1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. kysurua

    kysurua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    1
    Trang này có phải của Nhà nước không bác
    http://truongsa*******.info/
  2. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Dòng đỏ cho chính Nga & khựa .
    Rất hay là Nga không bị sức ép phải bán giá rẻ dầu khí cho khựa .
  3. canviet68

    canviet68 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2014
    Bài viết:
    326
    Đã được thích:
    215
    Nga bây h khác rồi bạn, bất chấp tất cả vì quyền lợi đất nước nó thôi.
    Ko có chuyện " giữa đường thấy chuyện bất bình chăngr tha đâu"
  4. congtubl

    congtubl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    5.086
    Đã được thích:
    2.555
    Cty CP nghề cá này thành lập từ lâu rồi bác ah, lúc trước ông lão nhà mình làm bên đó, vừa khai thác vừa bv cq biển phía nam, tụi TL hay mò sang đánh trộm thế là bắt tịch thu tàu, sau đó lấy tàu này làm khai thác tiếp.
    Tuy nhiên thời đó do giá xăng dầu biến động lớn, giá cá không cao nên khai thác không hiệu quả ( Cá-mực thì khỏi phải nói luôn-rất..rất nhiều).
    Chứ giờ mà còn đội tàu đó thì ngon rồi...tàu to-ngon thì ngư dân KG rất chịu sắm bên đó mua lại toàn bộ tàu của cty, còn MTr nhà mình thì toàn tàu nhỏ công suất thấp.Giờ NN đóng tàu sắt cho dân e là muôn, nhưng còn hơn không.
    Cái dự án hổ trợ ngư dân đóng tàu xa bờ trước đây làm tràng lan nên nó chết yểu, giờ thì gom lại 1 mối nên sẽ tốt hơn.
    Lần cập nhật cuối: 21/05/2014
  5. congtubl

    congtubl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    5.086
    Đã được thích:
    2.555
    [​IMG]
    #comcom
  6. congtubl

    congtubl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    5.086
    Đã được thích:
    2.555
    Phát biểu của Đại tướng Phùng Quang Thanh tại hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN tại Naypyitaw Myanmar:

    - Từ ngày 1.5.2014, Trung Quốc hạ đặt giàn khoan nước sâu Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Hành động này khiến các nước ASEAN quan ngại và gây bức xúc trong quần chúng, nhân dân Việt Nam. Trước sự việc này, chủ trương của Việt Nam là đấu tranh bảo vệ chủ quyền bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, và đúng theo tinh thần DOC nhằm duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và an toàn hàng không ở Biển Đông. Đồng thời, Việt Nam cũng quyết tâm giữ vững ổn định chính trị trong nước cũng như duy trì quan hệ đoàn kết hữu nghị, hợp tác toàn diện với Trung Quốc.

    - Phía Việt Nam đã tích cực liên hệ đối thoại với phía Trung Quốc ở nhiều cấp, kể cả kênh ngoại giao nhân dân, với mong muốn hai bên kiềm chế, giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình.

    - Việt Nam sẽ hết sức kiềm chế để không xảy ra xung đột quân sự trên biển. Chúng tôi không sử dụng MÁY BAY, TÀU TÊN LỬA, TÀU PHÁO, ĐẶC CÔNG NGƯỜI NHÁI TẤN CÔNG, phá hủy giàn khoan của Trung Quốc. Việt Nam chỉ sử dụng các tàu Cảnh sát biển, tàu Kiểm ngư và tàu cá của ngư dân để bảo vệ chủ quyền. Tàu Việt Nam không chủ động đâm va cũng như sử dụng vòi rồng phun vào các tàu của Trung Quốc mà chỉ sử dụng các biện pháp tuyên truyền, vận động.
    hanhgl thích bài này.
  7. lamali1

    lamali1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2009
    Bài viết:
    7.813
    Đã được thích:
    14.230
    RFI: Indonesia lên tiếng
    Mục tiêu được Ngoại trưởng Indonesia tuyên bố vào hôm nay, 20/05/2014 là để giúp ổn định tình hình, nhưng theo giới phân tích, Jakarta đã tung ra một thông điệp cứng rắn hơn về phía Bắc Kinh.

