với giàn khoan

    Bắc Kinh đã với quá cao trong Biển Đông ?
    http://www.asiasentinel.com/politics/china-miscalculates-drill-rig-paracel/
    Trung Quốc đã đạt được gì khi gửi giàn khoan nước sâu vào vùng biển ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa ?
    TQ đã tiến hành một hành động đơn phương làm đổ vỡ mối quan hệ với người anh em cộng sản của họ tại Việt Nam, gây tức giận trong nhận dân Việt Nam, tạo ra luồng chỉ trích lớn trên phương tiện truyền thông quốc tế, làm sống lại " mối đe dọa Trung Quốc " ở Đông Nam Á và làm cho ASEAN đoàn kết lại với một tuyên bố chỉ trích hành động của TQ. Ít nhất 3.000 người Trung Quốc đã bị buộc phải chạy trốn khỏi Việt Nam trước đám đông giận dữ đã đốt cháy các nhà máy, không phân biệt là của Đài Loan hay Trung Quốc. Và để làm gì?
    Luôn có cơ may để giàn khoan dầu có thể khoan được dầu, nhưng cơ hội ấy có thể là rất ít. Có thể là CNOOC đã khảo sát địa chấn khu vực nhưng có vẻ như nhiều khả năng là vị trí đặt giàn khoan đã được chọn với mục đích địa chính trị chứ không phải là lý do địa vật lý. Chưa hề có mỏ dầu nào khác được phát hiện gần quần đảo Hoàng Sa.
    Theo Yenling Song của Platts Energy tại Singapore, các ước tính công nghiệp cho thấy CNOOC phải chi 328.000 USD một ngày để giữ giàn khoan tại vị trí. Mặc dù CNOOC dư giả tiền bạc nhưng sẽ không thể duy trì giàn khoan ở vị trí mãi mà không tìm được dầu. Giàn khoan cuối cùng sẽ phải rút đi, và khi nó ra đi, biển sẽ lại trống vắng. Tất cả những rắc rối gây ra hơn hai tuần qua sẽ không có được phần thưởng nào về kinh tế.
    Nếu lợi nhuận không phải là lý do CNOOC để khoan dầu ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa, thì chúng ta phải giả định rằng có các yếu tố khác ảnh hưởng đến quyết định ở Bắc Kinh. Tuy nhiên, nếu chúng ta lần lượt nhìn vào từng điểm, có vẻ như khó để thấy được tình trạng nhùng nhằng hiện nay sẽ thúc đẩy lợi ích tổng thể của Trung Quốc như thế nào. Thực ra, có vẻ như nhiều khả năng là họ sẽ bị thiệt hại.
    Bắc Kinh có thể nghĩ rằng khoan dầu sẽ là sự khẳng định rõ ràng chủ quyền trên một phần lãnh thổ của Trung Quốc: một hành động sẽ hỗ trợ tuyên bố lãnh thổ của đất nước. Tuy nhiên, theo như dự đoán thì Việt Nam đã có một phản ứng không kém quyết đoán. Tòa án quốc tế sẽ không xử lý những bế tắc hiện nay theo cách ủng hộ yêu cầu bồi thường của bất cứ bên nào đối với các đảo và vùng nước xung quanh. Nếu việc củng cố vị thế pháp lý của Bắc Kinh là lý do cho động thái này, thì TQ đã thất bại.

    Chia rẽ ASEAN ?

