1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. hoangseo82

    hoangseo82 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2011
    Bài viết:
    1.684
    Đã được thích:
    1.930
    hoalongtrang thích bài này.
  2. cu-bo

    cu-bo Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2012
    Bài viết:
    388
    Đã được thích:
    322
    Mỹ sẽ công bố video Trung Quốc quấy rối Việt Nam ở Biển Đông?
    HỒNG THỦY

    Trung Quốc có thể tạm dừng các hoạt động bành trướng nếu hình ảnh, video họ quấy rối Việt Nam và Philippines được Mỹ công bố.


    [​IMG]
    Tàu cá Đà Nẵng 90152 bị tàu Trung Quốc côn đồ đâm chìm hôm 26/5 ở vị trí gần giàn khoan 981.
    Financial Times ngày 10/7 đưa tin, Mỹ đang phát triển các chiến thuật quân sự mới để ngăn chặn những bước bành trướng chậm nhưng chắc chắn của Trung Quốc ở Biển Đông, trong đó có việc tích cực sử dụng máy bay do thám và các hoạt động hải quân gần khu vực tranh chấp.

    Động thái này được Lầu Năm Góc đưa ra sau hàng loạt hoạt động xâm nhập (bất hợp pháp) mà Trung Quốc sử dụng để thay đổi hiện trạng ở Biển Đông, tuyến hàng hải huyết mạch hàng đầu của nền kinh tế toàn cầu. Thách thức đối với quân đội Mỹ là tìm chiến thuật ngăn chặn những hành động này của Trung Quốc mà không làm leo thang thành một cuộc xung đột quân sự lớn hơn.



    "Những nỗ lực của chúng tôi để ngăn chặn Trung Quốc ở Biển Đông rõ ràng đã không hiệu quả", một quan chức cấp cao Mỹ cho biết. Những căng thẳng ngày càng tăng ở Biển Đông giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines đã phủ bóng tối lên Đối thoại Chiến lược - kinh tế thường niên Trung - Mỹ tại Bắc Kinh hôm Thứ Tư.

    Một yếu tố chiến lược của Mỹ đang nổi lên từ tháng Ba khi Mỹ điều máy bay giám sát P-8A ra bãi Cỏ Mây ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) trong lúc tàu Trung Quốc đang cố gắng ngăn chặn 1 tàu cung cấp của Philippines chi viện cho lực lượng đồn trú tại khu vực này. Máy bay Mỹ đã bay ở tầm thấp để đảm bảo rằng họ có thể nhìn thấy người Trung Quốc.

    "Đây là một động lực mới. Thông điệp là, chúng tôi biết những gì các ông đang làm. Hành động của các ông sẽ có những hậu quả. Chúng tôi có khả năng và ý chí, chúng tôi đang ở đây." Một cựu quan chức Lầu Năm Góc nói.

    Sử dụng rộng rãi các máy bay do thám ở Biển Đông có thể kết hợp với mong muốn lớn hơn để công bố hình ảnh, vi deo các hoạt động hàng hải của Trung Quốc. Một số quan chức Mỹ tin rằng Trung Quốc có thể tạm dừng các hoạt động bành trướng nếu hình ảnh, video họ quấy rối Việt Nam và Philippines được Mỹ công bố.




    Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ cũng đã được yêu cầu cùng phối hợp phát triển một hệ thống thông tin hàng hải cho phép các chính phủ trong khu vực biết thông tin chi tiết về vị trí của các tàu Trung Quốc trong khu vực. Một số nước nói rằng họ bị bất ngờ trước sự xuất hiện bất thình lình của tàu Trung Quốc.

    Ngoài ra Lầu Năm Góc cũng tính đến khả năng điều tàu hải quân đến gần khu vực tranh chấp trên Biển Đông. Tuy nhiên các quan chức Mỹ cho hay có rất ít sự hỗ trợ từ chính quyền cho một số ý tưởng đối đầu hơn để ngăn chặn Trung Quốc. Các ý tưởng này bao gồm triển khai lực lượng Cảnh sát biển Mỹ đến Biển Đông chống lại các hoạt động của tàu bán vũ trang Trung Quốc, hộ tống ngư dân Philippines và các quốc gia khác vào những khu vực bị tàu Trung Quốc trục xuất.

