1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. atlas02

    atlas02 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/10/2011
    Bài viết:
    1.255
    Đã được thích:
    843
    biết đâu cái giàn khoan này là Việt nam và Trung quốc đi đêm cùng nhau: Trung Quốc nhân vụ giàn khoan mà ổn định tình hình trong nước tránh những biến động có thể có qua hàng loạt các vụ khủng bố ở Tân cương và các tỉnh khác . Việt Nam thì nhân vụ cái giàn khoan cũng kêu gọi tinh thần yêu nước hướng chú ý của dư luận vào vụ này tránh những soi mói làm mất uy tín của Đảng qua hai vụ đại án chống tham nhũng là vụ ************** và bầu Kiên làm xôn xao dư luận nhất là lại liên quan đến ********* và những người khác giúp nhân dân lấy lại lòng tin vào Đảng và chính quyền hạ thấp cơn bão dư luận đang khủng khiếp những tháng vừa qua
    usadok, canviet68, Malogs2 người khác thích bài này.
  2. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Tàu khựa còn ảo tưởng ..... :P
    =======================================
    Báo Washington Post tiết lộ:
    Trung Quốc đề nghị đi đêm, Mỹ cắt ngắn cuộc họp
    Đăng Bởi Một Thế Giới - 08:10 02-06-2014
    [​IMG]

    Một quan chức quốc phòng Mỹ tiết lộ với nhật báo Washington Post cho biết, trong cuộc họp kín tại hội nghị Shangri-La, phái đoàn Trung Quốc đã đề nghị Mỹ “hãy cùng hòa giải và cùng hợp tác giữa quân đội các ngài với quân đội TQ”, song đã bị Bộ trưởng Chuck Hagel đáp trả bằng cách cắt ngắn cuộc họp.


    Nguồn tin này cho biết, cuộc họp lẽ ra kéo dài, song cuối cùng đã kết thúc chỉ sau 20 phút sau khi đoàn TQ do trung tướng Wang Guanzhong – Phó tổng tham mưu trưởng quân đội TQ dẫn đầu, đưa ra lời đề nghị với hàm ý: nếu hợp tác, Mỹ và TQ sẽ chia nhau cai quản thế giới.

    “Trong khi Wang phải đón nhận những lời chỉ trích kịch liệt thì phía TQ đã dành phần lớn của cuộc gặp để bàn đến việc “hợp tác và hòa giải”, và tập trung vào vấn đề tăng cường hợp tác giữa quân đội Mỹ và quân đội Trung Quốc” – tờ Washington Post viết. “Và những vấn đề “đáng quan tâm” do TQ đưa ra này đã khiến cuộc họp chỉ kéo dài vỏn vẹn 20 phút” – Washington viết tiếp, dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ yêu cầu được giấu tên.

    Washington Post cũng cho biết Mỹ đã yêu cầu TQ giải quyết cái mà TQ gọi là “tranh chấp” phải tuân thủ theo luật pháp quốc tế.

    “Dù Mỹ đã nhấn mạnh với TQ rằng “Mỹ sẽ không đứng về bên nào” nhưng ông Hagel cũng nhắc cho TQ nhớ rằng Mỹ đã ký hiệp ước phòng thủ với nhiều quốc gia châu Á”. Washington Post viết. Và điều đó sẽ không ngăn cản chính phủ của ông Obama sử dụng sức mạnh quân sự để bảo vệ các đồng minh của mình theo như hiệp ước đã qui định.

    Phát biểu với báo giới TQ sau đó, trưởng phái đoàn Wang đã “kết tội” Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã sử dụng ngôn từ “đe dọa” và “ngoài dự đoán” để công kích hành vi khiêu khích của Trung Quốc đối với các nước láng giềng ở Biển Đông.

    “Những ngôn từ của Bộ trưởng Hagel ở hội nghị an ninh Châu Á là “nguy hiểm ngoài…. sự tưởng tượng” và “đầy chủ nghĩa bá quyền”,” – Trung tướng Wang Guanzhong nói với báo chí Trung Quốc.

