1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
    Có cái nồn ấy. *** ****** nói phét vừa vừa thôi con. Anh mày đây ăn dầm ở dề bên ấy đấy.

    ps: Đậu má, cứ reg nick mới nói bừa ăn chửi ráng chiệu
    nguhayuo, lopboppvyhachit thích bài này.
  2. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
    Đảo Hải Nam thuộc Đại Việt đó kìa, lạ nhỉ
    shinplumber thích bài này.
  3. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    1. Toàn văn hiệp định Giơ ne vơ 1954 ở đây: https://www.mtholyoke.edu/acad/intrel/genevacc.htm
    Tuyệt nhiên ko ai thống nhất giao cho ai cái j liên quan tới Hoàng Sa Trường Sa cả, thế mới đau.

    2. Đường lưỡi chó do tầu tưởng vẽ từ năm 48 lận, cụ thể trong "Bản đồ vị trí các đảo Nam Hải", phụ bản của "Bàn đồ khu vực hành chính Trung Hoa Dân Quốc". Anh em ta nói lăng nhăng trên mạng thế này ko sao, vác đơn đi kiện mà số liệu sai thì chỉ có đứt.

    3. Năm 58 như tớ đã nói, có 2 đảo thực sự được coi là "đảo" trong 2 quần đảo HS, TS lúc đó đều-đã KHÔNG do VN cộng hòa quản lý.

    4. Ngay cả cái khái niệm "lịch sử từ xưa" cũng là rất chối theo quan niệm quốc tế, mỗi thời kỳ đường biên giới mỗi nước lại 1 khác, tính "từ xưa" thì cụ thể là từ bao giờ? căn cứ thế nào? "từ xưa" mình thuộc Pháp, thuộc tầu ko nhẽ mình đi nhập vào pháp vào tầu? TQ đang bị thế giới chửi chính vì cái kiểu lập luận này, mình ko nên dẫm vào vết xe đổ đó.

    Tớ cũng là người VN như bác, đương nhiên có quan niệm y hệt bác về chính nghĩa của ta, nhưng mang ra tòa án quốc tế thì phải hiểu quốc tế nó ntn.

    Chào thân ái và quyết thắng!
  4. shinplumber

    shinplumber Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Bài viết:
    226
    Đã được thích:
    149
    Thế thì dẫn chứng lịch sử, với lại vùng nước lịch sử là do ai phát minh ra ấy nhỉ@ Theo khai quật thì rất nhiều xương người Hán được tìm thấy ở đây, đặc biệt ở Khu vực Nhật Tân(Hà Nội) và cầu Vòi (Nam Định) bây giờ.
  5. nguoidentuhatay

    nguoidentuhatay Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/05/2003
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    20
    Về Hội nghị San Francisco (9-1951)


    Đầu tháng 9-1951, các nước Đồng Minh trong Thế chiến hai tổ chức Hội nghị ở San Francisco(1)(Hoa Kỳ) để thảo luận vấn đề chấm dứt chiến tranh tại châu Á-Thái Bình Dương và mở ra quan hệ với Nhật Bản thời hậu chiến. Tham gia Hội nghị gồm phái đoàn của 51 nước. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân quốc không tham dự Hội nghị do Mỹ và Liên Xô không thống nhất được ai là người đại diện chính thức cho quyền lợi của Trung Hoa.

    Trong hội nghị này, vấn đề chính là thảo luận dự thảo Hiệp ước Hòa bình giữa các nước trong phe Đồng Minh với Nhật Bản do Anh-Mỹ đưa ra ngày 12-7-1951 nhằm chính thức kết thúc Thế chiến hai ở châu Á-Thái bình Dương.



