1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vũ khí trang bị thế hệ mới của QĐ nhân dân Việt Nam - Thông tin và hình ảnh - Cập nhật liên tục

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Triumf, 21/10/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Gnuhlehcimm

    Gnuhlehcimm Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2012
    Bài viết:
    1.468
    Đã được thích:
    96
    "meo-u"Các cụ cho hỏi nhỏ tí. Sau khi nhà ta tự chế (lắp ráp;)) được em Uran EV gì đó thì liệu nhà ta có dùng em đó để nâng cấp hệ thống phòng thủ bờ biển Rubezh được không nhỉ. Chỉ cần vứt tên lửa P15 vào bảo tàng thôi. Tận dụng được tất cả, kể cả khung xe. Hệ thống này sản xuất thời 8X, cũng khá mới mà.

    giẽ rách cũng đỡ nóng tay bạn ạ, vứt làm gì để dùng cũng giết được khối địch, nên làm mới thay vì cải tiến cũ
  2. kuyomukotoho

    kuyomukotoho Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2014
    Bài viết:
    5.750
    Đã được thích:
    8.647
    Cụ mèo nói bảo tàng là có ý của cụ ấy. Trên đường Võ Văn Tần có cái bảo tàng và cái nằm sát đường là niềm mơ ước trang bị bấy lâu đấy cụ.
  3. kuyomukotoho

    kuyomukotoho Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2014
    Bài viết:
    5.750
    Đã được thích:
    8.647

    Chắc do KNAPPO làm không kịp nên đưa qua cho IAPO làm bớt đó mà. Có gì đâu mà cụ xoắn mãi :D
  4. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Xin phép bác Longtrec em copy bài bác sang đây chém tí. Bên quân sử hình như không thích tranh luận thì phải;)

    http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=19031.350
    "Xin phép các bạn cho tôi quay về phần chính của loạt bài về pháo phản lực phóng loạt "lynx".
    Nhờ được trang bị tích hợp dẫn đường quán tính với GPS nên có thể nói rằng đạn trong hệ thống "lynx" có thể được xem như tên lửa hành trình có điều khiển. Xu hướng phát triển hệ thống dẫn đường GPS của đạn trong hệ thống pháo phản lực phóng loạt gần đây của các nước như : TQ, Ấn Độ và Nga cũng tương tự như "lynx". Xu hướng tiếp theo là khung gầm chuẩn hóa với hệ thống điều khiển hỏa lực và bệ đỡ các khối ống phóng rocket kểu Modul cho phép phóng được nhiều loại đạn với các kích cỡ khác nhau.

    Về cấu chúc đạn trong hệ thống pháo phản lực phóng loạt "lynx" :

    Đạn trong hệ thống "lynx" sử dụng nguyên liệu rắn. Hệ thống dẫn đường quán tính kết hợp GPS liên tục tự động cập nhật giữ liệu tọa độ từ vệ tính, sau đó so sánh với dữ liệu bản đồ địa hình kỹ thuật số( thông tin địa hình được cập nhật sẵn) . Đạn trong hệ thống "lynx" được trang bị bộ cảm biến gia tốc tuyến tính và bộ cảm biến góc. Trong đạn Extra và Accular/Lar sử dụng máy sinh khí gắn với cánh đuôi để lái đạn theo đúng quĩ đạo xác định trước. Đối với đạn Extra, cánh mũi chính là cánh nâng, còn ở đạn Lar cấu hình khí động học của đạn tương đối giống đạn Grad.


    Đạn Extra và đạn Accular/Lar tuy không phong phú như đạn Grad của Nga( 10 chủng đạn), nhưng cũng có các chủng đạn chính: Đạn nổ mạnh phá mảnh, đạn chống tăng, đạn khói, đạn cát sét.

