1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nq9630

    nq9630 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/11/2004
    Bài viết:
    3.024
    Đã được thích:
    112
    @hanhgl:
    Ôi dào, cái meeting này nó như phong trào ấy mà bác, giờ meeting để thế giới xóa mù thông tin thôi chứ hy vọng gì
  2. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Ý của mình không phải vậy, cái meeting này đã nói lên CQ Nga không nỡ bóp chết tiếng nói yêu nước của người Việt Nam để lấy lòng khựa như một số bợn rêu rao thế thôi...
  3. nq9630

    nq9630 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/11/2004
    Bài viết:
    3.024
    Đã được thích:
    112
    Ko có nhiều người nghĩ Nga xấu đâu mà bác phải lo, đợt rồi có thằng Nhật và thằng Mỹ to mồm chém gió, còn thằng Nga và thằng Ấn ngồi im re. Đừng nhìn dáng vẻ biểu hiện bên ngoài mà kết luận, Nga và Ấn nó im nhưng nó vẫn bán máy tay, tầu bò, mút dầu cho mình là được rồi, Mỹ chém gió nhưng đã bốc được của nó cái gì đâu ngoài mấy cái phụ kiện trực tiếp của nó hoặc từ bên thứ 3

    Mọi vấn đề phức tạp đều nẩy sinh từ đám giang hồ tranh giành địa bàn với nhau, đại ca này kèn cựa đại ca kia-mỹ nó chèn quá nên Putin phải ngậm đắng mà chơi với khựa để chống lại mỹ. Nga với Vịt giờ đây chỉ quan hệ xuất phất từ lịch sử truyền thống chứ chẳng còn đồng minh gì cả, nhưng thế là tốt rồi, có thằng bán vũ khí chiến lược chống khựa là ngon, còn hậm hực gì nữa :)

    Vịt mồm cứ xoen xoét ra là làm bạn với tất cả các nước, cái này ếu ai tin, có tin cậy thì mới hợp tác kinh tế sâu rộng, có hợp tác kinh tế phụ thuộc lẫn nhau thì mới đầu tư quân sự bảo vệ lẫn nhau, bảo vệ lẫn nhau thì sẽ thành đồng minh - buôn có bạn, bán có phường-thằng nào đứng một mình thằng đó chết. Nhà Vịt biết điều đó nhưng cái khó là ở ngã ba sông của việc "bán anh em xa mua láng riềng gần" nên không thể 1+1=2 được mà phải bằng xxx, đến khi cục diện thay đổi rõ ràng khi đó Vịt công khai táng thằng khựa là xong, táng xong nó lại sang "mua láng giềng gần"-thế là chu kỳ phát triển lại lặp lại :)
    longmuonhieu, halosunCAITHUOCKHONGDUOC thích bài này.
  4. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Nga-khựa trước sau rồi cũng lòi ra cảnh đồng sàng dị mộng, tiềm tàng mâu thuẫn xung đột chí tử, cùng là anh chị số má cộng với hiềm khích lịch sử không dễ gì hóa giải bỏ qua. Cái bất biến của khựa là lòng tham, bành trướng và thực tế sức ép của 1.3B dân quá nặng nề, do đó thay vì thực tâm hợp tác để phá thế khủng hoảng thiếu tài nguyên, đất đai năng lượng như Nhật, Sin, Hàn...thì nhà khựa quyết theo đuổi chính sách giành giật thô bạo biến của người thành của ta bất kể thủ đoạn. Tầm nhìn của khựa luôn lâu dài nhưng mục tiêu luôn luôn ngắn cụ thể hóa qua cách hành xử đã thành bản chất dụ đỗ, chèn ép, lũng đoạn, đồng hóa rồi thôn tính đối tác. Có lẽ ít ai ngây thơ tin rằng khựa thực tâm hữu hảo khi hợp tác năng lượng với Nga, bởi vì những bó vỉa tài nguyên hấp dẫn, đất đai rộng lớn vùng trung á, viễn đông Nga đã và đang cuốn hút mãnh liệt khát khao sở hữu của tư tưởng bá đạo thiên triều. Đối với VN dã tâm của khựa là bất dịch không hề thay đổi qua hàng ngàn năm, VN quả thực quá ma lực quyến rũ nhưng lại quá kiên cường giữ mình trước dã thú phướng bắc phải chăng là nỗi nghiệt oan truyền kiếp? Những động thái gần đây của nhà khựa cho thấy họ đã quá mất bình tĩnh và tỏ ra quyết đoán vội vã khi tự huyễn hoặc thế, lực của mình đã đến hồi lấn lướt các nước, đòi so găng với anh hào thế giới. Tham vọng địa chính trị bắc cực, nam cực, tham vọng tài nguyên ở các nước, thị trường đang phát triển châu á, phi, Mỹ la tinh, tham vọng đánh đổ kinh tế cả thế giới bằng chiến lược áp đảo nhiều mánh khóe đưa hàng hóa rẻ mạt lũng đoạn, tha hóa kinh tế khổ chủ, đồng thời bòn rút bằng hết của ngon vật lạ về cho mình, rồi tham vọng bá chủ đại dương hòng bóp nghẹt đường thở của đối thủ...và đặc biệt hơn cả là tham vọng chủ quyền lãnh thổ để di giãn cho hàng trăm triệu dân háng tộc đến làm chủ. Thế giới phẳng, đa cực không thiếu anh hùng cái thế, quyền lợi khựa mưu cầu chắc chắn sẽ hất đổ chén cơm manh áo của thiên hạ và lẽ đương nhiên không thể nào khựa một mình một chợ sắp đặt mua bán đổi chác cướp bóc thô lậu được. Mưa cao họa sâu, khựa chắc chắn sẽ đến ngày bị phán xét một cách công minh nhất. Việc Nga mở ra một cực hút khựa về vùng Viễn đông, Nhật kéo khựa về hướng Đông bắc á, Ấn dẫn khựa về Nam á, VN Asean dụ khựa xuống ĐNA, Mỹ thì thách thức khựa lao ra TBD tỉ thí, Nội loạn Tân cương, Tây tạng và ung nhọt nội bộ ghìm chân khựa trong nhà đang trở thành một mê cung đầy bất trắc. Lòng tham, hãnh tiến và kiêu ngạo sẽ giết chết giác mơ Trung Hoa của khựa. Thành quả trỗi dậy hòa bình là đây.:cool::cool::cool:
    bao209 thích bài này.
  5. losspassword

