1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Các bác cho hỏi sự kiện thành đô là cái khỉ gì mà dạo này báo chí cứ nhắc đến nhỉ? Google thì cũng ra nhưng mà dài quá. Bác nào túm gọn lại giúp em được không? Cám ơn nhiều!
  2. MinhTuan6

    MinhTuan6 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/07/2012
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    403
    Việt Nam nên chuẩn bị cho tình huống xấu nhất
    Nhiều chuyên gia quân sự cho rằng, Việt Nam nên gấp rút chuẩn bị cho tình huống xấu nhất khi Trung Quốc đưa ra hàng loạt chiến thuật khiêu khích, đổ vạ, lợi dụng mùa mưa bão..

    lợi dụng mùa mưa bão...
    Âm mưu của Trung Quốc khi mùa mưa bão tới

    Trung tướng Mai Xuân Vĩnh, nguyên Tư lệnh quân chủng Hải quân Việt Nam, chỉ rõ: “Việt Nam không có ảo tưởng Trung Quốc có thiện chí để giải quyết vấn đề trong lúc này, trừ khi họ tuyên bố hoạt động thăm dò chấm dứt nên rút giàn khoan. Hành động xâm lấn, bành trướng của họ đã thành hệ thống không có gì mới lạ”.

    Với những diễn biến ngày càng phức tạp tại thực địa quanh khu vực giàn khoan Trung Quốc đặt trái phép trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam, trả lời báo Pháp luật TP. HCM, tướng Vĩnh lưu ý, thời gian tới, diễn biến về khí hậu, thời tiết trên biển sẽ khó lường, nên Việt Nam cần chuẩn bị các phương án tối ưu để đối phó với âm mưu mới của Trung Quốc.

    Cụ thể, Trung Quốc sẽ lợi dụng tàu thuyền lớn để duy trì sự có mặt tại vùng chủ quyền Việt Nam, ngược lại tàu thuyền của ta nhỏ hơn nên khó hiện diện để cản trở sự xâm lấn của họ.

    “Việt Nam không bao giờ gây sự trước nhưng trước sự hung hăng, bất chấp của Trung Quốc thì các lực lượng của ta cần luôn đặt ở tư thế sẵn sàng để đáp trả họ đích đáng”, tướng Vĩnh góp ý.

    Video

    Quá trình gây hấn thực hiện âm mưu của Trung Quốc
    Trước mỗi kỳ đối thoại Shangri-La, Trung Quốc đều có những hành động mang tính chất gây hấn, từng bước một những hành động này đã khiến cho tình hình Biển Đông trở nên đặc biệt nguy hiểm.

    Cẩn thận với chiến thuật khiêu khích quân sự của Trung Quốc

    Chuẩn đô đốc Hải quân Lê Kế Lâm cho rằng, diễn tiến của sự vụ Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 cho thấy, nước này đang muốn mở rộng và mặc định vùng đặc quyền, thềm lục địa từ cái mà họ tự cho mình có chủ quyền ở Hoàng Sa - quần đảo Trung Quốc đã cưỡng chiếm và chiếm đóng trái phép của Việt Nam suốt mấy chục năm qua.

    Đồng thời với việc thể hiện rằng mình có hoạt động kinh tế ở khu vực này qua việc áp đặt giàn khoan trái phép, Trung Quốc xua một lượng lớn tàu cá ồ ạt vào đánh bắt ở vùng biển này để hợp thức hóa sự xâm chiếm trái phép. Khi tàu cá Việt Nam đánh bắt thì Trung Quốc sẽ cho tàu cản trở, tấn công và lu loa rằng tàu cá Việt Nam vi phạm.

    Trước chiến thuật khiêu khích quân sự này, tướng Lâm phân tích: “Trung Quốc đang cố tình khiêu khích để Việt Nam sử dụng lực lượng vũ trang. Đây là bẫy Trung Quốc cố tạo ra trong thời gian hơn một tháng qua trên biển. Và họ đang tiếp tục điều thêm tàu quân sự ra khu vực giàn khoan trái phép là muốn đẩy mạnh sự khiêu khích đó”.

    [​IMG]
    Trung Quốc luôn khiêu khích để Việt Nam đáp trả nhưng lực lượng chức năng Việt Nam luôn tỏ ra mềm mỏng, kiên trì. Ảnh: VOV
    Chiến thuật “đổ vạ”

    Còn đại tá Nguyễn Hồng Sâm, nguyên Chủ nhiệm Chính trị Vùng Cảnh sát biển 2, nhìn nhận việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam rồi đưa một lực lượng tàu chấp pháp hùng hậu và cả tàu quân sự để bảo vệ rõ ràng đây là một kế hoạch có tính toán rất kỹ từ trước.