    Wang cũng cho rằng những lời chỉ trích của Hagel là “vô căn cứ”.

    Về phần mình, các quan chức Bộ quốc phòng Mỹ cho biết ông Hagel đã có mục đích rõ ràng là sử dụng ngôn từ mạnh mẽ trong bài diễn văn để phê phán Trung Quốc gây bất ổn, có những hành động đơn phương trong việc tìm kiếm quyền kiểm soát đường hàng không, đường biển trong khu vực khi liên tục gây hấn với Nhật Bản, Philippines và Việt Nam.

    “Chúng tôi không đặt vị trí của mình vào cuộc tranh chấp lãnh thổ này” – Hagel nói. “Nhưng chúng tôi chống đối bất kỳ việc một quốc gia nào đó sử dụng sự đe dọa, sự áp bức hoặc hăm dọa sử dụng vũ lực để khẳng định những yêu sách của mình”.

    Lê Huỳnh Lê (theo Washington Post)
    Ảnh: Nụ cười giả lả của tướng Wang (phải) trong cuộc họp với đoàn Mỹ tại hội nghị Shangri-La (ảnh AP)
    HaNoiOld thích bài này.
  3. iThienVu

    iThienVu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2012
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    33
    nếu có 1 điều ước tôi sẽ ước vn thuộc 1 liên minh nào đó mà lời hứa bảo vệ lẫn nhau vững vàng và đáng tin hơn.... cứ chê bôi này nọ nhưng khi khó khăn thì thực sự chìa tay và chia lửa với chúng ta hiện nay nhất là ai ??? là Mỹ là Nhật đấy các bác ạ. cứ chê bôi cái CCC gì mà chê, vâng nga tốt thì nó vẫn tốt nhưng mà những lúc như thế này thì tốt thôi vẫn chưa đủ các bác ạ. :)

    "trong cuộc vui ta không biết ai là bạn, trong hoạn nạn ta mới hiểu bạn là ai"
    hanhgllamali thích bài này.
  4. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Thực ra bác Thanh nói VN không mang các thứ đó ra >>> đó chính là những thứ mà khựa mang ra .... ( nói mình nhưng nhắc tới người khác ).... :rolleyes::P
    shinplumber thích bài này.
  5. Alalala

    Alalala Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/05/2014
    Bài viết:
    223
    Đã được thích:
    75
    thím ơi cái này mất nhiều chứ được cái j mà phải đi đêm?
  6. MinhTuan6

    MinhTuan6 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/07/2012
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    403
    chuẩn rồi, mấy con dồ nga vẫn ảo tưởng và còn kêu gọi gia nhập cái liêm minh éo gì ở tận đâu đâu của Nga
  7. MinhTuan6

    MinhTuan6 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/07/2012
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    403
    Kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền
    02/06/2014 09:00
    Tin tức
    0
    Bình luận

    Fanpage Thanh Niên
    Tôi Viết

    Dù bằng cách nào, VN cũng kiên trì bảo vệ bằng được chủ quyền. Đó là thông điệp mà Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh gửi đi từ Diễn đàn an ninh châu Á - Thái Bình Dương.
    [​IMG]

    Thứ trưởng Quốc phòng, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh (phải) gặp Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey bên lề Đối thoại Shangri-La - Ảnh: Thục Minh

    >> Mỹ lên án Trung Quốc gây bất ổn ở biển Đông
    >> Xung đột trên biển Đông tạo hậu quả khôn lường cho khu vực và thế giới
    >> Ông Tập Cận Bình: Trung Quốc sẽ đáp trả hành động 'khiêu khích' trên biển Đông
    >> Việt Nam, Mỹ cùng tiếng nói về vấn đề biển Đông
    >> Nhật ủng hộ cách giải quyết của Việt Nam tại biển Đông
    >> Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: Trung Quốc 'hành động đơn phương' gây bất ổn biển Đông

    Diễn đàn có tên gọi Đối thoại Shangri-La lần thứ 13 kết thúc hôm qua sau 3 ngày thảo luận nóng bỏng về các vấn đề an ninh khu vực. Bên lề diễn đàn, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh có nhiều cuộc gặp gỡ song phương với quan chức quốc phòng cao cấp của nhiều nước. Ông cũng có cuộc trao đổi với Báo Thanh Niên:

    Thưa Thứ trưởng, theo ông, vấn đề gì đáng lưu ý nhất tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 13 này?