    Động thái của TQ có thể là một nỗ lực để chia rẽ Hiệp hội các nước Dông Nam Á và cô lập Việt Nam. Có lẽ Bắc Kinh đã hy vọng lặp lại thành công của mình tại hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN họp tại Phnom Penh vào tháng Bảy năm 2012. Tiếp theo sau cuộc họp là việc chiếm đóng thành công của Trung Quốc trên Đảo ngầm Scarborough, một rặng san hô nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, và một tuyên bố của CNOOC mời đấu thầu thăm dò dầu khí tại các lô nằm trong EEZ của Việt Nam. (Những lô cũng ở phía nam của vùng tranh chấp hiện nay.)
    Tại cuộc họp Phnom Penh, Philippines và Việt Nam yêu cầu một tuyên bố hỗ trợ từ các đồng nghiệp ASEAN của họ. Những nỗ lực của họ đã bị cản trở bởi hành động của nước chủ nhà Campuchia, đã phủ quyết mọi tuyên bố đề cập đến các sự cố. Nhiều báo cáo tại thời điểm ấy cho rằng họ đã làm như vậy dưới ảnh hưởng mạnh mẽ của viện trợ và ngoại giao từ phía Trung Quốc. ASEAN đã bị bỏ rơi, chia rẽ và bị thương tổn.
    Có lẽ Trung Quốc hy vọng sẽ lặp lại thành công của họ lần này bằng cách động thái chống lại Việt Nam chỉ vài ngày trước hội nghị thượng đỉnh ASEAN. Có lẽ các nhà ngoại giao của TQ tự tin rằng họ có thể khống chế Campuchia thì có lẽ cũng khống chế được Myanmar, Thái Lan hoặc Lào phủ quyết một tuyên bố chung, bỏ mặc Việt Nam bị cô lập và ASEAN chia rẽ. Điều này đã không xảy ra . ASEAN đã ra tuyên bố riêng chỉ trích các sự kiện trong khu vực Biển Đông.
    Một số nhà quan sát cho rằng vì tuyên bố không đề cập đến Trung Quốc một cách rõ ràng, Việt Nam đã thất bại khi muốn có được sự ủng hộ từ các nước ASEAN. Nhưng ASEAN không làm việc như thế. Nếu quay lại với tuyên bố lần đầu tiên của ASEAN về biển Đông vào năm 1992, sau khi Bắc Kinh ký thỏa thuận với một công ty dầu khí Mỹ về khai thác dầu ngoài khơi bờ biển phía nam của Việt Nam, và năm 1995, khi Bắc Kinh chiếm đảo Vành Khăn trong vùng EEZ của Philippines - ASEAN luôn luôn bày tỏ mối quan tâm của mình với sự kiềm chế và bình thản. Bất cứ ai trông đợi ASEAN áp đặt trừng phạt kinh tế với Trung Quốc, hoặc gửi một lực lượng đặc nhiệm hải quân đẩy đuổi giàn khoan của CNOOC, đều cần tìm hiểu thêm một chút về Đông Nam Á.
    Tuy nhiên, Nếu Bắc Kinh đã hy vọng cô lập Việt Nam và chia rẽ ASEAN, thì họ đã thất bại. ASEAN đã trỗi dậy từ cuộc khủng hoảng và quan tâm tới các ý đồ của Trung Quốc hơn bao giờ hết.

    Gây sức ép với Việt Nam ?

    Trong tháng 12 năm 2000 Trung Quốc và Việt Nam thoả thuận đường phân chia biên giới trên biển trong Vịnh Bắc Bộ. Đường phân chia chạy từ biên giới Trung Quốc trên bờ biển phía đông nam đại lục là đảo Hải Nam. Mặc dù đã gần 14 năm đàm phán kể từ đó, hai bên đã không thể đồng ý về việc đường ấy sẽ đi tiếp tới đâu. Điểm cốt yếu là tranh chấp về quyền sở hữu quần đảo Hoàng Sa, nằm ngoài cửa Vịnh, và nếu không có một giải pháp cho tranh chấp này, sẽ không thể có thỏa thuận đường biên.
    Tháng Mười năm ngoái, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã đến thăm Thủ tướng Việt Nam và Chính phủ hai nước đã đồng ý thành lập một "nhóm công tác về biển". Mặc dù Lý thúc giục, không có tiến bộ trên bản vẽ ranh giới. Trong bối cảnh này, việc triển khai giàn khoan dầu có thể được xem là nỗ lực chơi bài tố của Bắc Kinh, để cố gắng cho Việt Nam thấy là Bắc Kinh nghiêm túc thúc đẩy việc phát triển các nguồn tài nguyên biển dù Hà Nội đồng ý hay không.
    Tuy nhiên, động thái lớn này dường như không có hiệu quả. Có vẻ là giàn khoan sẽ không thể khám phá ra trữ lượng thương mại của dầu hoặc khí. Thậm chí nếu có, khó khăn trong việc đặt một đường ống dẫn hoặc duy trì một đội tàu nổi trong sự phản đối của Việt Nam sẽ là đáng kể. Đơn giản là Việt Nam chỉ cần bắt trò tháu cáy của Trung Quốc. Sẽ không có sự phát triển chung nghiêm túc trong khu vực mà không có sự đồng ý của VN.