    Bonie Glaser, một chuyên gia châu Á từ Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế nói rằng các chuyến bay do thám cho thấy Hoa Kỳ có lợi ích trong các giải pháp hòa bình xử lý tranh chấp và phản đối sự cưỡng ép của Trung Quốc, nhưng bà thấy nghi ngờ khả năng các chuyến bay do thám sẽ ngăn chặn được hành vi của Trung Quốc.
    canviet68 thích bài này.
  3. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
    Lập trường chính thức của Việt Nam về chủ quyền Hoàng Sa
    Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bác bỏ toàn bộ, cả trên thực tế cũng như pháp l‎ý, yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa (mà Trung Quốc gọi là “Tây Sa”) nêu trong các văn bản kèm theo các thư ngày 22 tháng 5 năm 2014 và ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Đại biện Phái đoàn đại diện thường trực nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa gửi Tổng thư k‎ý Liên hợp quốc lần lượt trong các văn bản A/68/887 và A/68/907. Việt Nam khẳng định rằng các yêu sách của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý và lịch sử.

    Các tư liệu lịch sử không thống nhất với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa
    Trong các trao đổi thời gian gần đây, Trung Quốc đã dẫn chiếu đến một số tư liệu như là bằng chứng lịch sử nhằm chứng minh cho cái gọi là “chủ quyền” của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tuy nhiên, các “tư liệu” này của Trung Quốc không có nguồn gốc rõ ràng, không chính xác và được Trung Quốc diễn giải một cách tùy tiện. Các tài liệu mà Trung Quốc dẫn chiếu tới không chứng tỏ rằng Trung Quốc đã thiết lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa khi quần đảo còn là lãnh thổ vô chủ. Ngược lại, các ghi chép lịch sử cho thấy Trung Quốc hiểu rằng chủ quyền của họ chưa bao giờ bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa.

    Ví dụ như vào thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 19 khi hai tàu Bellona và Umeji Maru bị đắm ở Hoàng Sa và bị ngư dân Trung Quốc cướp tài sản, nhà cầm quyền Trung Quốc tại Quảng Đông đã lập luận rằng quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ bị bỏ rơi, không thuộc về Trung Quốc. Về hành chính, các đảo này không thuộc bất kỳ châu nào của Hải Nam, Trung Quốc và không có cơ quan nào của Trung Quốc có trách nhiệm quản lý quần đảo này. Vì những lý do đó, phía Trung Quốc đã tuyên bố không chịu trách nhiệm về vụ ngư dân cướp tài sản.

    Trong khi đó, Việt Nam đã cung cấp công khai các tài liệu lịch sử xác thực cho thấy Việt Nam đã thiết lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa từ khi quần đảo là lãnh thổ vô chủ. Ít nhất từ thế kỷ 17, các triều đại nhà Nguyễn của Việt Nam đã tổ chức các hoạt động khai thác sản vật trên các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, tổ chức đo đạc hải trình và bảo đảm an toàn cho các tàu thuyền của quốc gia khác qua lại tại khu vực quần đảo Hoàng Sa. Các hoạt động này đều đã được ghi nhận trong các văn bản chính thức do các triều đình Việt Nam ban hành là các châu bản hiện đang được lưu giữ tại Việt Nam.

    Sau khi Pháp và Việt Nam ký Hiệp định bảo hộ ngày 15 tháng 3 năm 1874 và ngày 06 tháng 6 năm 1884, Pháp đã thay mặt Việt Nam tiếp tục thực thi chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa và tuyên bố phản đối các hành động xâm phạm của Trung Quốc. Pháp đã tiến hành nhiều hoạt động thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa như xây dựng và vận hành đèn biển và trạm khí tượng, thiết lập các đại lý hành chính thuộc tỉnh Thừa Thiên (An Nam), cấp giấy khai sinh cho công dân Việt Nam sinh ra tại quần đảo này. Việc Đô đốc Quảng Đông (Trung Quốc) Lý Chuẩn năm 1909 tiến hành hành động thám hiểm và thăm dò Hoàng Sa là hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa mà Việt Nam đã thiết lập vững chắc và được chính quyền bảo hộ Pháp thay mặt Việt Nam tiếp tục thực thi hữu hiệu. Pháp đã thay mặt Việt Nam phản đối các hành động xâm phạm của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và nêu rõ chủ quyền của Hoàng Sa đã được xác lập bởi Việt Nam. Trước yêu sách của Trung Quốc đối với Hoàng Sa, Pháp đã từng đề nghị Trung Quốc giải quyết vấn đề bằng Trọng tài quốc tế (Công hàm của Pháp gửi Trung Quốc ngày 18 tháng 02 năm 1937), nhưng Trung Quốc đã từ chối.