    Tầm bắn của đạn trong hệ thống "lynx" được nâng lên rõ rệt so với hệ thống pháo phản lực cũ của Nga như "Grad", "Uragan" và BM-30 "Smerch", tuy nhiên so sánh với hệ thống pháo phản lực "Tonador" thì rõ ràng "lynx" còn nhiều hạn chế .

    [​IMG]
    Hết trích dẫn:D"

    Gần đây các nước có xu hướng chuẩn hóa khung bệ mang của pháo phản lực phóng loạt. Đi đầu là Mỹ, sau đó Nga, Ít xà theo đuôi.
    Việc này không phải là không tốt, rất tốt là đằng khác. Nó cho phép đơn giản, tiết kiệm khá nhiều công tác quản lý, vận hành, bảo dưỡng hệ thống.

    Nhưng nếu tâng bốc nó lên tận mây xanh. Bảo rằng nó mới là hoàn hảo, vứt mẹ các hệ thống đời cũ như Grad BM21 đi thì nghe chừng chúng ta đang bị dính bẫy tiếp thị của bọn tư bản rùi.

    Chúng ta cùng xem xét vấn đề này.
    Bệ mang mới có gì hót. Nó bắn được rất nhiều loại đạn mới có độ chính xác cao, đạn khôn điều chỉnh theo GPS (hoặc hệ thống tương đương) hoặc tích hợp thêm quang hồng ngoại giai đoạn cuối. Có thể bắn nhiều loại đạn các cỡ nòng khác nhau ở các tầm bắn khác nhau, chỉ cần thay thế loại đạn. Điều khiển bắn tự động hóa (vi tính hóa gì đó), bắn nhanh đúng phong cách hit and run. Còn có thể bắn các loại đạn ngu truyền thống cũng cỡ nòng. Đạn được lắp sẵn trên ống phóng kiêm ống bảo quản, thời gian trực chiến 10 năm...
    Toàn là ưu điểm. Có mỗi một nhược điểm nhỏ là..giá thành đắt.
    Húi xời, hàng ngon phải đắt là đúng roài. Các chú thích hoài cổ hả.

    Có người sẽ phản bác thế. Nhưng chúng ta cùng nhìn nhận sự việc theo một ý khác.
    Hệ thống mới hiện đại, không ai bàn cãi. Nhưng người ta bảo rằng nó hiện đại nhưng vẫn tiết kiệm, nghĩa là rẻ tiền. Bằng chứng, nó bắn được các loại đạn ngu cũ đấy thôi. Còn bắn được đủ cỡ nòng, chú thích cỡ nòng nào anh cũng chiều. Sướng thế còn gì.

    Vấn đề quan trọng nhất bọn sản xuất nó không nói. Một cái xe mới muốn bắn nhanh và chính xác thì nó phải có hệ thống định vị tọa độ laze xịn (kiểu như Sigma 30 của Pháp). Định vị GPS là phụ, bổ trợ thôi (lão Huy Phong khoe S300 nhà ta có định vị vệ tinh:)). Mà hệ thống đó đắt bằng 2/3 cái xe mới ấy nhỉ.

    Túm lại, xe mới đắt khủng khiếp vì cái hệ thống định vị laze. Không có cái đó thì xe nó chẳng khác gì con Grad lắp máy tính để bàn chơi game.

    Vậy ta có cần phải thay toàn bộ hệ thống pháo phản lực phóng loạt bằng hàng xịn mới không. Câu trả lời là không. Với tầm 40km lộn lại. BM21 đủ sức hoàn thành nhiệm vụ. Ngắm chậm vài phút chẳng sao. Pháo phản lực phóng loạt nổi tiếng khả năng bắn rồi chạy. Chỉ cần bắn một loạt hàng tấn đạn đổ lên đầu giặc rồi chuồn là xong.

