1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.910
    Đã được thích:
    3.063
    Cả thế giới là hố phân to đùng, vn đóng góp ít là tốt, quan trọng là chú đã đóng góp được gì, hay chỉ biết đóng góp co2 và cướp o2 của người có ích.
    Tặng chú 1 bài thơ để chú tụng mà gỡ nghiệp.

    Nước nam một dải sơn hà.
    Biển đông chờ đó rửa xương quân thù.
    Trúc nam sơn vẫn đâm chồi.
    Chờ ngày kể tội quân Ngô hung tàn.
    Tráng binh tay nắm một vòng.
    Hào khí bất tử che ngàn đời sau.
    Quê hương mẹ vẫn đang chờ.
    Đợi ngày tan giặc anh mới về nhà.
    thanhluan710, halosun, Boeing011 người khác thích bài này.
  2. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Ông củm phù đặt những câu hỏi vớ vẩn thế nhỉ, khổ thân lên đây mà chả chịu đọc gì cả. :cool:
  3. uman

    uman Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/05/2004
    Bài viết:
    955
    Đã được thích:
    826
    To ban cumfu:
    - Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ (thuộc địa, nô lệ, xâm lược, bòn rút tài nguyên, v.v..) và apartheide (chủ nghĩa phân biệt chủng tộc) là hai phạm trù, hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
    - Nếu nói chiến thắng Điện Biên Phủ là "chiến thắng chung" của Việt Nam và trung quốc (tôi cố ý không viết hoa vì phản đối cách hành xử của nhà cầm quyền trung quốc) thì cái "chung" ở đây (nói cách khác, họ "dây máu ăn phần") là vì vũ khí viện trợ từ họ. Còn lại, con người làm nên chiến thắng với biết bao xương máu hy sinh, và cách đánh - HOÀN TOÀN của Việt Nam. Hãy nhớ lại việc tướng Giáp bỏ cách đánh do cố vấn trung quốc tham mưu, rút quân ra để đánh chậm mà chắc thắng theo lệnh của Bác Hồ, để đỡ tốn máu xương cán bộ, chiến sĩ.
    - Không có nghĩa khi ta cứu người thì họ bị ép buộc nhất nhất làm quân hầu cho mình. Cái trượng nghĩa của Việt Nam - khác với ai đó - là ở chỗ tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân Campuchea. Còn nếu kẻ nào rắp tâm tự biến mình thành tay sai phục vụ mưu đồ bẩn thỉu của chủ, phản trắc với ân nhân thì họ sẽ tự gánh chịu gánh nặng lịch sử!
    102dk, thanhluan710hanhgl thích bài này.
  4. cumfu

    cumfu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2013
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    sx gạo số 1 thế giới mà dân thiếu đói !
    cà phê, tiêu....thủy sản mà sao vẫn lỗ kinh tế ko lên nỗi ? cả hóa dầu lọc dầu nữa ! thấy các nước hồi quốc hoặc đất hiếm TQ ko ? cùng đào lên bán mà 1 bên giàu 1 bên nghèo !
    VN năm ngoái kinh tế đứng thứ 43 TG, ko biết có bò lên được 42 ko ?
  5. cumfu

    cumfu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2013
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    MỸ nô lệ hóa Iraq, xâm lược Iraq, bòn rút tài nguyên Iraq thì gọi là gì hả đồng chí ? apartheide là chủ nghĩa thực dân đấy đồng chí, nô lệ hóa dân tộc phi châu trên chính quê hương của mình, cơ mà cả Mandela và Gandi có cần phải đấu tranh bao lực đâu mà vẫn giải phóng dân tộc Nam Phi, Ấn độ được là sao ?
    ĐBP không phải nhờ LX ủng hộ TQ viện trợ thì làm sao dành chiến thắng ! mà cương lĩnh của ĐCSVN chỉ rõ dưới sự lãnh đạo của LX, TQ rồi
  6. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Quá chuẩn bác uman like mạnh!
  7. cumfu

