1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. lamali

    lamali Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    3.499
    Đã được thích:
    3.590
    Tiếp tục hành trình khoanh nợ, xóa nợ và mua lại nợ

    Đó là nhận định của ông Lê Anh Sơn - Tân TGĐ Tổng Cty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) trên Tiền Phong. Bên cạnh đó, ông nhấn mạnh, hiện nay công tác tái cơ cấu nợ là nhiệm vụ trọng yếu và khó khăn nhất của Vinalines giai đoạn này.

    Ông Sơn cho biết: "Chúng tôi đang tiến hành đàm phán với các chủ nợ để khoanh, giãn, xóa nợ một phần và đàm phán mua lại nợ. Kinh phí để mua lại nợ bằng nguồn IPO. Ngay trong năm nay, chúng tôi sẽ xử lý một số tài sản gây thua lỗ; tái cơ cấu đội tàu, thanh lý tàu cũ, không hiệu quả".

    Bên cạnh đó, ông cũng nói rõ hơn nguyên nhân vì sao thị trường vận tải biển được cho là đang ấm lên, nhưng Vinalines vẫn ít đơn hàng. Theo ông, đơn thuần vì vận tải biển tăng tập trung cuối quý III, đầu quý IV/2013, có giai đoạn chỉ số phản ánh mức cước hàng rời (như than, quặng sắt, ngũ cốc) tăng gấp đôi, đạt khoảng 2.000 điểm.

    [​IMG]
    Ông Lê Anh Sơn - TGĐ Tổng công ty hàng hải VN (Vinalines)
    Tuy nhiên, hiện nay đã giảm, biến động trong ngưỡng từ 900-1.000 điểm. Cỡ tàu được hưởng lợi từ sự ấm lên của thị trường chủ yếu là trên 100.000 DWT. Các cỡ tàu Vinalines đang sở hữu cước tăng không đáng kể. Mặc dù các tàu của Vinalines đang hoạt động tốt, có nhiều đơn hàng, nhưng mức cước, như tôi đã nói, vẫn rất thấp so với thời kỳ trước khủng hoảng (chỉ bằng xấp xỉ 10-20%).

    Hơn nữa, trong thời gian tới, ông Sơn xác định công việc quan trọng và khó khăn nhất của Vinalines là xử lý nợ và một số tài sản không hiệu quả gây thua lỗ. Mục tiêu của Vinalines là minh bạch tài chính, dù thua lỗ hay nợ nần cũng phải minh bạch.

    Vinalines không được xóa nợ, tiếp tục xin xóa 5 tàu

    Ông khẳng định: "Có minh bạch mới tạo được niềm tin và thu hút được các nhà đầu tư".

    Chính phủ chấp nhận xóa một phần nợ


    Trong một diễn biến khác, ngày 30/5, chính phủ đã chấp nhận xóa dư nợ lãi vay tại Ngân hàng Phát triển (VDB) cho Vinalines đến 31/12/2013. Riêng số nợ gốc hơn 2.000 tỉ đồng được khoanh lại trong 2 năm (31/12/2013 đến 31/12/2015).

    Đối với khoản nợ tại 23 tổ chức tín dụng khác, Vinalines phải tự đàm phán với các ngân hàng để cơ cấu lại thời hạn trả nợ phù hợp với dòng tiền của doanh nghiệp theo hướng khoanh nợ gốc 3 năm (từ 31/12/2013 đến hết 31/12/2016). Chính phủ đề nghị các ngân hàng xem xét miễn giảm lãi vay đến hết năm 2013 cho Vinalines.

    Trước đó, Vinalines đã đề xuất lên Chính phủ nhiều phương án khác nhau về tái cơ cấu nợ, trong đó bao gồm các biện pháp như xin loại 5 con tàu khỏi danh mục tài sản xác định giá trị doanh nghiệp, xin loại chi phí xây dựng cơ bản dở dang của 4 tàu đang đóng.

    Xin giảm nợ gốc theo phương án giảm trừ 60% hoặc 70% nghĩa vụ nợ, bán tài sản trả nợ, cho chủ nợ hoán đổi nợ thành vốn góp tại các công ty sau cổ phần hóa, miễn giảm lãi, khoanh và giãn nợ. Nhưng những đề xuất này không được chính phủ nhắc tới.

