1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vyhachit

    vyhachit Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2007
    Bài viết:
    1.173
    Đã được thích:
    62
    Các cụ đọc báo ta thì nên tham khảo thêm báo "địch" nhá, mấy ông báo nhà ta hay "quẹo lựa" lắm đó, nhất là ông Thanh niên và ông NLD
    usadok, hanhgl, karate_hn2 người khác thích bài này.
  2. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.108
    Đã được thích:
    662
    Các bác có để ý sau khi Nhật lùn nó thông qua nghị quyết .... thì các cụ nhà ta mạnh miệng hơn trước nhiều không..... tớ đã từng nói có thằng mạnh thường quân nào ủng hộ thì không có gì là không thể đối với một đất nước thừa quyết tâm thừa kinh nghiệm chống giặc ngoại xâm

    Dạo này các kênh truyền thông đã đẩy mạnh vận hành hệ thống tuyên truyền lòng yêu nước cũng như tinh thần chống khựa giống như thời 79
    karate_hndragonboy1080 thích bài này.
  3. lycafetanvo

    lycafetanvo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2008
    Bài viết:
    970
    Đã được thích:
    164
  4. lycafetanvo

    lycafetanvo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2008
    Bài viết:
    970
    Đã được thích:
    164
    Báo Đức: Quyền tự vệ tập thể của Nhật có thể gồm Việt Nam, Philippines
    (Tin Nóng) Quyền "tự vệ tập thể" mà Nội các Nhật Bản thông qua ngày 1.7 không chỉ với Mỹ, Hàn Quốc, Úc mà còn có thể mở rộng ra với các nước như Việt Nam, Philippines, Ấn Độ, theo tiến sĩ sử học Jeremy A. Yellen (Đại học Harvard) trả lời phỏng vấn báo Đức Deutsche Welle (DW) ngày 1.7.
    [​IMG]
    Tàu đổ bộ Kunisaki của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đến Đà Nẵng cùng lực lượng đại diện các quốc gia tham gia chương trình đối tác Thái Bình Dương 2014, từ 6 - 14.6.2014 - Ảnh: Nguyễn Tú

    Nội các Nhật Bản ngày 1.7 đã thông qua nghị quyết diễn dịch lại Điều 9 Hiến pháp, theo đó cho phép Nhật Bản thực hiện "quyền tự vệ tập thể" hỗ trợ một nước đồng minh đang bị tấn công (ngay cả khi Nhật không bị tấn công), cho phép quân đội Nhật có nhiều quyền hạn rộng rãi hơn và đóng vai trò lớn trên trường quốc tế.

    Theo tiến sĩ Yellen, động thái này của Nhật là một cử chỉ quan trọng đối với Mỹ, nhưng rất có thể sẽ là một đòn đối phó với Trung Quốc.

    Ông Yellen cho biết thêm, do ảnh hưởng trước đây của hiến pháp hòa bình của Nhật (do Mỹ xây dựng), Nhật Bản đứng ngoài cuộc Chiến tranh lạnh. Nhưng từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Lực lượng phòng vệ Nhật từng được triển khai ở nước ngoài tham gia hoạt động nhân đạo như gỡ mìn ở Campuchia, hay gần đây là chính sách của Thủ tướng Shinzo Abe về xuất khẩu vũ khí, ký hợp đồng phát triển vũ khí với Thổ Nhĩ Kỳ, mà theo Điều 9 Hiến pháp là không được phép.

    Việc diễn dịch lại Điều 9 Hiến pháp sẽ cho phép quân đội Nhật được rộng quyền, và Nhật Bản có thể hỗ trợ các nước đồng minh và bạn bè, đóng vai trò với an ninh toàn cầu nhiều hơn nữa, vốn lâu nay Nhật thường bị Mỹ chỉ trích.

    Tiến sĩ Yellen nhận xét rằng Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã có những bước đi quan trọng để dẫn đến việc diễn dịch lại Điều 9 Hiến pháp kể từ khi lên nắm quyền.