    Năm 1946, chính quyền Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch lợi dụng bối cảnh Chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc đã xâm nhập trái phép đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Năm 1947, Pháp đã ra tuyên bố phản đối sự xâm nhập này, yêu cầu hai bên tiến hành đàm phán và giải quyết tại cơ quan tài phán quốc tế nhưng chính quyền Trung Hoa Dân quốc lại một lần nữa từ chối. Chính quyền Tưởng Giới Thạch sau đó đã rút khỏi đảo Phú Lâm.

    Các Hội nghị quốc tế không giao quần đảo Hoàng Sa cho Trung Quốc
    Trước và sau khi Chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc, vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa đã nhiều lần được đưa ra các hội nghị quốc tế xem xét. Từ ngày 22-26 tháng 11 năm 1943, Hội nghị Cairo với sự tham gia của Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt, Thủ tướng Anh Winston Churchill và Tổng thống Trung Hoa Dân quốc Tưởng Giới Thạch đã ra Tuyên bố Cairo (Cairo Communiqué), đưa ra mục tiêu loại bỏ Nhật Bản ra khỏi tất cả các quần đảo ở Thái Bình Dương mà Nhật Bản đã chiếm đóng từ Chiến tranh Thế giới thứ I năm 1914 và tất cả các lãnh thổ Nhật Bản đã chiếm của Trung Quốc như Mãn Châu, Đài Loan và Bành Hồ sẽ được trả lại cho Trung Hoa Dân quốc. Tưởng Giới Thạch, đại diện cho Trung Quốc có mặt tại Hội nghị không hề đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    Hội nghị Potsdam diễn ra từ ngày 17 tháng 7 đến ngày 02 tháng 8 năm 1945 với sự tham gia của Lãnh đạo ba nước Hoa Kỳ, Anh và Trung Quốc đã ra Tuyên ngôn Potsdam tái khẳng định những nội dung của Tuyên bố Cairo. Đại diện của Trung Quốc, Tưởng Giới Thạch có mặt tại Hội nghị cũng không hề nhắc đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    Hội nghị hòa bình San Francisco từ ngày 04 đến 08 tháng 9 năm 1951 có 51 nước tham dự; Việt Nam tham gia Hội nghị với tư cách là thành viên của Liên hiệp Pháp. Thủ tướng Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu đã tham dự Hội nghị trên cương vị Trưởng phái đoàn Việt Nam. Hội nghị San Francisco đã giải quyết vấn đề quy thuộc một số vùng lãnh thổ ở châu Á – Thái Bình Dương. Tại Hội nghị này, Trưởng đoàn Liên Xô Andrei A. Gromyko đã thay mặt Trung Quốc đưa ra đề nghị gồm 13 khoản, trong đó có khoản liên quan đến việc Nhật Bản công nhận chủ quyền của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với một số đảo ở Biển Đông, kể cả quần đảo Hoàng Sa. Với 46 phiếu chống, 3 phiếu ủng hộ và 2 phiếu trắng, Hội nghị đã bác bỏ đề nghị này của Phái đoàn Liên Xô.

    Ngay sau đó, ngày 07 tháng 9 năm 1951, phát biểu tại Hội nghị, Trưởng phái đoàn Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu đã tái khẳng định chủ quyền lâu đời của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.. Cả 51 quốc gia đều không phản đối Tuyên bố xác nhận chủ quyền đó của Phái đoàn Việt Nam.

    Hội nghị Geneva năm 1954 về việc khôi phục hòa bình ở Đông Dương khẳng định các bên tham gia tôn trọng độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đang do các lực lượng của Pháp và Quốc gia Việt Nam quản lý. Trung Quốc là một trong những nước tham gia Hội nghị quốc tế về Đông Dương tại Geneva 1954 biết rất rõ điều này và Trung Quốc phải tôn trọng các văn kiện quốc tế của Hội nghị đó.

    Điều 1 Hiệp định Paris năm 1973 nói rõ tất cả các nước tôn trọng độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Lúc này hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đang do Việt Nam Cộng hòa quản lý, và là một bộ phận lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam.

