1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cu-bo

    cu-bo Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2012
    Bài viết:
    388
    Đã được thích:
    322
    Mời các bác bình luận nhận định GS Trần Hữu Dũng này với
    Hoàng Sa- Trường Sa: Hợp tác để chia sẻ?

    Tiến sỹ Việt nói Việt Nam không nên chỉ thấy đảo mà không thấy biển

    Một trong những nhà quan sát Việt Nam có uy tín nói Hà Nội không nên có quan điểm quá cứng rắn về Hoàng Sa và Trường Sa, điều mà ông xem là không đảm bảo lợi ích tối đa cho Việt Nam.

    Tiến sỹ Vũ Quang Việt, cựu quan chức thống kê cao cấp của Liên Hiệp Quốc, nói ông đã nghĩ tới chuyện hủy hợp đồng tư vấn với Trung Quốc khi có diễn biến giàn khoan hồi tháng Năm.


    Nhưng ông cũng không ủng hộ cách tiếp cận Biển Đông nói chung của Việt Nam.

    Vị Tiến sỹ nói:

    "Trong Á châu ít nhất có bốn nước có lợi ích đối với Trường Sa, đó là Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai, Brunei và một phần liên quan tới Indonesia.

    "Ngoài lợi ích của mấy nước này còn có lợi ích của các cường quốc trong đó có Mỹ, có Trung Quốc, có Nhật và nhiều nước khác phải buôn bán, phải đưa hàng hóa qua Biển Đông và phải có quyền tự do đi lại.

    "Do đó hòa bình ở khu vực là quan trọng. Vì vậy bắt buộc những nước trong khu vực nếu có tranh chấp phải đặt lợi ích không chỉ của mình mà của nhiều người [lên bàn cân] mà đặc biệt đối với Trường Sa là lợi ích của những nước ASEAN nữa.

    "Còn nêu khẩu hiệu Trường Sa là của ta thì còn gì mà nói chuyện với các nước khác nữa."

    'Hợp tác để có hòa bình'
    Ông Việt cho rằng Hà Nội nên theo đuổi chính sách "liên minh để quyền lợi của mọi người được tôn trọng" và nói thêm:

    "Chuyện không phải chỉ có đảo nhỏ mà là sự đi lại. Nếu Trung Quốc lấy hết Biển Đông theo đường lưỡi bò thì tất cả quyền lợi của các nước khác đều không còn ngoại trừ quyền lợi của Trung Quốc.

    "Như vậy quyền lợi của mình gắn liền với các nước khác chứ không phải là mấy cái đảo.

    "Giả dụ mình mất một hai đảo mà giờ mình gọi là của mình thì nếu mình được khai thác khi đường lưỡi bò không còn hiện diện ở đó nữa, rồi EEZ xung quanh mình được khai thác thì có phải là nhiều hơn không."

    "...Nếu muốn có hòa bình thì phải hợp tác để chia sẻ chứ không thể mỗi người tự bảo của mình được.

    "Trung Quốc bảo của họ hết, Việt Nam bảo của mình hết thì không giải quyết được gì và cũng không anh nào ủng hộ mình," ông Việt nói.

    'An ninh khu vực'
    Chia sẻ quan điểm với ông Việt, giáo sư kinh tế có hơn 30 năm giảng dạy ở Hoa Kỳ, ông Trần Hữu Dũng nói:

    "Tôi nghĩ rằng Việt Nam hơi sai khi đặt nặng vấn đề về chủ quyền hơn là vấn đề an ninh khu vực và tự do khu vực."

    Trong khi đó giáo sư Ngô Vĩnh Long, giáo sư sử học ở Đại học Maine từ năm 1985, nói rõ hơn về cách nhìn Biển Đông từ Hoa Kỳ

    "Mỹ không để ‎ý tới Việt Nam quá đâu nhưng vấn đề Biển Đông ấy, nơi đó là 60% tất cả mậu dịch đi trên biển qua bên đo cho nên sự đe dọa trên Biển Đông không chỉ đe dọa Việt Nam mà đe dọa cả các nước khác trên thế giới.