    Trả lời phỏng vấn nhật báo Mỹ Wall Street Journal, Ngoại trưởng Marty Natalegawa như đã lần lượt phản bác một số quan điểm từng được Trung Quốc đưa ra để biện minh cho hành động leo thang tranh chấp với Việt Nam tại vùng quần đảo Hoàng Sa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

    Trước tiên hết, trong phần được nhật báo Mỹ trích dẫn, Ngoại trưởng Indonesia xác định rằng vấn đề đang nổi cộm giữa Việt Nam và Trung Quốc vừa là một vấn đề song phương, vừa là một vấn đề khu vực. Bắc Kinh cho đến nay luôn chủ trương giải quyết tranh chấp Biển Đông trên cơ sở tay đôi, và gạt bỏ sự can dự của bên thứ ba.

    Đối với ông Natalegawa, vì đây là một vấn đề khu vực, cho nên khối ASEAN có « trách nhiệm đặc biệt » để đảm bảo sao cho hai bên tranh chấp nói chuyện với nhau. Ngoại trưởng Indonesia xác nhận là chính trong tinh thần đó mà ASEAN đã lập tức tập hợp xung quanh Việt Nam ngay sau khi nổ ra vụ việc ngoài Biển Đông.

    Nhân Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN vừa diễn ra tại Miến Điện, trong một quyết định được đánh giá là bất thường, Hiệp hội Đông Nam Á đã công bố một bản tuyên bố riêng biệt về Biển Đông, được xem là một thắng lợi nhất định của Việt Nam.

    Một lời phê bình gián tiếp khác của ông Marty Natalegawa nhắm vào Trung Quốc là nhận xét của ông về việc hành động của Trung Quốc đã vi phạm Bản Tuyên bố Ứng xử trên Biển Đông DOC : « Trung Quốc phải thực hiện cam kết thường xuyên được họ nêu ra là thực thi bản tuyên bố DOC ». Theo bản tuyên bố này thì các bên có liên can trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông phải tự kiềm chế. Thế nhưng, theo Ngoại trưởng Indonesia « hiện đã rõ như ban ngày là sự tự kiềm chế rất cần thiết ».

    Riêng về các hành động mới đây của Jakarta liên quan đến cuộc đối đầu Việt-Trung, ông Marty Natalegawa xác định là ông đã tích cực trao đổi qua điện thoại với hai đồng nhiệm Việt Nam và Trung Quốc, và cả hai đều nói là họ chủ trương tự kiềm chế. Đó mới chỉ là những lời hứa miệng. Ngoại trưởng Indonesia cho biết là ông đang thúc đẩy hai bên xác định rõ thế nào là tự kiềm chế.

    Theo các nhà quan sát, là một nước nặng ký trong khối ASEAN, được Trung Quốc kiêng nể, Indonesia có khả năng làm trung gian trong hậu trường để giúp cho quan hệ Việt-Trung bớt căng thẳng. Ngoài ra, trong thời gian gần đây, lập trường của Jakarta đối với Bắc Kinh ngày càng phê phán hơn trong bối cảnh đường lưỡi bò của Trung Quốc đã ăn vào vùng biển của Indonesia ở khu vực Natuna.
  8. congtubl

    congtubl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    5.086
    Đã được thích:
    2.555
    Cuộc vận động chung tay vì biển đảo, vậy các thánh trên này có đóng góp không vậy, hay lại sợ tiền về không đúng chổ, xin thưa nếu có nghi ngờ thế thì cứ tới BTLCSB đóng góp luôn.
    Các bác tranh thủ gửi 10 tin là được.
    [​IMG]
    Gnuhlehcimm, HaNoiOldsu_30 thích bài này.
  9. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Thế nước đã vậy, vận nước khó cưỡng...chúng ta buộc phải chấp nhận giao hữu và giao đấu (nếu có). Danh dự, thể diện cũng như tương lai đất nước này không thể liều lĩnh, manh động và đương nhiên không thể nhân nhượng, nhẫn nhịn vô lý bất công. :cool:
    Tớ đã đăng ký xung phong với bà xã rồi, đến một ngày nào đó hoàn thành nghĩa vụ thuế má bàn giao công việc xong từ biệt tiến ra nơi tổ quốc cần :)
    yetkieu thích bài này.
  10. lamali1

    lamali1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2009
    Bài viết:
    7.813
    Đã được thích:
    14.230
    Nuốt từng lời khi nghe chuyện đất liền
    Đêm đầu tiên trên tàu 763, tôi ra mắt anh em kiểm ngư bằng gói quà của Báo Lao Động (thuốc lá, chè, càphê...) mà tôi mang theo từ đất liền. Mọi người không giấu được xúc động bởi quà nhỏ thôi nhưng đó là hơi ấm, là tình cảm, là tất cả từ đất liền mà họ có thể ngửi và sờ mó được sau hơn 10 ngày lênh đênh trên biển. “Cảm ơn Báo Lao Động, cảm ơn đất liền, chúng tôi thấy mình được động viên kịp thời và ấm áp vô cùng” - thuyền trưởng Nguyễn Nam Hải thổ lộ.

