1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Nhà báo Pháp: Trung Quốc đang hành xử như thể họ được phép làm mọi thứ

    VOV.VN -Nhà báo Pháp Bruno Philip cũng từng là đặc phái viên của tờ Le Monde tại Trung Quốc trong 6 năm đã nói như vậy.
    http://vov.vn/The-gioi/Nha-bao-Phap...u-nhu-the-ho-duoc-phep-lam-moi-thu/327959.vov

    “Ngày nay Trung Quốc đang hành xử như thể họ được phép làm mọi thứ. Đây là điều đáng lo ngại cho cả khu vực, thậm chí cả các nước khác bên ngoài khu vực nữa”. Đó là nhận định của nhà báo Pháp Bruno Philip – đặc phái viên Đông Nam Á của tờ Thế giới (Le Monde) – một trong những tờ báo uy tín hàng đầu của Pháp. Ông Bruno Philip cũng từng là đặc phái viên của tờ Thế giới tại Trung Quốc trong 6 năm.
    Từ khi xảy ra “vụ giàn khoan Hải Dương 981”, nhà báo Bruno Philip đã viết rất nhiều bài báo chỉ trích sự hung hăng và chủ nghĩa dân tộc cứng rắn của Trung Quốc mà Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) đã trích dịch. Phóng viên VOV thường trú tại Pháp phỏng vấn nhà báo Pháp Bruno Philip.

    PV:Ông đã từng là đặc phái viên lâu năm của tờ Thế giới tại Trung Quốc và khu vực. Vậy hành động của Trung Quốc đặt trái phép giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam có khiến ông ngạc nhiên hay không?

    Ông Bruno Philip: Tôi hoàn toàn không ngạc nhiên trước hành động của Trung Quốc. Chúng ta đang được chứng kiến sự lớn mạnh gia tăng của chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc.

    [​IMG]
    Nhà báo Bruno Philip

    Chuyện Trung Quốc có những tranh chấp với các nước láng giềng như Việt Nam hay Philippines cũng không phải là mới mẻ gì nhưng cái mới ở đây là mức độ hung hăng của Trung Quốc, trước là với Philippines và giờ là với Việt Nam.
    PV: Theo quan sát của ông, ở các quốc gia ASEAN khác, trong dân chúng có sự ngờ vực đối với Trung Quốc hay không ?

    Ông Bruno Philip: Có, chắc chắn có. Ở mỗi nước ASEAN, sự lo lắng đối với Trung Quốc đang ngày càng tăng do sự gia tăng của chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc.

    Philippines là những người chống đối mạnh nhất cho đến lúc này. Ở các nước khác thì phức tạp hơn do các mối quan hệ kinh tế, chính trị trong quá khứ và hiện tại nhưng sự ngờ vực với Trung Quốc đang gia tăng.

    Như Myanmar chẳng hạn, trong quá khứ Trung Quốc là đồng minh duy nhất của Myanmar cả về chính trị lẫn quân sự nhưng kể từ khi thực hiện cải cách, Myanmar đã theo đuổi một chính sách ngoại giao đa phương hơn rất nhiều do lo ngại Trung Quốc.

    Trung Quốc giờ đây không còn là đồng minh duy nhất của Myanmar. Tổng thống Myanmar mới đây đã quyết định ngưng dự án xây một đập thủy điện lớn trên sông Irrawaddy. Dự án này do Trung Quốc đầu tư nhưng gây ra rất nhiều tranh cãi ở Myanmar nên bất chấp quan hệ kinh tế lớn với Trung Quốc, Chính phủ Myanmar vẫn đưa ra quyết định này vì muốn có sự độc lập hơn so với Trung Quốc.

    PV: Trước tham vọng bành trướng của Trung Quốc, các nước ASEAN đang ngày càng gia tăng tiếng nói và đoàn kết. Ông nhìn nhận ra sao về quan điểm và nỗ lực của ASEAN trong lúc này ?

    Ông Bruno Philip:Có sự thay đổi trong quan điểm của ASEAN đối với Trung Quốc.

    Cứ lấy Việt Nam là một ví dụ. Việt Nam từ lâu nay luôn theo đuổi một chính sách ngoại giao nhấn mạnh đến việc thương lượng, hòa giải để giải quyết các tranh chấp.

    Đưa một giàn khoan như thế không phải là chuyện một sớm, một chiều mà đã là sự tính toán từ rất lâu rồi. Vì thế, nếu Trung Quốc đã hành động như thế thì không có lí do gì các nước trong khu vực không thay đổi chính sách.