    "Nếu Việt Nam nhìn vấn đề Biển Đông qua vấn đề chủ quyền của Hoàng Sa và Trường Sa thì không có thể thuyết phục Mỹ hay các nước khác ủng hộ Việt Nam.

    "Nhưng nếu Việt Nam thấy rằng an ninh hàng hải trong khu vực thật là quan trọng và đẩy Mỹ và các nước khác chú ý thêm thì Việt Nam lúc đó mới được người ta chú ý.

    Ông Long nhấn mạnh quan tâm của Mỹ và đồng minh là vấn đề thông thương trên biển:

    "Gần như 100% dầu cho Nhật qua vùng đó, gần như 100% dầu cho Đài Loan qua vùng đó, 80% dầu cho Hàn Quốc qua vùng đó.

    "Những nước này là những nước đồng minh với Mỹ.

    "Thành ra nếu muốn Mỹ mà để ý là Việt Nam bị Trung Quốc đe dọa vì đường lưỡi bò thì Việt Nam phải thuyết phục các đồng minh của Mỹ cũng như Mỹ rằng an ninh trên biển rất quan trọng và vì có sự tranh chấp ở các hòn đảo đó nên sự tranh chấp đó có thể gây mất an ninh thì như vậy ta mới có thể kéo vấn đề biển vào đảo chung được.

    "Chứ còn nếu chỉ nói về đảo thì người ta không để ý đấy. Thì Việt Nam bây giờ chỉ nói tới vấn đề đảo thôi, rằng Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam."

    'Một phần trong bàn cờ'
    Giáo sư Trần Hữu Dũng nhận định "Việt Nam chỉ là một phần trong cả bàn cờ Đông Á" và nói:

    "Tôi hy vọng các nhà lãnh đạo Việt Nam có cái nhìn xa về địa chính trị hơn là chỉ một vài hòn đảo, địa chính trị thế nào, liên minh về lâu về dài cho Việt Nam, cũng như khu vực và thế giới.

    "... Trước hết phải nhận thấy Hoa Kỳ có nhiều quyền lợi ở khắp nơi trên thế giới, thí dụ hôm nay chẳng hạn thì có bao nhiêu chuyện từ Ukraine tới Syria… biết bao nhiêu chuyện

    "Thành ra Biển Đông, mặc dù quan trọng, nhưng chỉ là một phần nhỏ thôi.

    "Một trong những nhận định có thể hơi sai lầm của đa số các quan sát viên là tưởng Mỹ tối ngày nghĩ tới Việt Nam.

    "Tôi hy vọng các nhà lãnh đạo Việt Nam có cái nhìn xa về địa chính trị hơn là chỉ một vài hòn đảo, địa chính trị thế nào, liên minh về lâu về dài cho Việt Nam, cũng như khu vực và thế giới."

    Giáo sư Trần Hữu Dũng

    "Không phải họ không chú ‎‎ý tới Việt Nam hay không chú ý tới Biển Đông nhưng mà có rất nhiều vấn đề quan trọng khác để lo, chú ý ‎ tới bất kỳ lúc nào đó," ông Dũng nói.

    Còn giáo sư Ngô Vĩnh Long cho rằng thời thế đã thay đổi so với thời mà Hoa Kỳ bị xem là đã "đứng nhìn" Trung Quốc lấy phần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam Cộng hòa lúc đó đang chiếm giữ hồi năm 1974.

    Ông nói: "Xin nói hai thời điểm nó khác nhau. Cái thời điểm Trung Quốc lấy Hoàng Sa là thời điểm sau khi cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Kissinger và Tổng thống Nixon sang Trung Quốc.

    "Lúc đó Mỹ chơi lá bài Trung Quốc và Mỹ thương lượng với Trung Quốc cả một dãy hòn đảo từ Điếu Ngư/Senkaku cho đến Đài Loan và cho đến vùng Hoàng Sa và Trường Sa phía dưới này, một sự nhượng bộ, không phải là nhượng bộ hẳn, nhưng để Trung Quốc ủng hộ chính sách của Mỹ lúc đó.

