1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vũ khí trang bị thế hệ mới của QĐ nhân dân Việt Nam - Thông tin và hình ảnh - Cập nhật liên tục

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Triumf, 21/10/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.547
    Đã được thích:
    3.146
    Chứ bắn xong rồi mà vẫn còn ở lại để cho địch nó làm thịt à :-)

    Bất kỳ tiểu đoàn S-125 nào cũng phải có chỗ trữ đạn gần trận địa. Nó thể là hầm chứa cố định hoặc kho tạm được ngụy trang hoặc đơn giản là trên các xe và rơ móoc kéo chuyên dụng. Xe phóng nào bắn xong lập tức dời vị trí chạy tới nơi trữ đạn để nạp đạn quay về trận địa chiến đấu tiếp hoặc ù té qua trận địa mới hoặc điểm tập kết mới.
  2. Vietnampro

    Vietnampro Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/09/2012
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    18
    Cũng hơi dở nếu cái Kho của bác nó cố định. Nó theo dõi rada hoặc trinh sát thấy các xe phóng chạy đồng quy/quy luật là đảm bảo nó thịt cái kho ngay và luôn chứ chẳng đợi bác tiếp sức đợt 2
  3. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.547
    Đã được thích:
    3.146
    Có ai bắt tiểu đòan đó chỉ có 1 kho chứa đạn đâu nhỉ? Để tránh thiệt hại thì kho đạn cũng phải phân tán ra làm nhiều nơi. Mỗi nơi để chỉ 4 đạn, có thể để trong kho tạm được che chắn ngụy trang. Tiếp đạn xong cho 2 xe phóng thì coi như cái kho này biến mất. Còn nếu 4 đạn này được chứa trên thùng xe tải di chuyển liên tục thì khỏi lo việc bị địch định vị và tiêu diệt.
  4. ktqsminh

    ktqsminh Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/12/2005
    Bài viết:
    347
    Đã được thích:
    374
    Bác lại thần tượng vệ tinh quá rồi, không phải có vệ tinh là biết hết bác ạ. Nghệ thuật ngụy trang để bảo toàn lực lượng của ta có thể viết thành sách giảng dạy cho khối quân đội trên thế giới đấy ạ.
  5. huyphongvvs

    huyphongvvs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2011
    Bài viết:
    803
    Đã được thích:
    975
    Cậu Triùm nói tới là biên chế đủ của 1 hệ thống S-300PMU2 "Favorit" gồm 1 bộ khí tài chỉ huy đồng bộ 83M6E2 và 6 tổ hợp TLPK 90Zh6E2, với cự li bố trí trận địa giữa bộ khí tài chỉ huy đồng bộ 83M6E2 (cơ quan chỉ huy lữ phòng không cơ động) với tiểu đoàn hỏa lực 90Zh6E2 có thể tới 100km. Như vậy 1 lữ S-300PMU2 "favorit" tùy phạm vi bố trí trận địa mà có thể có tới 7 xe trinh sát trận địa. Với tiểu đoàn hỏa lực 90Zh6E++ của S-300 VN thì chỉ cần 1 xe trinh sát là đủ.

    Cơ cấu VKTBKT của 1 lữ S-300PMU2 "Favorit":
    [​IMG]
    -----
    Xe đài vô tuyến tiếp sức R-405M:
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 11/09/2014, Bài cũ từ: 11/09/2014 ---
    Một bên vòng tròn gắn bệ ống ngắm quang tuyến Karat-2, bên kia gắn khối chuyển mạch và hình như khối tiêu biến.
    --- Gộp bài viết: 11/09/2014 ---
    Nguyên lí thiết kế của 1 hệ thống TLPK cố định khác với hệ di động, với những đòi hỏi chặt chẽ về đồng bộ khí tài và bố trí trận địa phóng. Chuyển cố định thành di động bằng cách gắn lên thùng xe việt dã có thể làm tăng tính cơ động, nhưng là cơ động chỉ trong thu hồi khí tài khi chạy khỏi trận địa cũ, còn lại là sự đánh đổi trong triển khai khí tài chiến đấu chậm và thu hẹp vùng diệt mục tiêu của tổ hợp.

    Thế nên ở tổ hợp S-125-2TM, đơn vị cải tiến thiết kế chỉ thực hiện cải tiến ở một số khâu, còn thì giữ lại những nét nguyên lí tiêu biểu của hệ thống TLPK cố định. Hơn nữa xét về thế trận, việc bố trí các tổ hợp TLPK cố định nhưng có tính năng triển khai nhanh, bắn đa kênh như Pechora-2TM là một yếu tố bất ngờ khó chịu cho lực lượng tập kích chế áp của đối phương.
    --- Gộp bài viết: 11/09/2014 ---
    Bố trí trận địa của tổ hợp TLPK S-125M "Pechora-M" gồm 2 loại: trận địa cố định và trận địa cơ động.