    Gây sức ép với ASEAN

    Tương tự, các động thái mới nhất có thể được xem là cách Trung Quốc gây sức ép với Việt Nam và các thành viên khác của ASEAN để buộc phải đồng ý các chi tiết của một bộ quy tắc ứng xử mới cho Biển Đông. ASEAN hy vọng bộ quy tắc sẽ ngăn chặn các tranh chấp trên biển nhưng Trung Quốc không vội làm cho nó thành hiện thực. Các cuộc đàm phán, hoặc thường xuyên hơn là các cuộc đàm phán về các cuộc đàm phán, đã kéo dài trong nhiều năm. Bế tắc mới nhất có vẻ làm cho ASEAN đòi hỏi một bộ quy tắc ứng xử chặt chẽ hơn để ngăn chặn sự kiện tương tự lại xảy ra. Đây không phải là điều Bắc Kinh mong muốn. Một lần nữa việc triển khai giàn khoan dường như đã làm tổn hại lợi ích lâu dài của Trung Quốc.

    Nghi binh chiến thuật

    Lời giải thích có khả năng nhất cho việc triển khai giàn khoan, và là điều duy nhất cho thấy Bắc Kinh sẽ có được những gì họ muốn, là việc phát hiện gần đây rằng các lực lượng Trung Quốc đang tham gia vào một dự án công trình dân dụng quy mô lớn trên đảo Gạc Ma. Đây là một bãi cát, chìm dưới nước khi thủy triều lên, do lực lượng Trung Quốc chiếm đóng vào năm 1988, động thái này dẫn tới một cuộc chiến mà trong đó hàng chục binh sĩ Việt Nam đã bị súng máy của Trung Quốc bắn gục. (Có một đoạn video về cuộc tàn sát trên YouTube.) Có suy đoán rằng Trung Quốc có ý định biến rặng san hô thành một căn cứ không quân. Bằng cách chuyển sự chú ý toàn cầu, bảo vệ bờ biển của Việt Nam và tàu hải quân đến quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc có thể tự cho mình một không gian cần thiết để bắt đầu xây dựng mà không bị can thiệp.

    Tại sao?

