1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Hoa Kỳ - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Su35Fk, 14/11/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. arrow2

    arrow2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Bài viết:
    2.193
    Đã được thích:
    1.403
    Mỹ thử bom liệng có điều khiển G-CLAW
    VietnamDefence - Hãng Textron Systems (Mỹ) đã thử nghiệm trình diễn bom liệng có điều khiển tiên tiến G-CLAW tại trường thử của Lục quân Mỹ ở Arizona.

    [​IMG]
    G-CLAW (Textron Systems)
    Quả bom đã chạm đất cách điểm đã định 4 m và tiêu diệt thành công mục tiêu.

    Vụ thử này là cuối cùng trong loạt 5 lần thử dự định cho năm 2014.

    Bom được lắp trên một máy bay turbine cánh quạt Cessna Caravan được cải tạo theo yêu cầu của Bộ chỉ huy Tác chiến đặc biệt Mỹ, và được thả từ độ cao 3.048 m. Bom đã thể hiện được hiệu quả khi tiêu diệt binh khí kỹ thuật và sinh lực.
    G-CLAW được trang bị ngòi nổ cài đặt độ cao kích nổ và nhờ có cấu trúc module mà có thể lắp các hệ dẫn và điều chỉnh khác nhau.
    Bom có thể trang bị cho một số loại máy bay, trong đó có máy bay không người lái, cường kích hạng nhẹ T-6 Texan II của và Scorpion của Textron AirLand, cũng như các máy bay thương mại được cải hoán như Cessna Caravan.
  2. dragondepzai00

    dragondepzai00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2014
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    10
    Ủa mấy bác cho em hỏi tại sao em vào link phần 1 mà lại hiện ra chữ "lỗi" vậy?
  3. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    S-97 Raider - sử tụng rotor đôi:

  4. Superchenyang

    Superchenyang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/08/2014
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    11
    Hết tiền, Không quân Mỹ giải tán phi đội bay số 65 huyền thoại

    “Để đáp ứng nhu cầu cắt giảm ngân sách quốc phòng của Lầu Năm Góc, toàn bộ 19 chiếc máy bay chiến đấu F-15 Eagle của phi đội sẽ dừng bay, như vậy sẽ tiết kiệm được 35 triệu USD”, chỉ huy phi đội “Kẻ xâm nhập” số 65, trung tá Greg chia sẻ.

    Trung tá Greg cho biết, hầu hết các thành viên của Phi đội 65 sẽ được bàn giao cho các bộ phận khác, trong đó có khoảng 90 nhân viên bảo trì sẽ được chuyển sang Phi đội số 64.

    [​IMG] "Đại bàng" Israel rụng cánh vẫn tiếp đất an toàn
    Chiến đấu cơ huyền thoại F-15 Eagle (Đại bàng) của Israel vẫn có thể tiếp tục bay sau khi gặp tai nạn dù đã bị hư hại nặng.

    Phi đội số 65 là một lực lượng giả định chuyên môn, thường mô phỏng các kỹ thuật và chiến thuật trong chiến đấu của đối phương để tiến hành huấn luyện đối kháng với các lực lượng không quân của Mỹ và các đồng minh của nước này. Phi đội này đã đào tạo được hàng ngàn phi công cho không quân Mỹ.

    Tướng không quân Mỹ Mosley cho biết, phi đội số 65 là phi đội huyền thoại, “Kẻ xâm nhập” đóng vai trò trực tiếp đối với việc nâng cao khả năng chiến đấu của lực lượng không quân Mỹ.

    Trước đó, phi đội này từng bị giải giải tán vào năm 1989, sau đó được khôi phục lại vào năm 2006 tại căn cứ không quân Nellis ở miền nam, Nevada.

    http://soha.vn/quan-su/het-tien-kho...i-bay-so-65-huyen-thoai-20141003011955791.htm
  5. arrow2

    arrow2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Bài viết:
    2.193
    Đã được thích:
    1.403
  6. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    Hôm qua xem NGC về căn cứ 51, có chuyên gia Mỹ bảo thỉ lệ thua khi đối đầu Mig21 của VN là 1-9
  7. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Tính trên từng loại máy bay thì có thể hơn nhiều chứ bác?

