1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. polite people

    polite people Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    01/05/2014
    Bài viết:
    4.385
    Đã được thích:
    19.533
    để hấp diêm tập thể cái con ****** chứ để làm gì sao mày ngu quá vậy thằng con hoang
  2. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Phải mạnh tay thôi ............... :rolleyes:
    ===============================
    Tên lửa Iskander, một phương tiện đảm bảo hòa bình chủ động
    TRẦN NGHĨA SƠN

    14/06/14 06:54
    THẢO LUẬN (0)
    (GDVN) - Trước sự đe dọa sử dụng vũ lực của Trung Quốc, Việt Nam cần đề cao cảnh giác, chuyển sang chiến lược “hòa bình chủ động”, có khả năng răn đe thế lực hiếu chiến

    Tàu Trung Quốc bám sát, dàn hàng ngang để chặn lối tàu ngư dânNgư dân không muốn đóng tàu vỏ sắt
    Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" ngày 10 tháng 6 đăng bài viết nhan đề "Chuyên gia: Trỗi dậy hòa bình không mâu thuẫn với sử dụng vũ lực, bảo vệ chủ quyền có thể nổ súng" của tác giả Trương Kiến Cương, chủ nhiệm Phòng nghiên cứu chiến lược chính trị biển, Đại học Hải dương Quảng Đông.

    Đề cao cảnh giác

    Có ý kiến cho rằng Thời báo Hoàn Cầu không nhất thiết là quan điểm chính sách của chính phủ Trung Quốc. Nhưng chúng ta đừng quên rằng tờ báo này được quản lý bởi Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Trung Quốc.

    Vì vậy, có thể xem đây là một động thái đe dọa sử dụng vũ lực mà Việt Nam cần lưu ý. Đề cao cảnh giác là điều không bao giờ thừa, nhất là đối với Trung Quốc.

    [​IMG]
    Quân đội nhân dân Việt Nam sẵn sàng bảo vệ Tổ Quốc.
    Ba mươi lăm năm trước, Bắc Kinh đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược biên giới phía Bắc nước ta (tháng 2/1979). Việt Nam đã có phần bị bất ngờ vì không nghĩ một nước cùng hệ thống chính trị lại tấn công xâm lược mình.

    Năm 1988, Trung Quốc lại bất ngờ chiếm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Nhiều cán bộ chiến sĩ của ta đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo.

    Chúng ta chủ trương giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, nhưng hòa bình không phải cầu xin mà có được. Vì vậy, ngoài tinh thần đề cao cảnh giác, ta phải có chiến lược, đối sách phù hợp chuẩn bị cho những khả năng, tình huống xấu nhất.

    Nói cách khác, ta phải kiến tạo một nền “hòa bình chủ động” chứ không nên để đất nước ở vào tình trạng “hòa bình bị động”, hay như lời Thủ tướng *************** là “hòa bình lệ thuộc”.

    Nâng cao khả năng phòng thủ chủ động

    Muốn có “hòa bình chủ động” Việt Nam cần thiết lập một hệ thống “phòng thủ chủ động”. Thời gian đã cho thấy rõ: với người láng giềng hung hăng ở phương Bắc, chúng ta không nên ảo tưởng một vài phương châm hợp tác bằng lời là một đảm bảo cho hòa bình. Muốn có hòa bình chúng ta phải chuẩn bị tốt cho tình huống xãy ra chiến tranh.

    “Phòng thủ chủ động” có hai mức: Chiến lược và chiến thuật.

    Ở mức chiến lược, ta phải điều chỉnh tư duy về kẻ địch tiềm tàng. Không nên để xảy ra tình trạng “tự trói mình” trong những sách lược đã không còn phù hợp. Cũng không sống trong ảo tưởng “chiến tranh nhân dân vạn năng”, cho rằng chỉ cần con người dũng cảm còn vũ khí không quan trọng.

    Ở mức chiến thuật, ta cần xây dựng một hệ thống phòng thủ có khả năng tác chiến “phi đối xứng” để chống lại đối phương mạnh hơn.

    Quan sát những năm gần đây, Việt Nam đã đầu tư tương đối mạnh tay để phát triển không quân và hải quân. Nhưng lục quân thì vẫn còn trong tình trạng khá lạc hậu.

    Nhiều ý kiến cho rằng, Trung Quốc có thể phát động một cuộc xung đột giới hạn quy mô, trong thời gian ngắn, mà quan điểm của Trương Kiến Cương vừa đề cập ở trên là một ví dụ. Trong tình huống đó, Việt Nam sẽ đối phó thế nào?

    Việt Nam có thể dùng không quân, tàu chiến, tàu ngầm để bảo vệ các vị trí quân sự của mình trên Biển Đông khi không quân, hải quân đối phương tấn công. Nhưng nếu đối phương tấn công phủ đầu bằng tên lửa đạn đạo tầm xa thì ta đối phó thế nào?

    Thật ra, Việt Nam cũng là quốc gia sở hữu tên lửa đạn đạo. Nhưng các tên lửa đạn đạo Scud của ta đã quá lạc hậu, hiệu quả chiến đấu thật sự không cao. Thực tế trong các cuộc chiến Iraq và Libya đã cho thấy tên lửa Scud có hiệu quả rất kém. Vì vậy, để giải quyết bài toán này, Việt Nam nên sớm đàm phán mua loại tên lửa Iskander của Nga.

    Tại sao Việt Nam nên trang bị tên lửa Iskander?

    Iskander còn gọi Alexandre (tiếng Nga: Искандер) là tổ hợp tên lửa đường đạn chiến dịch chiến thuật do Nga chế tạo. Đây là loại đạn tự hành tàng hình. Kỹ thuật tàng hình áp dụng ở Iskander là kỹ thuật plasma. Nó tạo ra một lớp mây trung tính về điện bao quanh đạn khiến cho các sóng radar bị mất khả năng phản hồi. Iskander còn được trang bị một hệ thống điều khiển thông minh cho phép đạn bay lượn linh hoạt. Iskander có độ chính xác cao. Nó có thể mang đầu đạn hạn nhân hoặc đầu đạn thường. Iskander có 2 phiển bản: Iskender-E cho xuất khẩu và Iskander-M dùng cho quân đội Nga.

    [​IMG]
    Các thành phần của hệ thống tên lửa Iskander.