    Trung Quốc dùng lực lượng tàu chấp pháp với số lượng áp đảo ngăn chặn, gây hấn với tàu chấp pháp của Việt Nam làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền vùng biển. Bên cạnh đó, họ vẫn bố trí tàu quân sự ở vòng trong, sát giàn khoan nhằm uy hiếp các lực lượng của ta.

    Rồi Trung Quốc lấp liếm rằng giàn khoan đặt cách đảo Tri Tôn 17 hải lý trong vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa (mà nước này dùng vũ lực cưỡng chiếm trái phép của Việt Nam từ 1974) thuộc chủ quyền của họ để sử dụng tàu chấp pháp trực tiếp tấn công, gây hấn với tàu chấp pháp của Việt Nam.

    “Đó chính là phương cách Trung Quốc thực hiện chiến lược 'xâm lược mềm' đối với Việt Nam và có thể sẽ thực hiện tương tự với các nước khác có chủ quyền trên Biển Đông”, đại tá Sâm nói.

    Theo ông Sâm, trong khi Việt Nam thiện chí thì trên biển, Trung Quốc có những hành động hung hăng, hiếu chiến, gây hấn, khiêu khích với lực lượng chấp pháp của Việt Nam nhằm "cài bẫy" và chỉ chờ ta mắc mưu để tạo cớ. Còn trên kênh truyền thông thì vu cáo trắng trợn, đổ lỗi cho Việt Nam.

    “Chúng ta cần tỉnh táo, bình tĩnh, kiên trì, kiên quyết và tránh mắc mưu Trung Quốc nhưng không phải ta cứ phải chịu đựng cho tàu Trung Quốc đâm húc, phun vòi rồng mãi hoặc né tránh mãi. Ta phải có những biện pháp linh hoạt, phù hợp để đối phó hiệu quả chặn đứng hành động của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Về lâu dài, cần phải dấy lên tinh thần yêu nước trong mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các bạn trẻ”, nguyên Chủ nhiệm Chính trị Vùng Cảnh sát biển 2 nói.

    Video

    VTV tối 9/6: Tàu Trung Quốc chia 3 vòng bảo vệ giàn khoan
    Khi áp sát giàn khoan trái phép Hải Dương 981, tàu CSB 8003 của Việt Nam đã bị tàu 5 Trung Quốc chạy tốc độ cao, áp sát, ép tàu chấp pháp của Việt Nam rút ra xa giàn khoan.

    Việt Nam nên gấp rút chuẩn bị cho tình huống xấu nhất

    Ngày 9/6, Kiểm ngư Việt Nam ghi nhận thêm sự leo thang của Trung Quốc khi tăng cường tàu chiến, trực bảo vệ đủ ba mặt quanh giàn khoan. Trả lời Tuổi Trẻ, Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm cho biết, với dã tâm chiếm biển và sự hung hăng sẵn sàng tấn công, Trung Quốc lu loa rằng các tàu Việt Nam sẽ tấn công vào giàn khoan của họ.

    Bên cạnh đó, Trung Quốc còn tuyên bố sẽ đưa tàu tiếp tế tải trọng 11.000 tấn đến Biển Đông để phục vụ các tàu khác hoạt động lâu dài. Đây vừa là một động thái đe dọa Việt Nam, vừa là đợt diễn tập thực tế.

    "Trước thái độ 'trơ như đá' này, tôi nghĩ Trung Quốc có thể sẽ còn động thái khác. Nhiều công trình quân sự cũng đang được Trung Quốc xây dựng tại các đảo Gạc Ma, Chữ Thập, Châu Viên... ở Trường Sa phục vụ âm mưu chiếm trọn Biển Đông lâu dài. Việt Nam nên gấp rút chuẩn bị cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra để giữ được chủ quyền lãnh thổ", Chuẩn đô đốc Lâm khuyến cáo.

    Video

    Sự hiện diện của vũ khí Trung Quốc trên Biển Đông
    yetkieu thích bài này.
  3. MinhTuan6

    MinhTuan6 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/07/2012
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    403
    Học giả Trung Quốc: Việt Nam muốn không bị đánh, phải "ngoan"?!
    Hồng Thủy

    10/06/14 12:10
    Thảo luận (0)
    (GDVN) - Họ có súng ống, vũ khí tối tân hiện đại thật đấy, nhưng người Việt lại luôn biết "lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo".
    [​IMG]
    Tham vọng bành trướng, bá quyền sẽ không còn chỗ đứng trong xã hội văn minh.
    Tờ Đông Phương Nhật báo xuất bản tại Hồng Kông ngày 9/6 đăng bài phân tích của Ngưu Bạch Vũ, một chuyên gia về quan hệ chính trị Trung - Mỹ bình luận, giới chức Trung Quốc đang nghiên cứu áp dụng Binh pháp Tôn Tử để đối phó với Mỹ, Nhật Bản và Việt Nam, trong đó "với Mỹ dùng mưu, với Nhật Bản dùng ngoại giao còn với Việt Nam thì dùng quân sự"?!

