1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 872850

    872850 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2014
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    12
    http://dantri.com.vn/su-kien/ngan-chan-trung-quoc-long-hanh-o-bien-dong-925825.htm
    Ngăn chặn Trung Quốc lộng hành ở Biển Đông
    Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) gần đây đã tổ chức hội thảo 2 ngày về Biển Đông và ra báo cáo dài 22 trang hối thúc chính phủ Mỹ có các biện pháp nhằm ngăn chặn sự lộng hành của Trung Quốc ở Biển Đông.
    [​IMG]
    Trung Quốc liên tục có các hành động khiêu khích ở Biển Đông.
    Báo cáo của CSIS, tổ chức vốn đóng một vai trò quan trọng trong chính sách "xoay trục" sang châu Á của Tổng thống Mỹ Barack Obama, có tựa đề: "Các khuynh hướng gần đây ở Biển Đông và chính sách của Mỹ".

    Trong báo cáo, CSIS đã nhắc tới một loạt các sự kiện diễn ra ở Biển Đông trong năm qua, và cho rằng thái độ hung hăng và không khoan nhượng của Bắc Kinh là nguyên nhân khiến căng thẳng khu vực leo thang.

    CSIS đã đưa một viễn cảnh hành động cho Washington, với 2 đường hướng cơ bản: thiết lập lý do pháp lý để bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông, và tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực.

    Việc Philippines gửi đơn kiện Trung Quốc ra tòa án trọng tài quốc tế đã cho thấy sự khởi đầu trong một nỗ lực của Washington nhằm vô hiệu hóa hợp pháp toàn bộ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. Dựa vào điều này, CSIS đã kêu gọi Bộ ngoại giao Mỹ vẽ ra một bản đồ các tranh chấp khu vực "dựa trên sự chồng chéo của các vùng đặc quyền kinh tế, các thềm lục địa và các đảo tranh chấp".

    CSIS đã kêu gọi đóng băng các hoạt động xây dựng tại các khu vực tranh chấp, cho rằng đây là một biện pháp để giảm căng thẳng. Báo cáo của CSIS cho biết Ngoại trưởng Mỹ John Kerry "chắc chắn sẽ nêu ra vấn đề này tại Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF)" vào ngày 10/8.

    CSIS cũng đang hối thúc tăng gấp đôi nỗ lực pháp lý, cùng với việc tăng cường các hành động quân sự, để siết dây thòng lọng quanh Trung Quốc.

    Báo cáo kêu gọi xem xét lại lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Điều này có thể trợ giúp Việt Nam chống lại sự hung hăng của Trung Quốc.

    CSIS cũng đề nghị Mỹ nên làm rõ các bổn phận của Mỹ theo các điều khoản của Hiệp ước quốc phòng song phương mà Washington đã ký kết với Philippines. Phía Philippines đã bày tỏ các lo ngại rằng các điều khoản của hiệp ước này không áp dụng đối với Biển Đông.

    CSIS ủng hộ việc mở rộng ước sang các khu vực tranh chấp, nơi trong 2 năm qua các lực lượng Philippines thường xuyên đối đầu có vũ trang với Trung Quốc.

    Tài liệu còn kêu gọi phát triển một căn cứ tại Vịnh Oyster trên đảo Palawan của Philippines để có thể triển khai ngay tức thì các lực lượng Mỹ vào Biển Đông.

    Cuối cùng, CSIS ủng hộ việc thiết lập thêm các cơ sở tình báo khắp khu vực để tạo nên một hệ thống giám sát 24/24 trên toàn Biển Đông. Các cuộc đàm phán với Philippines đã cho thấy rõ rằng kế hoạch này có thể bao gồm việc sử dụng các máy bay do thám trên không.

    An Bình
    Theo Globalresearch


    Last edited by a moderator: 05/08/2014
  2. 872850

    872850 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2014
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    12
    http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/lien-tuc-co-de-xuat-my-ban-vu-khi-cho-viet-nam-3050176/
    Liên tục có đề xuất Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam
    Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) vừa kêu gọi Chính phủ Mỹ xem xét lại lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
    CSIS, cơ quan nghiên cứu có ảnh hưởng rất lớn đối với chính sách xoay trục châu Á của chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama, cho rằng lý do nhân quyền đã lỗi thời và Washington nên tính toán cho phép bán một số loại vũ khí đặc thù cho Việt Nam. Đó là các trang thiết bị dành cho lực lượng cảnh sát biển, hoặc những loại vũ khí mang tính chất phòng thủ trên biển.
    [​IMG]

    Tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu Việt Nam
    Vấn đề dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương của Mỹ cho Việt Nam được đề cập liên tục trong thời gian gần đây.

