1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    HD981 dịch chuyển là do vật thể lạ quấy rối choc đít, sờ trim cũng nên...hế hế mấy bữa nay thấy cụ Yết xuât hiện ít hay là...:)
  2. luanvit

    luanvit Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/05/2014
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    85
    Không ký hoá ra dân mình không quan tâm mẹ gì. Có người đưa lên thì ký thể hiện dân vịt rất bức xúc muốn húc. Và ký rồi thì vì giữ uy tín cho Nhà trắng nên Mễ chỉ bala như thường thấy thôi. Ta cũng biết nếu có húc nhau với bò thì chẳng ai giúp cật lực như hồi lô xiên đâu. Vậy nên chỉ là tranh thủ mấy cái loa để la làng. Vũ khí được viện trợ trả chậm, sau hoà bình lại kéo cày trả nợ nếu thuận lợi thì bắt Tung của bồi thường chiến chanh.:D
    canviet68 thích bài này.
  3. illusion72

    illusion72 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/05/2014
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    39
  4. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.910
    Đã được thích:
    3.063
    Dân mỹ éo quan tâm biển đông, hs, ts là của nước nào, nhé. Éo ai rảnh đi lo chuyện nước khác dùm, nhất là cái nước đã từng ỉa vào mặt nó hơn 40 năm trước, có tháo cờ xuống, tự xích cổ theo nó, nó cũng ko bảo vệ, thậm chí còn bán lần nữa chứ ở đó đòi nó hành động trừng phạt dùm.
    Cái trò chữ ký, thấy thốn bm. Y như nó à chủ,là cha, là mẹ vậy, làm vậy cũng coi được, báo chí cũng hô hào, nó mà lờ hoặc trả lời ô tổng thống bận ỉa, tụi bây tự lo thì càng nhục với thế giới, 1 lũ cừu.
    rảnh thì lo mà đọc và học pháp luật, lịch sử để chửi nhau với bọn tuyên giáo tàu, lo mà làm ăn, lo mà học hành. Chứ ở ko đi vận động, xong xùy, lại vùi đầu xem hôm nay hiệp gà cưới ai, trấn thành chia tay ai, ngọc trinh có lộ hàng ko, hay oppa nào qua khen phở thì dẹp mẹ nó đi.
    Còn muốn đem thì tự vận động cp vn đem ra liên hiệp quốc chửi,, nhé, quốc hội mẽo là của mẽo, ko phải của vn.
    Turivn80, ducly, kosmyn15 người khác thích bài này.
  5. hoangthohoa

    hoangthohoa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2004
    Bài viết:
    916
    Đã được thích:
    220
    Chả nhẽ cái tin bác Trọng bị từ chối khi đề nghị sang TQ đàm phán là có thật?
    canviet68 thích bài này.
  6. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    Giữa hai ông anh

    Mỗi lần xảy ra căng thẳng như vậy, giới quan sát lại có dịp nhấn mạnh quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc dễ bị biến cố đưa đẩy. Mà biến cố thì không thiếu: Biển Đông, Đài Loan, nguyên tử Bắc Hàn, hiềm khích Trung-Nhật, và trên tất cả, trên tất cả, sức đe dọa không gì cản nỗi của một đại cường. Vậy các nước nhỏ phải làm gì?

    Có hai lý thuyết về thái độ của các nước nhỏ. Phái duy thực, mà Mearsheimer là đại diện tài ba, quả quyết: khi căng thẳng xảy ra đến mức quyết liệt, các nước nhỏ sẽ mất khả năng lựa chọn, ai thuộc vùng ảnh hưởng nào sẽ bị bắt buộc phải ngả theo vùng đó. Lý thuyết thứ hai kể câu chuyện thần tiên hơn: cho đến nay, các nước nhỏ không mất khả năng độc lập chiến lược, không nhất thiết phải buông xuôi theo ông anh cả của mình, vẫn có thể nghiêng bên này ngả bên kia tùy lợi ích. Đây là đề tài được bàn cãi khá lý thú sau bài viết của Robert Ross về “Địa dư của hòa bình”.

