1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình Ukraine và bóng ma của nội chiến

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi canhsatbienvietnam, 19/02/2014.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kien2476

    kien2476 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2002
    Bài viết:
    6.180
    Đã được thích:
    12.822
    Đạn MRLS của U lên tàu hướng về viền Đông
    [​IMG]
    Marinovka
  2. thanhphobacho

    thanhphobacho Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/06/2014
    Bài viết:
    213
    Đã được thích:
    761
    Đúng đấy, Prussia ban đầu là người Balto-Slavic ( người vùng Baltic, đồng chủng với người Slav). Sau các cuộc thập tự chinh của người German ( Đức), phần lớn người Prussia bị người German giết chết, số còn lại bị đồng hóa. Sau này, trên đống tro tàn của xứ Prussia, một nhà nước do người German lập ra, gọi là Phổ ( Prussia).

    Do người Đức miền Đông Bắc là người Phổ, mang trong mình dòng máu Slav, nên họ có ngoại hình khác với Đức miền Tây và đặc biệt khác Đức miền Nam.
  3. steppy

    steppy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    1.327
    Phó chủ tịch phe liên minh Dân chủ -Thiên chúa giáo trong chính phủ Đức Michael Fuchs cảnh báo chính phủ không nên dễ dàng cấp tiền cho UCR. Ông nói rằng tài phiệt UCR mua hàng núi bất động sản tại Anh bằng những tiền của người dân Đức đóng thuế. TT Poroshenko muốn lấy lại Crưm bằng kinh tế thì phải diệt hết bọn này. :). Khó nhỉ, nhiệm vụ bất khả thi vì Porosheko cũng là tài phiệt, không phải là nhà chính trị chuyên nghiệp.
    http://www.spiegel.de/politik/deuts...onsvize-warnt-vor-rettungspaket-a-991375.html
    Trong khi đó thì du kích Kharkov hoạt động hơi hiệu quả. Các xi téc chở nhiên liệu cho máy bay bị đốt cháy tại ga Kharkov.
    http://tvzvezda.ru/news/vstrane_i_mire/content/201409131755-7ymn.htm
  4. 0246802468

    0246802468 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2014
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    615
    Uyên thâm, uyên thâm! Cái này mỗ xin đa tạ! :-D:-D:-D:-D!
  5. thanhphobacho

    thanhphobacho Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/06/2014
    Bài viết:
    213
    Đã được thích:
    761
    Tiếng Ukraina là 1 thứ tiếng mới hình thành theo công thức: Nga cổ+Ba Lan+ Latin. Tiếng Ba Lan đến từ tầng lớp thống trị. Tiếng Latin đến từ nhà thờ công giáo. Theo bản đồ ngôn ngữ Ukraina thì tiếng này có rất nhiều thổ ngữ ( chắc là do mức ảnh hưởng của nhà thờ công giáo và kẻ thống trị Ba Lan ở mỗi vùng mỗi khác?).

    Tôi có đọc tiểu thuyết " Bản anh hùng ca Karpat" của 1 nhà văn Hungary, có nói rất nhiều về người Russin trong đế quốc Áo-Hung. Người Russin luôn mong mỏi Sa Hoàng đến giải phóng và họ thành lập nhiều tổ chức chống đối . Cơ quan mật vụ Áo Hung đã gài người vào tổ chức này, phá hoại về tư tưởng và tổ chức, dẫn dắt nó theo hướng Ukraina dân tộc chủ nghĩa và liên kết nó với những tổ chức dân tộc chủ nghĩa Ukraina ở trong lòng đế quốc Nga .
  6. PeterPhan

    PeterPhan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/08/2014
    Bài viết:
    247
    Đã được thích:
    1.966
    Novorossia hôm nay: life must goes on...

    1. Kề vai sát cánh:
    [​IMG]

    2. Shares from Moscow:
    [​IMG]

    3. Nhà kho chứa máy phát điện di động do Nga viện trợ để hỗ trợ tình trạng thiếu điện:
    [​IMG]

    4. Catalonia chia sẻ tình cảm với Novorossia:
    [​IMG]

    5. Phút thư giãn:
    [​IMG]

    6. Nước vẫn chưa trở lại:
    [​IMG]

    7. Sang như... Nga:
    [​IMG]

    8. Tiếp tục các hoạt động diễn tập quân sự:
    [​IMG]
    [​IMG]

    9. Nổi lửa lên...
    [​IMG]
  7. Igor_Strelkovich

    Igor_Strelkovich Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/07/2014
    Bài viết:
    322
    Đã được thích:
    1.313
    Sao vẫn còn sử dụng CKC vậy ta ?
  8. 0246802468