    "Bây giờ nó khác rồi. Mỹ đã thấy vì Mỹ nhượng bộ Trung Quốc như vậy mà bây giờ nó gây ra một số khó khăn chưa thể giải quyết được."
  2. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Ôi lạ gì mà, các GS nói cũng rất hay tuy nhiên nhận định Việt Nam tiếp cận sai vấn đề BĐ là hơi cảm tính rồi. Sai thế quái nào mà dư luận thế giới trong đó có nhiều lãnh đạo, chính khách, ký giả, luật gia...nổi tiếng của Mỹ, EU, Nhật, Nga...đều ủng hộ lý lẽ của VN cũng như cái cách VN phản ứng bọn khựa trên BĐ. Biện pháp hòa bình, kiên trì và bản lĩnh của VN trong nước, trên trường quốc tế mà đặc biệt là trên thực địa là câu trả lời chuẩn nhất. Tại sao ta chỉ vs khựa về chủ quyền HS-TS mà đối với các nước khác như Phi, Đài, Mã lại, Brunei lại không thấy gì? Tất nhiên Việt Nam đủ IQ trong vấn đề chiếc bánh BĐ được chia xẻ ra sao. Rõ ràng khựa đã được nhận diện là kẻ tham lam bên ngoài vấn đề chủ quyền HS-TS, chúng chỉ chực vồ lấy chiếc bánh ấy bất chấp bàn tiệc có đủ thực khách số má. Mỹ, Nga, Nhật, Hàn...là những khách hàng hợp tác chia sẻ quyền lợi ở đây nên họ cũng có phần trách nhiệm giữ gìn bữa tiệc vui vẻ, ngon miệng và an lành. Với VN vấn đề chủ quyền là cơ bản để đấu tranh có phương hướng không nhập nhèm chiến lược, chỉ có điều cách hành xử của VN đối với hòa bình, hợp tác, tự do hàng hải, hàng không không chỉ cho khu vực, nước lớn mà cho tất cả đối tác khác nữa. :D
    Lần cập nhật cuối: 09/08/2014
    102dk, thanhvy6yetkieu thích bài này.
  3. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.910
    Đã được thích:
    3.063
    đại gia Thái mua lại Metro, một bộ phận lớn các công dân trên báo mạng mừng rúm người và nói từ đây thoát cảnh xài hàng TQ, hãy ủng hộ hàng Thái Lan :D
    đan mạch tụi bây. lũ khôn nhà dại chợ
    102dk, halosun, HaNoiOld9 người khác thích bài này.
  4. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Đậu xanh rau má bọn cuồng ngoại, hết tàu lại thái, hết ..ái lại..ồn. Đại gia Việt không có khả năng hay không cảm được nổi nhục của dân xứ ta ...hay là nhà sản xuất ta yếu kém, hay là bệnh vọng ngoại dân ta hết thuốc chữa rồi!? Mà thôi đang yên đang lành dính vô mấy câu hỏi vớ vỉn kia lại mất vui ngày nghỉ bác Ma nhỉ :)
  5. shinplumber