    Cuối tháng 7 vừa qua, hai hạ nghị sĩ Randy Forbes thuộc đảng Cộng hòa và Colleen Hanabusa thuộc đảng Dân chủ đã trình một dự thảo nghị quyết về tranh chấp hàng hải tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có khuyến nghị chính sách về việc bán hoặc chuyển giao vũ khí cho Việt Nam.

    Theo đó, dự thảo đề nghị Mỹ thiết lập và thực thi một khung chính sách với chính phủ Việt Nam, thể hiện những lợi ích an ninh quốc gia Mỹ trong việc tăng cường quan hệ đối tác toàn diện với nước này thông qua việc bán hoặc chuyển giao thiết bị quốc phòng Mỹ, phù hợp với sự phát triển và duy trì năng lực phòng thủ của Việt Nam trước các mối đe dọa từ bên ngoài.

    Đồng quan điểm, trong bài viết của hai chuyên gia Richard Fontaine và Patrick M. Cronin trên tờ Wall Street Journal ngày 15/7 cho rằng, việc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam là giúp Việt Nam tự vệ.

    Theo hai tác giả bài viết, phạm vi và chủng loại hỗ trợ quân sự trực tiếp của Mỹ cho Việt Nam có thể giới hạn ở những loại vũ khí phòng thủ hữu ích nhất trong việc ứng phó với sự cưỡng ép từ bên ngoài, chẳng hạn như các hệ thống cảnh báo hàng hải, tàu hộ vệ và các tàu thuyền khác, cùng với vũ khí chống hạm.

    Các chuyên gia Richard Fontaine và Patrick M. Cronin nhận định, việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sẽ giúp tăng cường năng lực ngăn chặn của Việt Nam khi nước này đang phải chịu sức ép gia tăng từ nước láng giềng phương Bắc. Đây cũng là sự tiếp nối một cách tự nhiên quyết định hồi năm 2007 của chính quyền Tổng thống George Bush về việc cho phép xuất khẩu các sản phẩm quốc phòng không gây sát thương cho Việt Nam.

    Trong khi đó, trong cuộc điều trần trước Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện Mỹ vào tháng 6/2014, ông Ted Osius, người được đề cử đảm nhận chức Đại sứ Mỹ tại Việt Nam thay ông David Shear, đã đánh tín hiệu cho thấy chính quyền Obama sẵn sàng cân nhắc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.

    Trả lời Thượng nghị sĩ John McCain, ông Ted Osius nhận định đây là lúc Mỹ nên cân nhắc hủy bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam. Ông nhắc đến tình huống chiến lược Việt Nam đang đối mặt với Trung Quốc và thái độ tích cực của Việt Nam khi tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương. Ông Ted Osius cho rằng, thời điểm tốt nhất để hủy bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam là trong năm nay.

    Tại cuộc gặp giữa ************* Trương Tấn Sang và cựu tổng thống Bill Clinton ngày 18/7, ************* cũng đã nêu đề nghị Mỹ sớm dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương và nhấn mạnh coi đây là công việc quan trọng, cần thiết để khẳng định mức độ tin cậy lẫn nhau, bình thường hóa hoàn toàn quan hệ hai nước.
    Em không biết tại sao lại có những dấu ******** như vậy nữa :(:(
  3. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    Mỹ nghiên cứu bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương với Việt Nam

    ÔNG QUỐC CHÍNH (TTXVN/VIETNAM+)
    LÚC : 04/08/14 17:08

    Sáng 4/8, tại Hà Nội, Thượng tướng Trương Quang Khánh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp Thượng nghị sỹ Bob Corker, thành viên cao cấp Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, nhân dịp đoàn đến thăm và làm việc tại Việt Nam.

    Thay mặt lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Trương Quang Khánh khẳng định Chính phủ và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng việc giữ gìn môi trường hòa bình để phát triển đất nước. Trong môi trường hòa bình, Nhà nước, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn chăm lo phát triển mối quan hệ hợp tác quốc phòng với các nước, trong đó có Mỹ.

    Về các vấn đề liên quan đến Biển Đông, chủ trương nhất quán của Việt Nam là giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế.