    Ngưu Bạch Vũ dẫn Binh pháp Tôn Tử: "Thượng binh phạt mưu, kỳ thứ phạt giao, kỳ thứ phạt binh, kỳ hạ công thành" và diễn giải ý nghĩa: Kẻ cầm quân thượng sách là dùng mưu, kế đến sử dụng ngoại giao, thứ nữa dùng binh và cuối cùng (hạ sách) mới là công thành.

    Ông Vũ lý luận, sở dĩ Bắc Kinh tính toán tới thủ đoạn "phạt binh" tức dùng vũ lực với Việt Nam là vì "tính đặc thù quan hệ Việt - Trung và tương quan lực lượng 2 bên". Quan hệ Trung - Việt khác với quan hệ Trung - Mỹ ở chỗ, Bắc Kinh và Washington là 2 cường quốc hạt nhân phụ thộc nhau rất lớn về kinh tế, nếu dùng quân sự thì cả hai đều phải trả giá quá đắt.

    Quan hệ Trung - Việt cũng khác quan hệ Trung - Nhật ở chỗ, tương quan lực lượng quân sự giữa Tokyo với Bắc Kinh không chênh lệch là bao, nếu Trung Quốc dùng vũ lực với Nhật Bản thì chưa chắc thắng nổi. Quan trọng hơn, sau lưng Nhật bản là Mỹ với một hiệp ước đảm bảo an ninh ràng buộc. Một khi xảy ra xung đột quân sự, Mỹ sẽ nhảy vào. Đó là lý do tại sao tranh chấp lãnh thổ ở Hoa Đông dù rất căng thẳng nhưng chỉ dừng lại ở "phạt giao" chứ rất khó rơi xuống ngưỡng "phạt binh" - dùng vũ lực.

    Tuy nhiên, quan hệ Trung - Việt thì "đơn giản hơn nhiều", Ngưu Bạch Vũ nhận định. Thứ nhất, thực lực (kinh tế, quân sự) của Việt Nam kém Trung Quốc, thứ 2 quan trọng hơn là "tranh chấp lãnh thổ Trung - Việt" (thực tế là Trung Quốc xâm lược quần đảo Hoàng Sa, 7 bãi đá ở Trường Sa của Việt Nam và nhảy vào tranh chấp cả vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam - PV) lại không liên quan gì đến Mỹ, Nhật Bản.

    [​IMG]
    Một số học giả, quan chức và giới truyền thông nhà nước Trung Quốc luôn tỏ ra diều hâu, hiếu chiến với láng giềng, lúc nào cũng chỉ thích nói chuyện bằng nắm đấm.
    Ngưu Bạch Vũ cho rằng, một khi Trung Quốc dùng vũ lực với Việt Nam thì Bắc Kinh khỏi lo Mỹ sẽ can thiệp quân sự, thậm chí Bắc Kinh còn tự tin hơn khi ây áp lực ngoại giao, kinh tế và quân sự để "chiến thắng Việt Nam"!? Không chỉ có vậy, Trung Quốc còn có thể chuyển hóa mâu thuẫn nội bộ, tăng cường tự tin cho giới chức cầm quyền thông qua cuộc xung đột với Việt Nam. Vì vậy Bạch Vũ cho rằng nguy cơ mâu thuẫn Trung - Việt có thể bùng phát thành xung đột quân sự cục bộ rất cao.

    Tàu thuyền của Việt Nam đang thực thi pháp luật, ngăn cản và kêu gọi giàn khoan Trung Quốc 981 cùng "hạm đội" tàu hộ tống rút khỏi vùng biển Việt Nam và đang bị Trung Quốc hành hung, gây hấn, theo Ngưu Bạch Vũ có thể dẫn đến 1 cuộc hải chiến quy mô nhỏ.