    Đầu tiên, ông diễn dịch điều này trong khuôn khổ sự hợp tác đồng minh với Mỹ. Theo đó, chính sách "phòng vệ tập thể" sẽ cho phép quân đội Nhật Bản bảo vệ tàu thuyền của Mỹ và giúp quét mìn ở vịnh Persia. Nhật có thể bắn hạ tên lửa nhắm bắn vào Mỹ khi bay qua vùng lãnh thổ của Nhật. Mở rộng khả năng của quân đội như vậy mới có thể khiến Nhật không lo lắng việc Mỹ có thể không thực hiện cam kết bảo vệ quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư với Trung Quốc.

    Thứ hai, ông Abe diễn dịch Điều 9 Hiến pháp để nhắm vào việc Trung Quốc mở rộng sức mạnh lấn át trên các vùng biển. Thủ tướng Nhật đã đề cập đến các xung đột trên biển mới đây do Trung Quốc gây ra với Việt Nam, Philippines như bằng chứng về ý định hung hăng của Trung Quốc.

    Thủ tướng Abe đã gợi ý rằng chính sách "tự vệ tập thể" có thể được mở rộng đến các quốc gia như Hàn Quốc, Úc, Philippines, Việt Nam và Ấn Độ, nếu các mối đe dọa từ Trung Quốc hoặc các nước xâm lăng khác mang đến. Và chính sách tự vệ này sẽ được nhân danh là "hòa bình chủ động", theo tiến sĩ Yellen.

    [​IMG]
    Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 1.7 giải thích về việc diễn dịch Điều 9 Hiến pháp là để bảo vệ nước Nhật: "Tình hình thế giới xung quanh Nhật Bản đang phát triển ngày càng nghiêm trọng. Để chuẩn bị cho mỗi kịch bản có thể, cần thiết phải có các biện pháp lập pháp liền lạc để chúng ta có thể bảo vệ cuộc sống và hòa bình của nhân dân ta" - Ảnh: Reuters

    Khi được báo DW hỏi theo cách giải thích mới của ông Abe, trong hoàn cảnh nào sẽ Nhật Bản có thể triển khai lực lượng quân sự của mình, tiến sĩ Yellen nói rằng theo quyết định của Nội các Nhật, có 3 tình huống Nhật sẽ triển khai lực lượng của mình. Thứ nhất là nếu một nước đồng minh hay nước bạn của Nhật bị tấn công, thứ hai là nếu cuộc tấn công đó đại diện cho mối đe dọa đến sự tồn vong của Nhật, và thứ ba là những mối đe dọa đó làm suy yếu quyền của người dân theo đuổi cuộc sống, sự tự do và hạnh phúc.

    Tuy nhiên ông Yellen cũng thừa nhận chưa rõ lắm về việc ai sẽ quyết định thế nào là cuộc tấn công vào nước bạn đại diện cho "mối đe dọa rõ ràng" nhắm vào Nhật Bản. Ngoài ra ông Abe cam kết việc đưa quân ra nước ngoài là có "giới hạn", nhưng từ "giới hạn" là rất không rõ ràng.

    Khi báo Đức hỏi phản ứng của các nước với chính sách mới này của Nhật Bản, ông Yellen nói rằng đây là cú đấm của Nhật với các mối quan hệ ở Đông Á. Cả Trung Quốc và Hàn Quốc đều có tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản. Trung Quốc đã phản ứng mạnh mẽ và lên án chính sách này như là bước leo thang căng thẳng. Còn Hàn Quốc thì có thể tận dụng việc này để biện minh cho mối quan hệ lạnh nhạt với Nhật Bản, dù cả hai đều là đồng minh với Mỹ.

    Trái lại, Mỹ sẽ hoan nghênh điều này sau nhiều thập niên thuyết phục Nhật Bản gánh vác vai trò trên trường quốc tế. Và các nước như Việt Nam, Philippines cũng sẽ hoan nghênh khi họ đang đối đầu với các tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông với Trung Quốc.