    0246802468 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2014
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    615
    Bắn tỉa thì CKC là số dách đó chứ! Dân bắn tỉa ít dùng AK47 lắm! :-D:-D:-D:-D!
  9. lanha92

    lanha92 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/04/2011
    Bài viết:
    404
    Đã được thích:
    944
    Mình nghĩ rằng Miền Tân NGa sẽ là sự khởi đẩu cho cái hỗn loạn đang dần đến với Châu Âu...ví như một ông Scott có thể nói : Các ông không ủng hộ nước Tân Nga thì tại sao lại ủng hộ Kosovo, chúng tôi là dân Scott thượng hạng thì có quyền trưng cầu độc lập chớ, chúng tôi không khởi nghĩa vũ trang, chỉ bằng ý chí thôi, các ông liệu có dám cho phép nữ hoàng và thủ tướng cử quân đội đến đàn áp và bắt giữ không
    Xứ Basque có quyền nói : các ông ủng hộ Kosovo bằng vũ trang, và họ thành công..chúng tôi sẽ noi gương cả Kosovo và Tân Nga để dành độc lập, không nghe thì vũ trang 100%. Lúc đó tôi đòi bạn Pháp trả cả phần Basque mà Pháp đang nắm luôn
    ..tương lai sẽ là Alasce, Burgundy thuộc Pháp tách ra, rồi vùng lãnh thổ Áo Hung cũ trên đất ý..
    Dùng vũ lực đi..để xem dân chủ như thế nào?
  10. lanha92

    lanha92 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/04/2011
    Bài viết:
    404
    Đã được thích:
    944
    tặng các bạn một bài viết cực hay

    Những ‘hang ổ’ chủ nghĩa ly khai ở châu Âu
    (Toquoc)-Thế kỷ 21 sẽ chứng kiến sự xuất hiện hơn chục quốc gia mới trên bản đồ châu Âu.

    (Toquoc) - Châu Âu đang trong tiến trình hợp nhất thành một liên minh rộng lớn cả về chính trị, kinh tế, ngoại giao... Nhưng không vì thế mà châu lục này trở nên nhất thể hóa khi ngày càng có sự chia rẽ sâu sắc trong nội bộ của từng quốc gia. Những mầm mống của chủ nghĩa ly khai xuất hiện từ lâu và các nhà phân tích dự báo, trong thế kỷ 21 này, sẽ có hơn chục quốc gia mới xuất hiện trên bản đồ châu Âu.

    Xứ Basque là ví dụ điển hình nhất cho chủ nghĩa ly khai ở châu Âu. Đất nước Tây Ban Nha hiện có khoảng 2 triệu người Basque sống ở ba tỉnh được gọi là xứ Basque. Vùng đất này có nội lực mạnh hơn các vùng khác thuộc Tây Ban Nha; đời sống của người dân cũng ở mức trên trung bình mức sống người Tây Ban Nha và tiếng Basque được thừa nhận là ngôn ngữ chính thức.

    Kể từ khi Kosovo tuyên bố độc lập, tháng 2/2008, như phát súng phát động, phong trào đấu tranh đòi độc lập của xứ Basque ngày càng phát triển.

    Bản đồ châu Âu sẽ xuất hiện những tên mới trong thế kỷ 21?

    Xứ Basque rộng lớn từ thời trung cổ đã được hưởng một quyền tự trị khá rộng rãi trong đất nước Tây Ban Nha và chỉ tới thời cầm quyền của tướng độc tài Francisco Franco (1939-1975) mới bị tước mất quyền này.

    Tổ chức ly khai ETA đã tiến hành đấu tranh vũ tràng đòi độc lập cho xứ Basque từ giữa những năm 1960. Cuộc đấu tranh này không ngừng lại sau khi Tây Ban Nha chuyển về hình thức phát triển dân chủ khi tướng Franco đã qua đời và xứ Basque lại được khôi phục quyền tự trị.

    Cuối tháng 3/2007, ETA đã ra tuyên bố ngừng bắn và ngỏ ý muốn tiến hành thương lượng hòa bình với chính phủ Tây Ban Nha. Tuy nhiên tới cuối tháng 12/2007, ETA lại gây ra một vụ đánh bom ở sân bay Madrid với lý do là vì "chính phủ Tây Ban Nha không muốn ủng hộ tiến trình hòa bình".