    Vũ thừa nhận có không ít người cho rằng nếu Trung Quốc dùng vũ lực với Việt Nam sẽ bị lên án ỷ lớn hiếp nhỏ, nhưng kết luận: "Đó là thực tế tàn khốc. Khủng hoảng Ukraine đã cho người Trung Quốc thấy, luật chơi trên sân khấu chính trị quốc tế không hề thay đổi. Một nước nhỏ mà ở cạnh một nước lớn đang giở mình trỗi dậy, nếu không muốn bị đánh thì hãy ngoan ngoãn nằm im, chớ để nước lớn phiền lòng"!? Một quan điểm cực kỳ ngông cuồng, hiếu chiến.

    Ngưu Bạch Vũ có lẽ chưa từng học lịch sử của chính dân tộc mình hay vì lý do chính trị phải bẻ cong ngòi bút theo ý đồ của thế lực nào đó. Vũ hãy nhớ rằng, dù rất nhiều lần bị gã hàng xóm lớn xác ức hiếp, nhưng chưa bao giờ người Việt biết khuất phục. Họ có súng ống, vũ khí tối tân hiện đại thật đấy, nhưng người Việt lại luôn biết "lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo" để bao đời nay vẫn vững vàng nền độc lập tự chủ dù ai đó lúc nào cũng rắp tâm bành trướng, đồng hóa, chia rẽ...đối với láng giềng.

    Trận Bạch Đằng, Đống Đa, Chi Lăng vẫn còn đó, Ngưu Bạch Vũ và những tay bút tuyên truyền cổ súy quan điểm diều hâu hiếu chiến ở Trung Quốc hãy đọc lại để tránh cho những người dân lương thiện của họ phải bỏ mạng vì bị xúi giục hay cưỡng ép tham gia một cuộc chiến tranh phi nghĩa xâm lược nước khác.

    Và những người như Ngưu Bạch Vũ nên tìm đọc lại câu chuyện của cụ Thám hoa Việt Nam Giang Văn Minh khẳng khái đáp lại vế đối trịch thượng, ngỗ ngược của Sùng Trinh nhà Minh để thấy được ý chí độc lập tự chủ của người Việt muôn đời không thay đổi:





    Theo Wikipedia:

    Vào thời điểm Thám hoa Giang Văn Minh đi sứ Trung Quốc, mặc dù nhà Mạc đã bỏ chạy ra Cao Bằng, nhưng nhà Minh vẫn áp dụng chính sách ngoại giao hai mặt (với cả nhà Hậu Lê và nhà Mạc) với mục đích để cuộc chiến tranh Lê-Mạc kéo dài. Đoàn sứ bộ của Giang Văn Minh đến Yên Kinh (nay là Bắc Kinh) vào năm 1638.

    Đến khi triều kiến, Minh Tư Tông Chu Do Kiểm (tức hoàng đế Sùng Trinh) lấy lý do “Vì lệ cũ không có những quy định cụ thể cho việc sắc phong, do đó trong khi còn chờ tra cứu chỉ ban sắc thư để tưởng lệ” để ngăn trở việc công nhận sự chính thống của nhà Hậu Lê và bãi bỏ công nhận ngoại giao với nhà Mạc.

    Đồng thời, Chu Do Kiểm còn ngạo mạn ra cho sứ bộ một vế đối như sau:

    “Đồng trụ chí kim đài dĩ lục”"
    Nghĩa là:

    Đồng trụ đến giờ rêu vẫn mọc.


    Câu này có hàm ý nhắc tới việc Mã Viện từng đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, sau đó cho chôn một chiếc cột đồng với lời nguyền: "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt" (Cột đồng gãy thì Giao Chỉ - tức Đại Việt - bị diệt vong).

    Trước sự ngạo mạn đó, Giang Văn Minh đã hiên ngang đối lại bằng câu:

    "Đằng Giang tự cổ huyết do hồng"

    Nghĩa là: Bạch Đằng thủa trước máu còn loang.

    Vế đối này vừa chỉnh, vừa có ý nhắc lại việc người Việt đã ba lần đánh tan quân xâm lược phương Bắc trên sông Bạch Đằng.