    Tôi không biết cụ thể sự thay đổi đó là gì nhưng có thể là một sự đoàn kết mạnh mẽ hơn trong nội bộ các nước ASEAN. Dĩ nhiên việc này rất phức tạp vì dù rất lo lắng về các hành động của Trung Quốc, các nước ASEAN cũng không thể cho phép mình đối đầu trực diện với Trung Quốc về quân sự và kinh tế.

    Trong bối cảnh này, đang có sự xích lại gần nhau giữa các nước ASEAN với các đối tác lớn như: Mỹ, Australia, Nhật Bản hay Ấn Độ. Mỹ vừa ký hiệp định hợp tác quốc phòng với Philippines.

    Theo tôi, trước mắt khả năng liên kết giữa các quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương với nhau khả thi hơn, cụ thể với Nhật và Australia.

    Lãnh đạo Australia mới đây cũng vừa thể hiện thái độ phản đối Trung Quốc khi gọi hành động của Trung Quốc là “khiêu khích”.

    Các nước này có thể lập thành một mặt trận chung để chống lại sức ép từ Trung Quốc. Nhưng về lâu dài là rất phức tạp.

    Tôi nghĩ các quốc gia có đường biên giới chung với Trung Quốc phải đồng lòng theo đuổi một chính sách sao cho phải tạo được sự cân bằng giữa những đòi hỏi chủ quyền và quan hệ kinh tế với Trung Quốc vì Trung Quốc đóng vai trò quá lớn về kinh tế trong khu vực.

    PV: Trong bài báo mới đây, ông đã chỉ trích mạnh mẽ những tham vọng bá quyền của Trung Quốc. Quan điểm này của ông có phản ánh cái nhìn chung của báo chí phương Tây đối với Trung Quốc hiện nay hay không ?

    Ông Bruno Philip: Tôi nghĩ Trung Quốc đang khiến tất cả lo ngại. Nhưng hiện tại thì châu Âu đang khó khăn về kinh tế mà họ lại phụ thuộc rất lớn vào thị trường Trung Quốc, vừa phải bán hàng sang Trung Quốc vừa phải tìm cách cân bằng cán cân thương mại với nước này.

    Tôi nghĩ những phân tích của tôi trong bài báo đó cũng là suy nghĩ của rất nhiều người hiện nay ở châu Âu.

    Tôi từng là đặc phái viên 6 năm ở Trung Quốc, tôi chứng kiến đất nước này phát triển từng ngày và hiểu rõ nội bộ của đất nước này.

    Olympic Bắc Kinh 2008 là cột mốc đánh dấu sự trở lại của Trung Quốc như cường quốc trên chính trường quốc tế.

    Trung Quốc ngày càng tự đắc và muốn thống trị. Tôi dùng câu nói này của tướng De Gaulle khi nói về Israel, đây là câu nói đang được rất nhiều người hiện nay sử dụng khi nói về Trung Quốc.

    Tôi nghĩ Thủ tướng Việt Nam *************** cũng đã nói rất rõ ràng và chính xác về điều này, rằng Trung Quốc đang chơi một trò chơi rất nguy hiểm.

    Tôi nghĩ ngày nay Trung Quốc đang hành xử như thể là họ được phép làm mọi thứ. Đó là điều đáng lo ngại cho cả khu vực, thậm chí cả các nước khác bên ngoài khu vực nữa.

    PV: Xin cảm ơn ông ./.

    Nhà báo Pháp Bruno Philip – đặc phái viên Đông Nam Á của tờ Thế giới (Le Monde) – một trong những tờ báo uy tín hàng đầu của Pháp. Ông Bruno Philip cũng từng là đặc phái viên của tờ Thế giới tại Trung Quốc trong 6 năm.

    Từ khi xả ra vụ giàn khoan, nhà báo Bruno Philip đã viết rất nhiều bài báo chỉ trích sự hung hăng và chủ nghĩa dân tộc cứng rắn của Trung Quốc mà VOV trích dịch.

    Báo chí Pháp: "Những mưu đồ đế quốc của Bắc Kinh khiến Việt Nam nổi giận"

    Trang giới thiệu về nhà báo Bruno Philip :

    http://www.lemonde.fr/journaliste/bruno-philip/

    Thùy Vân/VOV-Paris

    Ôi văn minh Trung Hoa vĩ đại làm sao!
  2. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Carl Thayer: 'Các cơn bão sẽ cho Trung Quốc cơ hội xuống thang'
    Nhà phân tích hàng đầu về Biển Đông đánh giá việc triển khai giàn khoan 981 của Trung Quốc phải đối mặt với chi phí khổng lồ, thời tiết khắc nghiệt, và những cơn bão có thể cho Trung Quốc một lý do để rút đi.
    • [​IMG]
      GS Carl Thayer. Ảnh: CSIS
    Trao đổi với VnExpress, Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia nổi tiếng về Biển Đông, từng công tác tại Học viện Quốc phòng Australia, bình luận rằng việc Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng biển thuộc thềm lục địa của Việt Nam ở Hoàng Sa là việc chưa từng có tiền lệ.