    Ngày 8-9-1951, 48 quốc gia tham dự hội nghị đã ký một Hiệp ước Hòa bình với Nhật Bản(2). Hiệp ước này đã chính thức chấm dứt Thế chiến hai ở Viễn Đông cũng như đánh dấu chấm hết cho sự tồn tại của chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
    Vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

    Theo lời mời của Chính phủ Hoa Kỳ, với tư cách là thành viên của khối Liên hiệp Pháp, Thủ tướng Quốc gia Việt Nam(3)đã tham dự Hội nghị. Ngày 7-9-1951, phát biểu tại Hội nghị, trưởng phái đoàn Quốc gia Việt Nam, Thủ tướng Trần Văn Hữu nêu rõ: “Chúng tôi cũng sẽ trình bày ngay đây những quan điểm mà chúng tôi yêu cầu Hội nghị ghi nhận (chứng nhận)…”(4). Về vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tuyên bố của phái đoàn Việt Nam khẳng định: “Và cũng vì cần phải thành thật lợi dụng tất cả mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống các tranh chấp sau này, chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”(5).

    Lời xác nhận chủ quyền đó của phái đoàn Việt Nam không hề gây ra một phản ứng chống đối hoặc yêu sách nào của 51 quốc gia tham dự Hội nghị(6).

    Về nội dung, Hiệp ước Hòa bình với Nhật Bản được ký kết tại San Francisco ngày 8-9-1951 quy định Nhật Bản phải rút lui khỏi những nơi mà nước này đã dùng vũ lực để chiếm đóng trong Thế chiến hai(7). Riêng đối với quần đảo Trường Sa (Spratly Islands) và quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands), Điều 2 – khoản (f) của Hiệp ước quy định: “Nhật Bản từ bỏ tất cả quyền, danh nghĩa và đòi hỏi với quần đảo Trường Sa (Spratly Islands) và quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands)”(8).

    Hiệp ước quy định Nhật Bản từ bỏ tất cả quyền, danh nghĩa và đòi hỏi đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa mà không nói rõ lực lượng hay chính quyền nào sẽ tiếp nhận chủ quyền của hai quần đảo này đã gây ra những ngộ nhận. Sự thiếu rõ ràng ấy của Hiệp ước San Francisco đã bị những quốc gia sau này tranh chấp chủ quyền với Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa khai thác, lấy làm cớ để cho rằng phải “trao trả” lại hai quần đảo trên cho họ.

    Đối với Trung Quốc – nước không tham dự hội nghị San Francisco(9)– thì Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không đưa ra tuyên bố phản đối nào tại Hội nghị San Francisco vì không tham dự Hội nghị. Tuy nhiên, ngày 15-8-1951, Ngoại trưởng Chu Ân Lai lên tiếng về bản dự thảo Hiệp ước Hòa bình với Nhật Bản do Mỹ – Anh soạn thảo(10).

    Đòi hỏi cho quyền lợi của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong Hội nghị San Francisco đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được phái đoàn Liên Xô nêu lên trong phiên họp khoáng đại ngày 5-9-1951 của Hội nghị. Phát biểu trong phiên họp này, Andrei A. Gromyko – Ngoại trưởng Liên Xô – đã đưa ra đề nghị gồm 13 khoản tu chính để định hướng cho việc ký kết hòa ước thực sự với Nhật Bản. Trong đó có khoản tu chính liên quan đến việc “Nhật nhìn nhận chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với đảo Hoàng Sa và những đảo xa hơn nữa dưới phía Nam”(11). Với 48 phiếu chống và 3 phiếu thuận, Hội nghị đã bác bỏ yêu cầu này của phái đoàn Liên Xô.

    Nhận định về việc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa viện dẫn việc Trung Hoa Dân quốc thừa lệnh Đồng Minh tiếp quản quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa năm 1946(12)để cho rằng chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc về Trung Quốc, tạp chíQuê hươngnăm 1961 đã viết: “Nhật Bản đã lấy danh nghĩa gì để chuyển giao chủ quyền cho họ (Trung Hoa Dân quốc – TG). Khi Nhật Bản giao miền Bắc Đông Dương cho Trung Hoa chiếm đóng, có phải là họ đã nhường chủ quyền trên đất Trung Hoa, một điều có bao giờ Trung Hoa thừa nhận? Vậy không thể viện lẽ rằng quần đảo Nam Sa do Nhật chuyển giao mà cho rằng mình có chủ quyền trên (các) đảo đó”(13).