    Vào thời bấy giờ, câu đối này được xem là cái tát thẳng vào mặt hoàng đế nhà Minh trước đông đảo văn võ bá quan và sứ bộ các nước. Vua nhà Minh bừng bừng lửa giận bỏ qua thể diện, bất chấp luật lệ bang giao, đã trả thù bằng cách trám đường vào miệng và mắt ông, rồi cho người mổ bụng xem “sứ thần An Nam to gan lớn mật đến đâu”. Sự việc này xảy ra vào ngày mùng 2 tháng 6 năm Kỷ Mão (1639). Nhưng Minh Tư Tông vẫn kính trọng ông còn cho ướp xác ông bằng bột thủy ngân và đưa thi hài ông về nước. Khi thi hài của ông về đến Kinh thành Thăng Long, vua Lê Thần Tông và chúa Trịnh Tráng bái kiến linh cữu ông và truy tặng chức Công bộ Tả thị lang, tước Vinh quận công, ban tặng câu “Sứ bất nhục quân mệnh, khả vi thiên cổ anh hùng” (tức là "Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ").
    Lần cập nhật cuối: 10/06/2014
  4. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Lúc này VN rất bế tắc > thế giới cấm vận , LX đổ vỡ ..... VN không còn con đường nào khác là phụ thuộc và phát triển theo kiểu của khựa ( trước đó VN vẫn cương với khựa ) > do vậy kinh tế VN sau này bị ảnh hưởng rất lớn của khựa > bây giờ VN muốn thóat ra thì sự kiện này là liên quan .
    dragonboy1080 thích bài này.
  5. uman

    uman Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/05/2004
    Bài viết:
    955
    Đã được thích:
    826
    Xin lỗi đi, ở đó mà kiểm duyệt! Không biết bạn có được sinh ra ở thời đó không mà phán như thánh sống. Lúc đó đang là chuyện sống hay chết, phải dốc toàn lực chống Mỹ, làng xóm vắng bóng đàn ông, thanh niên; chỗ nào cũng có khẩu hiệu tả thực "Tất cả cho tiền tuyến". Đánh nhau với thằng khỏe nhất, giàu nhất đương nhiên là khổ rồi. Tuy chưa khổ bằng thời 198x ăn bo bo nhưng hầu như mọi thứ là đồ viện trợ nhá. Nếu miền Nam nhận viện trợ từ Mỹ cỡ 2-3 tỷ đô/năm thì miền Bắc, cả vũ khí, bột mì, v.v.. cũng vào cỡ 2 tỷ rúp mậu dịch. Mà lương thực, vải vóc, đồ tiêu dùng hầu hết là từ tq (sau này còn vũ khí bộ binh, quân trang, thậm chí cả tên lửa phòng không nhái SAM2 bắn dở ẹc). Cho nên, nếu biết vẫn phải cắn răng, dằn lòng giải quyết sau chứ làm được gì?
  6. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.910
    Đã được thích:
    3.063
    Mang thai hộ thì phải xem bơm tinh trùng bằng ống vô cơ hay hữu cơ mới xác định được ngoại tình hay ko.
    Boeing01, halosunninjavn2007 thích bài này.
  7. lionking_arc

    lionking_arc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2005
    Bài viết:
    4.722
    Đã được thích:
    1.621
    đồng chí lên mạng gõ serch về bài học ở Thành Đô của cự thứ trưởng ngoại giao ta Trần Quang Cơ nhé
    dragonboy1080 thích bài này.
  8. RusViet

    RusViet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2013
    Bài viết:
    553
    Đã được thích:
    3.834
    Em cũng đồng tình với quan điểm của bác. Không thể coi thường thằng Cam mà có lẽ nếu có xung đột lớn trên diện rộng xảy ra trong thời gian tới thì sẽ không phải giữa VN - TQ mà sẽ là một cuộc chiến ủy quyền giữa VN - CAM.

    Hiện tại có thể nói Cam đã thoát khỏi ảnh hưởng của VN và gần với TQ rất nhiều rồi. Và Cam cũng đang quan sát rất kĩ động thái mà VN kháng Tàu ở biển Đông. Nếu VN kiên quyết viện dẫn các bằng chứng lịch sử như bản đồ, ghi chép, nghiên cứu cổ đại và có thành công thì thằng Cam có thể dùng đúng bài này để đập lại mình. Em mới đi Cam về, hiện trong các resort của nó phần lớn cái video mặc định ở kênh 1 là kênh giới thiệu quảng cáo về Angkor đều có giọng điệu là 800 năm trước Cam phải xây công trình này là để chống người Việt và Thái (nhưng chủ yếu là Việt). Rồi có những giọng điệu kiểu lãnh thổ Tây Nam Bộ của VN là của người Cam...Người Cam cũng thực dụng và khôn lỏi hơn Lào nhiều nên TQ h ngày càng có ảnh hưởng và thao túng lớn ở Cam. Về lâu dài nó sẽ dùng ảnh hưởng của TQ để lật lại vấn đề biên giới với VN.