    Lấy ví dụ xảy ra sau khi máy bay Mỹ EP3 bắt bưộc hạ cánh xuống Hải Nam: đâu là thái độ của đồng minh đàn em? Nhật công khai cư xử như kẻ đứng giữa giảng hòa; Hàn Quốc dõng dạc nhảy vào làm trọng tài thứ hai với chiếc còi to hơn, huýt hòa cả làng. Các nước ASEAN cố giữ khoảng cách bằng nhau giữa hai ông anh tuy rằng mỗi nước có thái độ riêng trong chiến lược vừa thân thiện với Trung Quốc vừa xây hàng rào cách biệt. Đặc biệt, tất cả đều ngại cả hai bá quyền và đều muốn dựa trên những tổ chức đa phương vùng để ngăn cả hai đừng bắt đàn em phải tụ thành hai phe đối nghịch. Phi Luật Tân và Thái Lan, đồng minh với Mỹ thế ấy, mà cũng lên giọng giảng bài hòa giải. Nhưng vẫn thua Singapore! Trong vụ EP3, cũng như trong toàn bộ chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc, Singapore là nước Đông Nam Á thực hiện vai trò hòa giải một cách nghiêm túc nhất. Nhỏ bằng hạt mít, vậy mà vừa dám cảnh cáo Mỹ đừng vây bọc Trung Quốc để đè sức lên của Trung Quốc xuống, vừa khuyến dụ Mỹ phải tích cực tham gia vào an ninh chung để làm quân bình sức lên của Trung Quốc. Với Singapore, tất cả phải cùng lên! .

    Cũng vẫn trên lý thuyết đó, có tác giả[36] lý giải rằng tuy các nước Đông Nam Á phải chịu ảnh hưởng của yếu tố địa dư về vùng ảnh hưởng như Ross đã chứng minh, nghĩa là phải giao hảo tốt nhất với ông anh cả trong vùng vào một lúc nào đó, các nước ấy không bắt buộc lúc nào cũng phải xếp hàng theo ông anh, ông làm gì mình phải làm theo, bảo vâng gọi dạ con ơi. Trái lại, các nước này tìm cách lèo lái khôn ngoan nhất giữa hai con sóng để xây hàng rào chống lại bất kỳ ông anh nào được xem như muốn lập bá quyền trong vùng, nhưng họ chỉ hành động được như vậy cho đến khi nào họ nghĩ rằng quan hệ giữa hai ông anh còn cho phép họ có chút tự do chiến lược để xoay trở. Tác giả đưa ra ba ví dụ để thuyết phục về lập luận này: phụ đính ký năm 1998 vào một thỏa ước chiến lược Mỹ-Xinh ký năm 1990; hiệp ước Mỹ-Phi ký năm 1999 cho phép hạm đội Mỹ sử dụng lại các hải cảng ở Phi và tập trận chung; hiệp ước Trung-Thái ký năm 1999 trù liệu chương trình hành động chung cho thế kỷ 21. Cả ba đều là đồng minh lâu năm của Mỹ. Cả ba đều muốn chơi surf giữa hai con sóng. Khác chăng là điều kiện địa-chính trị: Xinh và Phi là đảo, cho nên dù nể nang Trung Quốc đến bao nhiêu đi nữa, và dù ghi tạc quan tâm quân bình lực lượng giữa hai ông anh vào tận tim son, cà hai đều không quên nắm dao đằng chuôi, nghĩa là nắm chân Mỹ; Thái Lan là đất, dù vẫn liên minh với Mỹ cũng không dám diễn mãi vở tuồng “ tôi trung chỉ thờ một chúa “, trung thần bất sự nhị quân.

    Lý thuyết này hấp dẫn quá, nhưng người Việt Nam chúng tôi chưa vội vàng tin vì mấy nhận xét sau đây:

    Nhận xét thứ nhất là các ví dụ đưa ra không có tính thuyết phục cao. Trong vụ EP3, cả Mỹ lẫn Trung Quốc đều tìm cách để gỡ rối mà không mất mặt, tất nhiên phải chịu khó nghe đàn em lên giọng giảng đạo hòa giải hòa hợp. Trong các ví dụ khác, chẳng có gì lạ cả khi các nước nhỏ ở giữa tìm cách xoay trở để kiếm chút tư thế độc lập. Vấn đề đặt ra là: khi một ông anh cả quát lên, quắc mắt ra lệnh, vì đó là quyền lợi mà ông gọi là sống chết của ông, đứa em phải làm gì? Vào lòn ra cúi chăng? Lấy một ví dụ đang là thời sự nóng hổi tuy không liên quan đến Á châu: Mỹ đang quát lên, bảo Liên Hiệp Âu châu không được bán khí giới cho Bắc Kinh, và nếu cứ bán thì Mỹ sẽ xét lại quan hệ liên minh Bắc Đại Tây Dương. Vấn đề mà người Việt Nam chúng tôi muốn biết là chuyện gì sẽ xảy ra trong cái tình huống quyết liệt đó. Là đàn em, chúng tôi sống với cái quát đó suốt mấy ngàn năm rồi.