    [​IMG]
    Chỉ khi chúng ta bị kẻ khác đem chiến tranh đến nước mình hoặc chúng ta bị kẻ khác tước đoạt chủ quyền lãnh thổ thì chúng ta buộc lòng phải chấp nhận một khả năng xấu hơn giải pháp hòa bình. Nhưng dù bằng cách nào đi nữa, mình tin là mình sẽ thắng bởi những yêu cầu và đòi hỏi của mình là hoàn toàn hợp lý, đúng với luật pháp quốc tế, được quốc tế thừa nhận
    [​IMG]
    Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh

    Năm nay, các vấn đề chung của khu vực cũng được nhắc đến, nhưng một cách tương đối và bao quát thôi. Nổi lên là vấn đề an ninh biển.

    Khi mà người ta chưa thấy mọi hoạt động trên biển có thể làm lung lay đến lợi ích của quốc gia mình thì an ninh biển chưa được đánh giá đúng giá trị của nó. Nhưng khi an ninh biển bị đe dọa, và mỗi một quốc gia soi vào sự phát triển của mình với sự mất ổn định ở biển, thì họ thấy hậu quả là rất lớn. Vậy nên, hầu hết các nước ở mọi cấp khi phát biểu trên diễn đàn hay trao đổi bên lề đều tập trung vào an ninh biển. Ở khu vực chúng ta, họ rất quan tâm những điểm nóng, cụ thể là tranh chấp chủ quyền ở biển Hoa Đông và mới nhất là biển Đông.

    Có một điểm mới là các nước đều bàn vấn đề tìm ra cách hành xử chung mà các bên đều chấp nhận được và đảm bảo không xảy ra những quyết định sai lầm dẫn đến xung đột. Họ hưởng ứng cách ứng xử phù hợp với luật pháp quốc tế, giải quyết các tranh chấp trên biển bằng biện pháp hòa bình. Bởi xung đột gì rồi cũng phải đi đến hòa hoãn. Xung đột thực chất là rất vô ích nếu chúng ta có thể tìm được con đường hòa bình để giải quyết tranh chấp.

    Nói vậy có phải ông đang hướng tới cho việc giải quyết vụ giàn khoan Hải Dương - 981 bằng đàm phán?

    Đúng vậy. Nhưng trong đàm phán, yếu tố bối cảnh tình hình là cực kỳ quan trọng để đảm bảo đàm phán công bằng, đúng luật pháp quốc tế, không nước nào có thể bắt nạt nước khác. Một bối cảnh tốt đòi hỏi: Trước hết là các nước phải giữ được độc lập tự chủ và chủ quyền của mình, hoàn toàn tự chủ khi bước vào đàm phán; thứ hai là dư luận quốc tế, khu vực ủng hộ xu thế hòa bình, ủng hộ đàm phán công bằng, bình đẳng; và đặc biệt là các nước trực tiếp tham gia đàm phán với nhau phải trên tinh thần thiện chí, tôn trọng nhau, lắng nghe ý kiến của cộng đồng quốc tế, và đặc biệt là tôn trọng luật pháp. Đàm phán như vậy mới có tác dụng, đem được lợi ích bình đẳng cho cả hai bên mà người ta thường gọi là “win - win” (cùng thắng).