    Tuyên bố của đại diện chính quyền xứ Basque như sau: "Đó là câu chuyện về cách giải quyết một cuộc xung đột sắc tộc, tương tự như những gì đang tồn tại ở xứ Basque và Catalonia (Đông Bắc Tây Ban Nha) bằng việc thực hiện quyền dân chủ về tự quyết của người dân. Và chỉ như thế mới có thể giải quyết được cuộc khủng hoảng chính trị ở xứ Basque".

    Trước đó, nghị sĩ Joan Tarda, một chính trị gia có uy tín ở Catalonia, cũng đã lên tiếng chào đón việc Kosovo tuyên bố độc lập và nhấn mạnh rằng, Catalonia cũng sẽ đi theo con đường đó. Xứ Basque và Catalonia là hai khu vực phát triển nhất về mặt công nghiệp của Tây Ban Nha. Catalonia cũng có ngôn ngữ riêng, văn hóa riêng.

    Không ngẫu nhiên mà Tây Ban Nha là một trong không nhiều những nước nổi bật ở Tây Âu đã không đồng tình với việc Kosovo tuyên bố độc lập. Theo những cuộc thăm dò xã hội ở xứ Basque đã có tới một phần ba số cư dân ở đây đồng tình với việc tuyên bố độc lập cho xứ Basque và 72% số người được hỏi ý kiến cho rằng, chính phủ Tây Ban Nha cần tiến hành thương thảo với những phần tử vũ trang thuộc tổ chức ly khai ETA. Số người ủng hộ độc lập cho xứ Basque chủ yếu là lớp trẻ.

    Một tỉnh khác của Tây Ban Nha cũng được hưởng quy chế tự trị thừ tháng 7/2007 là Valencia.

    Pháp cũng có kinh nghiệm lâu đời trong việc đối mặt với các phần tử theo chủ nghĩa ly khai và cực đoan trong phần lãnh thổ của mình, trước hết là ở hòn đảo lớn thứ tư thuộc Địa Trung Hải, Corsica.

    Các nhóm người đảo Corsica đã tiến hành đấu tranh vũ trang với quân đội Pháp vào giữa những năm 1970. Liên minh Dân tộc đảo Corsica và Phong trào Tự quyết là hai lực lượng có ảnh hưởng nhất trong các nhóm nổi dậy này. Cả hai đều có các đơn vị chiến đấu được vũ trang. Trong 25 năm qua, quy chế đảo Corsica đã hai lần được “nâng cấp” vào năm 1982 và 1990, chính quyền địa phương được trao quyền mạnh hơn về kinh tế, nông nghiệp, năng lượng, giao thông, giáo dục và văn hóa. Vài năm trước, quốc hội Pháp đã thừa nhận sự tồn tại một quốc gia của người Corsica. Nhưng quyết định này sau đó bị hủy vì đi ngược lại Hiến pháp Cộng hòa Pháp.

    Thời gian gần đây, các phần tử khủng bố trên đảo Corsica lại tiến hành những hoạt động nồi da nấu thịt, làm trầm trọng hơn hủ tục báo thù truyền kiếp. Trong 10 năm gần đây đã có khoảng 3 nghìn người chết vì khủng bố trên đảo này.

    Hai địa danh khác ở Pháp là xứ Bretagne và Alsace cũng không phải không có những lực lượng muốn tách mình ra khỏi vòng kiềm tỏa của Paris.

    Tại Italy, tư tưởng ly khai cũng đang hình thành mạnh mẽ ở các khu vực công nghiệp phát triển phía Bắc. Liên hiệp phía Bắc rất có ảnh hưởng đã đưa ra yêu cầu biến Italy thành nhà nước liên bang. Cũng có người mong muốn South Tirol, vùng đất mà Italy nhận được sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, được trở về với Áo.

    Bỉ cũng đang đứng trước nguy cơ bị mất hai vùng: một của vùng Flander ở miền Bắc nói tiếng Hà Lan, và Wallonia ở miền Nam nói tiếng Pháp. Một cuộc thăm dò mới đây cho thấy, hơn 60% người Flander và hơn 40% người vùng Walloon ủng hộ sự ly khai này.