    Tháng 01 năm 1974, Trung Quốc sử dụng vũ lực chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ngay lúc đó, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đều đã ra tuyên bố bày tỏ quan điểm và phản đối hành động của Trung Quốc. Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp khẩn cấp về hành động sử dụng vũ lực của Trung Quốc. Theo luật pháp quốc tế về thụ đắc lãnh thổ, việc sử dụng vũ lực chiếm đóng một vùng lãnh thổ thuộc quốc gia khác không thể tạo ra chủ quyền.

    Trung Quốc đã vi phạm nguyên tắc cấm đe dọa và sử dụng vũ lực nên không thể thiết lập được chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa
    Trung Quốc đã hai lần xâm chiếm trái phép Hoàng Sa. Năm 1956, lợi dụng lúc Pháp rút khỏi Việt Nam, Trung Quốc đã xâm chiếm nhóm đảo phía Đông của Hoàng Sa. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc thực sự chiếm đóng một phần quần đảo Hoàng Sa. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã phản đối mạnh mẽ sự chiếm đóng này. Năm 1959, một nhóm binh lính Trung Quốc giả dạng ngư dân âm mưu đổ bộ lên nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa đã bị lực lượng của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đập tan. Tám mươi hai (82) “ngư dân” Trung Quốc đã bị bắt. Cả hai hành động xâm chiếm này diễn ra sau khi vấn đề chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được khẳng định tại các hội nghị quốc tế như trên mà không gặp phải bất kỳ sự phản đối nào. Năm 1974, lợi dụng tình hình chiến tranh ở Việt Nam, Trung Quốc đã tấn công và chiếm quyền kiểm soát Hoàng Sa từ chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc chiếm đóng bằng vũ lực toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.

    Từ góc độ luật pháp quốc tế, việc chiếm đóng bằng vũ lực lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền là hành vi bất hợp pháp và không thể là cơ sở cho đòi hỏi chủ quyền. Vì vậy, chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa vẫn được duy trì và không bị thay thế bởi sự chiếm đóng bằng vũ lực của Trung Quốc.

    Bị vong lục ngày 12 tháng 5 năm 1988 của Trung Quốc - một văn bản chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc - cũng khẳng định rõ một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế là “xâm lược không thể sinh ra chủ quyền” đối với một vùng lãnh thổ. Không có quốc gia nào trên thế giới công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa.

    Việt Nam chưa bao giờ công nhận chủ quyền của Trung Quốc
    Trung Quốc đã cố tình xuyên tạc lịch sử và diễn giải sai lịch sử khi viện dẫn Công thư của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 và một số tài liệu, ấn phẩm được xuất bản ở Việt Nam trước năm 1975 để củng cố yêu sách của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa. Công thư của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng hoàn toàn không nhắc gì đến chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa hay Trường Sa. Tuyên bố đó liên quan đến các vùng biển, không giải quyết các vấn đề lãnh thổ. Trên thực tế, những kết luận mà Trung Quốc đưa ra hiện nay đang mâu thuẫn với chính các phát biểu của Trung Quốc, trong đó có phát biểu của chính nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình.

    Tháng 9 năm 1975, 17 năm sau Công thư nói trên của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã nói với nhà lãnh đạo Việt Nam Lê Duẩn tại Bắc Kinh rằng “Trung Quốc có đầy đủ tài liệu chứng minh quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) từ xưa đến nay thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Nhưng với nguyên tắc thông qua Hiệp thương hữu nghị để giải quyết bất đồng, sau này hai nước sẽ bàn bạc giải quyết”. Bị vong lục của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 12 tháng 5 năm 1988 đã ghi nhận rõ ràng nội dung phát biểu này của Đặng Tiểu Bình, thể hiện nhận thức của Trung Quốc rằng vấn đề chủ quyền không được dàn xếp có lợi cho phía Trung Quốc qua các phát biểu hay thỏa thuận trước đây. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng sự thật lịch sử đó và nghiêm túc đàm phán với Việt Nam về vấn đề quần đảo Hoàng Sa.
    Malogs, cuchuoi_kt115su_30 thích bài này.
  4. RemyMartin

    RemyMartin Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/2012
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    17
  5. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    630
    "Nếu Trung Quốc ép quá mức, Mỹ sẽ triển khai lực lượng"

    Hôm qua, báo Washington Post của Mỹ đánh giá quan hệ Mỹ - Trung đang ở mức tồi tệ nhất kể từ khi bình thường hóa.