    Nhận xét thứ hai liên quan đến yếu tố địa-chính trị của Thái Lan. Luồn lách giữa hai thế lực là nghề của Thái. Nhờ cái nghề đó mà Thái là nước duy nhất ở Á châu giữ được độc lập trong thời thực dân. Nhưng nếu Thái Lan luồn lách được giữa Anh và Pháp cũng là nhờ Việt Nam: Pháp phải bước qua thây Việt Nam trước, cho nên đã quá chậm để ăn nốt thịt Thái Lan mà không gặp sức cản của Anh từ Ấn Độ, Miến Điện dồn đến. Ngày nay cũng thế, cái thây của Việt Nam cũng phải bước qua nếu có ai đó “mượn đường đi đánh Chiêm Thành”. Cho nên thái độ chiến lược của Thái Lan không hẵn phải là thái độ của Việt Nam dù cả hai đều gần cường quốc lục địa. Ta khác Thái vì ta … gần quá.

    Nhận xét thứ ba cực kỳ quan trọng đối với Việt Nam: đó là sự nhân nhượng lẫn nhau giữa hai cường quốc đầu đàn. Trừ khi cả hai quyết định chiến tranh – mà ai cũng muốn tránh – cả hai đều biết giới hạn phải dừng lại trong khi căng thẳng, không nên và không được đi quá. Giới hạn đó là chỗ mà bên này đánh giá là “quyền lợi sống chết” của bên kia.

    Lịch sử chứng minh điều này rất rõ ràng. Trong chiến tranh lạnh, giới hạn đó là bức màn sắt. Foster Dulles hùng hổ đòi roll back, tràn qua Đông Âu, trăm ông tổng thống cũng chẳng dám. Eisenhower bình chân như vại nhìn xe tăng Liên Sô dẹp tan Budapest nổi dậy năm 1956; Nixon nhắp cà phê nhìn xe tăng ấy dẫm lên “mùa xuân Praha” trong mùa hè 1968; lính Mỹ trơ trơ nhìn người công dân Đông Đức vượt biên bị cảnh sát bắn chết, phơi thây vài thước bên kia hàng rào kẽm gai. Toàn là hổ giấy cả! Khrouchtchev tháo giày đập đốp đốp trên bàn hội nghị Liên Hợp Quốc, ra tối hậu thư từ 1958, buộc tam cường Mỹ Âu giải quyết vấn đề Bá Linh: bốn năm sau, tối hậu thư vẫn còn nằm nguyên trong túi áo tam cường. Ván bài tên lửa ông chơi với Kennedy ở Cuba năm 1962 làm thế giới nín thở, tưởng chừng tận thế đến nơi, rốt cục ông phải nhượng bộ. Tại sao? Tại vì ông ý thức được rằng Cuba nằm trong vùng ảnh hưởng của Mỹ. Về sau, trong thời perestroïka, Gorbatchev nâng sự nhân nhượng lẫn nhau cùng với ý thức về “quyền lợi sống chết ” của nhau lên thành nguyên tắc chỉ đạo giao du. Trước đó, Liên Sô và Mỹ, trong thực tế, đã trở thành adversaire-partenaire, vừa đối nghịch vừa hợp tác. Đối nghịch trên mọi chuyện; hợp tác khi “quyền lợi sống chết” của nhau được đặt ra.

    Ngày nay, danh từ congagement lặp lại y chang tình trạng đó. Vừa ngăn đê vừa hợp tác. Bên này hành động như thế, bên kia cũng hành động như thế. Ngả hẳn theo bên này là chết, ngả hẳn theo bên kia cũng chết. Bởi vì cái lúc quyết liệt mà mình tưởng có thể cậy vào ông này thì hóa ra ông này đã “ hợp tác ” với ông kia vì tôn trọng “quyền lợi sống chết” của ông kia. Từ bao nhiêu chục năm nay, Brzezinski cứ nói mãi một điều: phải biết ngăn nhưng cũng phải biết nhượng Trung Quốc. Xúi Mỹ và Trung Quốc đánh nhau – ông nói – là dâng cỗ cho Xít Ta Lin xơi.[37]

    Cho đến ngày nay, đố ai tìm được chỗ nào nói rằng nếu có chiến tranh nổ ra trên các hòn đảo ở Biển Đông, Mỹ có thể can thiệp. Tất cả mọi nguồn tư liệu đều ám chỉ rằng dưới mắt của Mỹ, đó là vùng ảnh hưởng của Trung Quốc. Và Trung Quốc càng ngày càng chứng tỏ rằng thế giới phải xem đó là “quyền lợi sống chết” của họ. Nhưng cái chết của chúng ta không phải chỉ đến từ phía ông Trung Quốc; cái chết của chúng ta nằm chính trong thái độ của chúng ta: chúng ta vẫn tiếp tục làm thế giới nghĩ rằng trên mặt lịch sử, trên mặt văn hóa, tư tưởng, trên mặt chính trị, Việt Nam vẫn nằm trong vùng ảnh hưởng của Trung Quốc. Chẳng ai sẽ bênh vực chúng ta ở giờ phút quyết liệt, bởi vì chẳng ai dám động đến vùng ảnh hưởng của nhau, “quyền lợi sống chết” của nhau.