    Mỹ hoan nghênh chính sách "tự vệ tập thể" của Nhật
    [​IMG]
    Quân đội Nhật sẽ rộng quyền hơn khi có thể tham gia các hoạt động ngoài lãnh thổ, trong "khuôn khổ giới hạn" theo quyền tự vệ tập thể - Ảnh: Reuters

    Theo báo Wall Street Journal ngày 1.7, sau khi Nội các Nhật thông qua nghị quyết diễn dịch Điều 9 Hiến pháp (còn chờ Quốc hội phê chuẩn), trong ngày 1.7 Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã phát biểu rằng hành động này cho phép Nhật Bản "tham gia vào các hoạt động trong một phạm vi rộng hơn, và làm cho liên minh Mỹ - Nhật Bản thậm chí còn hiệu quả hơn".

    Phó Đô đốc John Kirby, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ nói: "Chúng tôi thấy điều này rất hữu ích và quan điểm của chúng tôi là không có lý do để tin hay lo lắng rằng nó sẽ làm cho căng thẳng tồi tệ hơn. Ngược lại, chúng tôi nghĩ rằng điều này sẽ giúp cho an ninh và ổn định trong khu vực".

    Trước đó, trong chuyến thăm Nhật Bản vào tháng 4.2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chỉ trích mối đe dọa từ Triều Tiên và kết luận rằng: "Đây là một trong những lý do cho thấy tại sao liên minh Mỹ - Nhật lại quan trọng và tự vệ tập thể cũng không kém quan trọng".



    Anh Sơn
    Nguồn : http://tinnong.vn/pages/20140702/ba...cua-nhat-co-the-gom-viet-nam-philippines.aspx

  5. danny96

    danny96 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/07/2007
    Bài viết:
    198
    Đã được thích:
    208
    Tình hình 2 bạn Đài và Hong kong rất có ảnh hưởng đến biển Đông.
    Anh bạn Đài loan tồn tại mâu thuẫn nên sau vụ Hong kong chắc chính quyền thân Trung sẽ phải thay đổi
    [​IMG]
    tháng 3 chiem toa nha Quoc hoi
    [​IMG]

    1/7 ở biểu tình ở hong kong có sinh viên Đài nữa
    Crime là hình mẫu cho Trung nhưng Kiev là hình mẫu cho Hong kong va Đài
    Tập sẽ phải buông biển Đông ra ,hơn nữa Tập không ngơ Nhật thoát luật giải 9 nhanh thế,nếu cách đây
    2 tháng quyết tâm đánh Việt là 100% thì nay chỉ còn 0% .
    Không biết có phải ngẫu nhiên không nhưng ngoại giao Viêt quá giỏi.
    usadok, Usain Bolt, Huy_Ngo2 người khác thích bài này.
  6. MjnhTuan6

    MjnhTuan6 Thành viên quen thuộc Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/07/2014
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    10
    như vậy là có khả năng nào có thỏa thuận ngầm nào với Nhật Bản và Mỹ ko? Để ý kỹ thì thấy máy bay Mỹ bay ra khu vực Hoàng Sa sau thời điểm Nhật sửa hiến pháp, và cùng với thời điểm các Cụ nhà ta tuyên bố mạnh miệng hơn :D
    hanhglHaNoiOld thích bài này.
  7. divenoi_xalam

    divenoi_xalam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/06/2012
    Bài viết:
    2.635
    Đã được thích:
    2.230
    Phó đô đốc Nguyễn Văn Tình, nguyên Chính ủy Hải quân:
    Dân tộc này chưa bao giờ bị khuất phục
    TT - “Trong các cuộc chiến đấu chống xâm lăng, chúng ta có thể thua kém về vũ khí và tiềm lực kinh tế, nhưng dân tộc này chưa bao giờ bị khuất phục khi hai chữ “chủ quyền” thiêng liêng bị xâm phạm... ”.
    [​IMG]
    Ảnh: Việt Dũng

    Phó đô đốc Nguyễn Văn Tình, Anh hùng lực lượng vũ trang, nguyên chính ủy Hải quân nhân dân Việt Nam, khẳng định như vậy trong cuộc trao đổi cùng Tuổi Trẻ ngày 30-6. Phó đô đốc Nguyễn Văn Tình nói: “Từng là một người lính hải quân và từng là một trong những người lãnh đạo chỉ huy Hải quân Việt Nam, tôi không có gì bất ngờ với hành động này của Trung Quốc, bởi trước đây họ đã từng đưa các tàu tuần thám giả dạng vào biển Đông, cũng đã có những va chạm trên biển từ hơn chục năm trước rồi. Chúng tôi đã luôn chuẩn bị, đề phòng, cảnh giác và sẵn sàng đối phó với các hành động của Trung Quốc”.