    Báo này dẫn lời cựu chuyên gia phân tích của CIA, ông Christopher Johnson, cho biết Bắc Kinh đang theo đuổi chủ nghĩa phiêu lưu trên biển Đông và biển Hoa Đông vì cho rằng Mỹ thiếu quyết đoán trong các vấn đề ngoại giao, ví dụ như không trừng phạt Syria vì dùng vũ khí hóa học hay Nga vì đưa quân vào Crimea. “Tuy nhiên, Bắc Kinh sẽ sai lầm nếu đánh giá thấp quyết tâm bảo vệ châu Á của Washington. Mỹ là một người khổng lồ đang ngủ. Nếu Trung Quốc ép quá mức, Mỹ sẽ triển khai lực lượng”.
  6. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Hay đấy, Mỹ cứ lượn lờ vòng ngoài, không trực tiếp căng thẳng với Trung Quốc, nhưng lấy cơ sở là bảo vệ luật pháp Quốc tế, ra tay xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trên biển, Trung Quốc làm gì được Mỹ? Muốn chiến trực diện với Mỹ, phải bước qua xác các đồng minh của nó cái đã, mà như thế lại thành WW3 rồi. Ngược lại, TQ có cơ gì để 'trừng phạt kinh tế Mỹ' không? Trung Quốc có dám đứng thẳng người và nói: Trung Quốc không cần Mỹ không trong khi TQ là một nước phụ thuộc xuất khẩu.
    nguhayuoyetkieu thích bài này.
  7. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    We_Mat thích bài này.
  8. cu-bo

    cu-bo Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2012
    Bài viết:
    388
    Đã được thích:
    322
    Ngoại trưởng Úc tuyên bố sẽ đương đầu với Trung Quốc để bảo vệ hòa bình
    (Dân trí) - Ngoại trưởng Úc Julie Bishop ngày 10/7 tuyên bố Úc không sợ đương đầu với Trung Quốc để bảo vệ hòa bình, các giá trị tự do và luật pháp. Đây là tuyên bố rõ ràng nhất của chính phủ liên minh tại Úc cho tới nay về lập trường đối với Trung Quốc.
    [​IMG]
    Ngoại trưởng Úc Julie Bishop.