    shinplumber Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Bài viết:
    226
    Đã được thích:
    149
    Hahaha. Nực cười với bác, bác muốn phải ra được nghị quyết mới là rõ ràng, hay lại muốn đưa vào hiến pháp một lần nữa. Chính trị không phải là trò trẻ con để bác ngồi phân tích như là người đưa ra quyết sách. Nó là máu xương, nó là sự hi sinh của biết bao thế hệ từ những người trẻ tuổi đến những bà mẹ VN. Thế nên hòa bình để phát triển là mong muốn lớn nhất của chúng ta bây giờ. Chỉ khi biện pháp ngoại giao và kẻ khác sử dụng vũ lực để cướp cái quyền đó của ta thì ta mới dùng qs. Tôi nghĩ bác chắc cũng là người có tuổi, đừng kích động và định hướng dư luận theo tư duy riêng của bác, có lợi cho dân tộc ưh, chưa chắc.
    102dk thích bài này.
  6. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Bao giờ thoát khỏi cái thói tham lam, chụp dựt, đầu độc đối tác, khách hàng thì mới có tư cách sóng sánh với các đại gia nước ngoài.
    102dk, Boeing01, Malogs1 người khác thích bài này.
  7. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.108
    Đã được thích:
    662
    Ngay vừa tiếp cận vấn đề đã sai tè le rồi biết viết gì bây giờ .... Vơi lại mình đang trong chơ mọi người cho ý kiến như cụ @hanhgl
  8. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.108
    Đã được thích:
    662
    Hình như đã biết trước ý đồ phá hoại của khựa ....chúng tập Trung cho tiểu thương mua gạo ồ ạt, phá hoại các hợp đồng cung cấp lâu dài theo đường chính Ngạch .... Giờ chúng ngừng thu mua lam cho chúng ta khó tìm đầu ra dể bị mất giá trị về lâu dài gây mất ổn định cho thị trường gạo nhà vịt, cho nên Hai tháng trước Bộ... Rót kinh phí của Cp cấp cho mổi tỉnh TNB một kho lưu trữ bao gồm hệ thống chế biến hiện đại giá trị tiền triệu us , nhằm thu mua dự trữ gạo của dân... Sợ thất thoát Bộ cử người và hệ thống của mình giám sát thực thi, quá chuẩn còn gì .... Chỉ có điều đáng buồn mà địa phương không dám nói ra là chi phí phục vụ cho đội ngũ giám sát khủng quá nhưng vẫn tính vào chi phí ....
    102dkhanhgl thích bài này.
  9. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Các cụ ttvnol ta IQ thấp mà chém được vậy thì IQ cao rõ là thừa đọc vị khựa. Khổ nổi hệ thống của ta còn nhiều bất cập quá, nhiều anh đá bóng trách nhiệm quá giỏi toàn đá phản lưới nhà, bẩu sao dân không nghi rằng có lợi ích nhóm, bán độ...Mềnh theo dõi TW, CP tuýt còi cũng nhiều nhưng các cầu thủ xem ra có phần nhờn. Vấn nạn gian thương tàu sang lũng đoạn phá hoại từ vi mô đến vĩ mô sản xuất của ta mà cơ quan chức năng cứ như bình chân như vại. Đến khổ cho dân đầu tắt mặt tối bán mặt cho đất bán lưng cho giời, được hạt thóc, quả dưa, củ lang...lại ăn phải bả tàu cắm đầu mà trồng với biết bao kỳ vọng tươi sáng thế nhưng ngày thu hoạch lại chính là ngày buồn vì bị ép giá bị ngoảnh mặt làm ngơ (!?) thế rồi lại tình cho không biếu không cho lũ kền kền diều hâu xúm vào rỉa rói...đau lắm. Đến khi ung nhọt vỡ ra thì ban ngành chức năng, địa phương đổ lỗi qua những đường chuyền ban lắt léo ti ti ca ca như Barca.. Các cụ vào các vùng sản xuất nông nghiệp cây công nghiệp lớn như NB, TN mới thấy người dân phải đối phó với điệp khúc được mùa mất giá, được giá mất mùa...mà xét cho cùng cùng tại BTC giải đấu nhà ta quá thụ động, thiếu bản lĩnh (có lẽ cũng vô cảm nữa) nên để cho bọn xấu lũng đoạn trận đấu, nông dân ta giờ chẳng biết vớ cọc nào nữa. Năm nào đua nhau hạ rừng nghèo (!?) để trồng vàng trắng xuất tiểu ngạch vô biên cho khựa giờ đây cửa đã hẹp mới thấy sự tắc tị nhãn quan làm ăn kinh tế của nhà ta. Cao su nhà nước thì chưa biết ra sao nhưng tiểu điền thì nguy cơ rồi, người dân bỏ mặc vì càng khai thác càng lỗ và không chịu được nợ nần...điệp khúc chặt bỏ trồng cây khác lại tái diễn...bi hài kịch
    canviet68, 102dk, hoalongtrang2 người khác thích bài này.
  10. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Trung Quốc và ý đồ phá hoại sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam
    Trọng Nghĩa
    Ngày 20/07/1954, Hiệp định Genève được chính thức ký kết nhằm chấm dứt cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất và tái lập hoà bình tại Đông Dương. Hiệp định này đã thừa nhận nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Nhưng dù là một bên ký vào Hiệp định, ngay từ thời đó, Trung Quốc đã tìm cách lợi dụng Việt Nam và nuôi dã tâm phá hoại sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

    Trong vòng 60 năm qua, giới nghiên cứu đã có rất nhiều đánh giá về bản Hiệp định này, về vai trò của các bên chủ chốt tham gia cuộc đàm phán tại Genève, từ hai phái đoàn đại diện cho miền Bắc và Miền Nam Việt Nam, cho đến Pháp, Mỹ, Liên Xô hay Trung Quốc, đặc biệt là trên vấn đề chia cắt Việt Nam thành hai miền, lấy đường ranh là vĩ tuyến 17.