    * Ông đánh giá thế nào về các hành vi của Trung Quốc.

    - Tuy Trung Quốc chưa ồ ạt đem quân đội, vũ khí vào nhưng đã đưa giàn khoan 981 vào hạ đặt trái phép tại vùng biển mà Việt Nam có đầy đủ bằng chứng pháp lý về chủ quyền, được luật pháp quốc tế công nhận. Hơn nữa việc mang giàn khoan vào lại có thêm cả trăm tàu quân sự, máy bay quân sự đi cùng để bảo vệ thì những việc đó đã thể hiện rõ bản chất của Trung Quốc là kẻ đi xâm lược.

    * Tàu Trung Quốc hằng ngày vẫn vây ép, húc, đâm va các tàu Việt Nam. Việc này đã gây thiệt hại cho chúng ta, và cái gì cũng có giới hạn của nó. Với tư cách là một Anh hùng lực lượng vũ trang, một sĩ quan quân đội, từng lãnh đạo chỉ huy Hải quân Việt Nam, theo ông, chúng ta sẽ chịu đựng đến khi nào?

    - Chúng ta cần phải hiểu rõ mục tiêu, suy nghĩ và hành động của Trung Quốc là khiêu khích, muốn có một cái cớ để từ đó họ có thể thực hiện mục tiêu, ý đồ của Trung Quốc là tiếp tục “dạy cho Việt Nam bài học” theo cách nói của họ. Chúng ta đã nhìn thấy điều này nên vì thế suốt hai tháng qua, tất cả hành động của Trung Quốc rất hung hăng, tàn bạo và vô nhân đạo nhưng chúng ta vẫn kiên trì đấu tranh bằng con đường hòa bình. Đất nước ta là một đất nước yêu hòa bình. Dân tộc ta là dân tộc yêu hòa bình. Dân tộc ta đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh, chúng ta thấu hiểu cuộc chiến sẽ gây những mất mát, tổn thất tới hàng trăm năm. Cho nên chúng ta phải kiên trì đấu tranh bằng con đường hòa bình để đạt mục đích cuối cùng là giữ vững được chủ quyền và giữ hòa bình ổn định. Suốt hai tháng qua, chúng ta đã rất kiềm chế để thực hiện mục đích này, và việc này đã nhận được sự ủng hộ rất cao của bạn bè quốc tế...

    * Nếu có đụng độ, liệu ta có đủ khả năng đáp trả Trung Quốc?

    - Nếu Trung Quốc dồn ta đến đường cùng, cố tình gây ra một sự đụng độ về mặt quân sự, nổ súng trước thì chúng ta sẽ đáp trả. Dân tộc chúng ta yêu hòa bình nên chúng ta đã kiềm chế thực hiện các giải pháp hòa bình, nhưng cũng không phải yêu chuộng hòa bình đến nỗi ngồi yên một chỗ để Trung Quốc muốn làm gì thì làm.

    Từ trước đến nay, chúng ta chưa bao giờ có nhiều vũ khí, có vũ khí hiện đại bằng Pháp, Mỹ, Trung Quốc. Sức mạnh của chúng ta không phải đến từ vũ khí, mà là sự đoàn kết, là cốt cách của một dân tộc. Với người Việt Nam, một dây ná, một cây chông cũng tấn công giặc, ngọn mác, cây cung cũng là vũ khí, đến “con ong cũng trở thành dũng sĩ” cơ mà.

    Nhiều năm qua, kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh và mạnh và họ cũng chú trọng rất nhiều vào quân sự. Mà trong quân sự thì họ tập trung nhiều nhất việc hiện đại hóa hải quân với ý đồ độc chiếm biển Đông, vươn ra đại dương. Nhưng tôi cho rằng sức mạnh của quân đội Trung Quốc nói chung và hải quân của họ nói riêng không phải là vô hạn.