    TQ cũng sẽ nắm lấy cơ hội này là một dịp lí tưởng để chiếm đóng, chia cắt VN ta. Đặc biệt sau các sự kiện như Syria hay Crimea, chiến tranh ủy nhiệm đã gần như trở thành chiến lược mới của các cường quốc để giảm thiểu thương vong, giảm thiểu các ảnh hưởng kính tế, chính trị quốc tế nếu trực tiếp ra mặt đánh nhau. Cho nên viễn cảnh đáng lo ngại nhất là bọn Cam làm càn ở khu vực Tây Nam Bộ, Tây Nguyên với sự hậu thuẫn của TQ. Trong khi đó TQ làm càn ở Trường Sa, buộc ta vào thế bí và phải đàm phán. Lúc đó nguy cơ ta sẽ mất rất nhiều.

    Chém thì chém thế thôi chứ anh mình mà còn nghĩ ra thế này thì chắc các bác cũng đã chuẩn bị kĩ càng từ lâu rồi ! Những lúc thù trong giặc ngoài hoặc vận nước lâm nguy chính là lúc VN ta mạnh mẽ nhất !
    usadok, longmuonhieu, Malogs1 người khác thích bài này.
  9. zzzdaicongtuzzz

    zzzdaicongtuzzz Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/05/2012
    Bài viết:
    998
    Đã được thích:
    450
    bạn nên nhớ 90% người kinh sống ở tây nam bộ , nếu họ dùng phương thức chiến tranh thì không thể, họ đang từng bước xây dựng kinh tế bây giờ mà lao vào 1 cuộc chiến thì sẻ khiến kinh tế cam rơi vào khủng hoảng ngay lập tức, nếu nói khu vực tây nam bộ mà giống như Crimea thì sinh thưa sai hoàn toàn rồi bác ,Crimea có hơn 60 % người nga nên xác nhập vào nga là chuyện dể còn tây nam bộ thì khác , tây nam bộ có hơn 90 % người kinh thì tự hỏi thằng cam dùng biển pháp gì để xác nhập tây nam bộ vào cam và dùng chiêu bài lịch sử nào ở đây khi mà người campuchia chỉ chiếm có chưa đến 2% dân số ở tây nam bộ
    z123zz, talavip, hoalongtrang1 người khác thích bài này.
  10. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    [​IMG]

    Hội nghị Thành Đô, tháng 9 năm 1990
    Dương Danh Dy

    Chúng ta không đòi Trung Quốc phải bồi thưòng chiến tranh (trong khi đã nêu vấn đế Mỹ bồi thường chiến tranh là điều kiện tiên quyết để bình thưòng hoá quan hệ hai nuớc) nhưng tại sao trong đàm phán bí mật lại không dám nói dù chỉ là một lời với Trung Quốc về cuộc chiến tranh tàn ác đó và buộc họ chí ít phải nói ra câu “lấy làm tiếc” về hành động phi nghĩa của mình? Nhượng bộ “vô nguyên tắc” này của Việt Nam đã làm cho Trung Quốc dưòng như giành được “vị thế chính nghĩa” trước dư luận quốc tế và nhất là trong đông đảo nhân dân Trung Quốc dù họ mang hơn 60 vạn quân chính qui xâm lược, giết hại nhiều đồng bào ta, tàn phá nhiều cơ sở vật chất của ta tại vùng 6 tỉnh biên giới Việt Nam. Làm cho một bộ phận ngưòi trên thế giới cho rằng những vu cáo bịa đặt của Trung Quốc: “Việt Nam xua đuổi nguời Hoa”, “ViệtNam xâm lược Cămpuchia”… là đúng, việc thế giới “lên án, bao vây cấm vận Việt Nam” là cần thiết, việc Trung Quốc “cho Việt Nam một bài học” là phải đạo v.v.… trong khi chính chúng ta mới là ngườì có công lớn trong việc đánh tan bọn Khơme đỏ, cứu nhân dân Cămpuchia khỏi nạn diệt chủng. Tóm lại là đã làm cho khá nhiều người trong thời gian khá dài hiểu lầm, ác cảm với Việt Nam.


    …Cho tới khi đặt bút viết những dòng này mặc dù đã mất nhiều công sức tìm hiểu, người viết vẫn chưa biết ai là người đề xuất chủ trương cấmkhông được nói lại chuyện cũ với Trung Quốc, khiến cho trong hơn 20 năm qua, trên các phương tiện truyền thông của Việt Nam không hề có một tin tức nào động chạm tới Trung Quốc (ngay cả tên tuổi, nghĩa trang của các liệt sĩ hy sinh trong cuộc đấu tranh yêu nước thần thánh trên cũng bị cố tình lảng tránh không dám công khai nói tới, thậm chí bị lãng quên).