    Tổ hợp tên lửa chiến trường Iskander-E được thiết kế để phá hủy các loại vũ khí, khí tài, trung tâm thông tin - chỉ huy, máy bay chiến đấu trú đỗ tại sân bay, các trận địa phòng không và phòng thủ tên lửa, cũng như các mục tiêu trọng yếu khác của đối phương ở mọi thời điểm trong suốt chiều sâu chiến dịch và mọi điều kiện khí hậu thời tiết. Đồng thời, duy trì khả năng chiến đấu trước các loại vũ khí chế áp thông thường, vũ khí chính xác cao, vũ khí xạ-sinh-hoá, vũ khí phòng chống tên lửa và tác chiến điện tử của đối phương.

    Các thông số của hệ thống tên lửa Iskander-E:

    - Tầm bắn: Tối đa 280 km - Tối thiểu: 50 km.

    - Bán kính vòng đồng xác suất trúng đích: Tự dẫn quán tính: 30-70m - Kèm với đầu dò quang học: 5-7m.

    - Trọng lượng đạn tên lửa chờ phóng: 3.800 kg.

    - Trọng lượng đầu nổ: 480kg.

    - Số tên lửa trên mỗi xe phóng: 2 quả.

    - Khung gầm: xe việt dã bánh hơi.

    - Thời gian triển khai: - Từ vị trí bắn: 4 phút - Từ sau chặng hành quân: 16 phút.

    - Dải nhiệt độ hoạt động: ±50 0C.

    - Giá bán ước tính: - Tổ hợp hoàn chỉnh: 30 triệu USD. (Giá khá mềm! Tiền mua một chiếc tàu ngầm Kilo là 300 triệu USD, đủ mua 10 tổ hợp Iskander)

    Link video về Iskander.
    Sức mạnh của Iskander không chỉ tồn tại trên giấy mà đã được chứng minh trong thực chiến. Trong chiến tranh Nam Ossetia năm 2008, một tên lửa Iskander đã đánh trúng một tiểu đoàn xe tăng Gruzia ở Gori phá hủy 28 xe tăng.

    Theo các phương tiện truyền thông Trung Quốc, nếu tên lửa Iskander-E được Quân đội Việt Nam trang bị, tầm bắn của tên lửa này sẽ có phạm vi bao phủ Nam Ninh và Quảng Tây cùng một số khu vực khác của Trung Quốc.

    [​IMG]
    Tên lửa Iskander khai hỏa (Nguồn: nguoiduatin.vn)
    Nỗi khiếp đảm với Bắc Kinh

    Theo trang điện tử Người đưa tin, sức mạnh của tên lửa Iskander không chỉ khiến Trung Quốc lạnh gáy mà còn khiến NATO phải chùn bước trong kế hoạch triển khai lá chắn tên lửa ở Ba Lan. Sau khi Nga tuyên bố sẽ triển khai tên lửa Iskander đến Kiliningrad để hóa giải mối đe dọa từ lá chắn tên lửa mà Mỹ triển khai ở Ba Lan và Cộng hòa Sec. Không lâu sau đó, chính quyền Tổng thống Obama cũng tuyên bố hủy bỏ kế hoạch triển khai lá chắn tên lửa tại đây.

    Đến NATO còn lạnh gáy với Iskander nói gì đến Trung Quốc, trong kho vũ khí Trung Quốc chẳng có loại nào có thể hóa giải Iskander.

    Với NATO họ còn có PAC-3 MSE hoặc THAAD để đối phó với Iskander còn Trung Quốc chẳng có gì. Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 do Trung Quốc sao chép từ S-300 của Nga là một ẩn số quá lớn về tính năng chiến đấu. S-300PMU1/2 của Nga là một hệ thống vũ khí mạnh nhưng chắc chắn các nhà thiết kế Nga đã tính đến khả năng hóa giải mối đe dọa từ chính vũ khí này khi chúng nằm trong tay Trung Quốc.

    Mặc dù, biến thể xuất khẩu Iskander-E không mạnh bằng vũ khí nguyên bản của Nga nhưng nó cũng đủ để làm thay đổi cán cân quân sự nơi nó xuất hiện.
    102dk, HaNoiOld, VN_9992 người khác thích bài này.
  3. MinhTuan6

    MinhTuan6 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/07/2012
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    403
    Campuchia lo ngại sâu sắc về tình hình Biển Đông

    Trong một diễn biến khác, ngày 13/6, phát ngôn Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia, Tham tán chính trị Trần Văn Thông cho biết Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia đã có công hàm phúc đáp, sau khi Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia gửi công hàm thông báo về tình hình trên Biển Đông kể từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

    Công hàm phúc đáp của Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia đã bày tỏ sự “lo ngại sâu sắc về những diễn biến và các sự cố gần đây” trên Biển Đông.

    Công hàm của Camphuchia cũgg nêu rõ với tư cách là nước khởi xướng Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Campuchia đề cao tầm quan trọng của việc giữ gìn hòa bình, ổn định và an ninh trên Biển Đông.

    Công hàm nhấn mạnh Campuchia ủng hộ các bên liên quan thực hiện đầy đủ và có hiệu quả DOC, bao gồm cả các yếu tố chính trị lẫn pháp lý, nhằm giải quyết hòa bình các tranh chấp trên Biển Đông.

    Công hàm đồng thời bày tỏ tin tưởng các bên liên quan sẽ nỗ lực không mệt mỏi để đạt được Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) nhằm tạo một môi trường thuận lợi cho hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực.

    Cùng ngày, Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng Campuchia cũng đã gửi công hàm phúc đáp công văn của Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia với nội dung tương tự như trên.

    Trướcđó, ngày 12/6, tại thủ đô Pretoria, Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi đã tổ chức Hội thảo về tình hình Biển Đông trước việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

    [​IMG]
    Đại sứ Việt Nam tại Nam Phi Lê Huy Hoàng giới thiệu thông tin cập nhật về tình hình Biển Đông.
    Ông Hiroaki Fujiwara, Công sứ Đại sứ quán Nhật Bản tại Nam Phi nhắc lại quan điểm của Chính phủ Nhật Bản đã được Thủ tướng Shinzo Abe phát biểu gần đây tại Hội nghị Shangri-La ở Singapore, nhấn mạnh Nhật Bản ủng hộ các nước ASEAN, đề cao luật pháp quốc tế, yêu cầu các bên kiềm chế không sử dụng vũ lực, mong rằng Hội nghị Cấp cao Đông Á năm tới sẽ mở rộng chương trình nghị sự để trao đổi về công ước Luật Biển.

    Đại biện sứ quán Philippines, ông Chad Jacinto nhấn mạnh Philippines phản đối "đường lưỡi bò" của Trung Quốc đồng thời chia sẻ những nỗ lực gần đây của Philippines trong việc triển khai vụ kiện Trung Quốc tại Tòa án Quốc tế về Luật Biển.