    Vào lúc chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam trên Biển Đông đang bị Trung Quốc đe dọa dữ dội, dịp kỷ niệm 60 năm Hiệp định Genève 1954 đã nêu bật trở lại vai trò của Trung Quốc, trong việc bắt tay với Pháp tại Hội nghị Genève để chia cắt Việt Nam, một quyết định mà cả hai phái đoàn Việt Nam vào khi ấy phải miễn cưỡng chấp nhận.

    Theo nhiều nhà nghiên cứu, ý đồ đánh vào chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam thể hiện vào thời Hiệp định Genève, đã được Bắc Kinh tiếp tục từ đó đến nay, với một loạt những hành động đi đêm ngoại giao với Hoa Kỳ vào đầu thập niên 1970, ngay trong lúc Việt Nam đang lâm chiến với Mỹ, cho đến nhưng hành vi lấn chiếm biển đảo – Hoàng Sa năm 1974, Trường Sa năm 1988 và gần đây nhất là vụ đưa giàn khoan HD-981 vào hoạt động trong vùng thềm lục địa của Việt Nam.

    Đó là chưa kể đến việc Bắc Kinh nuôi dưỡng lực lượng Khmer Đỏ quấy phá vùng biên giới Tây Nam của Việt Nam vào cuối thập niên 1970, và đặc biệt là vụ xua quân đánh vào các tỉnh thuộc vùng biên giới phía Bắc của Việt Nam vào năm 1979.

    Trả lời phỏng vấn của RFI nhân kỷ niệm 60 năm bản Hiệp định Genève 1954, nhà nghiên cứu lịch sử Dương Trung Quốc, Tổng biên tập Tạp chí Xưa và Nay tại Hà Nội đã phân tích thêm về ý đồ lợi dụng Việt Nam của Trung Quốc ngay từ thời Hội nghị Genève, bước khởi đầu của một chiến lược lâu dài nhằm vào chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, trong đó có Biển Đông.

    Đối với sử gia Dương Trung Quốc, « Giá trị cơ bản nhất của Hiệp định Genève đương nhiên là việc chấm dứt cuộc Chiến tranh Đông Dương Lần thứ I. Nhưng nội dung quan trọng, mang ý nghĩa thiết thực chính là việc quốc tế thừa nhận chủ quyền, độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam ».

    Trung Quốc là nước đã ký vào văn kiện quốc tế năm 1954 công nhận sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, nhưng đồng thời, Trung Quốc lại tán đồng việc chia cắt Việt Nam thành hai miền Nam Bắc. Theo sử gia Dương Trung Quốc, đó là vì trong toàn cảnh cuộc chiến tranh lạnh Đông-Tây vào thời đó, Bắc Kinh muốn biến Việt Nam thành lá chắn để bảo vệ Trung Quốc trong cuộc đối đầu với Mỹ, dùng Việt Nam làm quân cờ để mặc cả với Hoa Kỳ khi Bắc Kinh cần thay đổi chiến lược.

    Vấn đề được sử gia Dương Trung Quốc nêu bật là bất chấp sự chọc gậy bánh xe của Trung Quốc, Việt Nam vào năm 1975 đã thống nhất được đất nước. Phản ứng sau đó của Trung Quốc chính là xúi giục lực lượng Khmer Đỏ của Pol Pot mở cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam sau đó xua quân đánh vào vùng biên giới phía Bắc Việt Nam (1979).

    Dụng tâm phá hoại sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam còn được thấy qua việc dùng võ lực đánh chiếm nhiều bãi cạn do Việt Nam kiểm soát trên quần đảo Trường Sa (1988), và biết bao hành động quyết đoán khác tại vùng Biển Đông.