    losspassword Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/02/2009
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    16
    Lần cập nhật cuối: 10/06/2014
  6. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    karate_hn thích bài này.
  7. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Nhìn đi - nhìn lại thì thấy ta tự hại ta là chính > chuyên tìm hàng bẩn - dự án bẩn mang về hại dân . Còn khựa thực tế có bao nhiêu ảnh hưởng ??? :rolleyes:
    ========================================================
    Trung Quốc giở chiêu trò kinh tế
    Thứ Hai, 09/06/2014 22:34

    Chính phủ Trung Quốc tạm cấm các doanh nghiệp nhà nước tham gia đấu thầu hợp đồng mới tại Việt Nam
    Tờ South China Morning Post (Hồng Kông) ngày 9-6 dẫn lời một quan chức doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc giấu tên cho biết các công ty nhà nước đã được Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo về việc đình chỉ tham gia đấu thầu tại Việt Nam. Ba nhà thầu Trung Quốc đang hoạt động tại Việt Nam cũng nhận được thông báo.
    Một nhân viên tại bộ phận cấp phép của Bộ Thương mại Trung Quốc xác nhận thông tin trên nhưng không biết lệnh cấm kéo dài bao lâu.
    Trước thông tin này, chuyên gia về quan hệ Trung Quốc - Đông Nam Á Hứa Lợi Bình của Viện Chiến lược Quốc tế thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh đang cố gắng gây áp lực kinh tế đối với Việt Nam.
    “Bất kỳ biện pháp tăng cường đầu tư nào của Trung Quốc vào Việt Nam đều không phù hợp với căng thẳng hiện nay. Đây là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang sử dụng lá bài kinh tế nhưng hiệu quả ra sao thì còn phải chờ” - ông Hứa nói.

    [​IMG]
    Với đội tàu lớn và nhiều hơn hẳn nhưng Trung Quốc vẫn lu loa bị tàu Việt Nam đâm va hơn 1.400 lần

    Ảnh: AP
    Trong khi đó, ông Trương Kiệt, chuyên gia về quan hệ đối ngoại tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho rằng tác động của lệnh cấm đấu thầu ở Việt Nam là không lớn. “Trung Quốc không có khả năng đe dọa sự phát triển kinh tế của Việt Nam vì đầu tư của chúng tôi ở đây quá nhỏ” - ông Trương nhận xét và nói thêm: “Ngay cả khi tiếp tục đấu thầu tại Việt Nam, doanh nghiệp Trung Quốc khó giành phần thắng trong điều kiện hiện nay”.

    Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam từ năm 2004 nhưng chỉ đứng thứ 11 vềđầu tư nước ngoài trực tiếp vào Việt Nam (năm 2012). Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Trung Quốc, có khoảng 113 doanh nghiệp nước này đang hoạt động ở Việt Nam với các lĩnh vực công nghệ, điện lực, hóa học…

    Trong thông cáo ngày 8-6, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiếp tục đưa ra những thông tin vu khống về hoạt động trái phép của giàn khoan Hải Dương 981 ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Thông cáo ngang ngược cho rằng giàn khoan hoạt động trong lãnh thổ Trung Quốc và cố tình bóp méo sự thật khi nói tính tới 17 giờ ngày 7-6, có 63 tàu thuyền Việt Nam hiện diện gần giàn khoan và đâm va tàu của họ 1.416 lần.

    Ngoài căng thẳng gần Hoàng Sa, việc Trung Quốc lăm le xây đảo nhân tạo để lấn xuống quần đảo Trường Sa ở Nam biển Đông đang gây nhiều lo ngại.

    Trước suy đoán đây là bước đi để lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Đông, tướng Herbert “Hawk” Carlisle - chỉ huy lực lượng không quân Mỹ ở Thái Bình Dương - nêu rõ đó là“hành động hết sức khiêu khích” và có thể dẫn đến tính toán sai lầm.



    “Sợ là số 1”

    Trung Quốc hôm 9-6 xác nhận sẽ lần đầu tiên tham gia cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới Vành đai Thái Bình Dương 2014 (RIMPAC) do Mỹ tổ chức trong tháng này ở vùng biển gần đảo Guam.

    Ngược với hành động phô trương khả năng quân sự, chuyên gia khoa học chính trị Hòa Khải của Trường ĐH Utah (Mỹ) nhận định thực ra Trung Quốc không muốn vượt Mỹ để trở thành siêu cường số một thế giới. Chuyên gia này đưa ra 3 lý do cho thái độ này: sức mạnh thực chất của Trung Quốc bị bơm phồng thông qua con số tăng trưởng GDP, những tác động chính trị đằng sau ảo tưởng “Trung Quốc là số 1” và hơn cả là chủ nghĩa dân tộc cực đoan có thể gây hại cho Bắc Kinh.

    HUỆ BÌNH
  8. fromdesert

    fromdesert Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/12/2002
    Bài viết:
    639
    Đã được thích:
    306
    Lại copy của Tây, Mỹ cấm những cái mà éo gây ảnh hưởng đến ai, éo có tác dụng. Hay là kiểu tung hoả mù là em không cần lũng đoạn kinh tế anh VN đau nhé. Không đưa các tập đoàn vào VN đâu nhé
  9. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Damen-Việt Nam sẽ đóng tàu tuần tra DN-2000 cho Australia?

    (Vũ khí) - (Quốc Phòng) - Có khả năng cao, thiết kế tàu tuần tra DN-2000 đã được Hải quân Australia chọn mua và đặt đóng tại nhà máy đóng tàu Damen-Việt Nam.

    [​IMG]
    Đồ họa thiết kế tàu tuần tra DN-2000 kết hợp với máy bay trực thăng hải quân Ka-27.
    Hải quân Hoàng gia Australia dự định sẽ ký kết một hợp đồng đóng tàu huấn luyện hàng không dài 90m và lượng giãn nước 2.400 tấn với nhà máy đóng tàu Damen ở Việt Nam, hãng tin IHS Jane's cho biết hôm 3/6.

    Theo đó, việc mua tàu huấn luyện hàng không mới nhằm phục vụ việc đào tạo phi côngtrong các hoạt động cất cánh và hạ cho cánh máy bay trực thăng trên boong tàu của Hải quân Australia trong những năm tới.

    Xác nhận thông tin trên với IHS Jane's, một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Australia nói rằng, quyết định mua một tàu huấn luyện hàng không dài 90m, lượng giãn nước 2.400 tấn ở một nhà máy đóng tàu Damen - Việt Nam được dựa trên chi phí của con tàu cũng như kế hoạch đã định từ trước.