    Các dự án ABL, laser canon, railgun... của Mèo mấy năm trước rộ lên như kiểu sắp đi đánh sao Hỏa được, giờ lại im thin thít là sao các bác? Súng bộ binh bắn đạn không vỏ, rồi đầu đạn thong manh .... cũng thế, chả thấy tin gì mới!
  8. Superchenyang

    Superchenyang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/08/2014
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    11
    Báo Mỹ: Công nghệ của F-22 còn thua xa iPhone 6
    Theo Daily Beast, tuy là tiêm kích tối tân nhất thế giới nhưng F-22 lại mang trong mình những thiết bị điện tử lỗi thời và có hiệu năng kém hơn cả điện thoại di động hiện nay.
    Tờ The Daily Beast (Mỹ) đăng bài viết cho hay:

    Chiến đấu cơ tàng hình F-22 vừa tham chiến lần đầu tiên tại Syria. Tuy là chiến đấu cơ tối tân nhất thế giới nhưng F-22 lại mang trong mình những thiết bị điện tử lỗi thời và có hiệu năng kém hơn cả những điện thoại di động hiện nay.

    Được xem là đỉnh cao công nghệ vào thời điểm những năm 90 nhưng một số bộ vi xử lý trang bị bên trong F-22 chỉ hoạt động với xung nhịp 25 Mhz, chậm hơn 56 lần so với bộ xử lý đa lõi của iPhone 6.

    Không quân Mỹ đang nâng cấp cho F-22 bằng việc thay thế các chip xử lý tốc độ cao hơn, các kênh truyền dữ liệu bằng sợi cáp quang, nhưng công nghệ vẫn lạc hậu hơn nhiều so với các thiết bị điện tử tiêu dùng hiện nay. Theo chuyên gia Richard Aboulafia tại trung tâm phân tích Teal Group, một phần là do việc tiên đoán hướng phát triển công nghệ quân sự trong tương lai khó khăn hơn nhiều so với dự đoán công nghệ cho sản phẩm tiêu dùng.

    [​IMG]
    Theo Daily Beast, F-22 lmang trong mình những thiết bị điện tử lỗi thời và có hiệu năng kém hơn cả những điện thoại di động hiện nay

    Sau khi tiêu tốn hàng chục tỷ USD trong thời gian phát triển hơn 20 năm, F-22 cuối cùng cũng đóng vai trò nhất định đối với chiến lược an ninh và địa chính trị của Mỹ. Không chỉ đang tham chiến tại Syria hiện nay, F-22, với khả năng tàng hình, trần bay cao, và tốc độ hành trình siêu âm, còn rất quan trọng trong bối cảnh Mỹ và Nga đang đối đầu hiện nay. Nhiệm vụ của nó là giành ưu thế trên không, ngăn chặn máy bay đối phương hoạt động.

    Những bộ xử lý lạc hậu của F-22 chỉ là một trong số những hậu quả gây ra bởi sự chậm chạp trong quá trình phát triển vũ khí mới của Lầu Năm Góc và chúng có thể gây thiệt hại hàng tỷ USD cho ngân sách. Quân đội Mỹ đôi lúc phải đặt những lô hàng đặc biệt cho các thiết bị đã không còn được sản xuất đại trà với giá cao và từ những nguồn không đáng tin cậy, đôi lúc là từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, trong đa số trường hợp, chỉ những tập đoàn quốc phòng đã chế tạo ra những vũ khí trên mới có thể nâng cấp hoặc sửa chữa chúng. Điều này càng đẩy chi phí lên cao.

    [​IMG]
    Quân đội Mỹ đôi lúc phải đặt hàng các thiết bị đã không còn được sản xuất đại trà cho F-22 từ những nguồn không đáng tin cậy như Trung Quốc

    Ngay cả chương trình F-35 Joint Strike Fighter cũng không phải là ngoại lệ. F-35 tất nhiên được trang bị những bộ vi xử lý mới và nhanh hơn nhiều so với F-22 nhưng chúng đã phải được nâng cấp cho dù F-35 vẫn chưa chính thức được đưa vào hoạt động. Tuy vậy, những công ty tham gia chương trình F-35 cũng kịp rút kinh nghiệm từ F-22. Cấu trúc điện toán của F-35 được thiết kế linh hoạt và dễ nâng cấp hơn nhiều so với F-22.