    Sau đây mời quý vị nghe phần phỏng vấn nhà nghiên cứu lịch sử Dương Trung Quốc qua điện thoại.

    Ý nghĩa quan trọng nhất : Lần đầu tiên quốc tế công nhận nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam


    DTQ : Nội dung căn bản nhất của Hiệp định Genève là đình chiến, (kết thúc) cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ I. Tuy nhiên sau đó người Việt Nam vẫn phải tiếp tục cuộc Chiến tranh Đông Dương thứ hai, rồi cuộc chiến tranh bảo vệ chủ quyền của dân tộc. Sau Hiệp định Genève, như thế là chiến tranh chưa phải hoàn toàn chấm dứt. Hiệp định này, đối với người Việt Nam do đó chỉ là sự khởi đầu của một quá trình...

    Giá trị cơ bản nhất của Hiệp định Genève đương nhiên là việc chấm dứt cuộc Chiến tranh Đông Dương Lần thứ I. Nhưng nội dung quan trọng, mang ý nghĩa thiết thực chính là việc quốc tế thừa nhận chủ quyền, độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

    Đây là một điều hết sức quan trọng bởi vì nước Việt Nam hiện đại, thoát thai từ xã hội thuộc địa, gắn liền với cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập.

    Nhưng để nền độc lập được thừa nhận và gắn với nền độc lập là sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, đó là một cuộc phấn đấu không đơn giản…

    Vì thế cái giá trị lớn nhất của Hiệp định Genève là công nhận nền độc lập đã được xác lập từ năm 1945, và đi cùng với nền độc lập ấy là sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ...

    Trong lịch sử hình thành dân tộc Việt Nam, bên cạnh giá trị của hai chữ độc lập, vấn đề cực kỳ quan trọng là thống nhất quốc gia. mặc dù Hiệp định Genève quy định việc chia cắt Việt Nam tạm thời ra thành hai phần ở vĩ tuyến 17, nhưng thừa nhận trên tổng thể một nước Việt Nam thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ…

    Toàn vẹn lãnh thổ bao gồm cả vùng biển dù chưa được đặt ra

    DTQ : Có thể nói đến một vấn đề vào thời điểm đó chưa đặt ra, nhưng có hệ quả cực kỳ quan trọng cho thời kỳ hiện nay : Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam bao gồm cả một không gian sống còn là không gian biển.

    Tuy không có câu chữ nào nói đến chủ quyền trên biển của Việt Nam, nhưng cái đó được thấy nếu « xâu chuỗi » lại tất cả các nội dung với những yếu tố có tính cách cam kết quốc tế trước đó, như tại Hội nghị San Francisco năm 1951 đã bàn về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa, đã từng bác bỏ đề nghị trao những quần đảo đó cho Trung Quốc, và không phản đối ý kiến cho rằng Hoàng Sa-Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

    Tất cả đã được thề hiện trong các điều khoản mà chính Trung Quốc là một trong những nước quan trọng nhất, tham gia đóng góp và ký kết vào bản Hiệp định này…

    Mỹ, một trong những nước tham gia Hiệp định Genève không ký kết vào văn bản này, đã phải ký Hiệp định Paris 20 năm sau, và điều khoản quan trọng đầu tiên cũng là thừa nhận sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam…

    Vai trò “khả nghi” của Trung Quốc ngay từ thời Hiệp định Genève

    DTQ : ...Chúng ta thường hay nhắc đến vai trò của Trung Quốc đối với những vấn đề liên quan đến bán đảo Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng

    Người Trung Quốc thường hay nhắc đến ơn nghĩa của họ đối với Việt Nam... Tôi nghĩ rằng chúng ta sẵn sàng ghi nhận các đóng góp. Trong lịch sử, Trung Quốc quả là một đồng minh quan trọng của Việt Nam, nhất là trong cuộc Chiến tranh Đông Dương Lần thứ I...

    Nhưng mà nói cho sòng phẳng… Trung Quốc cũng khai thác Việt Nam như một « không gian », một « điều kiện » trong quá trình trỗi dậy của mình. Nhìn vào lịch sử, sau khi thành lập CHND Trung Hoa vào năm 1949, bên cạnh vấn đề Triều Tiên, thì Đông Dương, và đặc biệt là Việt Nam là cơ hội để Trung Quốc bước vào võ đài thế giới.