    cumfu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2013
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Chuyên gia Bùi Kiến Thành: Nếu không có kiều hối
    Chuyên gia cũng cho rằng dự trữ ngoại hối 35 tỷ USD "chưa ăn thua gì", vẫn yếu so với nhu cầu phát triển của nền kinh tế.
    Ngày 18/06 vừa qua, NHNN đã nâng tỷ giá VND/USD bình quân liên ngân hàng thêm 1%. Việc điều chỉnh tỷ giá này có thực sự hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu? Cùng với việc tín dụng ngoại tệ tăng trưởng khá cao trong 6 tháng đầu năm, liệu có khiến cho tình hình ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng trở nên căng thẳng và đẩy lãi suất huy động ngoại tệ lên?

    Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành về những vấn đề này.

    Thưa ông, ông đánh giá thế nào về động thái điều chỉnh tỷ giá vừa rồi của NHNN?

    Chuyên gia Bùi Kiến Thành: Trước hết là tỷ giá cũng không có tăng gì nhiều, chỉ 1% thôi. NHNN đã nghiên cứu về giá trị thật của đồng tiền Việt Nam. Nhiều chuyên gia đánh giá là đồng Việt Nam đang không đúng giá trị thật, giá trị thật thấp hơn nhiều.

    Chính sách tỷ giá của Việt Nam hiện đang có 2 vấn đề. Một là giá trị thật của đồng VND cần được điều chỉnh. Chủ trương mỗi năm điều chỉnh khoảng 2- 3%, năm nay, sau nửa năm điều chỉnh 1% thì cũng là bình thường thôi, không có gì là ngoài dự đoán của những người theo dõi tỷ giá Việt Nam.

    Vấn đề thứ hai là làm sao để các nhà xuất khẩu không thiệt hại quá nhiều khi chuyển đồng USD sang nội tệ, thêm nữa là giúp cho xuất khẩu mạnh hơn. Đối với các nhà xuất khẩu, điều chỉnh tỷ giá thì họ được lợi thêm 1% khi chuyển đổi ra nội tệ. Điều này cũng hỗ trợ doanh nghiệp phần nào, nhưng đó chỉ là một chuyện nhỏ mà nhà nước phải làm thôi.

    Việt Nam có đặc thù là xuất khẩu nhưng tỷ lệ nội hóa của mình không có bao nhiêu, nguyên liệu hầu hết là nhập từ nước ngoài về. Ví dụ như năm vừa rồi, 68% kim ngạch xuất khẩu đến từ các Doanh nghiệp FDI nhưng các DN này phần lớn là nhập khẩu nguyên liệu. Trong 68% ấy có đến 40 - 50 % là hàng nhập về. Tính ra “tinh” của nó chả có bao nhiêu.

    Khi hạ giá trị đồng VND xuống thì mình cũng phải trả tiền nguyên liệu cao hơn. Vì thế nó cũng không phải lợi thế cho mình xuất khẩu vì nó không làm cho hàng hóa Việt Nam rẻ hơn nhiều so với DN nước ngoài.

    Theo thông tin từ NHNN, tính đến tháng 6/2014, tín dụng ngoại tệ tăng 12,03% trong khi tín dụng VND chỉ tăng 2,17%. Ông đánh giá như thế nào về mức tăng trưởng tín dụng ngoại tệ mạnh như vậy?


    Trước đây theo nguyên tắc doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ về mới được vay ngoại tệ, tức là Doanh nghiệp xuất khẩu là chính nhưng vừa rồi Nhà nước có chính sách mới cho phép các DN thuộc 5 lĩnh vực được vay ngoại tệ. Đây có thể là một nguyên nhân khiến cho tín dụng ngoại tệ tăng mạnh.

    Tuy nhiên, theo tôi, chính sách muốn tạo ưu đãi đối với các lĩnh vực đó nhưng đi ngược nguyên tắc có ngoại tệ mới được vay, và nó có thể ảnh hưởng đến cung cầu ngoại tệ và tỷ giá nếu thị trường không có đủ ngoại tệ để bán. Lãi suất cho vay VND quá cao, người ta ít vay tiền VND. Tự nhiên mình tạo ra cầu về ngoại tệ như thế, sau này không quản lý nổi. Chính sách tỷ giá như thế là mầm tạo căng thẳng sau này.