    Tuy nhiên, ngoài thông tin rằng hợp đồng sẽ sớm được ký kết và đặc điểm về chiều dài và lượng giãn nước thì không có thêm thông tin gì về chiếc tàu huấn luyện hàng không mà Hải quân Australia đặt đóng tại nhà máy đóng tàu Damen - Việt Nam. Mặc dù vậy, dựa trên hai thông số chiều dài 90m và lượng giãn nước 2.400 tấn, cho thấy gần như không có sự khác biệt với thiết kế tàu tuần tra DN-2000 thuộc lớp Damen 9014 mà Tập đoàn đóng tàu Damen của Hàn Lan đang tham gia đóng cho Cảnh Sát Biển và Kiểm Ngư Việt Nam.

    Tàu tuần tra Damen 9014 có chiều dài 90m, rộng 14m, chiều cao mạn tàu 7m và đạt lượng giãn nước từ 2.400 - 2.500 tấn. Tàu được trang bị 4 động cơ với tổng công suất 12.016 mã lực cho phép chạy với tốc độ tối đa 21 hải lý/giờ, tầm hoạt động 5.000 hải lý.

    Dựa trên thiết kế và dây chuyền công nghệ được chuyển giao từ Tập đoàn Damen (Hà Lan), trong năm 2013, nhà máy đóng tàu Damen - Việt Nam đã đóng, bàn giao chiếc tàu DN-2000 đầu tiên mang số hiệu 8001 cho lực lượng Cảnh Sát Biển Việt Nam và đang tiếp tục đóng những chiếc tiếp theo. Bên cạnh đó, Kiểm Ngư Việt Nam cũng sắp được nhận vào trang bị 2 tàu tuần tra DN-2000 đầu tiên là KN-781 và KN-782 với một số thiết kế sửa đổi so với tàu DN-2000 của Cảnh Sát Biển.

    Hiện nay, DN-2000 được đánh giá là lớp tàu tuần tra lớn nhất và hiện đại nhất trong khu vực Đông Nam Á, các hệ thống điện tử và thiết bị, thiết kế trên tàu đều thuộc hàng tiên tiến theo chuẩn châu Âu, đặc biệt ở phía đuôi tàu có một bãi đáp rộng cho máy bay trực thăng có thể cất và hạ cánh.
    metal98, longmuonhieu, Malogs1 người khác thích bài này.
  10. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Làm đĩ 9 phương > đang kiếm 1 phương lấy chồng .....:P:P:P:P
    =====================================================================
    Truyền thông Trung Quốc ra sức 'làm thân', Ấn Độ vẫn 'lạnh nhạt'
    Trong bối cảnh Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Vương Nghị đang có chuyến thăm và làm việc tại Ấn Độ, truyền thông Trung Quốc đã ra sức ve vuốt, làm thân với nước láng giềng lớn thứ 2 tại châu Á này.
    Ngày 9/6, tờ Thanh niên Bắc Kinh đã tranh thủ “nịnh đầm” Thủ tướng mới đắc cử của Ấn Độ, ông Narendra Modi rằng nhiệm vụ làm hồi sinh nền kinh tế đang sút kém của Ấn Độ dưới thời Thủ tướng Modi là điều hoàn toàn có thể và rằng “Ấn Độ đang đi vào kỷ nguyên của Modi”.

    [​IMG]
    Ấn - Trung và mối quan hệ chưa hết chênh vênh (ảnh: thenewstribe)
    Cùng chung giọng điệu ấy nhưng tờ Nhật báo Trung Quốc còn bồi thêm rằng Ấn Độ sẽ học được “bài học của Trung Quốc” trong bước đường phát triển tiếp theo của mình và khẳng định Ấn Độ sẽ không thể đạt được những bước nhảy vọt kinh tế mà không có được những động lực từ mối quan hệ hợp tác với Trung Quốc.

    Tân Hoa xã, cơ quan thông tấn quốc gia của Trung Quốc cũng ra sức vun đắp cho mối quan hệ Trung - Ấn nhân chuyến thăm Ấn Độ lần này của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Vương Nghị.

    “Với một mối quan hệ song phương tốt đẹp, Trung Quốc và Ấn Độ có thể đặt sang một bên những bất đồng bấy lâu nay như tranh chấp đường biên giới để đảm bảo rằng nó sẽ không làm tổn hại đến quan hệ đối tác và tình hữu nghị giữa hai quốc gia”, Tân Hoa xã khéo léo đưa đẩy.

    Ở một khía cạnh khác, Nhật Bản gần đây cũng có nhiều động thái thắt chặt quan hệ hợp tác với Ấn Độ, việc này đã khiến cho báo giới Trung Quốc ngấm ngầm tức tối.