    Nếu Triều Tiên là một sự « không ai thắng ai thua », thì rõ ràng là Việt Nam với trận Điện Biên Phủ, và tác động của trận Điện Biên Phủ, (đã giúp) Trung Quốc (trở thành) đồng minh của bên thắng trận và điều đó cũng tạo ra cho Trung Quốc một vị thế để bước vào chính trường thế giới.

    Nhưng mà chúng ta cũng thấy rất rõ là trong bối cảnh chung của thế giới sau Đại chiến Thứ II, thì lợi ích của các nước xã hội chủ nghĩa nói chung, và đặc biệt là của Trung Quốc ở phương Đông là muốn tạo ra được những vị trí « tiền tiêu », ở đó không chỉ có sự đối đầu, mà đằng sau đó là một sự mặc cả giữa Đông và Tây.

    Dã tâm dùng Việt Nam làm lá chắn và bàn đạp

    Cho nên là người ta sớm thấy rõ ý đồ của Trung Quốc, sau Triều Tiên là đến Việt Nam cũng rơi vào hình thái tương tự, tức là chia cắt nước Việt Nam – hay là Triều Tiên - ra làm đôi, để mà tạo ra được « vùng đệm » hay « phên dậu » để che chắn cho Trung Quốc, đồng thời là cái nơi để Trung Quốc có thể tạo ra những tiền đề họ có thể tiếp cận với các nước lớn, cụ thể trong vùng phương Đông này là Hoa Kỳ.

    Cho nên Trung Quốc đã có những động thái tưởng như nhỏ, nhưng sau này phân tích ra, thì thấy rõ dụng tâm của Trung Quốc : Thái độ của Trung Quốc đối với các thành phần trong Hiệp định Genève.

    Người ta thấy rất rõ cái việc Trung Quốc thỏa mãn với kết cục… là sau Hiệp định Genève, nước Việt Nam phải chia đôi, giống như Bắc và Nam Triều Tiên, để sau đó Việt Nam luôn luôn bị rơi vào tình trạng một nước phải đại diện cho một cái cực của cái sự đối đầu của thế giới lúc đó.

    Vì thế, nếu nghiên cứu kỹ lịch sử Việt Nam, đặc biệt là cuộc Chiến tranh Đông Dương Lần thứ II, thì như một số đánh giá, hay tiên đoán của các nhà báo vào thời đó, thì ở chiến trường Việt Nam, Trung Quốc muốn « đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng ».

    Nhưng trong khi diễn ra chiến trường Đông Dương, hay Việt Nam, Trung Quốc luôn luôn đứng ở vị trí dùng sức ép của Việt Nam để đạt mục đích của mình, mà mục đích quan trọng nhất đối với Trung Quốc là bắt tay với Mỹ.

    Và điều đó đã diễn ra một cách hết sức rõ ràng, thậm chí đối với người Việt Nam lại trắng trợn, với các diễn biến trong năm 1972 : Chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng thống Mỹ Nixon ; vai trò của cố vấn Henry Kisinger ; hay những ký kết tại Thượng Hải.

    Người ta thấy rất rõ sự đảo chiều. Tuy Việt Nam vẫn là đồng minh, nhưng rõ ràng là Trung Quốc dùng Việt Nam như là « bàn đạp » để thay đổi chiến lược của mình, trong bối cảnh đang diễn ra những biến đổi rất lớn trên thế giới, với vai trò của Mỹ và Liên Xô…
    RFI

    Lâu rồi mới nghe cụ Tàu Dương chém lịch sử khá ổn, tuy nhiên hình như cụ cụ cứ dị ứng cụm từ chiến tranh VN nhể, Mẽo ít thằng nói Đông dương chiến lần I, lần II mà họ nói thẳng chiến tranh Việt Pháp, Việt Mỹ he he. Nhưng cũng xin vỗ tay cho bài phỏng vấn trên :)
    hoalongtrangmuamuaha86 thích bài này.

Chia sẻ trang này