    Đối với chúng ta, để đảm bảo điều kiện như vậy, có 3 yếu tố quan trọng: Thứ nhất là phải củng cố được sức mạnh của đất nước, cả về chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, xã hội và văn hóa, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc. Thứ hai là chúng ta phải trình bày với cộng đồng quốc tế một cách khách quan, trung thực để có được sự ủng hộ của họ trước cái đúng của ta. Thứ ba, quan trọng nhất, là phải duy trì được mối quan hệ và cùng với nước có tranh chấp với chúng ta đi vào đàm phán bình đẳng, trên cơ sở luật pháp quốc tế.

    Nếu bên kia không chịu đàm phán hoặc đàm phán một cách không công bằng, không có lợi cho chúng ta thì hành động tiếp theo sẽ là gì?

    Tôi nghĩ không quốc gia nào có thể nói không mãi được. Còn phương châm của chúng ta là “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Chúng ta tin vào lẽ phải, kiên trì đấu tranh bằng biện pháp hòa bình và không bị bẻ gãy, thì đến một lúc nào đó, Trung Quốc phải thay đổi.

    Trong phiên thảo luận về quản lý các mâu thuẫn chiến lược hôm 31.5, có đại biểu hỏi đại tướng Phùng Quang Thanh khả năng VN đem vụ này ra tòa án quốc tế. Bộ trưởng đã trả lời rằng chúng ta đang xem xét việc này, và đó chỉ là giải pháp cuối cùng mà chúng ta bị buộc phải chọn. Việc đưa ra tòa án, nếu có, sẽ có ý nghĩa thế nào, thưa ông?



    VN dự kiến nhận tàu tuần tra Nhật vào năm tới

    Đó là phát biểu của Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh trong cuộc trả lời phỏng vấn Reuters bên lề Đối thoại Shangri-La ở Singapore ngày 1.6. Cụ thể, ông nói Nhật Bản sẽ hỗ trợ huấn luyện và chia sẻ thông tin với Cảnh sát biển VN cũng như gửi vài tàu cho VN. Quá trình này đang tiến triển rất tốt và ông dự đoán VN sẽ nhận tàu tuần tra Nhật vào đầu năm tới. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh còn nhấn mạnh nhiều nước khác cũng cần lên tiếng phản ứng mạnh mẽ hơn nữa đối với hành động sai trái của Trung Quốc. Ngoài ra, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh cho biết thêm, trong cuộc gặp với Phó tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc Vương Quán Trung, ông khẳng định VN không bao giờ muốn có căng thẳng với Trung Quốc và cái VN muốn là hòa bình, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

    Minh Trung

    Trước hết, Tòa án quốc tế là cơ quan tài phán, cơ quan trọng tài được hầu hết các nước trong cộng đồng quốc tế đồng tình lập ra để phân xử các vấn đề khác biệt, các tranh chấp giữa các nước kể cả về kinh tế, chính trị, quân sự, lãnh thổ. Tính minh bạch của tòa án này rất cao để không có bất kỳ một sự thiên vị nào có thể che giấu được. Bằng chứng là thẩm phán đến từ tất cả các nước, chứ tòa án không có thẩm phán riêng. Tòa này không xử theo kiểu luật hình sự, không bắt tù hay phán xét ai có tội hay không có tội, mà chỉ nói ai đúng ai sai trên cơ sở luật pháp quốc tế. Vì vậy khi một nước kiện một nước khác thì “nước khác” hay bên thứ ba, thứ tư có muốn tham gia hay không là quyền của họ. Nếu họ không tham gia cũng rất khó buộc họ tham gia. Thứ hai, khi tòa ra phán quyết và hỏi anh có đồng ý không, họ bảo “không” thì cũng rất khó. Thứ ba, tòa án này không có cơ chế để chế tài.

    Như vậy, tòa án này mặc nhiên chỉ có tính chất chính trị, lấy luật pháp làm căn cứ. Vậy việc đưa nhau ra tòa án này thực chất là gì? Bản chất của nó là tiếp tục một cuộc đấu tranh chính trị dưới góc độ pháp lý!