    Một ngày nào đó chúng ta có thể phát hiện chính xác lý do tại sao phía Trung Quốc quyết định triển khai giàn khoan và đội tàu đi kèm đến nơi này vào thời điểm này. Chúng ta biết rất ít về cách mà quyết định đó được thực hiện. Các nhà quan sát về Bắc Kinh cho rằng Bộ Ngoại giao tương đối bất lực trong hệ thống của Trung Quốc. Một nhà phân tích nói với Nhóm nghiên cứu Khủng hoảng quốc tế rằng quyết định này được xếp hạng giữa hạng 40 và 50 theo thứ tự.
    Quan trọng hơn nhiều là quân đội, CNOOC (là nguồn tạo thu nhập lớn cho nhà nước) và các tỉnh như Hải Nam và Quảng Đông. Ở đó cũng có thể có những diễn viên thúc đẩy chiến dịch quần đảo Hoàng Sa. Có thể Bộ Ngoại giao đã không thể chống lại áp lực kết hợp của họ.
    Người nước ngoài có xu hướng phân loại cách hoạch định chính sách đối ngọai của Trung Quốc cho nước ngoài theo hai cách. Thứ nhất là "Trung Quốc Toàn Năng" - những hành động của một cường quốc không ngừng trỗi dậy thống trị Đông Á , đe dọa các nước láng giềng và phá hoại lợi ích của Mỹ trong khu vực.
    Đôi khi có xu hướng chiều theo ý kiến khuôn mẫu Đông phương về các quan lại khôn ngoan và biết mọi chuyện đã che giấu ý định thực sự của họ đằng sau một chiếc mặt nạ bí hiểm. Chúng ta có thể gọi đây là " Trung Quốc Toàn Tri."
    Nhưng vụ khủng hoảng này cung cấp bằng chứng cho một giải thích thứ ba. Bắc Kinh đã không đạt được tiến bộ trong bất kỳ mục tiêu lớn hơn nào trong khu vực mà hoàn toàn ngược lại. TQ đã gây khó chịu, xa lánh và lo lắng cho các nước láng giềng và cho họ lý do mới để nắm lấy trục của Mỹ tại châu Á. Cởi mở hơn bao giờ hết, cả Malaysia và Indonesia đang nói về mối quan tâm của họ. Có lẽ chúng ta nên xem tập phim này như là một trường hợp " Trung Quốc thiếu năng lực " trên cơ sở là họ đã xây dựng chính sách đối ngoại của mình không phải là thực sự rất tốt.

    Bill Hayton là tác giả của “Việt Nam: con rồng đang lên” (Yale 2010) và “Biển Đông và cuộc đấu tranh quyền lực ở châu Á” sẽ được Yale phát hành vào tháng Chín.
  8. nguhayuo

    nguhayuo Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/03/2010
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    732
    Bác nào trong ngành dầu khí cho em hỏi, Hải dương 981 là dàn khoan thăm dò hay dàn khai thác? Nếu là dàn thăm dò thì nó có ở lại khai thác lâu dài được không?:)
  9. cuchuoi_kt115

    cuchuoi_kt115 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2012
    Bài viết:
    4.234
    Đã được thích:
    2.113
    nguhayuo thích bài này.
  10. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    Mình nói là bài này có nhiều điểm hay để tham khảo là về mặt phân tích kinh tế và xã hội, chứ không phải về ý thức chính trị.

    Định hướng dư luận, công tác xã hội và dân vận còn kém lắm, cứ làm việc với các chi hội hay UBND Phường là biết.
    Cùng với sự phát triển vũ bão của internet và mạng xã hội, số thanh niên có tư tưởng cấp tiến chống NN cũng tăng nhanh, số khác thì chống NN kiểu style tuổi dậy thì theo phong trào để khẳng định bản thân.
    Các cơ quan như UB, trụ sở ngành LĐTB&XH, MTTQ thì to hoành tá tràng, bàn ghế cao cấp, cây cảnh mướt mắt nhưng có làm nhân dân tin tưởng vào được không, các hộp thư góp ý luôn trống không, bàn tiếp dân nhiều lúc không có người ngồi trực dù đang giữa giờ hành chính.

    Hòa vào chuẩn mực chung của TG không hẳn là về "chuẩn mực chính trị" vì văn hóa, lịch sử và truyền thống thường ảnh hưởng khác nhau đến thể chế chính trị dù có chung ý thức hệ hay "chuẩn mực" nào đó.
    Chuẩn mực ở đây là về kinh tế và xã hội, đó cũng là yêu cầu cần thiết để gây dựng lòng tin và liên kết về kinh tế để có lợi ích thiết thực. Một khi có lợi ích thiết thực ràng buộc, thì tự nhiên sẽ thành đồng minh dù cho thể chế chính trị là gì.

    Dĩ nhiên, để đạt được nó thì còn cần thời gian và giải pháp. (thời gian đang gấp, mà giải pháp vẫn quá bấp bênh)
    karate_hn thích bài này.

Chia sẻ trang này