    Từ đó, ta bước qua nhận xét thứ tư, nhận xét cuối cùng về địa-chính trị nói chung. Ai cũng biết, các lý thuyết gia nổi tiếng nhất, cha đẻ của địa-chính trị ở Tây phương là các lý thuyết gia của các cường quốc đã từng là đế quốc. Mac Kinder là người Anh, Mahan, Spykman là người Mỹ, Ratzel, Haushofer là người Đức. Léng phéng như Nhật Bổn cũng có thuyết Đại Đông Á. Nói gì Trung Quốc. Chỉ hai chữ “Trung Quốc” – đế quốc ở trung tâm – đã là tinh hoa của địa-chính trị. Tất cả lý thuyết địa-chính trị của các cha đẻ nói trên đều gợi ý hoặc biện minh cho chính sách bành trướng đế quốc, đến nỗi sau 1945 géopolitique bị chỉ trích nặng nề, nhất là tại Pháp, nạn nhân của Đức Quốc Xã, và bị xem như thuyết minh nặng màu sắc ý thức hệ, thiếu tính khoa học. Ngày nay, sau một thời gian lu mờ, môn học này lại được chú ý, nhưng với một tham vọng khiêm tốn hơn và với một định nghĩa rộng hơn, nhiều khi rộng quá, trong đó yếu tố địa dư vẫn quan trọng, tất nhiên, nhưng nhiều yếu tố khác cũng được xem xét, từ kinh tế, xã hội cho đến lịch sử, văn hóa, tư tưởng, tôn giáo … Rộng quá, nhiều khi hóa ra mênh mông: nói như người Pháp, ôm quá nhiều người đẹp trong tay, chẳng chăn gối được với người nào. Nhưng chính vì vậy mà chúng ta nên quan niệm lại “vùng ảnh hưởng”, không phải chỉ chú trọng duy nhất đến yếu tố địa dư.

    http://nghiencuulichsu.com/2014/05/27/van-dai-dung-than/
    hk111333, yetkieu, tekute19766 người khác thích bài này.
  7. 102dk

    102dk Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/09/2006
    Bài viết:
    574
    Đã được thích:
    41
    Các bác có nhầm ko, hay đang cố tình quăng bom thế. Cái clip này có từ đời nào rồi. Và cái bọn diều hâu này cũng đếch phải truyền hình chính thống của TQ đâu!
    karate_hn thích bài này.
  8. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
    Dân Mẽo nó chả quan tâm đến ai đâu. Truyền thông của bọn nó làm cực tốt và làm ra trò mặc dù thời đại internet kiểm chứng dễ òm.

    Bọn quan chức bộ sậu (trừ mấy IQ cao) giờ đang còn rối beng với mấy con đĩ thi hoa hậu do cái lão Hoàng Tuấn Anh với bộ sậu lobby Đà Nẵng đặt ra. Xúi giục báo chí viết tùm lum cốt để lờ đi.

    Nhục nhất là dân Việt kí tên xin Mẽo ...cứu. *** hiểu nổi cái lòng tự trọng cá nhân trong mỗi con người nó như thế nào. Nó kêu Liên Hiệp Quốc còn đỡ. Kêu Mẽo mới thảm thiết. Trước đó thì trông vào thái độ của Nga. Sau đó thì kêu Mẽo. Cha mẹ ơi. Công sức xây dựng nên cái nền độc lập này cuối cùng bị bọn chó dại nó phá nát như tương. Đây mà gọi là tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế ư:
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/2...-chu-ky-keu-goi-my-trung-phat-trung-quoc.aspx

    Một lũ VÔ LIÊM SĨ. Tự dưng đứng chung người Việt Nam với đám cặn bã này nó nhục nhã thế nào ấy.
    anhduc2222, ducly, honphieulinh9 người khác thích bài này.
  9. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
    http://tuoitre.vn/The-gioi/609582/b...laysia-khong-can-du-tranh-chap-bien-dong.html
    Bắc Kinh có thể yêu cầu Malaysia không can dự tranh chấp biển Đông
    27/05/2014 13:38 (GMT + 7)
    TTO - Ngày 27-5, Thủ tướng Malaysia Najib Razak bắt đầu chuyến thăm chính thức sáu ngày đến Trung Quốc.

    Nó ngoại giao thế này đây. Ta thì cứ tịt câm. Mỗi ông thủ chạy lui chạy tới. Đến là khổ! Hớ mẹ nó hênh. Thời điểm này là thời điểm tốt nhất kêu gọi thằng Phil xây dựng cụm hậu cần khai thác chung tại Trường Sa. Làm lẹ lẹ lên. Gác tranh chấp lại.
    karate_hn, Malogscanviet68 thích bài này.
  10. kingtuan8

    kingtuan8 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    89
    canviet68 thích bài này.

Chia sẻ trang này