    Thượng nghị sỹ Bob Corker nhấn mạnh những năm gần đây, quan hệ Việt Nam-Mỹ đã có những bước phát triển mới, nhất là trên lĩnh vực hợp tác kinh tế. Hai bên đang xúc tiến đàm phán để đi đến ký kết hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương; Mỹ đang nghiên cứu, tiến tới việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương với Việt Nam.

    Ông Bob Corker cho rằng, việc đẩy mạnh quan hệ giữa Việt Nam-Mỹ trên nhiều lĩnh vực sẽ góp phần thúc đẩy ổn định hòa bình trong khu vực và trên thế giới.

    Tại buổi tiếp, hai bên cũng trao đổi, hướng đến một số nội dung hợp tác sau khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương với Việt Nam và tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực, góp phần củng cố hòa bình trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương./

    http://www.vietnamplus.vn/my-nghien-cuu-bo-lenh-cam-ban-vu-khi-sat-thuong-voi-viet-nam/274374.vnp

    có lẽ phát biểu này cũng đã yên tâm là Mỹ sớm bỏ cấm vận bán vũ khí sát thương cho VN
    anh em đoán xem mình sẽ bàn gì mua gì sau bỏ cấm vận nhé
    kuyomuko thích bài này.
  4. hoalongtrang

    hoalongtrang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2008
    Bài viết:
    2.669
    Đã được thích:
    1.102
    BBC có làm 1 chuyên đề khảo cổ rất công phu về cuộc di dân huyền thoại của chủng châu Phi ra khắp thế giới và tạo ra nhân loại. Coi tới phần châu Á (với đại diện là Tung Cuốc) thì thật là ngỡ ngàng hết sức. Vẫn biết là họ mắc bịnh hoang tưởng cả ngàn năm khi tự cho rằng chỉ có mỗi mình ta là người, còn 4 phương 8 hướng đều là đám trùng Man, Di, Nhung, Địch, nhưng coi phim mới thấy ngày nay chứng bịnh đó đã di căn và bùng phát ghê gớm với sự hỗ trợ tối đa của Trung Nam Hải. Họ đổ biết bao tiền bạc + nhân lực vào các ngành khảo cổ học, di truyền học, nhân chủng học, giáo dục, văn hóa, thông tin truyền thông..... chỉ nhằm phục vụ 1 mục đích chính trị cực kỳ nguy hiểm: nhồi sọ cho biết bao thế hệ từ em bé mầm non cho tới ông già sắp xuống lỗ rằng Trung Hoa là giống nòi "thượng đẳng", tự phát triển riêng biệt và độc lập, "ngoại hạng", ko dính dáng gì với "bọn còn lại" của thế giới (vì bọn này toàn Man, Di, Nhung, Địch). Nhưng kết quả thì công cốc, và Tây lông khẳng định như đinh đóng cột: Tung Cuốc có nguồn gốc châu Phi và là con cháu của Việt Nam! (coi tới đây lại nhớ anh Trì) :D
    Cái này hổng biết có liên quan gì tới GDQP ko (cũng có vài con dao - nhưng là dao thời... tiền sử)? Bản thân em thấy nó có liên quan nhiều đến trạng thái cực khoái liên tục của rợ Bắc Kinh. Ko biết ý mod thế lào? Nếu mod thấy ko có họ hàng với GDQP thì xóa, xin đừng cho em đi theo diện di dân, tội nghiệp. Hic... :oops:
  5. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    Ông Phạm Quang Nghị đối đáp với giáo sư TQ


    [​IMG]-Thân mật bắt tay vị giáo sư Trung Quốc, ông Phạm Quang Nghị nói: Mong ông và giới trí thức Trung Quốc có thêm tiếng nói để nhân dân Trung Quốc hiểu đúng tình hình.

    Xem bài 1: Ông Phạm Quang Nghị và câu hỏi khó ở New York

    Trong bài tiếp theo dưới đây, chúng tôi sẽ tiếp tục thuật lại cuộc trao đổi của ông Phạm Quang Nghị tại Hội Châu Á.

    Cơ cấu hay vụ việc?

    Ngồi cạnh tôi là một vị học giả người Trung Quốc, vóc người cao lớn, tóc cắt ngắn. Đó là giáo sư Zha Daojiong, đến từ Học viện quốc tế, Đại học Bắc Kinh. Cây bút trong tay ông chạy lướt nhanh trên mặt giấy, ghi tỉ mỉ nội dung cuộc đối thoại. Ông không phát biểu gì trong suốt cả cuộc đối thoại.