    Nhiều học giả cũng đã tranh luận sôi nổi về các biện pháp xử lý tranh chấp với Trung Quốc trong thời gian tới, cho rằng Việt Nam có thể tận dụng hơn nữa các cơ chế, diễn đàn liên quan như tại Liên hợp quốc, Phong trào Không liên kết, Nhóm G-77... để tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế.

    Sau hội thảo, trả lời phỏng vấn của phóng viên, ông Thomas Wheeler và ông Victor Zazeraj, hai cựu Đại sứ của Nam Phi, đều có chung quan điểm bày tỏ lo ngại về tình hình căng thẳng tại Biển Đông, cho rằng những hành động của Trung Quốc đang đe dọa nghiêm trọng hòa bình và ổn định trong khu vực.

    Bắc Kinh sai lầm nếu nghĩ Washington không dám động binh!

    Trong một diễn biến liên quan, ông Ernest Bower, một chuyên gia nghiên cứu về Đông Nam Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS - trụ sở thủ đô Washington) đã lên án hành động Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam và tàu Trung Quốc còn ngang ngược đâm húc, bắn vòi rồng vào tàu Việt Nam, theo trang tin Đài Loan Want China Times (Đài Loan) ngày 13/6.
    “Rõ ràng hành động của Trung Quốc khiến các nước làng giềng phải quan ngại”, ông Bower nhận định trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Đức Deutsche Welle, được Want China Times dẫn lại.

    Tờ The Washington Times (Mỹ) dẫn lời ông Bower: “Bắc Kinh đã cho rằng Washington bị xao lãng và không có gan can thiệp sâu vào vấn đề Biển Đông và vì thế Trung Quốc có động thái địa chính trị là đặt giàn khoan vào vùng biển Việt Nam”.

    Mỹ luôn tuyên bố không đứng về phe nào trong tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông. Tuy vậy, Washington vẫn thường xuyên lên án những hành động của Bắc Kinh trên biển Đông gần đây - cụ thể là vụ giàn khoan - gọi đó là những hành vi "khiêu khích".

    Đa số các nhà phân tích cho rằng Mỹ không sẽ không bảo vệ Việt Nam nếu Việt Nam-Trung Quốc có xảy ra xung đột trên Biển Đông. Nhưng ông Bower không đồng tình với nhận định này, cho rằng việc Mỹ có hỗ trợ quân sự cho Việt Nam hay không là tùy thuộc vào tình hình, theo Want China Times.

    Ông Bower không nói cụ thể với hình hình nào thì Mỹ mới can thiệp quân sự, nhưng tin rằng nhận định “Mỹ sẽ không động binh dù cho Trung Quốc có làm gì với Việt Nam” của Bắc Kinh là sai lầm, cũng theo Want China Times.

    Trước đó, ngày 28/5, Tổng thống Barack Obama từng cảnh báo Mỹ có thể sẽ điều quân đến biển Đông nếu đồng minh của mình tại đó bị ảnh hưởng bởi "sự hung hăng mất kiểm soát".

    ôi thằng đệ đã lên tiếng :D
    VN_999 thích bài này.
  4. mrkans

    mrkans Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2014
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    9
    Tên lửa đánh chặn có được tính là vũ khis phi sát thương ko các bác?nếu được tính thì Việt Nam Có cơ hội mua từ các nước ngoài Nga ko các bác?
  5. muamuaha86

    muamuaha86 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/02/2014
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    379
    ISkander no là tên lửa đối đất, tàng hình Plasma. Một quả này có thể giết cả ngàn người đấy.
    Mẽo cũng có tên lửa đối đất như Tomahow tầm bắn xa hơn nhưng không có tàng hình Plasma.
  6. Boeing01

    Boeing01 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2008
    Bài viết:
    1.480
    Đã được thích:
    788
    Cũng không sao cụ ạ
    bà già em vừa đi mua thanh long 40k/cân
    Nếu mà họ bán 20k thi chắc không bao giờ đủ hàng cả
    Vấn đề chỗ đó
    Cách đây hơn 2 tháng dưa hấu 3-500 đồng 1kg thấy thằng cháu nó chở thuê lên Tân Thanh nằm chờ đến 7 ngày nên em bảo nó mày chở về cho chú một xe
    Đầu tiên nó bảo chú bị điên, chú có bán hoa quả bao giờ đâu mà đua về hỏng thì sao
    Em bảo tao thích đánh bạc, coi như tao thả con đề.
    Thế là nó đồng ý
    Tính đầy tính đủ cho dưa cho nó 20 củ bốc 12 tấn
    Ra đến nơi đầu tiên thì rút 8k/kg sau thì bán 2k mà ai mua cũng hồ hởi
    Thế mà từ Hà Tĩnh ra đến Vinh trút hết hàng trừ hết chi phí huy động bạn bè anh em còn kiếm được hơn chục chủ chỉ trong vòng 4 ngày.
    Thấy có mùi tiền thế là vào bốc chuyến nữa ra Thanh hóa nhưng có thằng em nó bảo trút hết về nhà nó nó trả cho 4 triệu, thế là gật luôn
    Định đánh chuyến nữa ra Hà nội nhưng hết mất hàng thế là thôi, nhưng mà tiếc mãi, tham thôi rồi:):):)
    Có cụ nào máu như em không nhỉ
    Cách kiếm tiền hay mà lại giúp được nông dân đấy
  7. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Thứ nhất là giá cao , thứ 2 là hệ thống tích hợp phải đầu tư ..... :rolleyes:
  8. atlas02