    Tại sao những vũ khí được xem là tối tân lại sử dụng những nền tảng điện toán lạc hậu như vậy? Đó là do quy trình xác định các yêu cầu kỹ thuật của Lầu Năm Góc mất rất nhiều thời gian và đến khi quy trình trên hoàn tất thì công nghệ đã phát triển đến những mức độ cao hơn, đặc biệt là với công nghệ điện toán. Theo Định luật Moore, tốc độ các chip vi xử lý sẽ tăng gấp đôi sau mỗi 18 tháng và các quy trình yêu cầu kỹ thuật của Lầu Năm Góc không thể theo kịp tốc độ phát triển chóng mặt trên.

    [​IMG]
    F-35 tiếp dầu trên không trong chiến dịch không kích IS ở Syria

    Một sĩ quan cấp cao của Không quân Mỹ cho biết: “Những yêu cầu kỹ thuật được đặt ra để tích hợp các thành phần của một hệ thống vũ khí phức tạp. Quy trình này tuy là một trở ngại nhưng rất cần thiết để đảm bảo cả dự án theo đúng tiến độ và ngân sách. Không may là Bộ quốc phòng thường làm quá mức cần thiết và do đó chúng tôi đang sửa sai, cũng như đặt ra quy trình mới hợp lý hơn”.

    BÀI LIÊN QUAN

    Ngược lại, những tập đoàn công nghệ ở thung lũng Silicon có cách tiếp cận hoàn toàn khác với Lầu Năm Góc. Những công ty như Apple hay Google sẽ thực hiện nghiên cứu thị trường, xác định loại sản phẩm nào mà thị trường có thể có nhu cầu, sau đó để các kỹ sư tự do phát triển sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu đó và không vượt quá ngân sách được cấp. Phương pháp này giúp cho ra đời những sản phẩm mới nhanh và hiệu quả nhưng khó có thể áp dụng cho công nghiệp quốc phòng.

    “Các thiết bị quân sự thường tạo ra sự đột phá trong khoa học kỹ thuật, rất khác với việc ứng dụng những công nghệ sẵn có để tạo ra sản phẩm mới”, một chuyên gia phân tích nhận định.

    Cả các tập đoàn quốc phòng lẫn giới quân sự đều đồng ý rằng Lầu Năm Góc không thể áp dụng cách của Thung lũng Silicon. Một sĩ quan của không quân Mỹ giải thích: “…những hệ thống như máy bay quân sự có độ phức tạp cao hơn nhiều so với những sản phẩm của Apple hay Google. Và tưởng tượng hậu quả sẽ như thế nào nếu chúng tôi mất 2 chiếc Raptor sau mỗi 135 chuyến bay?”.

    [​IMG] Khi siêu tiêm kích F-22 bị "bắn hạ" hết lần này đến lần khác...
    Chiến thắng của người Pháp đã cho thấy Rafale, dù ra đời 10 năm trước F-22, vẫn có thể khiến tiêm kích tàng hình tối tân nhất thế giới phải chịu thất bại.

    Sau hơn 20 năm và 70 tỷ USD ngân sách phát triển, chiến đấu cơ F-22 thực sự là một cỗ máy có một không hai, ngay cả khi nó dùng những vi xử lý lỗi thời trên. Một quan chức quân đội Mỹ đánh giá: “F-22 được phát triển từ cách đây hơn 2 thập niên, nhưng cho đến nay vẫn chưa có quốc gia nào khác có thể chế tạo một hệ thống vũ khí phức tạp như vậy. Một chiếc iPhone có rất ít các thành phần so với F-22 và không cần phải hoạt động ở những điều kiện khắc nghiệt về nhiệt độ, gia tốc và độ tin cậy”.

    [​IMG]
    F-22 trong xưởng chế tạo

    Tuy vậy, Lầu Năm Góc vẫn có thể học hỏi từ thung lũng Silicon, như cắt giảm nạn quan liêu, các quy trình hành chính, giấy tờ, giảm thiểu số lượng các phòng ban và nhân lực liên quan. Đồng thời, một số chuyên gia đề xuất sử dụng các yêu cầu dựa trên hiệu năng, như: máy bay có thể tấn công loại mục tiêu X trong điều kiện Y, thay vì dựa trên các thông số, tiêu chuẩn kỹ thuật. Các chương trình phát triển vũ khí nên được thực hiện theo nhiều giai đoạn, và có kế hoạch nâng cấp dài hơi, thay vì tập trung hết vào một đại dự án riêng rẽ.