    Phía bên dãy bàn đối diện với tôi, ông Orville Schell, Giám đốc Trung tâm quan hệ Mỹ - Trung Quốc nêu câu hỏi: Cách đây 20 năm, Việt Nam đã hình dung được sự phức tạp của đường lưỡi bò hay đến vừa rồi mới thấy?

    Ông Phạm Quang Nghị trả lời: Chúng tôi biết việc này từ nhiều năm trước. Nhưng chúng tôi không nghĩ Trung Quốc lại làm ngang ngược, bất chấp tất cả như vậy.

    Về đường lưỡi bò, không có gì mới về thông tin, nhưng không thể vì tính phi lý của nó mà làm ảnh hưởng không chỉ các nước xung quanh mà đến toàn thế giới. Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, bên cạnh việc nêu các yếu tố lịch sử, quan trọng nhất là các nước phải có chứng cứ. Việt Nam có những bằng chứng vững chắc: Việt Nam quản lý Hoàng Sa, Trường Sa trong thời gian dài, bằng hoà bình, liên tục, thực tế. Có nước trích dẫn thơ ca, nhật ký của nhân vật này người kia để muốn khẳng định chủ quyền…

    Trong bối cảnh có tranh chấp như vậy, điều đáng hoan nghênh là ASEAN và Trung Quốc đã đưa ra Tuyên bố về nguyên tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) trong đó khẳng định: các bên không dùng vũ lực, không đe doạ vũ lực; phải bảo đảm an ninh hàng hải…

    Nếu DOC được thực hiện nghiêm túc thì đã không xảy ra vụ Giàn khoan như vừa rồi. Vấn đề cấp thiết bây giờ là phải xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của các bên về Biển Đông (COC) mang tín ràng buộc cao hơn. Các nước, trong đó có Mỹ cũng mong muốn sớm có COC để đảm bảo hoà bình. Về lời nói, Trung Quốc cho biết sẽ tham gia nhưng trên thực tế, Trung Quốc chưa tích cực.

    Giáo sư Peter Dutton có nêu câu hỏi: Trong vấn đề này, cái gì là cơ cấu? Cái gì là vụ việc? Tôi nghĩ, có cả hai. Có người không muốn chấp nhận những nguyên tắc cơ bản và phổ quát: Nghĩa vụ, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. Một lần nữa, tôi nhấn mạnh, thiếu tôn trọng những nguyên tắc cơ bản ấy thì từ đó sẽ xảy ra những vụ việc như Giàn khoan 981. Chúng tôi mong muốn cùng Trung Quốc thương lượng.

    [​IMG]
    Quyền lợi phải đi liền với trách nhiệm

    Trước câu hỏi của bà Elizabeth Economy, Giám đốc phụ trách nghiên cứu Châu Á, Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ rằng, Mỹ có vai trò gì trong xử lý quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, ông Phạm Quang Nghị nói: Tôi khó trả lời thay. Đây là hai cường quốc gia có vai trò lớn, có sức mạnh kinh tế, quân sự, là thành viên thường trực HĐBA. Tôi nghĩ, hai nước cần thể hiện trách nhiệm đầy đủ vai trò nước lớn. Muốn có lợi ích bình đẳng thì trách nhiệm phải tương xứng.

    Bà Lulu Wang,Thành viên Hội đồng Quản trị, Hội Châu Á nêu tiếp câu hỏi: Mỹ hiện diện trong khu vực, nhưng Trung Quốc lại không muốn. Ngài có lời khuyên gì cho Mỹ tham gia mà không ảnh hưởng đến an ninh khu vực?

    - ( Cười) Tôi nghĩ, người đặt câu hỏi đã hiểu vấn đề này rồi- ông Phạm Quang Nghị đáp. Trong cuộc làm việc giữa Mỹ và Trung Quốc mới đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói: Thái Bình Dương đủ rộng cho 2 nước Mỹ và Trung Quốc. Tôi nghĩ, các ngài hiểu. Nước nào cũng vậy, không nên chỉ đòi hỏi quyền lợi mà cũng nên nhận lấy trách nhiệm để khu vực này và thế giới ổn định và phát triển

    Ông Tom Nagorski quay sang ông Phạm Quang Nghị và nói: Thật ấn tượng, không phải chỉ vì ông trả lời rất tốt mà ông còn nhớ chính xác các câu hỏi. Vậy theo ông, có mối liên hệ gì giữa cuộc đối thoại chiến lược Mỹ - Trung vừa diễn ra ở Bắc Kinh với việc rút giàn khoan không?