    Chế một ấm chè mới, các thành viên trên tàu yêu cầu tôi kể chuyện đất liền. Do tàu kiểm ngư 763 không có vệ tinh nên hơn 10 ngày qua, họ hoàn toàn mù tịt thông tin về đất liền và ngược lại, gia đình, người thân của họ cũng không thể nào biết được họ đang sống và chiến đấu như thế nào? “Tụi em được nghỉ lễ từ ngày 30.4. Nhưng vừa về đến nhà ở với vợ con đúng một đêm thì sáng ra đã nhận lệnh khẩn quay lại đơn vị rồi lên tàu đi luôn cho đến bây giờ” - kiểm ngư viên tên Hiệp tâm sự.

    Những câu hỏi về tình hình đất liền sau đó cứ phát đi dồn dập. Để rồi họ há hốc mồm, gần như nuốt từng lời khi nghe tôi kể chuyện thời sự liên quan đến “quái vật” Hải Dương 981 từ khắp nơi trong nước và thế giới trong mấy ngày trước đó. Chuyện chi với họ lúc này cũng lạ, cũng hay, cũng hấp dẫn. “Té ra, trong bờ cũng căng thẳng và nóng ghê hè. Tình hình như rứa chắc vợ con và người thân ở nhà lo lắng cho anh em tui ngoài ni ghê lắm” - anh Đức, kiểm ngư viên ở tổ máy đứng ngồi không yên.

    Nhiều người đập tay xuống bàn, hỏi răng lại có chuyện đổi trắng thay đen một cách trơ trẽn như rứa được khi tôi kể trong một cuộc họp báo quốc tế liên quan đến “quái vật” Hải Dương 981 do Trung Quốc tổ chức, một quan chức của nước này đã phát đi thông cáo rằng trong thời gian qua, tàu Việt Nam đã đâm húc tàu Trung Quốc đến 171 lần và cho rằng đó là sự kiện gây “ngạc nhiên” và “chấn động”. Lặng đi một lúc, bỗng nhiên tất cả cùng cười ồ, ai đó phán một câu: “Đúng là lưỡi không xương, không có chuyện hoang đường chi mà họ không nghĩ ra được”.





    [​IMG]
    Phóng viên Báo Lao Động tác nghiệp trên tàu kiểm ngư 763.
    Những đêm trắng cùng Hoàng Sa
    Rồi cũng đến lượt tôi mù trắng thông tin về đất liền như những kiểm ngư viên trên tàu 763. Lòng như có lửa đang thiêu đốt do đã tác nghiệp trên điểm nóng Hoàng Sa đến ngày thứ 6, nhưng tôi vẫn chưa có một dòng tin hay lời nhắn nào gửi về được tòa soạn cũng như gia đình, trong khi hình ảnh, thông tin thì ngồn ngộn.
    Bao nhiêu đêm trên tàu kiểm ngư 763 là bấy nhiêu đêm tôi thức trắng, lòng ngổn ngang. Bao giờ dư âm của những cuộc đối đầu và bị vây hãm, rượt đuổi với tàu Trung Quốc trong ngày cũng khiến niềm uất hận cứ nghèn nghẹn trong ngực, có khi nước mắt cứ ứa thành dòng không ngăn được. Đã thế, biển Hoàng Sa những đêm này đang vào mùa trăng. Ánh trăng bàng bạc trên đầu sóng như những lát dao không ngừng cứa sâu vào nỗi nhớ đất liền trong tôi, cuộn dâng ngày mỗi lớn...

    Cường nãy giờ ngồi bên tôi lặng lẽ, bỗng dưng lên tiếng vừa hỏi vừa kể như thể đang độc thoại: “Không biết vợ em bây giờ thế nào. Vợ chồng em vừa cưới nhau được mấy tháng. Sáng 1.5, đang thu dọn đồ đạc để chuyển nhà trọ thì nhận được lệnh tập kết. Thế là việc chuyển nhà đành giao lại hết cho một mình vợ và không biết đến giờ đã chuyển được hay chưa...”.