    Còn về phía người đi vay, tôi muốn nói rằng lãi suất huy động ngoại tệ thấp hơn lãi suất huy động VND, huy động cao thì cho vay cao, huy động thấp thì cho vay thấp. Nhưng người đi vay cần phải cẩn thận xem xét trong mối quan hệ với chính sách tỷ giá để tính toán xem lãi suất đi vay thật của mình là bao nhiêu?

    Ngoài ra, cũng có những Doanh nghiệp có quan hệ với Ngân hàng, vay USD rồi chuyển sang VND gửi vào Ngân hàng hưởng lãi suất. Việt Nam có nạn cho vay mà không kiểm soát giám định luồng tiền có đi đúng hướng hay không cho nên người ta có thể thực hiện điều này.

    Theo báo cáo của UBGS Tài chính quốc gia,tỷ lệ cho vay/tiền gửi ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng đã tăng lên mức 95,5% trong tháng 5/2014. Thưa ông, việc nâng tỷ giá VND/USD để hỗ trợ DN xuất khẩu có thể làm tăng trưởng tín dụng ngoại tệ cao thêm và gây ra căng thẳng ngoại tệ cho hệ thống hay không?

    căng thẳng ngoại tệ là vì nhà nước mở rộng đối tượng được vay ngoại tệ và Ngân hàng đã cho vay ngoại tệ đến mức gần 100% tiền gửi, không còn có đủ ngoại tệ để cho vay. Thế thì phải đi mua. Mua nhiều làm đẩy giá ngoại tệ lên. Mà mua ở đâu? Mua trên thị trường liên Ngân hàng. Không có thì mua của tư nhân, từ đó mà đẩy lãi suất huy động ngoại tệ lên. Cho nên tôi mới nói là phải thận trọng. Không phải là nhà nước quyết định một cái, mở thêm ra cho 5 lĩnh vực được vay ngoại tệ là được yên. Cho nhiều đối tượng được vay ngoại tệ thì sẽ khan hiếm thôi.

    Có một vấn đề quan trọng mà ít người quan tâm. Đó là con số mỗi năm lượng kiều hối gửi về gần 11 tỷ USD. Đây là số tiền rất quan trọng. Nếu không có khoản tiền này thì dự trữ ngoại hối của mình được bao nhiêu đâu? Tính sơ sơ, 10 năm nay kiều hối gửi về là hơn 100 tỷ USD, không có khoản này thì Việt Nam đã phá sản rồi, làm gì có ngoại tệ để chi khi mà anh xài nhiều hơn làm ra. Vấn đề nhập siêu cũng là nhờ kiều hối chứ lấy đâu ra mà trả.

    Nói rõ hơn, cán cân thương mại của Việt Nam luôn ở trong tình trạng nhập siêu. Nhưng cán cân thanh toán thì cân bằng được là nhờ kiều hối và đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, xét lại các khoản đầu tư nước ngoài thì thực tế họ có cho không mình đâu. “Nó” vào rồi “nó” đi ra. ODA cũng vậy, không phải là khoản cho không. Khi sử dụng các khoản vốn này, Việt Nam đều phải mua hàng hóa, nguyên liệu của các nước cho vay. Họ cho vay nhưng chính ra là tìm cách bán hàng cho mình. Họ ưu đãi lãi suất nhưng không ưu đãi giá cả bán hàng. Vào cuộc là họ lấy mất 20% lợi nhuận của mình rồi. Thế nhưng mình coi ODA là ghê gớm lắm, thậm chí coi như tiền chùa xài thoải mái. Trong khi chỉ có kiều hối là đồng bào mình cho không đất nước.