    Tại Anh, tư tưởng ly khai đã chuyển từ Ulster đến Scotland. Các cuộc bầu cử cơ quan lập pháp ở Scotland mới đây chiến thắng đều thuộc về những người ủng hộ việc thành lập một nhà nước độc lập mới, thuộc đảng dân tộc Scotland (SNP). Người đứng đầu chính quyền Scotland Alex Salmond tuyên bố rằng Scotland có thể sẽ giành độc lập trong một thập kỷ tới. Tuy nhiên, xu hướng người dân ủng hộ nền độc lập đang có dấu hiệu giảm dần 23% so với 30% trong cuộc thăm dò một năm trước đây. Thủ tướng Anh Gordon Brown mới đây khuyến cáo rằng, Vương quốc Anh sẽ đối mặt với nguy cơ Balkan hóa nếu mối liên kết trên 300 năm giữa England và Scotland tiếp tục lỏng lẻo như hiện nay.

    Đảo Faeroe của Đan Mạch hiện đang hưởng quy chế bán tự trị, sống nhờ khoản trợ cấp 170 triệu USD/năm của chính phủ. Đây là rào cản cho các phần tử ly khai phát triển, tuy nhiên, 7 năm trước đây, họ đã nỗ lực tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về độc lập.

    Đất nước Thụy Sỹ thanh bình cũng có những phần tử ly khai riêng. Mặt trận vì Tự do của Yura đưa ra yêu cầu về quyền độc lập cho bang này trong suốt hơn 30 năm qua.

    Vojvodina, vùng tự trị thuộc Serbia, với số dân 2 triệu người (bằng 1/3 dân Serbia), diện tích 35 km vuông, hồi tháng 2/2009 yêu cầu chính phủ Belgrade thông qua quy chế nhà nước. Liên minh người Magyar ở Vojvodina, kiểm soát đến 70% lãnh thổ tỉnh này, yêu cầu được công nhận là một nước cộng hòa độc lập, tác khỏi Serbia và gia nhập Hungary. Tháng Ba vừa qua, họ đề nghị Liên minh châu Âu gửi một phái đoàn đến nghiên cứu tình hình. Người Hungary hiện chiếm hơn 40% dân số khu vực.

    Tình trạng tương tự cũng đang diễn ra ở vùng Transylvania của Romania. Giai đoạn 1940 – 1945, Transylvania thuộc về Hungary, 1919 – 1939 thuộc về Romania và trước thời kỳ đó thuộc về Áo – Hung. Người Hungary chiếm đến hơn 45% dân số Transylvania.

    Chiến dịch “chống lại sự thống trị” ngày càng trở nên phổ biến ở Sardinia của Italy và Stiria của Áo. Những người Hy Lạp ở miền Nam Albania và dân vùng Azores của Bồ Đào Nha ngày càng tích cực đấu tranh đòi quyền độc lập.

    Kể từ tháng 2/2008, Kosovo, với 90% là dân tộc thiểu số Albania, chính thức tuyên bố độc lập, tách khỏi Serbia, đã có 55 quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Mỹ và phần lớn các thành viên trong Liên minh châu Âu, công nhận nền độc lập này. Hiệu ứng đômino lập tức lan ra toàn châu lục. Không thể không nhắc tới cuộc xung đột vũ trang chớp nhoáng giữa Nga và Gruzia về hai tỉnh ly khai Nam Ossetia và Abkhazia. Hai vùng đất này sau đó đã tuyên bố độc lập và được Nga công nhận.

    Một châu Âu đang trong tiến trình nhất thể hóa những tưởng có một nền hòa bình bền vững kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, nhưng kỳ thực ngay trong từng quốc gia vẫn còn hiển hiện chủ nghĩa dân tộc cực đoan và chủ nghĩa ly khai nên luôn xảy ra các cuộc xung đột khi âm ỉ, khi bùng phát thành cuộc chiến tranh dữ dội đã cướp đi mạng sống của cả triệu người dân vô tội. Đây là vấn đề không dễ dàng gì hóa giải nhất là trong bối cảnh lợi ích của các siêu cường, các liên minh đan xen lẫn nhau và không ai chịu nhường nhịn ai./.

    Hạnh Nhân (Theo báo nước ngoài)


    Like · Comment
    --- Gộp bài viết: 13/09/2014, Bài cũ từ: 13/09/2014 ---
    Liệu chúng ta có nghĩ đề một tân đế quốc Áo Hung tái sinh không nhỉ...Tấn trò đời nhiều lúc cứ lặp lại, mà bà mẹ Trái Đất cũng đùa dai ghê lắm lắm
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này