    “Một tràng” của Cường đã kéo tôi về với thực tại trớ trêu: Bên trái mạn tàu là trăng vẫn đang vờn vuốt trên đầu sóng. Nhưng bên phải, phía ngoài kia chưa tới 10 hải lý lại là hình ảnh “quái vật” Hải Dương 981 đèn rực sáng đầy thách thức cả một vùng biển. Sau lưng con “quái vật” gớm ghiếc ấy là Hoàng Sa máu thịt. Hoàng Sa lúc này gần tới mức cảm giác như chỉ cách một tầm tay nhưng tôi không thể, không biết làm sao, cách nào để với tới. Cảm giác bất lực và uất hận lại trào lên. Chẳng lẽ đến đây rồi mà tôi phải đành lòng như lời câu ca dao đắng ngắt: Thuyền tròng trành đôi mạn/ Em ôm duyên trở về?
    Biển sẽ thêm xanh và đàn chim trắng trở về…
    “Nhà báo sắp về đất liền chưa?”. Ngày nào cũng đôi lần tôi nhận được câu hỏi này và mỗi lần như vậy, trong sổ tay của tôi lại có thêm một số điện thoại của vợ hoặc người thân các kiểm ngư viên tàu 763 ở đất liền. Mặc dù tôi liên tục trấn an rằng, cứ nhắn “thoải mái, đừng có ngại” nhưng ai cũng chỉ rụt rè ngắn gọn kiểu “bố mẹ, em và các con yên tâm - con, anh ở ngoài này vẫn khỏe, bình an...”.

    Có khi chính tay họ viết vào sổ tay của tôi những lời nhắn quan trọng, sợ tôi không thể nhớ hết chi tiết cần nhớ như anh Quý dặn vợ “còn 3 ngày nữa là đến ngày đặt đá xây nhà, anh không về kịp nên em ở nhà cứ tiến hành như bình thường và nhờ ông chủ thầu đứng ra cúng giúp cho. Anh đã hỏi rồi, ông chủ thầu với anh cùng tuổi...”.

    Nhớ nhất là đêm biển động bất ngờ, sóng cứ từng đợt ầm ào phủ trắng boong tàu, nhưng anh Bình vẫn nháy mắt rồi kéo tôi ra đó. Anh rào đón một hồi rồi mới nhờ tôi về đến đất liền phải gọi cho vợ anh bằng được, và sớm nhất có thể, để nhắc mỗi một chuyện: “Ngày 20 âm lịch tới đây (25.5) là ngày giỗ của bà cố nội và bà cô bên anh, em nhớ thắp hương, đừng quên mà tội nghiệp...”. Bình tâm sự: “Cây có gốc, người có tổ tiên. Đã thế mình quanh năm ăn ở với đầu sóng ngọn gió, rồi vợ con ở nhà có sức khỏe, bình an hay không... một phần cũng phải nhờ bề trên phù hộ cho. Điều gì cũng có thể quên nhưng tổ tiên ông bà thì không thể...”.

    Còn Hiệp, anh ghi cho tôi số điện thoại của vợ ở Đà Nẵng nhưng không nhắn nhủ gì mà chỉ gửi một phong thư viết tay được dán rất cẩn thận, bên ngoài còn bọc cả túi bóng chống thấm nước. Trong đời, tôi chưa bao giờ cầm trên tay một phong tình thư nào lại nằng nặng đến như thế...

    Ngay chiều tối đầu tiên về đến đất liền, tôi giở sổ tay lần lượt gọi cho từng người thân của các kiểm ngư viên tàu 763 ở Đà Nẵng, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Phòng... Và lần nào cũng như lần nào, chưa kịp nghe hết câu “tôi vừa trở về từ tàu kiểm ngư 763, chồng chị vẫn khỏe và bình an...” là đầu dây bên kia đã bật khóc. Đêm ấy tôi rất vui bởi nghĩ hình như lâu lắm rồi mình mới làm được một việc có ý nghĩa. Dù sau đó những tin nhắn xin lỗi rất thật thà kiểu “anh thông cảm, tại bất ngờ nhận tin em mừng quá không kiềm chế được cảm xúc” lại khiến tôi buốt lòng.
    Lại nhớ đến đêm tôi nhận được lệnh “chuyển quân” rời tàu 763 để quay về đất liền. Khoảng lặng giữa những cái ôm chầm cùng lời tạm biệt vội vã, không hiểu sao trong đầu tôi lại vẳng lên lời một bài hát, rằng rồi “biển sẽ thêm xanh và đàn chim trắng trở về...”. Tôi tin rằng mai đây biển sẽ “thêm xanh” và các anh trên tàu kiểm ngư 763 thân thương cùng toàn thể lực lượng kiểm ngư và cảnh sát biển đang ngày đêm ngoan cường chiến đấu để đẩy đuổi “quái vật” ra khỏi vùng biển chủ quyền sẽ trở về như “những đàn chim trắng”...

Chia sẻ trang này