    Về phía Việt Nam – nước tham gia Hội nghị San Francisco với tư cách là thành viên của khối Liên hiệp Pháp(14)– tuyên bố của phái đoàn Quốc gia Việt Nam về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong Hội nghị mà không có sự phản đối nào của các nước tham gia cũng chính là sự thừa nhận của các nước Đồng Minh về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này.

    Hơn nữa, Điều 2 của Hiệp ước Hòa bình với Nhật Bản có hiệu lực đã tái lập sự toàn vẹn lãnh thổ cho những quốc gia bị quân Nhật chiếm đóng trong Thế chiến hai. Do đó, việc Nhật Bản tuyên bố từ bỏ tất cả các quyền, danh nghĩa và đòi hỏi đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa cũng có nghĩa là Nhật Bản trả lại chủ quyền của hai quần đảo mà nước này chiếm đóng trong giai đoạn 1939-1946 cho Việt Nam. Chủ quyền đối với hai quần đảo này do vậy hiển nhiên thuộc về Việt Nam.

    Dựa trên những tư liệu đã được công bố, có thể khẳng định rằng (muộn nhất) từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XIX, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đã thuộc chủ quyền Việt Nam. Đến cuối thế kỷ XIX, những Hòa ước ký kết giữa Việt Nam với Pháp đã quy định rằng chính quyền Pháp ở Đông Dương thay mặt Việt Nam gìn giữ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo đó. Đồng thời, Chính quyền Đông Dương cũng đã thi hành mọi biện pháp để khẳng định sự chiếm hữu cũng như các biện pháp quản lý hành chính đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

    Đến giữa thế kỷ XX, tuy quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa bị quân đội Nhật Bản tạm thời chiếm đóng từ năm 1939 đến năm 1946 nhưng với Hòa ước San Francisco (9-1951), Chính phủ Nhật Bản đã chính thức tuyên bố từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và đòi hỏi đối với hai quần đảo này. Do đó, Việt Nam tất nhiên đã khôi phục lại được chủ quyền vốn có của mình đối với hai quần đảo đó.

    Giá trị pháp lý về tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong Hội nghị San Francisco không những được khẳng định đối với các quốc gia tham dự Hội nghị mà còn đối với những quốc gia cũng như chính quyền không tham dự Hội nghị bởi những ràng buộc của Tuyên cáo Cairo(15)và Tuyên bố Potsdam(16). Việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong Hội nghị San Francisco là sự tái lập/tái khẳng định một tình thế đã có từ trước. Thêm nữa, Hội nghị Geneve năm 1954 bàn về việc chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương với sự tham gia của những quốc gia không có mặt tại Hội nghị San Francisco cũng đã tuyên bố cam kết tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam(17).

    Một vài nhận định

    Việc quốc gia Việt Nam dưới sự bảo trợ của Pháp, tham gia Hội nghị San Francisco (9-1951) và tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong chuỗi các sự kiện minh chứng cho sự xác lập chủ quyền từ sớm (về pháp lý cũng như sự chiếm hữu một cách hòa bình trên thực tế) đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

    Tuyên bố của phái đoàn Quốc gia Việt Nam trong hội nghị San Francisco về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này là cơ sở pháp lý quan trọng để Việt Nam tiếp tục đưa vấn đề tranh chấp ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa hiện nay ra các hội nghị, diễn đàn quốc tế. 51 nước tham dự Hội nghị San Francisco thừa nhận tuyên bố của Việt Nam cũng chính là sự công nhận của quốc tế về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Sự thừa nhận này sẽ làm yếu đi luận điểm cũng như thái độ muốn giải quyết những tranh chấp ở Biển Đông hiện nay thông qua đàm phán song phương. Ghi nhận tầm quan trọng của Hội nghị San Francisco đối với việc thiết lập hệ thống các quan hệ quốc tế mới sau Thế chiến hai ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng chính là sự thừa nhận có tính pháp lý tuyên bố về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Trong xu hướng “hòa hợp” hiện nay, việc làm có ý nghĩa là toàn thể dân tộc Việt Nam tập hợp dưới cùng một ngọn cờ đoàn kết, và chỉ có như vậy mới tạo ra được sức mạnh đủ để giữ gìn và đấu tranh cho sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