    - Giá như có vị lãnh đạo Trung Quốc ngồi ở đây để trả lời câu hỏi này thì tốt hơn- ông Phạm Quang Nghị nói. Ta thử phán đoán nhé.

    Trung Quốc rút giàn khoan trước một tháng so với thời hạn ban đầu là ngày 15-8. Tôi đã đọc nhiều bình luận, nguồn tin dự đoán. Trung Quốc nói: Rút vì đã hoàn thành nhiệm vụ, hiện đang phân tích kết quả để tiếp tục những việc tiếp theo. Ngài hỏi: do đối thoại Mỹ - Trung Quốc tại Bắc Kinh? Hay do Nghị quyết 142 của Thượng nghị viện Mỹ yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và trở lại nguyên trạng như trước ngày 1-5?

    Tôi nói dựa theo nhiều nguồn: Trước hết do có sự đấu tranh kiên trì, kiên quyết, hợp lý, có hiệu quả của Việt Nam, bằng những biện pháp hoà bình (khi cần kể cả pháp lý). Ngoài hiện trường, tàu chúng tôi tuy nhỏ, số lượng ít, nhưng chúng tôi kiên trì yêu cầu Trung Quốc rút. Trung Quốc đâm, húc làm tàu Việt Nam chìm, méo, vỡ vẫn không làm chúng tôi chùn bước.

    Trong khi đó, dư luận thế giới, trong đó có Hoa Kỳ, từ Tổng thống, Phó tổng thống, Ngoại trưởng, Quốc hội, các học giả, báo chí đều lên tiếng phản đối. Chúng tôi công khai sự việc với toàn thế giới. Chúng tôi mời báo chí quốc tế ra hiện trường, gần nơi hạ đặt giàn khoan để chứng kiến, cung cấp thông tin với thế giới. Trung Quốc phải suy nghĩ về những việc ấy. Còn Trung Quốc nói khoan như thế là đủ rồi. Cho dù vì nguyên nhân gì, rút trước một tháng, đó là dấu hiệu giảm căng thẳng, giảm nguy cơ xung đột, đối đầu. Chúng tôi đánh giá tích cực điều đó.

    [​IMG]
    Ông Phạm Quang Nghị làm việc với Bộ Ngoại giao Mỹ. Ảnh: VOV
    Bà Elizabeth Vishnich, Nghiên cứu viên cấp cao, Viện Weatherheard về Nghiên cứu Châu Á, Đại học Columbia lại đặt một câu hỏi về quan hệ Việt – Nga: Việt Nam có dự án dầu khí với Nga trong đường lưỡi bò mà Trung Quốc vẽ, những căng thẳng hiện nay có ảnh hưởng tới dự án đó không?

    Ông Phạm Quang Nghị nêu rõ: Quan hệ Việt Nam – Nga là quan hệ truyền thống tốt đẹp. Hai nước đã từng ký một hiệp ước hữu nghị, hợp tác rất quan trọng. Mặc dù bối cảnh chính trị đã thay đổi nhưng quan hệ hai nước vẫn tiếp tục duy trì và phát triển.

    Việt Nam xác định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ. Dự án hợp tác dầu khí này nằm trong thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Mặc dù có sức ép, nhưng phía Nga vẫn kiên định và quyết tâm tiếp tục dự án. Những căng thẳng trên biển Đông không ảnh hưởng tới sự hợp tác này.

    Cùng nhau giữ lấy hòa bình và tình hữu nghị

    Đến lúc này, ông Thomas Valley, Cố vấn cấp cao, Chương trình Đông Nam Á lục địa, Trung tâm Quản trị dân chủ và sáng tạo, Trường Quản lý Kennedy, Đại học Harvard mới lên tiếng: Thưa Ngài, tôi rất vui được gặp Ngài. Tôi đã tặng Ngài cuốn sách "Các quốc gia sụp đổ" - một trong những cuốn sách bán chạy nhất ở Việt Nam.