    TGĐ Vinalines: Khối nợ rất lớn, bán tàu cắt lỗ nhanh!

    Trước thông tin này, chia sẻ với Đất Việt, ngày 30/5, ông Sơn cho biết: "Hiện nay các ngân hàng trong đó có các nước ngoài, sau khi nghe Vinalines trình bày, cũng đã chấp nhận xóa lãi, không tính lãi hàng triệu đô, trong đó bao gồm các Ngân hàng rất lớn, các tổ chức quốc tế, đây là việc tốt. Ngân hàng nước ngoài còn giúp đỡ nhiệt tình, thì rất mong chờ vào các ngân hàng trong nước".

    Còn trước việc, chính phủ không đề cập đến việc đồng ý cho Vinalines loại bỏ 5 con tàu khỏi danh mục tài sản xác định giá trị DN theo như đề xuất của Vinalines, ông Sơn cho biết: "Chúng tôi sẽ phải tính toán, tiếp tục đề nghị xin loại bỏ khỏi danh mục xác định tài sản giá trị DN".
  2. lamali

    lamali Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    3.499
    Đã được thích:
    3.590
    Trung Quốc (TQ) và 2 miền Triều Tiên tranh giành ngọn núi lửa Baekdu (hay Paekdu, nghĩa là Bạch Đầu Sơn - người TQ thường gọi Trường Bạch) trên biên giới giữa CHDCND Triều Tiên và TQ. Đây là khu vực thiêng liêng đối với nhiều người dân bán đảo Triều Tiên.

    Hai nước đã đồng ý phân chia vùng đất xung quanh Bạch Đầu Sơn vào năm 1962 (có tài liệu nói năm 1963) và gần đây đã chia sẻ quyền quản trị đối với ngọn núi này cũng như hồ nước bao quanh.

    Khuấy động tranh chấp

    Bạch Đầu Sơn - khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên như gỗ, than đá và có nhiều loại sâm - là nguồn gốc gây ra tranh chấp giữa TQ và 2 miền Triều Tiên. Theo báo The Diplomat, tài liệu lịch sử cho thấy Baekdu là địa điểm thành lập Gojoseon, vương quốc đầu tiên trên bán đảo Triều Tiên.

    Khu vực này cũng rất quan trọng đối với lịch sử hiện đại của Triều Tiên vì Bình Nhưỡng vốn ca ngợi đây là nơi cố lãnh đạo Kim Jong-il sinh ra. Baekdu còn gắn liền với phong trào kháng chiến chống phát xít Nhật trong Thế chiến thứ hai.

    Thỏa thuận năm 1962/1963 nêu trên - được ký kết lúc xảy ra cuộc tranh chấp Trung - Xô khi cả Bắc Kinh và Moscow đều tranh thủ sự ủng hộ của Bình Nhưỡng - không đặt dấu chấm hết cho vấn đề này vì đã không phân định đường biên giới một cách trọn vẹn. Hậu quả là các bên tiếp tục tranh chấp.



    [​IMG]
    VĐV Hàn Quốc giơ cao khẩu hiệu “Ngọn núi Baekdu thuộc về Hàn Quốc” tại Á vận hội mùa đông 2007

    Ảnh: Chosun



    Những năm qua, Bắc Kinh đã nhanh chóng phát triển khu vực quanh ngọn Trường Bạch thuộc tỉnh Cát Lâm. Các kế hoạch xây dựng bao gồm cả việc phát triển kinh tế và hạ tầng, trong đó có sân bay, khu trượt tuyết và đường ray núi Trường Bạch. Tuyến đường ray này đóng vai trò then chốt trong việc nối vườn cấm thiên nhiên lớn nhất TQ với TP Trường Xuân và quảng bá du lịch nội địa cũng như quốc tế.

    Tất cả động thái nêu trên của TQ được đánh giá nhằm mục đích tăng cường sự khẳng định chủ quyền lãnh thổ đối với khu vực này. Toan tính biến Bạch Đầu Sơn thành một điểm du lịch lớn có thể đẩy tình hình căng thẳng giữa TQ và Hàn Quốc tăng lên hơn nữa.

    Năm 2006, TQ ra lệnh hàng chục khách sạn, trong đó có 4 khách sạn của người Hàn Quốc, ở khu vực Bạch Đầu Sơn phải ngưng kinh doanh và rời khỏi đây, như một phần của sự chuẩn bị để ngọn núi này trở thành di sản thiên nhiên thế giới của UNESCO.