    Trận địa cố định có thiết kế hầm hào, công trình bê tông hóa kiên cố để phục vụ chiến đấu lâu dài và hạn chế được tác hại từ vũ khí chế áp trận địa (bom bi, bom phá, rốc két) của địch. Trận địa Chèm và các trận địa TLPK S-125M khác của ta thuộc loại này.
    [​IMG]

    Trận địa cơ động có thiết kế công trình tạm thời bằng vật liệu bất kì (đất nện, gỗ, bao cát, băng tuyết) và ở các vị trí gần tiền tuyến, gần các mục tiêu bảo vệ không thường xuyên. Trận địa này có thể dùng làm dự bị cho các trận địa cố định khi bị lộ hoặc cần cơ động phục kích lực lượng địch.
    [​IMG]

    Các nội dung sơ bộ về trận địa S-125 đã được cậu ngocdan_lep kĩ thuật viên tên lửa bờ trình bày ở dưới
    http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,6082.msg292731.html#msg292731
    --- Gộp bài viết: 11/09/2014 ---
    Bệ 4 cần nhưng chỉ có 3 đạn là bệ được gắn đạn nặng 5V27D.
    ak47kalanikov thích bài này.
  6. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.547
    Đã được thích:
    3.146
    Cái này là hình chụp radar của S-125 cũ hay S-125-2TM nâng cấp vậy bạn @Triumf?

    Nếu là hình chụp radar của hệ thống radar S-125-2TM nâng cấp thì lại thêm 1 hệ thống bị "ăn bớt" khi nâng cấp. Trong hình bên phải là hệ thống TV camera nguyên bản 9sh33 chỉ hoạt động được ban ngày.

    Trong khi đó ở hệ thống S-125-2TM nâng cấp, 9sh33 được thay thế bằng tổ hợp OES-2TM trang bị TV camera CCD có 2 chế độ góc nhìn với khả năng phát hiện máy bay chiến đấu trong điều kiện ban ngày từ 40-45km. Ngoài ra OES-2TM còn có camera hồng ngoại có khả năng phát hiện mục tiêu máy bay chiến đấu trong điều kiện ban đêm từ 40km.

    Tổ hợp OES-2TM gắn bên phải của antenna giữa của hệ thống radar bắt bám & dẫn bắn của tổ hợp S-125-2TM nâng cấp
    [​IMG]
  7. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    20.020
    Đã được thích:
    29.115
    Tớ vốn là tay đao mà. Cụ thắc mắc giề.
    Cụ nói chí phải. Định vị trận địa làm quái gì nhiễu sự thật. Tiểu đoàn trưởng ngó trên màn hiện sóng đài nhìn vòng thấy 1bầy mục tiêu liền ra lệnh chuẩn bị bám bắt, xạ kích, cành chéo nó. Anh trắc thủ đài bám bắt liền báo cáo ngay qua kênh thoại chỉ huy/báo cáo: thủ trưởng chờ em đổi tọa độ phát đã nhé, chứ cái đài thủ trưởng nó có tọa độ khác cái đài nhà iem. Em vặn đài sang phương vị ấy chẳng thấy chi cả. Đan mạch, thế đứa nào dời cái đài của anh đi chổ khác thế? Báo cáo, trưa qua cụ mèo và cụ shinplumper dời đấy ạ.

    Đúng là ta cứ đôn cái bệ phóng lên cao bao nhiêu thì khi phóng ta cứ hạ góc ngẩng bù vào là xong tất. Cứ miễn sao khi hết tầng khởi tốc thì đạn bay trong cánh sóng của cả đài dẫn lẫn đài bám bắt là lái đạn "phút mốt". Đặc biệt như S-300 lại càng tiện. Bắn cách gì chẳng vào cánh sóng vì phóng đứng ứ có góc ngẩng chúi chi sất. Định vị trận địa là thứ vẻ chuyện. Thế mà bọn chúng lại ban đầu bày ra cả 1 con xe gọi là "trinh sát trận địa" trong khi tổ hợp chỉ biên chế cấp trung đoàn. Sau đến PMU2 biên chế cấp lữ lại bày vẻ thêm định vị vệ tinh với chả thuật toán bình sai tự động. Lại còn lắp cho các xe mấy cái cục bắt sóng nữa chứ. Rõ là không cần. Giờ phóng thẳng đứng và đài bám bắt dẫn diếc đều đa kênh độ rộng cánh sóng tổ bố sao phải sợ lạc mất đạn? Bọn Nga Xô này khéo vẻ chuyện...

    Thôi mới sáng chọc cụ thế đã nhé... :-D trưa qua đi ăn cơm là say luôn không lên chém tiếp được. Khất cụ...