    …Cần phải nói ra đây một sự thực là trong khi đó, báo, mạng chính thống của Trung Quốc vẫn ra sức tung hoành, không hề bị một sự cấm đoán, hạn chế nào, ngày ngày tìm hết cách để “bôi xấu, xuyên tạc” Việt Nam về mọi mặt, đến nỗi phần lớn ngưòi dân Trung Quốc bình thường khi được hỏi về Việt Nam cũng thốt lên, Việt Nam là “kẻ vô ơn bội nghĩa, là kẻ ăn cháo đá bát..”. Theo tài liệu chính thức của Trung Quốc trong một cuộc điều tra công khai, đã có tới “80% dân mạng Trung Quốc (tức khoảng 300 triệu ngưòi-chủ yếu là thanh niên và người có học) tán thành dùng biện pháp vũ lực với Việt Nam tại Biển Đông” Cảm tình, ấn tưọng tốt đẹp của đa số nhân dân Trung Quốc về một nước Việt Nam anh dũng trong chiến đấu, cần cù trong lao động, hữu nghị với Trung Quốc trước đây dường như không còn nữa. Hậu quả tai hại này chưa biết bao giờ mới xoá bỏ được…

    …Chấp nhận yêu sách trắng trợn của phía Trung Quốc “gạt bỏ mọi chức vụ trong và ngoài đảng đồng chí Nguyễn Cơ Thạch, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch HĐBT kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam”, rồi lợi dụng mọi cơ hội để đến đại hội VII ĐCSVN chính thức làm được việc đó khi đồng chí là một trong số rất ít người lãnh đạo có tư duy sáng tạo, am hiểu tình hình quốc tế, có sức khoẻ dồi dào, có uy tín quốc tế, nhất là đối với các nước phương tây là một việc làm thể hiện sự yếu kém về bản lĩnh và sự tha hoá về tình nghĩa cộng sản, là một việc làm dại dột “vác đá tự ghè chân mình”…


    …Có thể có ngưòi không đồng ý nhận định này, nhưng người viết bài này luôn cho rằng Nguyễn Cơ Thạch là số ngưòi hiếm có trong hàng ngũ lãnh đạo đảng ta lúc đó, ông am hiểu sâu sắc tình hình quốc tế, có quan hệ tương đối tốt với một số chính khách phương tây và đặc biệt là người sớm thấy rõ âm mưu ý đồ đen tối của Trung Quốc đối với Việt Nam, đang tích cực vạch trần và ra sức chống lại mọi ý đồ bành trướng bá quyền của họ khiến ban lãnh đạo Bắc Kinh thấy rằng nếu không cương quyết ép ban lãnh đạo Việt Nam loại bỏ Nguyễn Cơ Thạch thì Việt Nam sẽ “sớm thoát khỏi vòng tay của Trung Quốc”, sẽ nhanh chóng có “vai trò quan trọng trong khu vực và thế giới”, điều mà bất kỳ ban lãnh đạo Trung Quốc thế hệ nào cũng đều không bao giờ muốn. Có thể nói mà không sợ quá mức rằng, nếu Nguyễn Cơ Thạch còn trong ban lãnh đạo cấp cao Đảng ta một nhiệm kỳ nữa thì việc bình thường hoá quan hệ Việt Mỹ và việc Việt Nam gia nhập Asean chắc chắn không phải mãi đến năm 1995 mới thực hiện, chậm hơn việc bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc tới gần 5 năm….


    …Ban lãnh đạo Bắc Kinh các thế hệ, lo sợ ảnh hưỏng của Nguyễn Cơ Thạch tới mức, mặc dù ông buộc phải nghỉ hưu và mất đã khá lâu mà hơn hai mươi năm sau ngày bình thưòng hoá quan hệ Việt Trung, tại Đại hội lần thứ XI ĐCSVN tháng 1 năm 2011 họ còn không muốn để con trai ông làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam (lời người lãnh đạo đảng ta lúc đó nói, tôi được nguyên đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Trọng Vĩnh trực tiếp cho biết)

    Chỉ một ví dụ cụ thể này là đủ nói rõ vấn đề

    …Không thể dùng các từ ngữ thông thưòng để đánh giá các hậu quả trên mà phải dùng từ “cái giá phải trả bằng xương máu” mới phản ánh đúng bản chất của vấn đề. “Hội nghị Thành Đô” đã, đang và sẽ còn mang lại cho đất nước chúng những hậu quả “to lớn”, “cay đắng” , “nhục nhã”…! Nếu những người có trách nhiệm, không dám công khai toàn bộ tư liệu về hội nghị này và nghiêm chỉnh đánh giá lại “kết quả”

    …Vì vậy một vấn đề cũng quan trọng không kém mà ngưòi viết xin mạnh dạn khởi đầu trước: từ những cái giá phải trả đó chúng ta cần rút ra những bài học gì? Cần ghi nhớ những bài học nào?