    Tuy nhiên việc duy trì giàn khoan cùng hàng trăm tàu hộ tống là việc vô cùng tốn kém. Ông Thayer dự đoán có vẻ như Trung Quốc sẽ rút giàn khoan dầu về nước trong hoặc trước ngày 15/8 tới để tránh mùa bão lớn trên biển.

    "Các cơn bão sẽ đem lại cơ hội cho Trung Quốc xuống thang", ông nhận định.

    Thayer cho rằng nếu Trung Quốc thực sự muốn khoan dầu, họ sẽ đánh dấu vị trí giếng dầu sau khi giàn khoan khổng lồ này được đưa đi. Đồng thời Trung Quốc sẽ vẫn duy trì các tàu hải cảnh ở khu vực được cho là có dầu.

    Về kịch bản tiếp theo, ông Thayer dự đoán Trung Quốc có thể sẽ cân nhắc lập một vùng nhận dạng phòng không giới hạn phía trên đảo Hải Nam và quần đảo Trường Sa nhằm thiết lập thẩm quyền của cái gọi là thành phố Tam Sa.

    Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đã đề cập và có thể sử dụng các biện pháp pháp lý để đấu tranh với Trung Quốc. Philippines cũng từng ở trong tình huống tương tự và đã nộp hồ sơ lên Tòa án trọng tài quốc tế, nhằm đề nghị tòa tuyên bố yêu sách chủ quyền đường 9 đoạn của Trung Quốc là không hợp pháp. Ông Thayer cho rằng Việt Nam có thể hưởng lợi từ bất kỳ phán quyết nào có lợi cho Philippines.

    "Vụ kiện của Philippines rất khôn khéo, không trực tiếp thách thức Trung Quốc mà đưa ra câu hỏi về những quyền của Philippines theo luật quốc tế. Nói cách khác, Philippines xem xét mình có quyền với vùng biển thuộc lãnh thổ, khu vực chồng lấn, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế hay không", Thayer phân tích.

    Philippines cũng đưa yêu cầu về xác định tình trạng pháp lý của những thực thể (features) bị Trung Quốc chiếm giữ, là những quần đảo, đá hoặc thực thể nổi khi thủy triều xuống thấp theo luật quốc tế. Nếu bất kỳ thực thể nào không phải là quần đảo hay đá theo luật quốc tế, chúng hình thành nên phần thềm lục địa của Philippines, Trung Quốc không thể tuyên bố chủ quyền với những thực thể đó.

    "Do vậy, tôi nghĩ lựa chọn tốt nhất cho Việt Nam lúc này là ủng hộ Philippines", ông nói.

    Về những tuyên bố của Thủ tướng Việt Nam tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 24 tại Myanmar và Diễn đàn Kinh tế Thế giới Đông Á 2014 tại Philippines, ông Thayer nhận xét ông *************** đã có một loạt bài phát biểu đanh thép, cho thấy rõ những hành động của Trung Quốc là mối đe dọa lớn cho hòa bình và an ninh trong khu vực.

    "Việt Nam phải tiếp tục đưa vụ việc này ra cộng đồng quốc tế, nếu không sẽ đứng trước nguy cơ bị cô lập. Việt Nam có thế đứng vững chắc, với điều kiện không bị khiêu khích bởi Trung Quốc".

    Ông Thayer nhấn mạnh vai trò quan trọng của một số nước trong ASEAN như Indonesia, Malaysia và Singapore. Các nước này đều lo lắng trước hành động hung hăng quyết đoán của Trung Quốc và thể hiện sự ủng hộ về chính trị và ngoại giao với Việt Nam và Philippines. Tuy nhiên, ông cũng nhận xét rằng họ lại không muốn ASEAN can dự trực tiếp vào xung đột với Trung Quốc.

    "Việt Nam và Philippines là hai nước ở tiền tuyến trong số các nước có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông", chuyên gia nói. "Sự hợp tác giữa Việt Nam và Philippines mới đây là một bước đi rất tích cực".