    Lầu Năm Góc cũng cần áp dụng các nền tảng tiêu chuẩn mở, nhằm cho phép nhiều công ty có thể tham gia nâng cấp các hệ thống vũ khí, thay vì chỉ là độc quyền của công ty đã chế tạo ra nó. Như đối với các bộ vi xử lý, chúng có thể dễ dàng được thay thế bởi những vi xử lý mới do nhiều công ty khác nhau chế tạo. Và do đó tăng sự cạnh tranh, giảm giá thành, và khắc phục tình trạng lạc hậu công nghệ. “Tôi cho rằng đây là xu hướng của tương lai và sẽ ngày càng phổ biến. Một số đợt nâng cấp F-22 trong tương lai có thể do hãng khác thực hiện thay vì chỉ do Lockheed đảm trách”, một quan chức cấp cao của không quân Mỹ cho biết.

    [​IMG] "Đối đầu 10 máy bay TQ, F-22 sẽ biến thành 'vịt quay Bắc Kinh'"
    (Soha.vn)-Chuyên gia Gao Feng cho rằng một chiếc F-22 không đủ tên lửa để bắn hạ 10 máy bay TQ, việc có thể đánh bại tới 20 máy bay TQ như tạp chí Nhật Bản đề cập là quá viển vông.

    Một số thậm chí đề nghị nên có các chuẩn kết nối chung giữa các thiết bị, tương tự như cổng USB đối với các thiết bị tin học. Nó cho phép đa dạng hóa những nhà cung cấp thiết bị, tránh trường hợp chỉ một công ty duy nhất độc quyền thực hiện các hợp đồng nâng cấp. Nhưng cho dù thế nào thì xác định và đáp ứng các nhu cầu quân sự vẫn luôn nhiều thách thức hơn so với nhu cầu của thị trường dân sự.
  9. Superchenyang

    Superchenyang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/08/2014
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    11
    IP 6 còn thua xa cấu hình Xiaomi Mi4 thì bảo sao J-20 và J-31 không hạ đo ván F-22 và F-35

    Xiaomi Mi 4 sở hữu công nghệ chụp ảnh hàng đầu hiện nay.
    http://hn.thegioithietbiso.vn/detai...huu-cong-nghe-chup-anh-hang-dau-hien-nay/1324

    iPhone 6 liệu có cạnh tranh được với Xiaomi Mi 4
    http://fptshop.com.vn/tin-tuc/tu-van/iphone-6-lieu-co-canh-tranh-duoc-voi-xiaomi-mi-4-7227

    J-20 của Trung Quốc có thể “đè bẹp” siêu tiêm kích F-22 của Mỹ

    ANTĐ -Tờ báo Global Times của Trung Quốc khẳng định rằng chiến đấu cơ J-20 của Trung Quốc có thể đánh bại F-22 Raptor của không quân Mỹ trong những cuộc cận chiến trên không, mặc dù J-20 vẫn đang trong giai đoạn phát triển và chưa được sản xuất.



    [​IMG]

    F-22 Raptor của Mỹ được cho là chiến đấu cơ tàng hình "không thể bị đánh bại trên không" của quân đội Mỹ. Sở hữu các tính năng ưu việt và được trang bị các tên lửa AIM-120C AMRAAM, bom GBU-32 JDAM (mỗi quả nặng 1.000 pound), bom đường kính nhỏ GBU-39.., tiêm kích F-22 dễ dàng giành áp đảo khi thực hiện tấn công các mục tiêu trên không cũng như trên mặt đất.
    Bên cạnh đó, 2 động cơ mạnh mẽ Pratt & Whitney F-119-PW-100 giúp F-22 có thể tăng tốc vượt âm khi không sử dụng thùng chất đốt phụ. Ngoài ra, công nghệ thay đổi hướng của lực đẩy động cơ (TV) giúp siêu tiêm kích của không quân Mỹ này có thể trình diễn những cú bẻ góc hẹp ngoạn mục khi ở trên không, thậm chí có thể đứng thẳng như trực thăng.