    (1) Những ngưòi lãnh đạo chủ chốt của Đảng ta lúc đó hầu như không nắm được những thay đổi, những diễn biến lớn trên trường quốc tế, nhất là về các nước xhcn Đông Âu, tình hình Liên Xô, tình hình Mỹ cũng như tình hình đối thủ trực tiếp của mình lúc đó là Trung Quốc. Từ đó đã có những nhận định rất sai lầm để rồi đưa ra những quyết định rất sai lầm.

    Thắng lợi của Công đoàn Đoàn kết tại Ba Lan, sự kiện “bức tường Berlin” bị nhân dân Đức xoá bỏ, việc Yelsin giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tại Cộng hoà liên bang Nga, Goovachov từ bỏ chủ nghĩa xã hội và đảng cộng sản… đã không làm cho một số ngưòi trong ban lãnh đạo chúng ta thấy rằng chủ nghĩa xã hội đã không còn được nhân dân ở chính ngay những nước đó ưa thích, theo đuổi, sự sụp đổ của họ là lẽ tất nhiên. Trong tình hình như thế mà lại chủ trương “bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc để bảo vệ chủ nghĩa xã hội, chống đế quốc”, ”Mỹ và phương tây muốn cơ hội này để xoá cộng sản. Nó đang xoá ở Đông Âu. Nó tuyên bố là xoá cộng sản trên toàn thế giới. Rõ ràng là nó là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm. Ta phải tìm đồng minh. Đồng minh này là Trung Quốc” (Hồi ký Trần Quang Cơ)

    Không thấy hết những khó khăn trong ngoài nước của Trung Quốc lúc đó. Trong nước họ vừa xẩy ra “sự kiện Thiên An Môn”, Triệu Tử Dương bị cách chức Tổng Bí thư, nội bộ lãnh đạo cấp cao bất đồng sâu sắc, một bộ phận nhân dân bất mãn với ĐCSTQ ... Do đàn áp đẫm máu học sinh sinh viên, Trung Quốc bị các nước phương tây chủ yếu cấm vận về chính trị, kinh tế, quân sự (có hạng mục như xuất khẩu kỹ thuật cao trong quân sự đến nay vẫn chưa huỷ bỏ). Họ ở vào thế không có lợi nhiều mặt khi bình thường hoá quan hệ với ta, nhưng do mấy nhà lãnh đạo chúng ta lúc đó đánh giá không đúng tình hình nên không những không sử dụng được lợi thế của mình, mà còn bị Trung Quốc “dắt mũi” kéo theo, thiệt đơn thiệt kép trong xử lý quan hệ cũ và trong giai đoạn bình thường quan hệ mới, cho tới tận bây giờ và cả trong tương lai nữa.

    (2) Bằng những thoả thuận tại Hội nghị Thành Đô, mấy nhà lãnh đạo chủ yếu của Đảng ta lúc đó đã tự đánh mất bản lĩnh “kiên cường, bất khuất, không sợ địch” mà nhiều thế hệ lãnh đạo đã nêu cao,để sẵn sàng nhận sai về phần mình trước “kẻ thù”, tuỳ tiện đổ lỗi cho ngưòi tiền nhiệm. Người viết bài này không hiểu vì sao, người đại diện cho Đảng ta, một nhân vật có tinh thần sáng tạo lớn với ý chí kiên cường đã tích cực phát triển đường lối “cải cách và đổi mới” và chỉ đạo toàn Đảng toàn dân thu được những thành tích to lớn rất quan trọng bước đầu, thế nhưng trước đối thủ Trung Quốc hình như chỉ còn là chiếc bóng, mất hết cảnh giác cách mạng gật đầu tin tưởng và làm theo mọi đề xuất mang đầy chất lừa bịp “vì chủ nghĩa xã hội” “vì đại cục”… của Trung Quốc, thậm chí chấp nhận để họ can thiệp vào công việc nhân sự cấp cao của đảng ta.

    Bài học này, cần được phân tích sâu sắc trong toàn Đảng, toàn dân, một mặt để thấy rõ sai lầm quá khứ, một mặt để ngăn chặn, phá tan những âm mưu, mánh khoé mới của ngưòi “láng giềng 4 tốt” của “những đồng chí” luôn rêu rao “16 chữ vàng” đang không ngừng vận dụng những “thành quả cũ” vào trong quan hệ với Việt Nam chúng ta hiện nay và trong tưong lai….


Chia sẻ trang này