    atlas02 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/10/2011
    Bài viết:
    1.255
    Đã được thích:
    843
    ta không công nhận nhưng thế giới nó công nhận VNCH giai đoạn 1954-1975 là một quốc gia. ta ra nhờ thế giới phân xử thì ta sẽ phải chấp nhận điều cả thế giới công nhận.
    nước Việt nam Dân chủ cộng Hòa trong vòng 30 năm từ khi thành lập đến khi thống nhất ngày 30-4 chưa bao giờ có tuyên bố nào công nhận chủ quyền trên hai quần đảo này. Đó là một sự thực rất đau lòng. tôi chưa đọc một phát biểu nào từ của Bác Hồ cho đến cụ Đồng, cụ Duẩn, cụ Trường chinh, cụ Giáp khẳng định chủ quyền trên hai quần đảo này trong suốt 30 năm kể từ khi thành lập. mặc dù giai đoạn này là tối quan trọng khi thế giới tước quyền sở hữu hai quần đảo này từ tay nhật, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền và đánh chiếm quần đảo Hoàng sa năm 1974... trước hàng loạt sự kiện trọng đại như vậy nhưng không hề có một tuyên bố nào từ phía Viejt nam dân chủ cộng Hòa vè chủ quyền, như thế ra trước thế giới nước Việt nam dân chủ Cộng Hòa đã chấp nhận từ bỏ chủ quyền trên hai quần đảo này. Đó là luật. Không thể có chuyện đất của anh mà anh không tuyên bố chủ quyền lẫn phản đối suốt 30 năm trong khi quốc gia khác tuyên bố chủ quyền và chiếm đảo.
    như vậy chỉ có chính phủ của Quốc gia Việt nam năm 51 của ông Hữu và chính phủ quốc gia Việt nam Cộng hòa tuyên bố chủ quyền trước thế giới và thực thi quyền chủ quyền, quyền tài phán lẫnh thổ và lãnh hải, tiếp quản và thực thi chủ quyền liên tục từ tay chính phủ Pháp từ 1956 đến 1975. như vậy nếu Việt nam muốn tiếp tục kế tục chủ quyền trên hai quần đẩo này buộc phải công nhận tính chính danh của chính phủ quốc gia Việt nam và Việt nam cộng hòa gai đoạn 1956-1975. Bởi vì theo luật pháp quốc tế, chỉ có một quốc gia mới có quyền tuyên bố chủ quyền trên các vùng lãnh thổ, đảo và các quần đảo. nếu Việt nam Cộng hòa không phải là một quốc gia thì những tuyên bố chủ quyền trên hai quần đảo này là vô hiệu trước luật pháp quốc tế và như vậy hai quần đảo này là đảo vô chủ. mà đã là đảo vô chủ Trung Quốc là quốc gia đầu tiên tuyên bố chủ quyền năm 1958 và như vậy nó sẽ được sở hữu hai quần đảo này.
    các bài phát biểu gần đây của thủ tướng Dũng, của ông Trần Công Trục trưởng ban biên giới hải đảo của ông lê Hải Bình lẫn những nhà bình luận trên TV phát sóng liên tục trong những năm gần đây đều nhấn mạnh một chi tiết: năm 1974 trung quốc xâm phạm quần đảo Hoàng Sa như vậy đây là hành vi xâm chiếm lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền như vậy là vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và hiến chương liên hiệp quốc.
    Và bây giờ đồng chí nào còn thắc mắc xin đọc kỹ bài viết này đăng trên báo thanh niên của thiếu tướng Lê Văn Cương về tính chính danh của VNCH, và hy vọng là không thằng ngu nào của TTVN còn bảo là thiếu tướng Lê văn Cương hay báo thanh niên là ********* hay ngụy quyền:
    Thưa ông, đã hơn 40 năm kể từ khi quần đảo Hoàng Sa bị TQ dùng vũ lực tấn công, chiếm đóng (1.1974) nhưng dường như đến nay chúng ta vẫn có những sự dè dặt nào đó khi đánh giá về sự kiện này. Theo ông đâu là nguyên nhân?
    - Đúng là từ nhiều năm qua chúng ta vẫn có một sự thận trọng nhất định khi đánh giá về sự kiện xảy ra ở Hoàng Sa năm 1974. Sự thận trọng ấy có phần liên quan đến việc khi TQ nổ súng tấn công Hoàng Sa thì quần đảo này đang dưới sự quản lý của chính quyền VNCH.

    Tuy nhiên, nếu xét về bản chất thì sự hy sinh của binh lính VNCH ở Hoàng Sa 1974 là sự hy sinh xương máu của người Việt Nam để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng trước những kẻ ngoại xâm.

    Về nguyên tắc và thực tế, trong giai đoạn 1955 - 1975 trên lãnh thổ Việt Nam đã tồn tại hai quốc gia độc lập là VNDCCH với thủ đô là Hà Nội và VNCH với thủ đô là Sài Gòn. Hai quốc gia này có tư cách pháp nhân, pháp lý và được sự thừa nhận của quốc tế.

    Tuy đã muộn nhưng có lẽ từ nay báo chí hay các văn bản chính thức chúng ta nên gọi đúng “chính danh” ấy thay vì cách gọi cũ trong thời chiến. Nói như vậy để thấy là VNDCCH hay VNCH thì đều có chung gốc mẹ là Việt Nam. Việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng là trọng trách của người Việt Nam nói chung không phân biệt lựa chọn chính trị của anh là như thế nào.

    Nhận thức ấy có lẽ cần phải có từ lãnh đạo cấp cao. Cần có sự mạch lạc và rõ ràng trong tư duy và nhận thức chúng ta mới không rơi vào những lưỡng lự, né tránh và cuối cùng lại quy vào “nhạy cảm”. Ở đây là câu chuyện về khoa học pháp lý, khoa học chính trị. Đã là khoa học thì phải khách quan.
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140526/khong-mot-quoc-gia-nao-cong-nhan-chu-quyen-trung-quoc-doi-voi-hoang-sa.aspx.
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140116/hai-chien-hoang-sa-1974-song-chet-gat-bo-sang-mot-ben.aspx
    Lần cập nhật cuối: 14/06/2014
    hoalongtrang, macay3, meo-u1 người khác thích bài này.
  9. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    Công ước Kế tục Quốc gia của Liên Hiệp Quốc không đòi hỏi thừa kế các hiệp định liên quan đến lãnh thổ

    [​IMG]

    Công ước cho thấy rõ ràng rằng quốc gia kế tục không phải thừa kế các hiệp ước liên quan đến chủ quyền lãnh thổ mà quốc gia trước đó đã ký nếu nó không muốn. Kết luận này cho thấy lập luận của Trung Quốc9 cho rằng công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Chu Ân Lai ngày 14 tháng 9 năm 195810 là chấp nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa là không có giá trị vì ba lý do:

    a) Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền của Quốc gia VNCH và thời gian đó thực sự do VNCH hành xử chủ quyền, chứ không thuộc Quốc gia VNDCCH mà ông Phạm Văn Đồng làm Thủ tướng; do đó Quốc gia VNDCCH không thể có quyền gì đối với vùng đất mà họ không có chủ quyền và không thực sự hành xử chủ quyền;

    b) Sau 1975, CHMNVN thay thế VNCH, và từ 1976 Quốc gia kế tục VNDCCH và CHMNVN là CHXHCNVN hoàn toàn có quyền trên tinh thần của Công ước Kế tục Quốc gia đối với Hiệp ước 1978 không kế thừa tuyên bố đơn phương của ông Phạm Văn Đồng, và dù nó là hiệp ước đi nữa thì vẫn có quyền không kế thừa.

    c) Khi một đất nước bị phân chia thành nhiều Quốc gia, thì chỉ có quyết định của chính quyền và dân chúng của Quốc gia thống nhất sau đó (trong trường hợp Việt Nam là CHXHCNVN) mới có thể phản ánh quyền dân tộc tự quyết đã được ghi thành nguyên tắc quan trọng trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc (điều 1.2). Quốc gia kế tục do đó có thể bác bỏ các hiệp ước về lãnh thổ bất bình đẳng hoặc do sức ép mà các Quốc gia trước đó đã phải chịu nhận.