    Thưa ông, trong những ngày vừa qua, đồng USD liên tục xuống giá so với VND. Có ý kiến cho rằng điều này là do cầu ngoại tệ không nhiều hay nói cách khác là doanh nghiệp nhập khẩu đang yếu nên giảm nhu cầu ngoại tệ để mua hàng hóa. Xin ông cho biết ý kiến của mình?

    Người ta nói mò thế thôi. Con số mỗi ngày lên xuống là chuyện mưa nắng thất thường trên thị trường mua bán ngoại tệ. Phải nhìn xu hướng lâu dài thế nào chứ đừng nhìn 1, 2 ngày. Giờ Ngân hàng đang cho vay nhiều ngoại tệ, mà muốn tiếp tục cho vay thì phải đi mua như tôi đã nói ở trên. Nếu chính sách là mở rộng cho vay bằng ngoại tệ mà cung ngoại tệ không theo kịp thì giá ngoại tệ sẽ lên. Về dài hạn là như thế.

    Theo thị trường nếu cung thiếu thì giá lên. Lãi suất huy động đồng USD sẽ cũng phải lên mà thôi.

    Có thêm ý kiến cho rằng con số dự trữ ngoại hối “kỷ lục” 35 tỷ USD cũng có thể là một biểu hiện của sức cầu ngoại tệ không lớn?

    Thế nào là kỷ lục? Chưa bao giờ mình đạt được mức ấy nhưng không có nghĩa nó là lớn. Lúc trước có 1000 đồng trong túi, lúc sau có 1 tỷ. 1 tỷ đồng đó là kỷ lục, nhưng nó có đủ không? Có đáp ứng được nhu cầu của mình không? Có 35 tỷ USD đấy nhưng nhu cầu của đất nước lúc này là bao nhiêu? Chúng ta vẫn phải đi vay ngân hàng thế giới, vay các tổ chức quốc tế, vay các nước phát triển… Kỷ lục nhưng vẫn yếu so với nhu cầu phát triển của nền kinh tế.

    Vậy ông đánh giá thế nào về khoản dự trữ ngoại tệ 35 tỷ USD này? Khoản này có đảm bảo thị trường không thiếu hụt nguồn cung hay không?

    35 tỷ ăn thua gì, có 12 tuần lễ nhập khẩu, sao gọi là an toàn được. Nhỡ có sự kiện gì làm người ta ùa đi mua ngoại tệ, ngân hàng nhà nước phải đứng ra bình ổn bằng cách bán USD thì không có đủ mà bán được. Nhất là khi cán cân thương mại lại bị nhập siêu. Mình chỉ dựa vào ODA được chút ít. Họ nói giải ngân 7 tỷ, 8 tỷ nhưng có giải ngân thế đâu. Vừa rồi phó thủ trướng Hoàng Trung Hải nói còn 21 tỷ USD chưa giải ngân được trong số 57 tỷ ODA cam kết tức là gần 40%. Khi chúng ta không đáp ứng yêu cầu của người cho vay vì họ bắt mình mua giá này, bắt đưa ra chương trình nọ kia để họ phê duyệt giải ngân, mình không đồng ý thì họ không giải ngân thôi. Khi đó chúng ta lại không giải quyết được nguồn vốn để đầu tư các dự án.

    35 tỷ chỉ là một nguồn mà cũng không dùng được nguồn đấy, vì nó là dự trữ, chỉ đáp ứng nhu cầu mười mấy tuần nhập khẩu. Cho nên tới đây vẫn phải làm sao để tăng dự trữ ngoại hối hơn nữa. Bằng cách nào? Từ nguồn trong nước, vay nước ngoài, từ nguồn vô hạn định của Ngân hàng trung ương là tạo ra tín dụng cho Doanh nghiệp phát triển...