    Vậy khi nào người ta đưa nhau ra tòa? Khi không nước nào nghe nước nào cả thì người ta dùng tòa án này để giúp chỉ ra cái đúng - cái sai, giúp các xung đột, khác biệt về quan điểm dần dần giảm đi. Đó là một trong các yếu tố dẫn đến chỗ tạo điều kiện thuận lợi cho hai nước tìm cách hòa giải với nhau có lợi cho cả hai bên.

    Trở lại vụ giàn khoan, có dư luận cho rằng chúng ta chậm trễ trong việc phát hiện sự di chuyển của nó, dẫn đến phản ứng chậm. Ông thấy tin này thế nào?

    Thật ra chuyện Trung Quốc di chuyển giàn khoan là rất bình thường. Họ di chuyển rất nhiều. Theo luật biển, khi nó di chuyển vô hại thì không được ngăn, chỉ khi nó dừng lại thao tác thì mình mới được ngăn. Việc phân biệt nó vi phạm hay không vi phạm thật ra là rất khó.

    Nhưng phải khẳng định ngay là, khi giàn khoan Hải Dương - 981 dừng lại và bắt đầu thao tác, ngay lập tức chúng ta đã có ở đó một đội hình rất sẵn sàng của cảnh sát biển, của kiểm ngư để đấu tranh, ngăn chặn, kêu gọi. Ngay trong ngày 2.5, mình đã bắt đầu bao vây, ngăn chặn và cảnh báo, đồng thời công bố luôn với nhân dân cả nước và với thế giới.

    Thưa ông, đâu đó có băn khoăn về một tình huống xấu nhất là xung đột vũ trang trên biển Đông, khi mọi giải pháp hòa bình đều bế tắc, ông nghĩ sao?


    Có một điều chắc chắn là VN sẽ làm tất cả để tránh chiến tranh. Nhưng, cũng có một điều, như Thủ tướng Chính phủ đã nói, chỉ khi chúng ta bị kẻ khác đem chiến tranh đến nước mình hoặc chúng ta bị kẻ khác tước đoạt chủ quyền lãnh thổ thì chúng ta buộc lòng phải chấp nhận một khả năng xấu hơn giải pháp hòa bình. Nhưng dù bằng cách nào đi nữa, mình tin là mình sẽ thắng bởi những yêu cầu và đòi hỏi của mình là hoàn toàn hợp lý, đúng với luật pháp quốc tế, được quốc tế thừa nhận.


    Lần này Bác Vịnh ghi điểm với dư luận còn Bác Thanh thì mất điểm kha khá :D
  8. atlas02

    atlas02 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/10/2011
    Bài viết:
    1.255
    Đã được thích:
    843
    biết đâu một thời gian sau khi ổn định được tình hình trong nước giàn khoan sẽ được rút, cả hai tuyên bố cùng thắng lợi và mối quan hệ hai bên sẽ tốt đẹp như chưa hề có cuộc chia li.
    sau khi đọc lịch sử Việt Nam và Trung quốc trong khoảng mấy chục năm vừa qua thì tôi thấy bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra nên đừng loại bỏ giả thuyết nào cả.
  9. Alalala

    Alalala Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/05/2014
    Bài viết:
    223
    Đã được thích:
    75
    em thì không quan tâm tới mấy thánh phán ở hội nghị, quan tâm là có kiếm được ít hàng họ nào không, cơ mà thấy anh nhật lùi thời gian tặng tầu , nên hơi buồn buồn
  10. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Riêng vụ này thì ảnh hưởng trực tiếp tới Nhật & Mỹ .
    Còn cái liên minh Nga-Belarut-Kazakstan ... là liên minh kinh tế > khối này cần nhập các loại hàng VN có lợi thế và bán các nguyên vật liệu VN cần .
    Hãy uốn lưỡi 7 lần trước khi nói .....
    tekute1976, Malogshanhgl thích bài này.

Chia sẻ trang này