    Trong vấn đề kế tục quốc gia, một công ước quan trọng của Liên Hiệp Quốc về việc kế tục quốc gia gần như đã bị các nhà nghiên cứu người Việt Nam và người nước ngoài bỏ qua hay chưa nhắc tới. Công ước Kế tục Quốc gia đối với Hiệp ước 1978 (Vienna Convention on Succession of States in respect of Treaties 1978).1 Công ước này được soạn xong ngày 23 tháng 8 năm 1978 và có hiệu lực từ ngày 6 tháng 11 năm 1996. Việc kế tục quốc gia (State) khác hẳn với việc kế tục chính quyền dù là việc thay đổi chính quyền mang tính chất thay đổi thể chế, chứ không chỉ có nghĩa là thay đổi người lãnh đạo. Ở đây thay đổi quốc gia là sự thay đổi cơ bản về căn cước pháp lý quốc tế của một quốc gia (state), có thể gồm cả mặt thể chế, chính quyền, công dân và đặc biệt quan trọng là thay đổi lãnh thổ -- qua việc phân chia lãnh thổ, hay sát nhập lãnh thổ của quốc gia trước nó. Bài này sẽ làm sáng tỏ nội dung của Công ước này liên quan đến lãnh thổ và thử áp dụng vào trường hợp Việt Nam, khi ta giả dụ cho cuộc bàn luận này là có một hiệp ước về lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc trước đó.

    1. Một số ý niệm cơ bản

    Trước tiên cũng cần làm rõ các từ và ý niệm được sử dụng trong Công ước.

    1.1 Quốc gia (State)

    Quốc gia là một pháp nhân, theo sự mô tả của công pháp quốc tế truyền thống (tra***ional/customary international law), đã được đúc kết trong Công ước Montevideo,2 nó sẽ được hình thành khi đạt những tiêu chuẩn sau:

    a) một khối dân cư thường xuyên,

    b) một vùng lãnh thổ được xác định,

    c) một chính quyền, và

    d) khả năng thiết lập quan hệ với các Quốc gia khác.

    Theo định nghĩa trên, Đài Loan hiện nay, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (VNDCCH), Việt Nam Cộng hoà (VNCH), Cộng hoà Miền Nam Việt Nam (CHMNVN) cũng là Quốc gia theo định nghĩa của Luật quốc tế trên tuy rằng CHMNVN được chính phủ CMLT dùng để chỉ cùng một thực tế Quốc gia ở miền Nam vĩ tuyến 17 là nơi có hai chính phủ tranh chấp nhau (xem giải thích về ý nghĩa chữ Quốc gia trong tiếng Việt trong phần Phụ lục). Người Đức, người Đại Hàn và nhất là người Việt Nam trước đây trong cả hai phần đất nước chia đôi của họ, theo như quan niệm lý tưởng của họ, đều coi mình là một dân tộc thuộc về một đất nước, nhưng trên thực tế, và cả trên phương diện luật quốc tế, hai phần của một đất nước đã được đối xử như các quốc gia riêng lẻ, có lãnh thổ, dân và chính phủ riêng và có thiết lập ngoại giao với nhiều Quốc gia khác trên thế giới.

    Hiệp định Ngừng chiến ở Việt Nam 20-7-1954 (gọi gọn là Hiệp định Genève)3 thỏa thuận phân chia tạm thời Việt Nam thành hai khu vực: quân đội Nhân dân Việt Nam (tức của VNDCCH) ở phía bắc vĩ tuyến 17, quân đội Liên Hiệp Pháp ở phía nam và sẽ thống nhất qua cuộc tổng tuyển cử 2 năm sau đó. Cùng với Hiệp định này là Tuyên bố cuối cùng Hội nghị Geneva: về phục hồi hoà bình ở Đông Dương 21-7-1954,4 ở đó, “Hội nghị tuyên bố rằng, liên quan đến Việt Nam, việc giải quyết các vấn đề chính trị, thực hiện trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, sẽ cho phép nhân dân Việt Nam hưởng các quyền tự do cơ bản, được bảo đảm bởi các thể chế dân chủ, thiết lập như là kết quả của các cuộc tuyển cử tự do bằng phiếu kín.”5 Các cường quốc như Pháp, Liên Xô, Trung Quốc, và Anh ký kết, tuy nhiên Mỹ và Quốc gia Việt Nam (nằm trong Liên Hiệp Pháp và lãnh đạo bởi Bảo Đại) không chịu ký kết và sau đó không chịu thi hành cuộc tuyển cử nhằm thống nhất đất nước. Nước Việt Nam (theo nghĩa nation) là một, nhưng tình hình chính trị thế giới và sức ép về chính trị và quân sự của hai cường quốc như thực dân Pháp và Mỹ ủng hộ thực dân Pháp đã tạo ra hai Quốc gia có chủ quyền riêng biệt theo đúng định nghĩa của Công ước Montevedio.
    Cho nên, trước khi hai quốc gia đó thống nhất vào năm 1976, bất cứ một quyết định nào liên quan đến lãnh thổ của một trong hai Quốc gia trên, mà không do quyết định của chính quốc gia ấy, là vi phạm đến quyền dân tộc tự quyết được ghi trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Sau khi hai miền hay hai quốc gia Việt Nam thống nhất xong, bất cứ một quyết định nào liên quan đến lãnh thổ chung, Quốc gia Việt Nam thống nhất với tư cách là Quốc gia kế tục các Quốc gia đã có mặt trước đó do việc nước Việt Nam bị chia cắt có quyền sử dụng Công ước Kế tục của LHQ, khi Công ước này có hiêu lực.

    Vậy Công ước này đã quy định gì về vấn đề kế tục quốc gia?