    Chúng ta yêu chuộng hòa bình, nhưng nếu xảy ra đụng độ, chiến tranh, chúng ta chưa bao giờ biết sợ thua ai.

    * Trong nhiều giải pháp được đưa ra, cũng có ý kiến cho rằng Việt Nam phải kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế như Philippines đã làm?

    - Kiện ra tòa quốc tế cũng là một việc cần thiết và theo tôi, chỉ khi nào chúng ta đấu tranh trên mọi phương cách hòa bình, ngoại giao, cộng đồng quốc tế... mà Trung Quốc vẫn không thay đổi thì chúng ta mới kiện. Bởi việc kiện cáo này cuối cùng cũng chỉ phân thắng - thua, cũng chỉ làm Trung Quốc xấu hổ, chứ chưa chắc ta đòi lại được gì. Mà một khi Trung Quốc đã hành động như hiện nay thì đáng xấu hổ lắm rồi.

    Đồng thời với việc đưa giàn khoan, Trung Quốc tiến hành xây đảo nhân tạo ở Gạc Ma. Nhiều người lo ngại họ xây dựng căn cứ quân sự. Ông nhận định tình hình này như thế nào?

    - Phó đô đốc Nguyễn Văn Tình: Những ngày vừa qua, đồng thời với việc đưa giàn khoan 981 vào vùng biển của Việt Nam, Trung Quốc cũng xây dựng tại đảo Gạc Ma và một số đảo khác ở Trường Sa. Hành động này cho thấy Trung Quốc muốn biến nơi này thành căn cứ quân sự, với sân bay, tàu chiến, bến cảng, hậu cần...

    Đây là hành động cực kỳ nguy hiểm. Trung Quốc đã tiến sâu hơn một bước vào biển Đông và ý đồ chiến lược ngày càng rõ hơn, thâm độc hơn. Khi Trung Quốc có căn cứ quân sự như vậy thì vị trí này sẽ án ngữ đường hàng hải quốc tế. Các nước xung quanh biển Đông sẽ bị ảnh hưởng bởi sự kiểm soát của Trung Quốc. Không quân, hải quân Trung Quốc có thể sẽ xuất kích tại chỗ thay vì xuất kích từ Hải Nam để bảo vệ các mục tiêu mà Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép tại biển Đông, kể cả những giàn khoan của họ. Mặt khác, tàu các nước, hải quân các nước qua lại khu vực này sẽ bị Trung Quốc kiểm soát, theo dõi. Đây là điều rất nguy hiểm cho các quốc gia trong khu vực, liên quan đến các nước trong khu vực và cả quốc tế.


    Phó đô đốc Nguyễn Văn Tình:

    Người dân Trung Quốc ngộ nhận

    Trung Quốc giờ bưng bít thông tin, lu loa bịa đặt vu khống khiến dư luận, người dân Trung Quốc bị ngộ nhận. Ta phải dùng nhiều cách để tuyên truyền làm sao cho người Trung Quốc hiểu để họ có tiếng nói bảo vệ chính nghĩa. Hơn nữa, chúng ta phải đoàn kết với các nước trong khu vực, không chỉ các nước liên quan có biển, mà phải đại đoàn kết toàn khối Asean, phải có một tiếng nói chung, một hành động chung và đây cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng.




    ĐỨC BÌNH - LÊ KIÊN thực hiện
  8. duyvu1920

    duyvu1920 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2012
    Bài viết:
    6.469
    Đã được thích:
    2.971
  9. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.108
    Đã được thích:
    662
    Nhật với Mỹ là một suy nghĩ
    dragonboy1080 thích bài này.
  10. boyhn77

    boyhn77 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    418
    Đã được thích:
    52
    Nhật và Việt nam cùng hỗ trợ phòng vệ tập thể, trong trường hợp TQ đánh Việt nam, Nhật sẽ tham chiến và Mỹ tất nhiên ko thể đứng ngoài cuộc. Tuy nhiên vấn đề ở chỗ VN dám công khai ủng hộ và ký hiệp định phòng vệ tập thể với Nhật hay ko ?
    usadok, Boeing01canviet68 thích bài này.

Chia sẻ trang này