    Việt Anh (thực hiện)

    Việt Nam "gom nhặt chặt bị" những tiếng nói có lương tri trên thế giới, chính nghĩa Việt Nam luôn được che chở bởi loài người tiến bộ...
  3. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Việt - Nhật lên án Trung Quốc gây căng thẳng trên biển
    Phó Thủ tướng Việt Nam Vũ Đức Đam và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm qua cùng phản đối những hành động của Trung Quốc gây căng thẳng trên Biển Đông.
    [​IMG]
    Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe gặp gỡ tại Tokyo. Ảnh:AP

    "Tôi rất quan ngại về căng thẳng trong khu vực gây ra bởi hành động đơn phương của Trung Quốc. Nhật Bản sẽ tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ và giải quyết bằng luật pháp", Kyodo dẫn lời Thủ tướng Nhật Shinzo Abe trong cuộc gặp với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Tokyo.

    Ông Đam đánh giá cao sự ủng hộ của Nhật và cho biết Việt Nam đang thực hiện mọi nỗ lực ngoại giao để giải quyết hòa bình vấn đề, bày tỏ hy vọng Nhật sẽ tiếp tục ủng hộ.

    Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đang ở Nhật và tham dự hội nghị quốc tế Tương lai châu Á lần thứ 20 tại Tokyo.

    Cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo diễn ra sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào định vị trong vùng biển Việt Nam. Diễn biến này khiến Nhật thêm lo ngại, trong bối cảnh Nhật Bản và Trung Quốc đang có tranh chấp về chủ quyền quần đảo ở biển Hoa Đông và Trung Quốc thường xuyên đưa tàu tuần tra tới thách thức quyền quản lý trên thực tế với quần đảo này.

    Hãng tin Nhật Kyodo tiết lộ, dự kiến Ngoại trưởng nước này Fumio Kishida sẽ đến thăm Việt Nam vào cuối tháng 6, bàn thảo về tăng cường hợp tác an ninh hàng hải.

    Khánh Lynh
    vnexpress.net
  4. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Khả năng Pakistan ngã theo Ấn Độ là rất lớn ..... khi thời đại của Ấn Độ bắt đầu và khựa tàn lụi ...
    =================
    Thế giới 24h: Chuyện hiếm giữa hai đối thủ hạt nhân
    [​IMG] - Lần đầu tiên, Thủ tướng Pakistan sẽ dự lễ nhậm chức của Thủ tướng mới của Ấn Độ, cựu Thủ tướng Thái Yingluck đang ở một nơi an toàn là những tin đáng chú ý trong 24h qua.

    Nổi bật

    Giới chức Pakistan hôm 24/5 cho biết, Thủ tướng Pakistan sẽ dự lễ nhậm chức của Thủ tướng Ấn Độ mới được bổ nhiệm Narendra Modi. Đây là lần đầu tiên một sự kiện như vậy diễn ra giữa hai nước đối thủ được trang bị hạt nhân.

    [​IMG]
    Thủ tướng mới được bổ nhiệm của Ấn Độ (Ảnh AP)
    Pakistan và Ấn Độ có một lịch sử không mấy bằng phẳng khi hai nước đã trải qua 3 cuộc chiến về vùng đất tranh chấp Kashmir kể từ khi giành độc lập từ Anh vào năm 1947. Quyết định hôm 24/5 của Pakistan có thể là dấu hiệu cho thấy căng thẳng giữa hai nước đã giảm bớt.

    Thông báo của Bộ Ngoại giao Pakistan cho biết, Thủ tướng Nawaz Sharif sẽ tới New Delhi để dự lễ nhậm chức vào thứ hai tuần tới. Thứ ba (27/5), ông Sharif sẽ gặp ông Modi. Trợ lý đặc biệt về các vấn đề ngoại giao của ông Sharif và Ngoại trưởng Pakistan sẽ tháp tùng Thủ tướng trong chuyến đi tới New Delhi.

    Trước đó, ông Sharif đã chúc mừng ông Modi sau khi đảng Bharatiya Janata của ông Modi giành thắng lợi áp đảo trong cuộc bầu cử kết thúc vào tuần trước.

    Không một lãnh đạo nước ngoài nào được Thủ tướng sắp mãn nhiệm Manmohan Singh mời dự lễ nhậm chức của ông diễn ra vào 2004 và 2009.

    Quan hệ Pakistan và Ấn Độ bị đóng băng sau một cuộc tấn công nhằm vào Mumbai năm 2008, trong đó, khủng bố Pakistan đã giết chết 166 người. Sự tan băng nhỏ đã giúp thúc đẩy thương mại giữa hai nước dù việc bình thường hóa quan hệ chưa có nhiều tiến triển.