    1.2 Kế tục (succession)

    Một pháp nhân quốc gia này khi kế tục một hay nhiều pháp nhân quốc gia khác trước đó, không nhất thiết phải kế thừa tất cả những hiệp định của pháp nhân quốc gia mà nó kế tục, vì đó là hệ luận hợp lý của nguyên tắc chủ quyền của một quốc gia (state sovereignty) trong hệ thống chính trị thế giới hiện nay, trong đó một quốc gia bình đẳng với các quốc gia khác, cho nên không ai có thể áp đặt cho một quốc gia sự chấp nhận những gì quốc gia đó không muốn, như chính sách nội bộ (domestic jurisdiction) chẳng hạn, ngoại trừ những nguyên tắc có giá trị phổ quát của luật quốc tế.

    Những hiệp ước ký kết giữa vài nước với nhau chỉ có giá trị giữa các nước ký kết, không có giá trị phổ quát như luật quốc tế áp dụng toàn cầu, chẳng hạn Hiến Chương Liên Hiệp Quốc. Vi thế, trong sự kế thừa hiệp ước, khi một quốc gia kế thừa lãnh thổ, dân chúng và chính quyền của một quốc gia mà nó thôn tính hay sát nhập, có trường hợp quốc gia mới phải kế thừa những hiệp định hoặc thoả thuận của quốc gia cũ, nhưng cũng có trường hợp quốc gia mới lập coi như bắt đầu từ trang giấy trắng, không cần kế thừa hoặc có thể tự chọn những gì cần kế thừa nếu các quốc gia đối tác đồng ý. Các hiệp ước thoả thuận về vấn đề gì đó giữa các quốc gia, mà không liên quan hay va chạm đến những nguyên tắc luật quốc tế căn bản phổ quát của cộng đồng quốc tế (fundamental, universal principles of law of civilized nations), thì chỉ có hiệu lực khi các bên đối tác có sự đồng ý (vì thế có danh từ “treaties and international agreements”), theo nguyên lý tự do kết ước (freedom of contract); và chính vì thế mà một bên kết ước hay kế thừa hiệp ước có thể tuyên bố chấm dứt hay bãi bỏ hiệp ước đã ký (resiliation hay repudiation/abrogation) khi tình trạng mới không còn hợp cho các sự ràng buộc của hiệp ước nữa, tức là không còn nguyên trạng cũ vốn đã từng làm nền tảng cho hiệp ước nữa (nguyên tắc rebus sic stantibus trong luật quốc tế truyền thống).
    Một lý do quan trọng để quốc gia kết ước hay kế thừa hiệp ước có thể viện dẫn để đình hoãn, chấm dứt hay bãi bỏ hiệp ước đã ký cũng đã được nêu ra ở điều 13 trong Công ước 1978; nó nói rằng nguyên tắc luật quốc tế về chủ quyền vĩnh viễn của mọi dân tộc và mọi quốc gia đối với tài nguyên trong lãnh thổ của mình khiến cho không có điều gì trong Công ước này có thể xâm hại đến các nguyên tắc về chủ quyền vĩnh viễn về tài nguyên đó.

    Article 13. Nothing in the present Convention shall affect the principles of international law affirming the permanent sovereignty of every people and every State over its natural wealth and resources.

    Như vậy, chủ quyền về tài nguyên trong lãnh thổ đã được Công ước dành lại hoàn toàn cho ý muốn hành xử của quốc gia kết ước hay thừa kế hiệp ước.

    Chính vì nhằm tạo ổn định trong quan hệ quốc tế, đồng thời nhằm hướng dẫn việc giải quyết vấn đề kế tục mà Công ước được soạn thảo. Hai lý do chính mà Công ước đưa ra để biện minh cho sự tồn tại của nó là: thứ nhất, “có sự chuyển biến sâu sắc do tiến trình giải thực (decolonization) mang đến”; thứ hai, “có các yếu tố khác có thể dẫn đến các trường hợp kế tục trong tương lai.” Chính vì thế mà “cần có sự điển chế (codification) và từng bước phát triển các nguyên tắc liên quan đến việc kế tục quốc gia đối với hiệp định nhằm bảo đảm sự ổn định pháp lý trong quan hệ quốc tế.”6

    Như thế Công ước về kế tục không chỉ nhằm giải quyết vấn đề nảy sinh từ việc các quốc gia mới ra đời sau khi chủ nghĩa thực dân bị xoá bỏ mà còn nhằm đối phó với tình hình các nước ra đời sau khi khối xã hội chủ nghĩa tan rã, cũng như vì các lý do khác. Đây là lý do một số nước thoát khỏi chủ nghĩa thực dân như Angola, Niger, Tunisia, v.v. hay các nước như Ukraine, Serbia, Montenegro, Croatia, Czech Republic, Poland sau khi các nước chủ nghĩa xã hội này tan rã, đã phê chuẩn Công ước. Cho đến đầu năm 2014, chỉ mới có 37 nước, hầu hết là các nước có vấn đề biên giới, hoặc mới tách lập, mới phê chuẩn. Những nước vắng mặt là Trung Quốc và Việt Nam.7 Trong khi đó Công ước LHQ về Luật biển đã có 166 nước ký, chỉ còn thiếu 7 nước có biển là không chịu phê chuẩn, trong đó có Mỹ, Eritria, Israel, Peru, Syria, Turkey, Venezuela.8

    2. Nội dung: Công ước không đòi hỏi thừa kế hiệp định liên quan đến lãnh thổ

    Công ước cho thấy rõ là không có sự thừa kế hiệp định liên quan đến lãnh thổ mà Quốc gia trước đó đã ký, dù Quốc gia trước đó và Quốc gia kế tục đồng ý kế thừa bằng thoả thuận (Điều 8.1) hay qua tuyên bố đơn phương của Quốc gia trước đó về kế thừa (Điều 9.1). Đây là các điều quan trọng nhất trong Công ước vì nó muốn giải phóng các nước bị áp chế trước đây khỏi mọi ràng buộc có thể rất bất hợp lý mà họ phải chịu đựng khi hình thành Quốc gia mới.

    Điều 8.1 của Công ước cho rằng: “Trách nhiệm và quyền của Quốc gia trước đó (predecessor) liên quan đến lãnh thổ ghi trong hiệp định đã có hiệu lực vào lúc việc kế tục xảy ra không trở thành trách nhiệm và quyền của Quốc gia kế tục đối với các Quốc gia khác bị ràng buộc bởi hiệp định chỉ vì lý do là Quốc gia trước đó và Quốc gia kế tục đã thoả thuận đấy là trách nhiệm và quyền ủy thác cho Quốc gia kế tục.”