    Cụ @Russianfan : tất nhiên giờ cụ muốn mang S-125 xuống đáy biển may ra chịu thua chứ mang lên xe là chuyện vặt. Vấn đề tất nhiên là tiền và chả đáng để tốn lắm tiền cho cái đồ cổ trang ấy. Nhiệm vụ cơ động tác chiến người ta định giao cho đám khác.
    Cái đài cụ Triumf đưa ảnh chắc là minh họa cho cái kênh quang tuyến ngắm giữa cánh sóng chứ chả phải đài thật của ta. Tớ nhớ đài vn màu khác.
  8. shinplumber

    shinplumber Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Bài viết:
    226
    Đã được thích:
    149
    Đúng rồi, bác chém bão như thế có phải dễ nghe hơn không, anh em nghe nó lọt tai hơn nhiều:D vẫn là vấn đề đầu tiên thôi.
  9. shinplumber

    shinplumber Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Bài viết:
    226
    Đã được thích:
    149
    Đỏ: Nhờ cụ @huyphongvvs giải thích rõ ràng hơn nhé.
    Xanh: Thực ra nó mới nghĩ cải tiến đến đấy, làm dần dần ấy mà, mất thêm tiền cho nó nghiên cứu tiếp nó còn nghiên cứu cải tiến đầy cái nữa chứ không phải chỉ có thế là xong đâu.
    Chung: Mình ít tiền, công nghệ không có nên phải chấp nhận đầu tư nhỏ lẻ vậy mà vẫn đạt hiệu quả cao so với số tiền mình bỏ ra.
  10. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Cụ Cùi chém phức tạp nhỉ;-). Nhưng cái quan trọng cụ sai bà nó từ đầu rồi.
    Nếu cụ đi làm công trình sẽ biết cách tính 2 loại tọa độ. Tọa độ tuyệt đối và tọa độ tương đối.
    Tọa độ tuyệt đối có trên bản đồ. Tất nhiên ngạch dân sự thì cái tọa độ đó ta chỉ quan tâm trong phạm vi hẹp công trình của ta thôi. Lấy cái đó nạp vào To mà ngốc thì sẽ bắn ra Hoàng Sa là cái chắc:-)
    Cái ta cần ở tọa độ trên bản đồ là các mốc tọa độ. Cái để làm căn cứ nghiệm thu.

    Từ 2 điểm mốc chuẩn ta triển khai ra các tọa độ của từng hạng mục công trình. Lúc này ta dùng tọa độ tương đối. Mặc định tất cả các tọa độ khác ăn theo 2 điểm mốc. Còn mặc kệ điểm mốc đó có tọa độ trời đất gì.

    Với thời xưa. Sam2 Sam3 đi triển khai ngoài ruộng. Nó cóc cần biết nó đứng ở đâu. Miễn là chú trinh sát đo được tọa độ đài ra đa trinh sát, các bệ phóng ăn theo tọa độ chuẩn là đài ra đa dẫn bắn.

    Khi bắn, ví dụ đài dẫn bắn cần bắn mục tiêu ở góc 6 giờ chẳng hạn. Thì người ta dễ dàng tính được cái bệ phóng cụ thể nào phải quay một góc bao nhiêu. Toán cấp 3 sin cos gì đó miễn bàn.

    Còn về cao thấp của bệ phóng trên xe hay dưới đất. Vì 2 đường thằng song song luôn cách nhau một khoảng cách đều nên cóc cần phải chỉnh góc nâng. Cứ đài dẫn bắn tính ra nâng bao nhiêu thì đạn bay lên cao 2km chẳng hạn thì dưới bệ phóng cứ phang nguyên xi thế. Lệch nhau trên mặt đê với dưới ruộng chắc 10m là cùng:cool:

    Thời nay tác chiến kỹ thuật số, nối mạng. Sẽ có trung tâm chỉ huy cho cả cụm phòng không. Trung tâm này sẽ đưa ra tọa độ mục tiêu theo tọa độ tuyệt đối trên bản đồ. Yêu cầu thời nay là từng tiểu đoàn TLPK hay ra đa đều phải dùng chung hệ tọa độ kỹ thuật số đó. Thế nó mới sinh ra cái xe trinh sát trận địa và định vị GPS của S300 nhà ta (Vãi cái định vị GPS mà cụ Huy Phong tâng lên mây. Đánh nhau thật Mẽo nó dò ra phút mốt. Nó táng cho chục quả bom lượn lại khóc tiếng mán). Nhưng cái xe trinh sát này chỉ cần định vị tọa độ của đài ra đa dẫn bắn theo hệ tọa độ chuẩn thôi. Các bệ phóng vẫn phải ăn theo đài dẫn bắn của tiểu đoàn.

    Chốt hạ là cụ Cùi chém cái bệ phóng trên xe khó định vị này nọ là chém gió.
    --- Gộp bài viết: 12/09/2014, Bài cũ từ: 12/09/2014 ---
    Thế nào là thu hẹp vùng diệt mục tiêu. Cụ có biết không hay là chém gió;-)
    Nâng lên khỏi mặt đất có 2m mà cũng thu hẹp vùng diệt mục tiêu à.

Chia sẻ trang này