  5. MinhTuan6

    MinhTuan6 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/07/2012
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    403
    Putun: Nga không hợp tác với Trung Quốc để chống lại bất kỳ nước nào
    Nguyễn Hường

    25/05/14 07:15
    Thảo luận (0)
    (GDVN) - Thông tấn Nga RIA Novosti hôm 224/5 dẫn lời Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, Nga và Trung Quốc không phối hợp với nhau để chống lại bất kỳ ai.

    Thông tấn Nga RIA Novosti hôm 224/5 dẫn lời Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, Nga và Trung Quốc không phối hợp với nhau để chống lại bất kỳ nước nào, kể cả Nhật Bản.

    [​IMG]
    Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
    Tuyên bố trên được ông Putin đưa ra tại một cuộc họp với các nhà lãnh đạo của các cơ quan thông tấn hàng đầu thế giới ở St Petersburg.
    "Tôi và Chủ tịch Tập Cận Bình không làm bạn với nhau để chống lại bất cứ ai. Chúng tôi cũng có mối quan hệ riêng với Nhật Bản, và Trung Quốc cũng thế" - ông Putin trả lời câu hỏi của một hãng tin Nhật Bản.
    "Tôi và người bạn Trung Quốc xem nhau chỉ như đối tác. Chúng tôi không tạo ra bất kỳ khối liên minh nào. Chúng tôi chỉ đang tăng mức độ quan hệ song phương lên tầm cao hơn. Điều này rất tự nhiên, bởi chúng bổ sung cho nhau. Vì vậy, cũng theo lẽ tự nhiên, nó cũng bổ sung khả năng của chúng tôi đối với Nhật Bản", ông Putin nói.
    Tổng thống Putin cho biết, trong lễ kỷ niệm 70 kết thúc Thế chiến II sắp tới, tất cả các quốc gia tham gia vào thảm kịch này sẽ đưa ra một đánh giá khách quan về nó
    Ông cũng bày tỏ hy vọng rằng Trung Quốc sẽ vượt qua lịch sử phức tạp để phát triển quan hệ với Nhật Bản./

    Bớt lo lắng 1 chút
  6. canhsatbienvietnam

    canhsatbienvietnam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2011
    Bài viết:
    1.971
    Đã được thích:
    4.710
    Chung ta đấu tranh kiên trì và mềm dẻo để Trung Quốc rút dàn khoan 981 ra khỏi khu vực đó, sau đó duy trì tuần tra thường xuyên tại khu vực này và vùng gần giáp ranh các đảo ở Hoàng Sa để vbao vệ ngư dân đó là thắng lợi lơn nhất
  7. canviet68

    canviet68 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2014
    Bài viết:
    326
    Đã được thích:
    215
    Kiên trì đến khi nó xong việc của nó phải ko bác?
    Tuần tra thường xuyên để lần sau nos sang minhf lại la hét to hơn phải ko bác?
    Bảo vệ ngư dân bằng cánh mình yêu cầu nó bồi thường nhưng nó k bồi thường mình cũng kệ người dân phải ko bác?
    TienOngChiLo thích bài này.
  8. Alalala

    Alalala Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/05/2014
    Bài viết:
    223
    Đã được thích:
    75
    Có bác nào xem kệnh thông tấn xã vào khoảng 3 giờ đêm qua không, giờ đấy phát tin của kênh khựa, muốn biết nó đưa tin nói thế nào về HD 981 nhưng em không biết tiếng khựa
  9. cuchuoi_kt115

    cuchuoi_kt115 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2012
    Bài viết:
    4.234
    Đã được thích:
    2.113
    Đồng ý với bác !Chủ quyền mà dân không bảo vệ, bảo đảm an toàn cho người và phương tiện của ngư dân đánh bắt và hiện diện ở đó là vứt cái chủ quyền ở đó. chủ quyền là phải biết nó thành sự chứ không phải ở trên giấy đấy mới là điều quan trọng.
    Nhìn mấy cái tàu gỗ của ngư dân bị tàu của nó đâm mà xót hết cả ruột gan. tính mạng của người dân dễ bị tổn thương quá.
    ước mơ của tớ là thành lập đc Công ty Cổ phần ghề cá và các tàu đánh bắt cá của ngư dân chuyển dần từ tàu gỗ sang tàu sắt. tránh sự ép giá của các đầu nậu và gắn liền lợi ích của tư nhân và nhà nước với nhau.
    canviet68 thích bài này.
  10. HaNoiOld

    HaNoiOld Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/06/2010
    Bài viết:
    1.059
    Đã được thích:
    199

    Giờ mà vẫn còn thể loại chọc ngoáy như vầy, chán !

Chia sẻ trang này