    Cách đây 3 thập kỷ, Việt Nam chỉ đạt GDP tính theo đầu người khoảng 150 USD, nay nếu tính theo sức mua thực tế thì Việt Nam đã đạt 4.000 USD, trong khi Trung Quốc đạt 9.000 USD. Vậy Việt Nam làm gì để cạnh tranh thành công với Trung Quốc mặc dù hiện nay Trung Quốc đã giảm mức độ tăng trưởng. Sách tôi tặng không chỉ viết về cải cách kinh tế mà còn cả cải cách chính trị. Sách tôi đọc hơi khó, nhưng đó là quyển sách thành công. (Ông Thomas Valley)

    Cuối những năm 80 của thế kỷ trước, Việt Nam thiếu lương thực, Liên Xô sụp đổ. Sau đó, Việt Nam đổi mới thành công, thành điểm sáng. WB đánh giá cao tiến bộ của Việt Nam.

    Nhưng tôi nghĩ, trong thập kỷ vừa qua, Việt Nam vẫn phát triển dưới mức tiềm năng. Có phải Ngài đã đọc được cuốn sách tôi tặng hay sao mà Ngài nắm rõ vấn đề và nhớ tốt như vậy.

    Cách đây 3 thập kỷ, Việt Nam chỉ đạt GDP tính theo đầu người khoảng 150 USD, nay nếu tính theo sức mua thực tế thì Việt Nam đã đạt 4.000 USD, trong khi Trung Quốc đạt 9.000 USD.

    Vậy Việt Nam làm gì để cạnh tranh thành công với Trung Quốc mặc dù hiện nay Trung Quốc đã giảm mức độ tăng trưởng. Sách tôi tặng không chỉ viết về cải cách kinh tế mà còn cả cải cách chính trị. Sách tôi đọc hơi khó, nhưng đó là quyển sách thành công.

    Ông Phạm Quang Nghị đáp: Chúng tôi đúc rút được những bài học sâu sắc từ những nhược điểm của cơ chế quan liêu, bao cấp và tiến hành công cuộc đổi mới, đạt được những thành tựu quan trọng.

    Trong quá trình đó, chúng tôi vừa đi lên bằng nỗ lực bản thân, vừa luôn lắng nghe ý kiến, học hỏi kinh nghiệm của thế giới, trong đó, cuốn sách của Ngài có những gợi mở bổ ích. Mong ngài tiếp tục quan tâm theo dõi. Dù có kinh nghiệm đến đâu, nhưng không ai có thể hình dung được những gì sẽ còn tiếp tục xảy ra. Chúng tôi xin lắng nghe Ngài.

    Cuộc đối thoại đã diễn ra tới 2 giờ, mỗi lúc một thêm sôi nổi. Ông Tom Nagorski kết luận: Thời gian trôi qua quá nhanh. Các câu trả lời của Ngài đã đáp ứng được mong đợi của chúng tôi.

    Tôi nhìn thấy gương mặt hồ hởi, phấn khởi của những người dự hội thảo. Họ hài lòng. Ông Tom Nagorski nắm chặt tay chúng tôi, nói: "Ông ấy trả lời rất rõ ràng những câu hỏi phức tạp. Ông ấy làm chủ những điều ông ấy nói. Cách nói thuyết phục. Thú thực, thật lý thú khi chúng tôi được trực tiếp nghe một vị lãnh đạo ********************** nói chuyện cuốn hút như vậy".

    Trước khi bước ra khỏi hội trường, ông Phạm Quang Nghị dừng lại nói chuyện với Giáo sư Zha Daojiong, Đại học Bắc Kinh- người Trung Quốc duy nhất có mặt trong cuộc hội thảo này. Vị giáo sư này không ngần ngại nhận xét: Ông trả lời rõ ràng các câu hỏi. Ông nói ngắn và hay. Tôi đã từng là chuyên gia trong lĩnh vực bán điện cho Việt Nam.

    Vừa rồi nhiều tờ báo nói về sự lệ thuộc của Việt Nam vào Trung Quốc, rằng Trung Quốc sẽ gây khó cho Việt Nam. Tôi nghĩ, tình hình không xấu như vậy đâu. Anh em trong nhà còn có lúc mâu thuẫn, cãi vã nhau…

    Thân mật bắt tay vị giáo sư Trung Quốc, ông Phạm Quang Nghị nói: "Mong ông và giới trí thức Trung Quốc có thêm tiếng nói để nhân dân Trung Quốc hiểu đúng tình hình. Việt Nam luôn muốn cùng Trung Quốc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Việt Nam không mong muốn gì hơn là hai nước láng giềng chúng ta cùng giữ gìn hòa bình, ổn định, tình hữu nghị, cùng nhau xây dựng và phát triển mối quan hệ hợp tác bền vững".

    Giáo sư Zha Daojiong gật đầu tỏ ý tán thành.