    Trên trang China Net, một bài báo đã nhấn mạnh rằng, cho dù Nhật Bản có thiết lập quan hệ gần gũi hơn với Ấn Độ đi chăng nữa, tình hữu nghị Ấn – Trung sẽ được nâng lên một “tầm cao mới” sau chuyến thăm của ông Vương Nghị, mở đường cho chuyến thăm của ông Tập Cận Bình tới Ấn Độ vào tháng 9 tới đây.

    “Sự ì ạch của nền kinh tế toàn cầu sẽ thắt chặt quan hệ hợp tác kinh tế giữa Bắc Kinh và Delhi… Sẽ chẳng có lợi lộc gì cho Trung Quốc và nó cũng sẽ làm gián đoạn sự phát triển của Ấn Độ nếu mối quan hệ song phương Trung - Ấn bị xấu đi chỉ vì Nhật Bản”, bài báo này nửa vuốt ve nửa đe nẹt.

    Đáp lại sự nồng nhiệt thái quá của truyền thông Trung Quốc trong chuyến thăm Ấn Độ của ông Vương Nghị, báo chí Ấn Độ lại giữ thái độ rất chừng mực.

    Thậm chí, tờ One India còn dẫn lại một bài tổng hợp trên BBC với tiêu được đặt lại là “Đây là cách mà truyền thông Trung Quốc nói về chuyến thăm Ấn Độ của ông Vương Nghị” một cách đầy hàm ý.

    Nhìn nhận về vấn đề trên, tờ New York Times đã có bài bình luận sâu cho rằng, cho dù Trung Quốc có cố gắng làm ấm lại mối quan hệ với Ấn Độ đi chăng nữa, hai quốc gia đông dân nhất thế giới này vẫn không thể nào tìm được tiếng nói chung trong các vấn đề về Tây Tạng và tranh chấp lãnh thổ ở biên giới.

    Trong khi Trung Quốc liên tục có nhiều hành động mạnh tay với người Tây Tạng thì Ấn Độ lại gần như là quốc gia duy nhất "cưu mang" những người này.

    [​IMG]
    Người Tây Tạng lưu vong tại Ấn Độ trước tòa nhà Đại sứ quán Trung Quốc ở Delhi (Ảnh: Tsering Topgyal/Associated Press)
    Những xung đột ở Tây Tạng gay gắt đến mức, ngay trong ngày ông Vương Nghị đến Trung Quốc, nhiều người Tây Tạng sống lưu vong tại Ấn Độ đã tụ tập trước tòa nhà Đại sứ quán Trung Quốc để phản đối, khiến lực lượng an ninh Ấn Độ phải thắt chặt an ninh. 2 năm trước, khi ông Hồ Cẩm Đào đến thăm Ấn Độ, một thanh niên Tây Tạng lưu vong tự thiêu ở New Delhi để phản đối chính sách của Trung Quốc đối với vùng lãnh thổ này.

    Đồng thời, Ấn Độ ngày càng giữ kẽ hơn trong quan hệ với Trung Quốc vì những quan ngại sâu sắc về việc Trung Quốc ngày càng dấn sâu và lộ liễu trong việc hỗ trợ các lực lượng an ninh Pakistan ở khu vực Kashmir.

    Hơn nữa, tờ New York Times dẫn lời của C. Raja Mohan, một chuyên gia chiến lược ngoại giao hàng đầu của New Delhi, khẳng định việc Ấn Độ có vẻ như muốn hợp tác nhiều hơn về kinh tế với Trung Quốc không có nghĩa là Bắc Kinh sẽ đạt được những điều kiện khác trong quan hệ, tương quan an ninh với Delhi.

    Ông Mohan cho biết, việc Trung Quốc và những mối quan hệ đầy sóng gió với các nước láng giềng của họ như Nhật Bản, Việt Nam và Philippines đã gửi đi một thông điệp cảnh giác tương tự đối với Ấn Độ.

    Có lẽ, đó chính là những lý do khiến Delhi đang rất từ tốn trong mối quan hệ với Bắc Kinh cho dù truyền thông nhà nước Trung Quốc đã và đang tỏ ra hết sức nồng nhiệt trong suốt thời gian qua.

    Bài viết được thực hiện dựa trên tổng hợp các nguồn tin từ BBC, One India, Indiaexpress và New York Times.

    Lê Hương
    longmuonhieu, canviet68hoangdang_hm thích bài này.

Chia sẻ trang này