    Hồi cuối tháng 9-2014, cất cánh từ căn cứ không quân của Mỹ ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), các chiến đấu cơ F-22 Raptor đã tiến hành hàng loạt những vụ ném bom nhắm vào tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) ở miền bắc Syria thành công.

    Mạnh mẽ là vậy, nhưng tờ Global Times của Trung Quốc lại nhận định rằng, mặc dù F-22 Raptor tiến hành các chiến dịch không kích thành công ở Syria, nhưng nó không có các bình xăng phụ và phải phụ thuộc vào máy bay tiếp nhiên liệu trên không KC-10.

    Theo Global times F-22 Raptor thể hiện khả năng tiêu diệt tất cả các chiến đấu cơ thế hệ thứ 4, bao gồm F-15, F-16 và F/A-18 trong các cuộc tập trận, nhưng nó vẫn không thể sánh bằng các chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5.

    Hơn nữa, các tiêm kích Rafale của Pháp hay Eurofigher Typhoon của Đức cũng có thể trở thành mối đe doạ thực sự của F-22. Trong cuộc tập trận Red-Flag-Alaska năm 2012, chiến đấu cơ Eurofigher của Đức không chỉ diệt các mục tiêu của mình mà còn hạ được một số lực tiêu giao cho F-22.

    Bên cạnh đó, F-22 Raptor không có màn hình hiển thị trong mũ của phi công, để hỗ trợ cận chiến trên không chống lại các chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5.

    Chính vì những "điểm yếu" kể trên, tờ Global times kết luận F-22 Raptor không thể đánh bại chiến đấu cơ J-20 của Trung Quốc trong cận chiến trên không.

    Tuy nhiên, một tờ báo khác của Trung Quốc, Wantchinatimes cho là Global đã đưa ra kết luận quá sớm bởi vì chiến đấu cơ J-20 vẫn chưa được sản xuất và vẫn còn trong giai đoạn phát triển.

    http://www.anninhthudo.vn/quan-su/j...-de-bep-sieu-tiem-kich-f22-cua-my/574325.antd

    Đua tiêm kích thế hệ 5 trên tàu sân bay, TQ có thể thắng Mỹ

    Trung Quốc và Mỹ nhiều khả năng sẽ rơi vào một cuộc chạy đua vũ trang mới khi cả 2 quốc gia này tìm cách phát triển máy bay tàng hình thế hệ 5 có thể cất cánh từ tàu sân bay.

    Trang mạng Business Insider đăng bài viết cho hay:Theo David Axe, phóng viên chuyên về mảng quân sự (từng cộng tác với tạp chí Diplomat, Đài tiếng nói Hoa Kỳ...), Trung Quốc đã đặt mô hình tiêm kích thế hệ 5 J-31 với kích thước gần thật lên trên mô hình tàu sân bay duy nhất của nước này.

    Trung Quốc thường thử nghiệm loại vũ khí mới trước khi đưa vào trang bị bằng việc chế tạo các mô hình mẫu trước tiên, mặc dù J-31 đã thực hiện các chuyến bay thử nghiệm vào tháng 06 vừa qua.

    [​IMG]
    Máy bay tàng hình thế hệ 5 J-31 của Trung Quốc.

    Nếu Trung Quốc thực sự lên kế hoạch triển khai J-31 trên tàu sân bay Liêu Ninh thì đây sẽ là đối thủ trực tiếp của máy bay F-35C Mỹ. F-35C dự kiến được trang bị trên các tàu sân bay của Mỹ vào năm 2018, đây cũng sẽ là loại máy bay tàng hình đầu tiên trên thế giới được triển khai trên biển.

    Khao khát sở hữu các công nghệ quân sự tiên tiến của Trung Quốc xuất hiện vào thời điểm Mỹ muốn xoay trục trong lĩnh vực ngoại giao và quân sự sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trung Quốc đã nhận thấy nguy cơ mất ưu thế nếu như Mỹ tăng cường ảnh hưởng ở châu Á và Bắc Kinh đang cố gắng làm đối trọng với bất kỳ mối gia tăng ảnh hưởng nào của Washington tại khu vực sân sau của mình.

    [​IMG]
    F-35C thử nghiệm cất cánh bằng máy phóng trên mặt đất.