    New York tháng 7-2014

    • Hồ Quang Lợi

    http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/190547/ong-pham-quang-nghi-doi-dap-voi-giao-su-tq.html

    ngưỡng mộ bác Nghị nắm vấn đề và trả lời làm mọi người nễ
    Huy_Ngo thích bài này.
  6. canviet68

    canviet68 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2014
    Bài viết:
    326
    Đã được thích:
    215
    Ông ngị gật này mà được mọi người nể á!!!!!!!
    Đúng là phường chèo
    canviet86bluesaigon thích bài này.
  7. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Hãy tìm ra 1 nước có thể đứng đơn kiện TQ không phải là 1 bên đại diện hợp pháp đòi hỏi chủ quyền của đường lưỡi bò ... Đài Loan có thể đòi hỏi chủ quyền và cùng ra toà phân xử ...
  8. hoangdang_hm

    hoangdang_hm Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/03/2006
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    92
    Quan trọng là nước đó phải thật rảnh, phải không có tí quyền lợi nào làm ăn với TQ, phải thật giàu và lãnh đạo nước họ phải thuộc lòng "Lục Vân Tiên" của cụ Đồ Chiểu : giữa đàng thấy chuyện bất bình....
    canviet68 thích bài này.
  9. canviet68

    canviet68 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2014
    Bài viết:
    326
    Đã được thích:
    215
    Mình cũng bo mà => nhưng là bo giữ biển, giữ đảo!
    TQ 'bo' tiền cho hàng vạn ngư dân 'câu trộm' ở Trường Sa

    Đăng Bởi 02 03-08-2014
    [​IMG]
    Các tàu cá được trả tiền để đi "câu trộm"

    [​IMG]
    Để đòi chủ quyền phi pháp dựa trên đường lưỡi bò tự vạch ra trên biển Đông, Trung Quốc áp dụng nhiều biện pháp. Bên cạnh việc khoe cơ bắp bằng lực lượng quân sự và bán quân sự, họ còn triệt để tận dụng ngư dân để xâm phạm biển Đông trong đó có vùng biển Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
    Ý đồ của Trung Quốc là dùng sự hiện diện của ngư dân để thực hiện chiến lược "mưa dầm thấm lâu" làm cho thế giới lầm tưởng đó là ngư trường truyền thống của Trung Quốc. Trong những năm trước, chính quyền Trung Quốc tổ chức "tour" du lịch xuống nam biển Đông đánh cá, nhưng đội ngũ tàu hùng hậu được hải giám, hải cảnh hộ tống không thu hoạch được nhiều vì không hiểu rõ tính chất ngư trường.

    Hơn nữa, những tàu đánh cá lẻ Trung Quốc đánh bắt xa bờ ở biển Đông của Trung Quốc cũng hay "lạc" xuống lãnh hải các nước khác rồi bị bắt giữ rất phiền toái. Cũng vì lẽ đó mà các ngư dân của Trung Quốc không muốn xuống sâu biển Đông.

    Để kích thích ngư dân đi sâu xuống đáy lưỡi bò, chính quyền Trung Quốc áp dụng nhiều biện pháp hỗ trợ. Họ trang bị cho ngư dân các thiết bị liên lạc và định vị giúp các tàu đánh bắt ở biển Đông liên lạc trực tiếp với cảnh sát biển để yên tâm có bảo kê khi đánh bắt cả trộm ở vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế nước khác.

    Đến cuối năm ngoái, hệ thống vệ tinh Beidou "cây nhà lá vườn" của Trung Quốc đã được cài đặt trên hơn 50.000 tàu thuyền đánh cá ở đảo Hải Nam và các tỉnh duyên hải phía nam. Giá thành thiết bị này được nhà nước tài trợ đến 90% và ngư dân chỉ phải trả 10% còn lại.

    Với các ngư dân chịu khó xuống tận Trường Sa đánh bắt trộm cá, chính quyền đảo Hải Nam có chính sách đặc biệt để khuyến khích là trợ giá nhiên liệu. Tùy theo công suất của tàu là bao nhiều thì được trợ giá xăng cao tương ứng. Với một tàu cá có động cơ 500 mã lực thì có thể được trợ giá đến 3.000 tệ tức gần 500 USD cho mỗi ngày hoạt động trên biển. Hệ thống định vị sẽ xác định xem họ có ra Trường Sa hay không để về lĩnh tiền.