    … TUYÊN BỐ CỦA PHÁI ĐOÀN QUỐC GIA VIỆT NAM TRONG HỘI NGHỊ SAN FRANCISCO VỀ CHỦ QUYỀN VIỆT NAM ĐỐI VỚI HAI QUẦN ĐẢO NÀY LÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ QUAN TRỌNG ĐỂ VIỆT NAM TIẾP TỤC ĐƯA VẤN ĐỀ TRANH CHẤP Ở QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA HIỆN NAY RA CÁC HỘI NGHỊ, DIỄN ĐÀN QUỐC TẾ…
    panzerII thích bài này.
  6. nguoidentuhatay

    nguoidentuhatay Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/05/2003
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    20
    Ghi chú thêm, sở dĩ, tàu tưởng chiếm đóng được hai đảo phú lâm ở HS và Ba bình ở TS là vì cái hội nghị đó giao cho tàu tưởng giải giáp quân nhật ở phía bắc đông dương (cụ thể nhà cháu ko nhớ). Nên nhớ là giải giáp nhá. Tất nhiên là giải giáp xong thì ...ở lại luôn. Nhưng về mặt pháp lý, thì đó không có nghĩa là giao chủ quyền. Chắc cũng tương tự như việc LX quản lý phía đông đức, ** quản lý phía tây, nhưng lãnh thổ thì vẫn là của ng đức chớ.
  7. Alalala

    Alalala Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/05/2014
    Bài viết:
    223
    Đã được thích:
    75
    quả thật bộ mặt nhà nước, dân mất niềm tin là ở những cái này, lũ thuế ăn kinh khủng, mình cũng là nạn nhân, thật là mệt mỏi,
  8. hoalongtrang

    hoalongtrang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2008
    Bài viết:
    2.671
    Đã được thích:
    1.105
    Người Đức dù sao cũng sinh trưởng ở xứ sở văn minh, được giáo dục đầy đủ.
    Gnuhlehcimm, canviet68tombuys thích bài này.
  9. nguoidentuhatay

    nguoidentuhatay Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/05/2003
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    20
    Về cái điểm số 3 thì tớ nói thế này cho nó rõ.

    Về quá trình lịch sử. Ít nhất là vào triều nguyễn, VN quản lý chính thức quần đảo HS về mặt thực tế. Đế khi Pháp vào thì Pháp tiếp tục quản lý (có đóng quân, trạm khí tượng...). Nghe đồn là có văn bản đàng hoàng giữa nhà Nguyễn và Pháp =)). Đến nghi Nhật nùn chiếm châu á thì Nhật nùn quản lý (cũng có đóng quân đàng hoàng). Khi Nhật đầu hàng đồng minh thì toàn bộ phía bắc của đông dương GIAO CHO TÀU TƯỞNG GIẢI GIÁP QUÂN NHẬT. Vì thế tàu tưởng sau khi tước khí giới của quân Nhật ở HS và TS thì...ở lại luôn.
    Tất nhiên, lúc đó lấy éo đâu ra VNCH ở đó. Nhưng việc tàu tưởng chiếm đóng HS và TS như thế không thể coi là lãnh thổ hợp pháp được.


    Về việc kiện tụng, theo kiến thức eo hẹp của nhà cháu thì khả năng thắng của VN là cao. Trừ trường hợp toà xử theo kiểu...án bỏ túi...ha ha ha.

    Còn tại sao lại chưa/không kiện thì là vì "...ở một số nơi, một số chỗ còn có tình trạng nể nang.." :))
    Há há
  10. nguoidentuhatay

    nguoidentuhatay Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/05/2003
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    20
    Tiện thể nhắn luôn cụ tàu bay...giấy với các cụ khác đang chơi chứng. Lúc nào mà anh em nhà nó tuyên bố chính thức khởi kiện thì cứ múc chứng thật lực. Vì đó là dấu hiệu "xoay trục" cmnr.
    Bây giờ là nó vẫn đang dền dứ nhau

Chia sẻ trang này