    Việc có thể triển khai máy bay thế hệ 5 trên biển sẽ là một lợi ích vô cùng lớn cho cả Mỹ và Trung Quốc, khả năng này có thể làm thay đổi cán cân sức mạnh ở Thái Bình Dương. Theo các chuyên gia, trong bối cảnh căng thẳng đang ngày càng gia tăng giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng ở khu vực Biển Đông đến biển Hoa Đông, một loại máy bay thế hệ 5 cất cánh từ tàu sân bay có thể mang lại cho Trung Quốc khả năng tấn công đầu tiên trong trường hợp có chiến tranh nổ ra.

    Ngoài J-31, Trung Quốc cũng đang trong quá trình đóng thêm 2 tàu sân bay cho hạm đội của mình. Một trong số đó sẽ chạy bằng năng lượng hạt nhân và có kích thước lớn như các siêu tàu sân bay của Mỹ.

    (Soha.vn) - Theo Hoàn Cầu, với độ tiên tiến không kém gì F-35 nhưng lại có giá thành thấp hơn, J-31 sẽ được hầu hết các quốc gia đang phát triển lựa chọn thay vì F-35 Mỹ.

    Trung Quốc cũng đang phát triển một mẫu máy bay tàng hình thế hệ 5 khác là J-20. Hiện tại, J-20 đang trong giai đoạn thử nghiệm với nguyên mẫu và còn cần rất nhiều thời gian để hoàn thiện. Tuy nhiên, mẫu máy bay này có thể là tác nhân làm thay đổi cuộc chơi ở châu Á, J-20 có thiết kế được cho là đánh cắp ý tưởng từ cả 2 mẫu máy bay thế hệ 5 F-22 và F-35 của Mỹ.

    [​IMG]
    Tiêm kích tàng hình thế hệ 5 J-20

    So với J-20, J-31 được đánh giá cao hơn về mặt thiết kế. Giám đốc viện thiết kế máy bay MiG của Nga gọi J-31 là "thiết kế nội địa thành công".

    Rất có thể Trung Quốc sẽ phát triển J-31 song song cùng với J-20. Điều này cũng tương tự như việc Mỹ sử dụng cả F-22 và F-35.

    Trung Quốc cũng có thể phát triển J-31 dành riêng cho thị trường xuất khẩu và trở thành đối thủ của F-35. Trong trường hợp này, Bắc Kinh có thể tự coi mình là nhà cung cấp vũ khí tương lai cho những quốc gia mà Mỹ không muốn bán.

    Ông Ma nhận định rằng TQ cũng có những thách thức trong việc xuất khẩu máy bay chiến đấu, do ngày càng nhiều chiến đấu cơ thế hệ 4 của Mỹ bắt đầu bị loại khỏi biên chế.

    Một trong những ứng viên có thể mua máy bay thế hệ 5 của Trung Quốc là Pakistan. Hai quốc gia này vốn đã có hợp tác trong việc chế tạo máy bay chiến đấu và 54 % số vũ khí hiện nay của Pakistan là có xuất xứ từ Trung Quốc.

    Tuy nhiên, việc Trung Quốc bán máy bay thế hệ 5 cho Pakistan có thể làm gia tăng căng thẳng giữa Pakistan và Ấn Độ, nước hiện đang có chương trình phát triển máy bay thế hệ 5 với Nga.

    http://soha.vn/quan-su/dua-tiem-kic...-bay-tq-co-the-thang-my-20141003001824371.htm
  10. onelove114

    onelove114 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/11/2010
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    810
    Khiếp, diễn giải dài dòng quá.
    Tóm lại là: F-22 có con chip kém con chip Iphone 6. Iphone 6 cấu hình lại thua Xiaomi. Xiaomi thì lại là của TQ. TQ thì lại sản xuất ra J-31. Từ đó suy ra F-22 thua rất rất rất ...xa J-31.
    Nói nhanh và vuông thế có phải hơn ko.
    ----
    Đội tuyển Olimpic VN đá thắng olimpic Hàn Quốc. Olimpic HQ thì thuộc nước Hàn Quốc. Nước HQ thì đẻ ra đội tuyển HQ. Đội tuyển HQ thì thắng đội tuyển Italia. Italia thì 4 lần vô địch TG.
    Từ đó suy ra nền bóng đá VN là vô địch thế giới.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này