    Chúng ta phải xem chính sách tiền tệ là như thế nào? Các nước như Mỹ, Nhật khởi đầu như thế nào, từ đâu mà họ lớn mạnh lên? Phải xem ngân hàng trung ương của các quốc gia khác họ làm thế nào để xây dựng một hệ thống tài chính ngân hàng hiệu quả! Có đi vay thì cũng phải biết cách sử dụng vốn vay cho hiệu quả chứ không phải là tiêu xài hoang phí, rút ruột công trình…
    http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang...khong-co-kieu-hoi-2014071300202165313ca34.chn
  8. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Dở hơi cái ông này, ông qua mẽo có người đói không, EU có người đói rét không...chỉ biết tìm cái cá biệt để xóa nhòa cái lớn lao khác. Xuất khẩu nhiều ra thế giới vẫn chỉ là con số tuyệt đối về lượng của nền kinh tế thôi, giàu có hay không thì cần phải qua bài toán khác, không nên phủ nhận sạch trơn thế....túm lại ông củm phù biện càn quá, íu dây nữa ngủ đây hé hé :)
    yetkieuMalogs thích bài này.
  9. zzzdaicongtuzzz

    zzzdaicongtuzzz Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/05/2012
    Bài viết:
    998
    Đã được thích:
    450
    đọc từ nải giờ chỉ thấy bác nói chi lí có những cái tiền bạc , của cải cũng không thể mua được đó là sự chiến thắng kẻ thù , đánh đuổi ngoại xâm , thử hổi hàn quốc nhiều tiền àm tại sao không thống nhất được đất nước , mà khi đó việt nam nghèo lại làm được , kiến cả thế giới không ai tin vào sự thật là việt nam đã đánh đuổi được mỹ , thống nhất đất nước , ai đã tin việt nam đã đánh thắng thực dân pháp , làm tiền đề kết thúc chế độ thực dân trên thế giới tồn tại qua 200 năm , 1 quốc gia nào mà 3 lần chiến thắng 1 đạo quân mông nguyên hùng mạnh gấp 100 , 1000 lần , dù có tiền thì có ai có thể mua được những cái lịch sử vẻ van ấy , dù mỹ có giàu có cở nào cũng chẳng cố thể thây thế lịch sử là mình tưng là thuộc địa của anh , là 1 quốc gia đa văn hóa , đa dân tộc chứ không là 1 , mỹ cũng muốn mình có 1000 năm văn hóa như chúng ta những họ không thể tự hòa vì họ có 1000 năm trong khi đó họ đống góp rất lớn cho sự phát triển của nhân loại, 1 vài túứ tiền không mua được , mỹ giàu nhưng cũng không mua được lịch sử , cũng không thể có được 1 lịch sử vẻ vang như chúng ta , tại sao tai lại đi lôi cái sâu của mình đi so với cái tốt của họ , sau ta không lấy cái tốt của ta đi so cái sâu của họ , nếu muốn so xanh cái gì đó thì xin so sánh 1 cái thực sự quan trọng đối với cả 2 bên , 1 quốc gia đều có tốt có sâu , tôi xin trích 1 câu để nói về đều này , ông trời sinh ra chúng ta ông đấy đều sấp đặp mọi thứ , con người mất đi thứ gì đó thì ông ta cũng sẻ cho ta cái gì đó để bù đắp , và đó là cái mà ông trời đã cho ta , ta ngheo về kinh tế nhưng giàu về lông yêu nước bão vệ đất nước, đúng như người ta vẫn nói đấy thôi
    vms, yetkieu, uman2 người khác thích bài này.
  10. amind007

    amind007 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/03/2008
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    77
    Các bác để ý cái đóng góp ấy làm gì? Đứng đầu cái bảng ấy là Ai Cập thì hiểu nó đánh giá như thế nào rồi. Việt Nam giờ chưa cần phải đóng góp gì nhiều miễn là dân ngày càng nhiều thực, nhiều vàng, quan thì thanh liêm trong sach là đủ rồi. Lâu lâu ở đâu bão lũ thì góp cho tí gạo. Dân chưa đủ ăn mà cứ đòi làm đại ca bơm đồ cho thế giới! Mấy bác cứ xoắn cũng chẳng giải quyết được gì :D
    Thế nhé!
    engkhoi, uman, hanhgl1 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này