    TQ lại khuấy động cuộc tranh chấp vào năm 2008 khi đệ đơn lên UNESCO xin cứu xét đây là địa điểm di sản thế giới. Cùng thời gian đó, đã có một số thông tin tiết lộ rằng Bắc Kinh còn xem xét tham gia cuộc chạy đua đăng cai Olympic mùa đông 2018 tại địa điểm tranh chấp.

    Những hành động của phía TQ như lễ đốt đuốc cho Á vận hội mùa đông 2007 trên đỉnh Bạch Đầu Sơn, đặt tên Trường Bạch cho một số ngôi trường và các hoạt động quân sự trong khu vực càng làm trầm trọng thêm căng thẳng giữa TQ và 2 miền Triều Tiên.

    Bài hát chính thức tại Á vận hội mùa đông 2007 bao gồm cả lời ca tụng ngọn Trường Bạch. Hơn nữa, phòng báo chí của đại hội thể thao này còn cung cấp tài liệu về núi Trường Bạch.

    Trước đó, năm 2005, chính quyền tỉnh Cát Lâm đã thành lập Ủy ban Bảo vệ, Phát triển và Quản trị Trường Bạch - cơ quan chịu trách nhiệm quản trị ngọn núi tranh chấp. Ủy ban này hướng dòng tiền đầu tư trong nước và cả nước ngoài vào việc xây dựng một số khu resort mới trong phạm vi Trường Bạch.

    Không dễ nuốt trôi

    Hàn Quốc cũng khẳng định chủ quyền đối với Bạch Đầu Sơn và liên tục khăng khăng yêu cầu TQ kiềm chế việc khai thác khu vực này cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng ở nơi đây. Tại Á vận hội mùa đông năm 2007 ở TP Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, 5 VĐV trượt băng Hàn Quốc đã giơ cao khẩu hiệu “Ngọn núi Baekdu thuộc về Hàn Quốc” sau khi đoạt huy chương bạc.

    TQ không muốn thương lượng về chủ quyền khu vực Trường Bạch và nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi theo hướng này. TQ đang lợi dụng hiện trạng trên biên giới với Triều Tiên vì Bắc Kinh hiểu rằng Bình Nhưỡng ít có khả năng ngăn cản bước tiến của họ. Tuy nhiên, đối với TQ, việc theo đuổi chính sách này sẽ ngày càng khó khăn khi chủ nghĩa dân tộc ở Hàn Quốc về tranh chấp lãnh thổ đang gia tăng.

    Hơn nữa, dư luận toàn cầu còn hướng sự chú ý đến cuộc tranh chấp chủ quyền ở biển Đông và biển Hoa Đông mà TQ luôn là một bên liên quan. Nhiều chuyên gia nhận định rằng các nước trong khu vực sẽ tiếp tục chỉ rõ những cuộc tranh chấp lãnh thổ của TQ và cách giải quyết ngang ngược của nước này là chứng cứ cho thấy Bắc Kinh không hề yêu chuộng hòa bình như họ thường lớn tiếng rêu rao.

    Đối với TQ, Trường Bạch có giá trị về kinh tế và chiến lược ở một khu vực biên giới có tiềm năng thay đổi. Trang chủ website của Sở Thương mại Cát Lâm nêu rõ: “Ngọn Trường Bạch là biểu tượng và niềm tự hào của Cát Lâm”.

    Trong khi đó, với người dân 2 miền Triều Tiên, Baekdu có ý nghĩa về lịch sử và văn hóa sâu sắc. Ngày 8-6-2007, Kim Kwang il - một người TQ gốc Triều Tiên thế hệ thứ ba đã rời khỏi khu tự trị Yanbian tìm việc làm ở Nam Phi - nhận xét: “Đối với chúng tôi, đây là một ngọn núi thánh thiêng. Việc TQ khẳng định chủ quyền đối với Baekdu liên quan đến thực tế Triều Tiên thiếu sức mạnh tại các diễn đàn quốc tế. Vì thế, 2 miền Triều Tiên nên tái thống nhất để trở thành một đất nước mạnh hơn”.