    Article 8.1 The obligations or rights of a predecessor State under treaties in force in respect of a territory at the date of a succession of States do not become the obligations or rights of the successor State towards other States parties to those treaties by reason only of the fact that the predecessor State and the successor Sate have concluded an agreement providing that such obligations or rights shall devolve upon the successor State.

    Điều 9.1 nhấn mạnh nguyên tắc không thừa kế trong trường hợp Quốc gia trước đó (predecessor) đã tuyên bố đơn phương kế thừa. Cơ bản sự khác biệt giữa điều 9.1 và điều 8.1 là ở chỗ đoạn cuối của Điều 8.1 “Quốc gia trước đó và Quốc gia kế tục đã thoả thuận” được thay bằng “Quốc gia kế tục đã tuyên bố đơn phương” ở đoạn cuối của Điều 9.1.

    Article 9.1 Obligations or rights of a predecessor state under treaties in force in respect of a territory at the date of a succession of States do not become the obligations or rights of the successor State or of other Sates parties to those treaties by reason only of the fact that the predecessor Sate has made a unilateral declaration providing for the continuation in force of the treaties in respect of its territories.

    Điều 13 của Công ước nói tới ở trên, về chủ quyền vĩnh viễn của quốc gia trên các tài nguyên trong lãnh thổ mà Công ước không thể xâm hại tới, cũng phù hợp với tinh thần các điều 8.1 và 9.1 này.

    3. Ứng dụng trong trường hợp Việt Nam sau 1975
    Công ước cho thấy rõ nguyên tắc không phải thừa kế hiệp ước về lãnh thổ đối với Quốc gia mới ra đời (dù được tách từ một Quốc gia hay là kết quả nhập từ nhiều Quốc gia trước đó).

    Trong trường hợp Việt Nam, Cộng hoà Miền Nam Việt Nam (CHMNVN) là kế tục của Việt Nam Cộng hoà (VNCH) vào năm 1975. CHMNVN thay thế VNCH trong vai trò quan sát viên tại Liên Hiệp Quốc. Sau đó vào năm 1976 khi Việt Nam thống nhất, Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Quốc gia kế tục của hai Quốc gia trước đó: Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (VNDCCH) và Cộng hoà Miền Nam Việt Nam (CHMNVN). Điều 9.1 cho thấy dù Quốc gia trước đó là VNDCCH tuyên bố điều gì về lãnh thổ thì tuyên bố đó vô hiệu, Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam không phải kế thừa, đó là do áp dụng tinh thần của Công ước Kế thừa Quốc gia nhằm mục tiêu giải thực hoặc tương tự. Trong trường hợp Quốc gia kế tục không phải kế thừa về hiệp định liên quan đến lãnh thổ thì các tuyên bố đơn phương lại càng không phải kế thừa.

    Tuy vậy, một câu hỏi cần được thảo luận là: Công ước ra đời năm 1978 nhưng có hiệu lực vào 6 tháng 11 năm 1996, vậy Công ước có được áp dụng một cách hồi tố với trường hợp CHXHCNVN ra đời trước đó vào năm 1976 không? Câu trả lời là Công ước được áp dụng mềm dẻo, dĩ nhiên áp dụng cho các tình huống có sau Công ước, nhưng cũng có thể áp dụng cho cả các tình huống có trước Công ước, tuỳ theo vấn đề và thoả thuận của các quốc gia.

    Không được hồi tố là nguyên tắc chấp nhận rộng rãi trong luật. Nguyên tắc hồi tố có hiệu lực nếu Quốc gia kế tục đã đồng ý thừa kế các hiệp ước sau khi nó ra đời và trước khi công ước có hiệu lực nhằm tránh việc lợi dụng công ước để xoá bỏ các hiệp ước đã đồng ý thừa kế. Công ước cũng sẽ chỉ không áp dụng cho các sự việc xảy ra trước ngày ban hành luật (không được có ex post facto law).
    Tuy nhiên trong trường hợp chưa có sự đồng ý nào về việc thừa kế, thậm chí Quốc gia kế tục đã tuyên bố bác bỏ những hiệp ước hoặc tuyên bố đơn phương đã có trước khi Công ước ra đời thì Công ước phải được áp dụng bởi vì bản chất của Công ước là bảo vệ chủ quyền về lãnh thổ của các Quốc gia bị trị hoặc bị đặt vào thế không thể làm quyết định phản ánh đúng ý chí của Quốc gia đó.

    Chính vì thế, dù Điều 7.1 của Công ước Vienna qui định áp dụng đối với các Quốc gia ra đời sau khi Công ước có hiệu lực vào ngày 6 tháng 11 năm 1996, thì Điều 7.3 lại cho phép linh hoạt, bởi vì nó cho phép các Quốc gia dù ra đời trước khi Công ước có hiệu lực vẫn có thể giải quyết trên cơ sở của nó, miễn là bên đối tác ra tuyên bố chấp nhận.

    Điều 7.1 “...Công ước chỉ áp dụng đối với việc kế tục quốc gia xảy ra sau khi Công ước này ra có hiệu lực trừ trường hợp được đồng ý.”

    Article 7.1 “...the Convention applies only in respect of a succession of States which has occurred after the entry into force of the Convention of a succession of States which has occurred after the entry into force of the Convention except as may be otherwise agreed.”

    Điều 7.3 “Quốc gia kế tục khi phê chuẩn hay bày tỏ sự đồng ý bị tiết chế bởi Công ước qua một tuyên bố là sẽ áp dụng tạm thời các điều khoản trong Công ước liên quan đến việc kế tục Quốc gia của chính nó khi việc này đã xảy ra trước khi Công ước có hiệu lực; đây là liên quan đến bất cứ Quốc gia nào khác đã phê chuẩn hay giao ước phê chuẩn mà chính các Quốc gia này cũng đã ra tuyên bố chấp nhận tuyên bố của Quốc gia kế tục.”

    Article 7.3 “A successor State may at the time of signing or of expressing its consent to be bound by the present Convention make a declaration that it will apply the provision of the Convention provisionally in respect of its own succession of States which has occurred before the entry into force of the Convention in relation to any other signatory or contracting State which makes a declaration accepting the declaration of the successor States;...”

    Điều kiện bên đối tác ra tuyên bố chấp nhận, có thể là nhằm giải quyết các hiệp ước không liên quan đến lãnh thổ bởi vì nó đòi hỏi bên đối tác có trách nhiệm. Bài này chỉ nhằm lý giải việc kế thừa Lãnh thổ, trong khi đó Công ước bao trùm cả vấn đề không liên quan đến lãnh thổ như tài sản, nợ, v.v.