    Xe mới đạn mới cỡ Extra chỉ cần mua số lượng ít làm hàng răn đe chiến lược. Với nước giầu có họ tận dụng khung xe bắn đạn nhỏ hơn như cỡ 122mm chẳng hạn. Đó là giết gà dùng dao mổ trâu rồi. Nhà mình nghèo không nên đú theo họ. Hàng xịn mang đi đánh gần lỡ bị bắn hỏng thì khóc tiếng mán à.
    Gnuhlehcimm, Triumfhalosun thích bài này.
  5. duyvu1920

    duyvu1920 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2012
    Bài viết:
    6.469
    Đã được thích:
    2.971
    cải tiến làm gì cho mất công hở cụ :D em nó vẫn đánh tốt mấy tàu đổ bộ của địch :P cỡ type 071 mà đi 1 mình coi em nó có cho xuống thăm long vương không :P mà hình như anh cà ri cũng cải tiến P15 để đánh đất(hình như bản dùng đầu dò IR)không biết nhà ta làm thế được không :) với tầm bắn 80km mang theo hơn 400kg thuốc nổ thì đủ làm thốn bất cứ căn cứ nào của địch ấy chứ :D nếu nhà ta đã tự sản xuất được P15 với giá rẻ thì em nghĩ nên đơn giản hóa bệ phóng lại vừa làm hệ thống phòng thủ bờ biển kết hợp với pháo binh vừa dùng để đánh đất cũng khá oke chứ mấy bác ;)
    đơn giản hóa bệ phóng kiểu này thì quá tiện :D mấy con này nhái P15 thôi nhưng em đoán nó chả khác mấy :D
    [​IMG]

    [​IMG]
    nguyentnut thích bài này.
  6. AnthonyMax

    AnthonyMax Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/08/2013
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    120
    tầm 40 50km nếu diệt phỉ với du kích thì ko nói chứ đánh nhau với bọn có trang bị tử tế cỡ tàu khựa thì là tầm trinh sát của UAV máy bay trực thăng rồi bác ạ
    với lại pháo phản lực dễ chạy thì chắc là chỉ thời 6x 7x thôi chứ thời đại UAV trực thăng trang bị camera ảnh nhiệt đầy rẫy bây h với cái đặc trưng vệt khói to và dài tổ bố của đám pháo phản lực đã là dễ lộ lắm rồi
    chưa kể các loại pháo phản lực đều chơi "phóng nóng" bắn xong mấy chục mấy trăm quả rocket thì cái bó ống phóng kia tỏa nhiệt cứ gọi là mệt nghỉ muốn trốn xem ra cũng ko đơn giản (dĩ nhiên là trừ việc bắn xong vứt ống chạy lấy xe rồi =)) )
  7. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Cậu toàn thích cải...lùi. Mấy cái bệ cậu show hàng nó nằm trong bảo tàng ở VN hết roài. Cậu cứ đến bảo tàng Hải quân sẽ thấy nó nằm trên bãi cỏ.
    P15 có nhược điểm lớn là công tác vận hành, bảo trì bảo dưỡng tốn kém quá. Đạn cồng kềnh, muốn oánh nhau phải lắp ráp căn chỉnh. Rùi trực chiến phải bơm nhiên liệu lỏng vào. Bơm vào thì nhanh hỏng....