    Bà Bishop đưa ra các bình luận thẳng thắn trên trong cuộc phỏng vấn với tờ Sydney Morning Herald vào hôm nay.
    Trong tuyên bố rõ ràng nhất của chính phủ liên minh cho tới nay về cách thức đối phó với Trung Quốc, Ngoại trưởng Úc nói rằng các chính phủ trước đó đã phạm sai lầm khi tranh nói về Trung Quốc vì lo ngại làm “mếch lòng” Bắc Kinh.
    Bình luận thẳng thắn của Ngoại trưởng Bishop là một sự thay đổi so với các chính sách của các chính phủ trước đó mà bà nói rằng sự im lặng chỉ gây hiểu nhầm.
    Ngoại trưởng Bishop cho hay kinh nghiệm của bà nhằm lên tiếng phản đối tuyên bố đơn phương của Trung Quốc về vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) hồi tháng 11 năm ngoái đã càng khẳng định quan điểm rằng thẳng thắn tốt hơn là bị hiểu nhầm.
    “Nó ảnh hưởng tới lợi ích quốc gia của chúng ta. Lấy ví dụ như, hãng hàng không quốc gia Qantas của chúng ta phải bất ngờ báo cáo với Bắc Kinh dù hãng này không bay gần đó”, bà Bishop nói.
    “Tự do của các vùng trời và vùng biển trên thế giới rất quan trọng với chúng ta vì phần lớn hoạt động thương mại của chúng ta diễn ra ở đó”.
    “Vì vậy, tôi tin rằng chúng ta phải tuyên bố rõ là chúng ta phản đối hành động đơn phương, có thể bị xem là khiêu khích và ảnh hưởng tới các lợi ích quốc gia”, Ngoại trưởng Úc tuyên bố.
    Bà Bishop cho hay những người nói rằng Úc phải lựa chọn giữa các liên minh an ninh và hợp tác kinh tế với Trung Quốc là hoàn toàn sai lầm, nhấn mạnh rằng không có ảnh hưởng nào về kinh tế từ sự trao đổi thẳng thắn đó.
    Bà Bishop cũng đưa ra tuyên bố công khai rõ ràng nhất cho tới nay về việc các tranh chấp ngày càng bị quân sự hóa với Trung Quốc đang khiến Úc phải tăng cường và mở rộng các quan hệ quân sự với Mỹ và các quốc gia khác, mà đáng chú nhất là Nhật Bản.
    Các xu hướng trên đã được chứng minh hồi tuần này, khi Thủ tướng Úc Tony Abbott nhất trí quan hệ quốc phòng chiến lược và các thỏa thuận chia sẻ công nghệ quân sự mới với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe.
    Lập trường thẳng thắn, rõ ràng
    Các chính phủ trước đây của Úc thường lúng túng đối với cách thức phát ngôn về Trung Quốc.
    Các ngoại trưởng và thủ tướng Úc vốn thường bày to các lo ngại về Trung Quốc một cách kín đáo, hoặc không nói gì, với hi vọng rằng các vấn để sẽ được giải quyết một cách kín đáo.
    Nhưng bà Bishop cho hay chính phủ hiện thời của bà đã thay đổi một cách cương quyết và thận trọng nhằm kết hợp lời nói với hành động.
    “Tất cả những gì chúng ta làm và nói đều ủng hộ các giá trị của chúng ta trên mặt trận kinh tế và các giá trị của một nền dân chủ tự do cởi mở, tuân thủ luật pháp, các quyền tự do, và các thông lệ quốc tế”.
    “Vì vậy, khi một điều gì đó ảnh hưởng tới lợi ích quốc gia, chúng ta phải nói rõ về lập trường của mình”, Ngoại trưởng Úc nhấn mạnh.
    Chính phủ Úc gần đây đã rất thẳng thắn lên tiếng phải đối về các vụ việc tại Trung Quốc, như vụ bắt giữ luật sư nhân quyền nổi tiếng Pu Zhiqiang.
    Lập trường cứng rắn hơn của Úc đối với Trung Quốc đã được chứng tỏ gần đây nhất là vào tháng trước, khi Canberra ủng hộ các bình luận của Mỹ cáo buộc Bắc Kinh gây mất ổn định ở Biển Đông, nơi nước này vướng vào các tranh chấp lãnh thổ.
    Hồi tháng 11 năm ngoái, Ngoại trưởng Bishop đã khiến Bắc Kinh nổi giận khi triệu đại sứ Trung Quốc tới để phản đối về việc Bắc Kinh bất ngờ công bố vùng nhận dạng phòng không tại Hoa Đông.
    Trung Quốc khi đó đã nổi giận, nói rằng Úc có nguy cơ làm tổn hại “niềm tin song phương”.
    Mỹ vẫn là siêu cường
    Và trong khi nhiều nhà bình luận, trong đó có cả tại Mỹ, bắt đầu tranh luận về sức mạnh của Mỹ, bà Bishop cho hay bà không nghi ngờ gì về việc Mỹ sẽ vẫn là thế lực nổi bật trên thế giới.
    “Mỹ hiện là siêu cường duy nhất với khả năng quân sự để hành động trên toàn cầu và Mỹ phải quyết định có tiếp tục đóng vai trò đó hay không. Tôi tin rằng Mỹ phải và sẽ giữ vai trò đó”, bà Bishop nói.
    An Bình
  9. truonghuyenquan

    truonghuyenquan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2014
    Bài viết:
    254
    Đã được thích:
    288
  10. cuchuoi_kt115

    cuchuoi_kt115 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2012
    Bài viết:
    3.915
    Đã được thích:
    2.097
    xl mọi người mấy hôm nay nhậu nhiều quá, quên mất. Lão alu bảo cho bon Trung Quốc xây đền, sau này bọn đó rút thì đập đâu có sao. Alu, đền chùa là vấn đề tâm linh xây thì dễ mà đập thì khó. Mịa, khi bảo nó xây thì thằng nào mà không xây đc? Nhưng khi xây xong rồi thằng nào dám đập không? Bảo thằng xây xong ra bảo nó đập thuê gấp một 100 lần nó không dám đập chứ đừng bảo là xây xong rồi đập.
    Last edited by a moderator: 10/07/2014

Chia sẻ trang này