    Công ước cho thấy rõ ràng rằng quốc gia kế tục không phải thừa kế các hiệp ước liên quan đến chủ quyền lãnh thổ mà quốc gia trước đó đã ký nếu nó không muốn. Kết luận này cho thấy lập luận của Trung Quốc9 cho rằng công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Chu Ân Lai ngày 14 tháng 9 năm 195810 là chấp nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa là không có giá trị vì ba lý do:

    a) Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền của Quốc gia VNCH và thời gian đó thực sự do VNCH hành xử chủ quyền, chứ không thuộc Quốc gia VNDCCH mà ông Phạm Văn Đồng làm Thủ tướng; do đó Quốc gia VNDCCH không thể có quyền gì đối với vùng đất mà họ không có chủ quyền và không thực sự hành xử chủ quyền;

    b) Sau 1975, CHMNVN thay thế VNCH, và từ 1976 Quốc gia kế tục VNDCCH và CHMNVN là CHXHCNVN hoàn toàn có quyền trên tinh thần của Công ước Kế tục Quốc gia đối với Hiệp ước 1978 không kế thừa tuyên bố đơn phương của ông Phạm Văn Đồng, và dù nó là hiệp ước đi nữa thì vẫn có quyền không kế thừa.

    c) Khi một đất nước bị phân chia thành nhiều Quốc gia, thì chỉ có quyết định của chính quyền và dân chúng của Quốc gia thống nhất sau đó (trong trường hợp Việt Nam là CHXHCNVN) mới có thể phản ánh quyền dân tộc tự quyết đã được ghi thành nguyên tắc quan trọng trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc (điều 1.2). Quốc gia kế tục do đó có thể bác bỏ các hiệp ước về lãnh thổ bất bình đẳng hoặc do sức ép mà các Quốc gia trước đó đã phải chịu nhận.

    Một điều cũng không thể bỏ qua là việc Trung Quốc dùng võ lực chiếm Hoàng Sa từ tay Quốc gia VNCH vào năm 1974 là vi phạm Hiến chương Liên Hiệp Quốc11 đòi hỏi “[m]ọi thành viên phải giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình nhằm không làm nguy hại hoà bình, an ninh quốc tế, và công lý.”

    Phụ lục về ý nghĩa từ Quốc gia trong tiếng Việt

    Trong tiếng Anh, hai từ Nation và State không hoàn toàn đồng nghĩa với nhau. Nation nói lên một tập hợp lớn dân có cùng nguồn gốc, lịch sử, văn hoá và sống trong một State hay một vùng địa lý nào đó lớn hơn một State. State là một khái niệm pháp lý quốc tế như đã nói trong bài là gồm một chính phủ, một tập hợp dân, một lãnh thổ và có khả năng thiết lập bang giao với nước khác. Tại Âu châu, vì có những states nhỏ hơn một nation trong lịch sử, như city-state tại Hy Lạp thời Thượng Cổ, cho nên về sau này có loại quốc gia tập hợp trong một vùng đất đai một dân tộc với văn hoá riêng, người ta đã dùng danh từ nation-state, và chữ nationalism để chỉ chủ nghĩa quốc gia của dân tộc quy tụ trong nation-state.

    Trong tiếng Việt, không có sự phân biệt trên, cho nên người Việt có thể dị ứng với việc gọi VNDCCH và VNCH là hai Quốc gia, bởi vì mọi người Việt đều cho rằng dân tộc Việt Nam là một và nước Việt Nam là một. Theo nghĩa này, Nước có thể dùng cùng nghĩa như Nation và Quốc gia được dùng cùng nghĩa như State.

    Sự đồng nghĩa trong tiếng Việt và tình cảm đối với từ Quốc gia theo nghĩa Nước xuất hiện chỉ vì trong văn tự lịch sử, vì không có chữ viết riêng, người Việt đã phải dùng chữ Hán, nên phải viết là Quốc 國. Chỉ khi có chữ Nôm thì chữ Nước mới ra đời và được viết匿 đọc theo Hán Việt, là “nặc” và đọc trại đi là “nước”. Có người lại viết Nước là 渃 (Theo Từ điển Thiều Chửu, âm Hán Việt là nhược, chỉ con sông Nhược ở Tứ Xuyên), nhưng Từ điển tiếng Hán không thấy có chữ này, nên cũng có thể coi là kết hợp chữ 著 có âm Hán Việt là “trước”, và bộ thủy bên cạnh để đọc là “nước.”12 Nhưng dù sao chữ Nôm vẫn gần như chưa bao giờ được chuẩn hoá và được coi là văn tự chính thức của người Việt. Cho đến hôm nay, vì thói quen, đối với người Việt, từ Quốc gia đồng nghĩa với từ Nước.

    Trong thời kỳ Việt Nam phân tranh đặc biệt là thời Trịnh Nguyễn, giới quan lại đã gọi và coi nhau như trong Hoàng Lê Nhất Thống chí, là dân hai nước khác nhau, qua việc dùng chữ Quốc. Trong văn tự chính thống sau này và trong ngôn ngữ đời thường, người ta đã phải dùng chữ Xứ 處 (nghĩa tiếng Hán là nơi cư trú) thay vì chữ Quốc gia để diễn tả ý niệm của chữ State như Xứ Đàng Trong, Xứ Đàng Ngoài, Xứ Miên, Xứ Lào, cũng bởi vì người Việt nào cũng coi mình có cùng dòng giống, có cùng một đất nước.

    Tạ Văn Tài và Vũ Quang Việt
    (2014)

    Diendan.org
    102dk, VN_999, meiji2063 người khác thích bài này.
  10. cuchuoi_kt115

    cuchuoi_kt115 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2012
    Bài viết:
    4.231
    Đã được thích:
    2.113
    tôi đang ngao du ở đây mà . mới ở phú quý 3 ngày mới về phan thiết :D thời điểm trước 20-30k/kg giờ ở trong này còn 4-8k/kg hàng loại 1 đấy cụ à. còn hàng loại 2 thì bò nó không ăn. thanh long ruột đỏ thì khoảng 20k/kg. .các nhà trồng cách đây 4-5 năm thì là đại gia còn những nhà mới tròng các nhà vườn ở đây đang khóc méo mặt đây . năm 2014 trồng mới rất nhiều theo quan sát thì trồng khoảng gấp 3-5 lần tất cả các năm vè trước cộng lại. bình thuận bạt ngàn thanh long :D
    Boeing01 thích bài này.

Chia sẻ trang này