    Với chiến lược xâm chiếm biển Đông bằng thuyền câu, Trung Quốc đang chơi kiểu "mưa dầm thấm lâu" và tạo ra thách thức mới đáng lo ngại với các láng giềng, chuyên gia Harry J. Kazianis chuyên nghiên cứu về chính sách Trung Quốc tại trường đại học Nottingham cảnh báo.
    Thien_Phongkarate_hn thích bài này.
  10. canviet68

    canviet68 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2014
    Bài viết:
    326
    Đã được thích:
    215
    Trung Quốc bắt đầu 'đánh' cựu Phó ************* Tăng Khánh Hồng
    Đăng Bởi 25 02-08-2014
    [​IMG]
    Ông Tập từng coi Tăng Khánh Hồng là đối thủ chính trị nguy hiểm

    [​IMG]
    Như Một Thế Giới từng nêu chiến dịch đả hổ, diệt ruồi của ông Tập Cận Bình không dừng lại sau khi điều tra nhân vật cộm cán Chu Vĩnh Khang, cựu ủy viên thường trực Bộ Chính trị và cựu Bộ trưởng Bộ Công an. Mục tiêu tiếp theo sẽ là nhân vật cao hơn ông Chu: cựu Phó ************* Tăng Khánh Hồng. Và giờ chiến dịch đánh họ Tăng bắt đầu triển khai.
    Một ngày sau khi chính quyền Trung Quốc công bố cuộc điều tra với Chu Vĩnh Khang, phương tiện truyền thông Trung Quốc được bật đèn xanh đưa tin rằng con trai ông Chu Vĩnh Khang là Chu Bân đã có mối quan hệ chặt chẽ với cháu gái của Tăng Khánh Hồng là Tăng Bảo Bảo. Hiện Tăng Bảo Bảo đang nằm trong vòng giám sát của cơ quan kiểm tra.

    Các nhà bình luận nói rằng, việc đánh lan ra Tăng Bảo Bảo trong vụ điều tra nhà họ Chu cho thấy tín hiệu cựu Phó Chủ tịch Trung Quốc Tăng Khánh Hồng sẽ là "hổ bị săn" tiếp theo. Theo truyền thông Trung Quốc, Chu Bân và một người có tên Wu Bin, hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực dầu khí và giải trí. Tăng Bảo Bảo cũng được báo cáo là có quan hệ kinh doanh chặt chẽ với gia đình Chu.

    Khi Fantasia Holdings Group đã chính thức niêm yết tại Hồng Kông trong năm 2009, Tăng Bảo Bảo cũng là người sáng lập với vốn sở hữu trị giá gần 1 triệu USD. Fantasia Holdings, là công ty của Wu Bin và mẹ vợ của Chu Bân là Zhan Minli. Cuối năm ngoái, Chu Bân, Zhan Minli và Wu Bin, đều đã bị điều tra. Thế nên, việc Tăng Bảo Bảo cũng bị điều tra là điều dễ hiểu.

    Trang Apple Daily của Hồng Kông cũng cho biết, cơ quan chức năng đã triệu tập Tăng Bảo Bảo để hỗ trợ cho một cuộc điều tra. Trước đó, Tăng Vĩ, con trai của Tăng Khánh Hồng cũng bị điều tra vào năm 2010 sau khi bị cáo buộc tham nhũng do dành đến hàng chục triệu đô Úc để xây "một lâu đài" tại Sydney. Vụ đánh cha con Tăng Khánh Hồng năm 2010 chính là bẻ gai mở đường để cho ông Tập Cận Bình trở thành nhân vật số 2 Trung Quốc rồi từ đó thay thế ông Hồ Cẩm Đào trong một cuộc chuyển giao quyền lực "êm thấm".

    Trước đó, ông Tăng Khánh Hồng là Phó Chủ tịch Trung Quốc từ 2003-2008 và được coi là người mà ông Giang Trạch Dân cài cắm để trở thành đối thủ lớn nhất của phe nhóm ông Hồ Cẩm Đào - Tập Cận Bình. Cuối năm ngoái, sau khi Chu Vĩnh Khang bị sờ gáy thì Tăng Khánh Hồng cũng quản thúc tại gia. Những việc làm sai phạm của Tăng Vĩ và Tăng Bảo Bảo chắc chắn có liên quan đến Tăng Khánh Hồng. Vấn đề lúc này là khi nào lôi chúng ra điều tra.

    Anh Tú (tổng hợp)

Chia sẻ trang này