    Chính quyền TQ lo ngại rằng 2 miền Triều Tiên có thể sẽ thống nhất trong tương lai và hiện nay, khu vực xung quanh Bạch Đầu Sơn, nơi có một số lượng lớn người tị nạn Triều Tiên sinh sống, là nơi tiềm tàng các cuộc tranh chấp lãnh thổ biên giới. Thêm vào đó, các hoạt động của người Hàn Quốc nhằm thành lập một nước Đại Hàn, bao gồm cả khu tự trị Yanbian thuộc tỉnh Cát Lâm, càng khiến TQ quan ngại hơn.
  3. Premium...

    Premium... Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    170
    noí cứ như là phim hoạt họa hàn quốc vậy, cá nhân mình cho rằng họ muốn lúc tình hình thế giới đang biến động, nguồn lực đang lên, Vietnam đang kém họ về nhiều mặt để ra tay chiếm đảo và cà vùng biển giàu tài nguyên bậc nhất địa cầu này, bỏ qua những cơ hội như vậy thì có lẽ mấy trăm năm họ mới có được nó. Kế hoạch chiếm biển của họ theo các học giả quốc tế và tôi là đã có từ rất lâu và Hd 981 chỉ là một bước trong kế hoạch đó. Nếu có đường vùng này thì việc qua mặt nước Mỹ là chuyện không còn lâu. Cho nên có lẻ Mỹ cũng không ngồi yên và họ đang chuẩn bị kế hoạch cũng như thời điểm nhãy vào. Nhưng việc căng thẳng hiện nay là không ổn và rất nguy hiểm, nếu họ kéo dàn khoan ở khu vực đó không gặp trở ngại nhiều thì có thể họ lôi vào cả vũng tàu vài hải lý, nói chung với cái việc đang xãy ra như hiện nay thì có lẽ tháng 9 tại cuộc hợp đại hội đồng LHQ chúng ta phải có những tuyên bố mạnh hơn khi mọi nổ lực ngoại giao cho hòa bỉnh đã không thảnh :D. lâu quá không vào diễn đàn nên viết dài chút
    canviet68 thích bài này.
  4. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
    Nhà nước cho em vay tiền.

    Em sẵn sàng mua lại tàu này cho ra ngay hiện trường HSY981 NGAY và LUÔN.
    karate_hnlamali thích bài này.
  5. Boeing01

    Boeing01 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2008
    Bài viết:
    1.480
    Đã được thích:
    788
    Cái này là chính xác
    Tôi đẫ hỏi lại bố tôi về những bản đồ thời chiến
    Vì bố tôi là lính trinh sát từ năm 1965 - 1973
    Cụ bảo ngày trước bản đồ tác chiến, từ chiến dịch đến chiến lược đều do Trung Cẩu in cả
    Thậm chí có tấm nó mở ngoặc ở dưới là thuộc Trung Cẩu
    Nó có ý đồ từ lâu rồi, nói đi nói lại cụ Duẩn vẫn là người có tầm nhìn
  6. duyvu1920

    duyvu1920 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2012
    Bài viết:
    6.469
    Đã được thích:
    2.971
    cái thứ nhận giặc làm cha nhận ngoại xâm làm ông nội rồi xóc lọ tinh thần như đúng thế rồi :confused: :confused:
  7. Premium...

    Premium... Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    170
    mình cũng đang lo điều ấy xãy ra, khựa vốn quen dùng thịt đè người, lần này họ rất có thể huy động 1000 máy bay, 1000 hỏa tiển, 1000 chiến hạm đánh nhanh và lớn nhưng chúng ta không hề lo về điều ấy vì chiếm đảo dễ nhưng giữ khó:D
  8. Premium...

    Premium... Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    170
    dường như Mỹ chưa từng bán cho ai loại này thì phải?:D
  9. lamali

    lamali Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    3.499
    Đã được thích:
    3.590
    :DPhải nói ngược lại là : *** có thằng nào thèm mua cái cục nợ này thì phải:D Có mỗi 1 thằng muốn mua nhưng chắc Mẽo *** dám Bán: Khựa.
  10. lamali

    lamali Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    3.499
    Đã được thích:
    3.590
    Theo tin từ tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), Chính phủ Trung Quốc đã tạm thời cấm các công ty quốc doanh tham gia đấu thầu hợp đồng mới ở Việt Nam.
    :D:D:DĐược như thế thì còn gì bằng :D:D:D
    luanvit, usadok, 102dk5 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này