    Nếu nhà ta tự lắp ráp được Uran E. Thay một bệ 2 P15 bằng một bệ đó 4 Uran E có phải thích hơn không. Làm quả Uran VE có đầu dò hồng ngoại cho nó rẻ mà bắn, nhẩy.
    Tên lửa mới đóng gói bảo quản trong nhà máy. Chỉ cần lắp cái ống lên bệ là xong. Thỉnh thoảng có chú nhà báo nào đến quay phim chụp ảnh thì sai lính ra lau mấy cái vỏ. Công tác bảo dưỡng bình thường là ...chống chuột gặm dây điện. Hết phim, có phải nhàn và đơn giản hơn không.
    Tiền nuôi quân phục vụ P15 một năm bằng quá tiền mua tên lửa mới. Các cụ cứ tính đi, một bên là chi phí ăn ở lương bổng thưởng xăng dầu vật tư để nuôi dây chuyền bảo dưỡng lắp ráp đạn ở đơn vị. Một bên mỗi quả có 1,3 triệu đô = 30 tỉ. Bên nào lợi hơn.
    Tất nhiên để chuyển công tác từng ấy người cũng khá đau đầu. Nhưng bên kia thì uy lực chiến đấu hơn hẳn, cũng đáng mất công nhỉ.
    CAITHUOCKHONGDUOC thích bài này.
  8. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Nói như cậu thì thua mất rồi còn đâu. Thế phòng không ta đâu. Rùi cái UAV cánh quạt bay 40km hết bao lâu. Thời gian đó có đủ trốn không.
    Túm lại, cậu làm sao để pháo phản lực phóng loạt nó nguội nhanh được thì nêu ý tưởng thử coi. Tôi thấy thiên hạ từ thằng to đầu đến thằng còi còi đều dùng pháo PLPL cả, có sao đâu.
  9. phaphai

    phaphai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    1.203
    Đã được thích:
    1.825
    Thời chiến tranh biên giới, từ giữa những năm 80', pháo phản lực (BM13) đã được đưa vào bắn tại những nơi mật độ pháo tầu dầy đặc. Các toạ độ chúng đều thuộc lòng (bản đồ tác chiến của mình dùng toàn do tầu in). Cả 2 chục xe quay đuôi lại, xe nào bắn xong chạy ra ngay. Bắn lúc chập tối, luồng lửa nối nhau thành dải đỏ rực, tiếng đạn lên rền ầm ầm như B52 ở Hà Nội.
    Xe cuối cùng bắn xong là tụi tầu phản pháo. Cứ tưởng tượng hàng ngày khu vực ấy báo chí thường xuyên đưa tìn "hôm nay TQ bắn hơn 10.000 qủa đạn...". Mặt đất hố đạn chồng hố đạn, ken dầy đặc!
  10. duyvu1920

    duyvu1920 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2012
    Bài viết:
    6.469
    Đã được thích:
    2.971
    quan trọng là đầu đạn nó to hơn uran chứ cụ dùng để đánh tàu thì có thể không hiệu quả lắm chứ đánh đất thì oke quá đi chứ,ưu điểm của nó là không có thiết bị công nghệ cao,đầu đạn to 1 đầu đạn của nó gần bằng 4 đầu đạn Uran-e :P
    -Vấn đề thay tên lửa P15 bằng uran-e trên bệ rubezh của cụ không đơn giản đâu vì cụ còn phải thay hệ thống điện tử bên trong,hệ thống bắn nữa :eek: thay mà cao quá thì em mua mẹ club-k mang uran-e kết hợp cho nó tiện :D
    đỏ: giờ cụ có thay P15 trên rubezh cũng chả thay đổi bao nhiêu :eek: vì ngoài rubezh ra nhà ta còn osa-II và Tarantul cũng mang P15,cụ tháo ra thì cơ số tên lửa cũng phải đem qua cho bọn kia xài chứ chả lẽ cụ tính bỏ luôn :eek: dây chuyền bảo quản cho P15 cũng vẫn còn đó chứ cụ có vứt đi được đâu :confused: trong vòng >10 năm nữa chưa chắc nhà ta đã thay P15 trong toàn bộ quân chủng :confused: còn vấn đề nhiên liệu lỏng thì biết là nó có nhiều nhược điểm nhưng hiện tại nhà ta nhiều trang bị còn xài nhiên liệu lỏng như scud,S75....v...v thì thêm mấy quả đạn của rubezh đâu có nhiều(thực tế có thay uran-e thì mấy quả đó vẫn kéo về cho osa với tarantul xài)
    p/s: Nga vẫn dùng kết hợp rubezh với bereg-e
    [​IMG]

Chia sẻ trang này